Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Du Lịch Biển Bền Vững Tại Thị Xã Cửa Lò Nghệ An mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghệ An có đường bờ biển kéo dài 82 km với nhiều bãi tắm đẹp phục vụ cho phát triển du lịch, trong đó Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, du lịch biển ở thị xã Cửa Lò chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của mình, đồng thời cùng với sự phát triển “nóng” về du lịch của vùng ven biển Cửa Lò cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững như: vùng ven bờ biển đang bị báo động về mức độ ô nhiễm nguồn nước, hay nguy cơ suy kiệt nguồn tài nguyên nước ngọt,… nếu không được kiểm soát. Trước những vấn đề đó, thị xã Cửa Lò phải có định hướng phát triển du lịch biển theo hướng bền vững.
Thực trạng phát triển du lịch biển tại thị xã Cửa Lò
2.1. Thực trạng phát triển du lịch biển thị xã Cửa Lò
2.1.1. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển tại thị xã Cửa Lò nói riêng, quy hoạch tỉnh Nghệ An nói chung hiện đang rất được quan tâm. Ngay từ năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 2737/QĐ-UBND về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trên quy hoạch của tỉnh Nghệ An, quy hoạch phát triển du lịch thị xã Cửa Lò đang được UBND tỉnh Nghệ An xem xét phê duyệt.
Để thực hiện các quy hoạch và thu hút các nhà đầu tư, tỉnh Nghệ An đã ban nhiều chính sách ưu đãi như: Chính sách về đất đai, chính sách thuế… và đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư…
2.1.2. Công tác xúc tiến quảng bá phát triển du lịch
Trong thời gian qua tỉnh Nghệ An và thị xã Cửa Lò đã quan tâm đến việc xúc tiến, quảng bá đưa du lịch biển Cửa Lò đến với du khách trong và ngoài nước. Công tác tuyên truyền, quảng bá được tổ chức tốt cả chiều rộng và chiều sâu; thu hút được sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí; ký hợp đồng quảng bá với nhiều báo đài lớn như: VTV1, VOV,… Đến nay có 150 bài viết chất lượng quảng bá Cửa Lò; tổ chức gặp mặt 500 nhà báo toàn quốc và ký kết phát triển du lịch với các lữ hành chọn Cửa Lò là điểm đến. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động du lịch trên các đài trung ương, các tỉnh bạn thời lượng chưa nhiều, nội dung cần tập trung quảng bá chất lượng chưa cao, chưa có nhiều sự kiện lớn, có sức lan tỏa để thu hút khách du lịch.
Tổ chức sôi động các hoạt động phục vụ du lịch: Chương trình Lễ hội khai mạc năm du lịch với màn pháo hoa được nhân dân và du khách đánh giá cao; Hội chợ du lịch thương mại; Hội thi Tiếng hát làng Sen – dân ca,… và nhiều chương trình để lại ấn tượng tốt trong lòng nhân dân và du khách.
2.1.3. Công tác phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch và nguồn lực
Bảng 1. Hiện trạng cơ sở lưu trú của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò)
Bảng 1 cho thấy những năm gần đây số lượng khách sạn và nhà nghỉ tăng nhanh về số lượng và chất lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Đến cuối năm 2018, thị xã đã có 296 cơ sở lưu trú phục vụ kinh doanh du lịch với 9.354 phòng và có khả năng phục vụ 24.000 lượt khách lưu trú/ ngày đêm. Về chất lượng cơ sở lưu trú, thị xã có 53 cơ sở lưu trú 1 – 5 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mang tầm quốc tế.
Hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch được liên kết chặt chẽ. Năm 2018 phối hợp Trung tâm XTDL tỉnh, các đơn vị lữ hành để kết nối, tiếp cận thị trường tiềm năng khách Trung Quốc; có 52 đơn vị lữ hành kết nối 1.300 đoàn khách về lưu trú tại Cửa Lò. Ngoài việc kết nối với hệ thống trung chuyển của sân bay, bến xe, nhà ga, trên địa bàn có 9 công ty tham gia vận chuyển phục vụ thường xuyên, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách, tiêu biểu như: Công ty Du lịch Văn Minh, Phúc Lợi, …; 120 khách sạn có dịch vụ xe phục vụ đón, đưa du khách tham quan; 6 hãng taxi với 300 xe đáp ứng nhu cầu vận chuyển du khách.
Số lao động trong ngành du lịch tại thị xã Cửa Lò.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò)
Số liệu thống kê (2014 – 2018) cho thấy người lao động trong ngành du lịch Cửa Lò tăng đều qua các năm. Năm 2014 là 7.300 người, sau bốn năm tăng lên 10.350 người. Nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn trẻ, năng động trong đó 95% được tập huấn văn hóa giao tiếp ứng xử phục vụ du lịch. Dù đã được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhưng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và tính chuyên nghiệp chưa cao.
2.2. Các kết quả phát triển du lịch biển thị xã Cửa Lò
2.2.1. Lượng khách du lịch đến thị xã Cửa Lò
Lượng khách du lịch đến thị xã Cửa Lò giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò)
Lượng khách du lịch đến thị xã Cửa Lò tăng (cả nội địa và quốc tế) trong giai đoạn năm 2014 – 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình 9,05%. Cá biệt năm 2016 do sự cố môi trường biển Hà Tĩnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch của thị xã, lượng khách du lịch giảm 32,63%. Tuy nhiên nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của UBND thị xã Cửa Lò về việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, đẩy mạnh công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị, thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào địa bàn. Đồng thời thị xã đã tập trung xử lý kịp thời sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung trên địa bàn, tạo được niềm tin cho du khách nên lượng khách du lịch đã tăng nhanh trong năm 2017 là 49,52%.
Khách du lịch quốc tế đến thị xã Cửa Lò chưa đáng kể, bình quân mỗi năm Cửa Lò đón từ 5.000 – 6.000 lượt khách nước ngoài, trong đó chủ yếu là khách Lào, Thái Lan và bắt đầu xuất hiện một số đoàn khách du lịch từ Trung Quốc. Năm 2018 Cửa Lò đã triển khai nhiều giải pháp để duy trì và tiếp tục gia tăng lượng khách quốc tế này như tham gia các hoạt động xúc tiến tại 4 thành phố lớn ở Trung Quốc, làm việc và mời các doanh nghiệp đối tác và tập đoàn lớn đến khảo sát, xây dựng thêm nhiều cơ sở lưu trú để tăng lượng phòng cho mùa du lịch.
2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thị xã Cửa Lò
Bảng 4. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thị xã Cửa Lò
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hoạt động du lịch thị xã Cửa Lò)
Số lượng khách du lịch ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho các tác nhân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao kết quả kinh doanh của mình. Do vậy mà doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 2016 doanh thu bị giảm do tác động của sự cố môi trường biển miền Trung.
2.3. Đánh giá tính bền vững phát triển du lịch biển tại thị xã Cửa Lò
2.3.1. Bền vững về mặt môi trường
Ô nhiễm đang là vấn đề đáng lo ngại ở vùng biển Cửa Lò
Môi trường của vùng ven biển Cửa Lò đang có những báo động về ô nhiễm. Việc tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các bãi tắm, điểm du lịch, đã góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường tại Cửa Lò. Lượng chất thải rắn do các đơn vị kinh doanh du lịch, các tàu thuyền, dân cư ven biển và khách du lịch chưa thực sự có ý thức trong việc xử lý chất thải đã để lại tại các bãi tắm Nghi Hương, Lan Châu và các điểm du lịch: chùa Song Ngư, đền Vạn Lộc, hay cảnh rác “tấn công” trên các con đường như Mai Thúc Loan, Nguyễn Sinh Cung, Bình Minh…
Mặt khác, tại biển Cửa Lò còn có hiện tượng chất thải lỏng từ các hoạt động du lịch, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nước thải sinh hoạt của người dân địa phương không được thu gom và xử lý, mà thường bị đổ thẳng ra biển ven bờ dẫn đến việc ô nhiễm môi trường. Như vậy, cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về lượng chất thải từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh, đặc biệt vào mùa du lịch, hoặc thời điểm tổ chức lễ hội. Đây được xem là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch đến môi trường.
Nguy cơ suy kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước ngọt
Tại Cửa Lò, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế nhanh đã làm cho môi trường nước ngọt đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, mà các nguyên nhân chính được xác định như: áp lực của sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các dịch vụ phục vụ du lịch tăng nhanh.
Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Điều này sẽ góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển Cửa Lò do phải tăng công suất khai thác để đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng đặc biệt vào mùa du lịch là khoảng thời gian nóng nhất trong năm.
Việc khai thác nước ngầm trữ lượng nước ngọt tại Cửa Lò cũng đang bị lạm dụng đến mức tài nguyên nước ngọt đang dần bị cạn kiệt, đặc biệt là việc sử dụng lãng phí nguồn nước của các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn. Trong khi, lượng nước mưa bổ sung lại không kịp bù đắp trữ lượng đã khai thác, dẫn đến hiện tượng nước mặn bắt đầu thẩm thấu sâu vào trong đất liền và dần dần muối hóa các mạch nước ngầm trong đất liền.
Như vậy, với sự phát triển nhanh chóng của lượng khách du lịch hàng năm, đã làm cho môi trường biển đang có nguy cơ phải đối mặt với sự phát triển thiếu tính bền vững dưới góc độ môi trường.
2.3.2. Bền vững về mặt xã hội
Trong những năm phát triển vừa qua, du lịch biển đã có những tác động đáng kể lên phân hệ xã hội – nhân văn. Đặc biệt là đạt được một số kết quả khá quan trọng nhằm phát triển bền vững về mặt văn hóa tại địa phương, cụ thể:
Bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hóa địa phương
Vùng ven biển Cửa Lò vẫn giữ được lối sống truyền thống, các lễ hội, phong tục tập quán và ngày càng được phát triển. Các giá trị văn hóa biển truyền thống như lễ hội sông nước đua thuyền và các trò chơi truyền thống như: chọi gà, đánh cờ người, cờ thẻ, đu tiêu, đấu vật, kéo co… được phát huy, song song cùng các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng ven biển như đền Vạn Lộc, chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Nguyễn Xí đã mang sắc thái biển rất riêng biệt của Cửa Lò, hay các kiểu văn hóa làng chài, các thành tựu kinh tế qua các hội chợ triển lãm ở các thành phố ven biển… đã được địa phương chú ý, vì nó là một trong những điều kiện hấp dẫn khách du lịch đến với biển Cửa Lò trong những năm gần đây.
Giáo dục, y tế và quốc phòng an ninh
2.3.3. Bền vững về mặt kinh tế
Hoạt động du lịch ven biển Cửa Lò thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt và đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế của địa phương, thể hiện qua:
Ngành du lịch ngày càng đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương
Hiện nay, nguồn lợi nhuận do hoạt động du lịch mang lại đã được các đơn vị trong ngành trích một phần để ngoài phần đóng góp đối với thuế – ngân sách nhà nước theo đúng nghĩa vụ với nhà nước, thì nguồn vốn từ ngành du lịch còn đóng góp vào một số quỹ như: Quỹ môi trường, Quỹ phòng chống thiên tai,…
Lao động và cơ sở vật chất ngày càng tạo ra giá trị doanh thu cao hơn
Du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho dân cư địa phương với hơn 10.350 lao động vào năm 2018 trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, thợ nhiếp ảnh, lữ hành, bán hàng… và quan trọng là du lịch đã nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giúp xoá đói giảm nghèo. Thu nhập người dân địa phương nhờ đó cũng được cải thiện.
Những kết quả về mặt kinh tế ở trên cho thấy, tại Cửa Lò thì ngành du lịch biển được xác định là ngành kinh tế quan trọng nhất của địa phương, vì vậy Đảng bộ, Chính quyền và ngành du lịch thị xã Cửa Lò và tỉnh Nghệ An đã xây dựng được kế hoạch, định hướng để du lịch biển Cửa Lò phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển du lịch biển theo hướng bền vững tại thị xã Cửa Lò
3.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch
Đổi mới phương thức quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các phương tiện truyền thông điện tử như truyền hình, internet, mạng xã hội, điện ảnh; phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử văn hóa, cảnh quan và sản phẩm du lịch Cửa Lò trong và ngoài nước; đổi mới và hoàn thiện nội dung, kết cấu website về du lịch Cửa Lò.
Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá thu hút khách quốc tế, đặc biệt là khách du lịch từ các nước ASEAN, cần tập trung ưu tiên đẩy mạnh quảng bá thu hút khách du lịch nội địa; tranh thủ kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn về du lịch để định hướng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch.
3.2. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch, chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian du lịch cho phù hợp lợi thế và tiềm năng
Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, đảm bảo tập trung khai thác tối ưu và có hiệu quả thế mạnh tài nguyên du lịch của thị xã, trong đó ưu tiên cho phát triển các sản phẩm đặc thù, có giá trị nổi bật như: Khu du lịch Cửa Hội, đảo Ngư, du thuyền, đảo Lan Châu,… thành các sản phẩm mang thương hiệu Du lịch Cửa Lò.
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch để tạo động lực mạnh mẽ cho thu hút đầu tư phát triển du lịch; tập trung huy động nhiều nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở quy hoạch.
3.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên du lịch có kiến thức, trình độ
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; có chính sách thu hút đầu tư, hợp tác liên kết nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo du lịch đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch chuyên nghiệp; xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn; tăng cường tổ chức tập huấn về du lịch cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.
3.4. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, ưu tiên triển khai các loại hình du lịch mới, chất lượng, đa dạng phục vụ du khách
Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao dựa trên những thế mạnh về tài nguyên và vị trí, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch trên bản đồ du lịch cả nước và khu vực; thúc đẩy phát triển loại hình du lịch MICE (sự kiện, hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng, triển lãm), du lịch mua sắm kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng biển, đồng thời đảm đương tốt vai trò là trung tâm điều phối du lịch của tỉnh; lựa chọn khôi phục và tôn tạo một số khu di tích lịch sử để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, đầu tư kết cấu hạ tầng và hạ tầng du lịch bên bờ sông Lam, ẩm thực Nghi Thủy, Nghi Hòa, Nghi Thu, Nghi Hương, Thu Thủy… trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành khai thác tốt lễ hội để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Gắn kết chặt chẽ việc phát triển du lịch với bảo tồn, nhất là bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa. Tăng cường hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố có trọng điểm về du lịch; các doanh nghiệp lữ hành.
3.5. Giải pháp về môi trường du lịch
Thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường gắn với công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường. Xử lý triệt để các khách sạn, nhà hàng thải rác, nước thải ra biển, khu lâm viên bãi tắm, khoan và sử dụng nước ngầm không có giấy phép của Sở Tài nguyên và Môi trường để kinh doanh du lịch. Đồng thời, xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường du lịch biển và kế hoạch hành động cụ thể, tiếp thu các công nghệ mới về quản lý và bảo vệ môi trường du lịch, nhanh chóng áp dụng vào thực tế.
Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý chất thải một cách có hiệu quả tại địa điểm du lịch. Bảo vệ chất lượng nước ngọt, xác định mức khai thác cho phép trên tài nguyên nước ngọt sẵn có, tìm các giải pháp cấp nước ngọt dự phòng từ nhiều nguồn khác.
Du lịch biển tại thị xã Cửa Lò hiện nay đang phát triển khá thuận lợi với sự tăng trưởng lượng khách du lịch và được khách du lịch đánh giá cao về giá trị cảnh quan biển đảo. Du lịch ở đây được đánh giá phát triển bền vững về mặt kinh tế. Song du lịch biển ở thị xã Cửa Lò đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đảo, sự mất trật tự của an ninh địa bàn. Do vậy trong thời gian tới để du lịch biển thị xã Cửa Lò được phát triển một cách bền vững rất cần các chính sách, giải pháp đồng bộ và sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng.
Chi cục thống kê tỉnh Nghệ An (2015, 2016, 2017), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2015, 2016, 2017.
Chương trình hành động số 55-CTr/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2030
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
https://baonghean.vn
https://www.nghean.gov.vn
https://www.ngheantourism.gov.vn
Phát Triển Du Lịch Biển Bền Vững Tại Việt Nam
Tham gia hội thảo gồm hơn 100 đại biểu là đại diện Bộ Văn hóa – Thông tin, Tổng cục Du lịch, Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các công ty du lịch, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này.
Rừng ngập mặn Cần Giờ
Ảnh: Văn Phương
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một nguồn tài nguyên biển giàu tiềm năng với nhiều bãi biển đẹp, nhiều vịnh, đảo và dải san hô trù phú. Vì thế, du lịch biển luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Những năm gần đây, Việt Nam được rất nhiều du khách quốc tế lựa chọn là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trong tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì du khách đến các bãi biển chiếm phần đáng kể. Đó là lý do khiến du lịch biển chiếm 70% doanh thu toàn Ngành. Nhiều dự án, công trình phục vụ du lịch dọc các bờ biển không ngừng được nâng cấp và xây mới. Du lịch biển đã giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho nhiều lao động tại các địa phương.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc khai thác du lịch biển vẫn chưa được thực hiện một cách đúng hướng và đúng mức. Thay vì tận dụng lợi thế tự nhiên trong quá trình đầu tư du lịch, chúng ta đã lặp lại sai lầm tại châu âu nhiều năm trước, đó là đầu tư du lịch bằng công nghệ dưới các hình thức, casino, bar… Hậu quả là các giá trị tự nhiên đang ngày càng bị suy giảm, riêng biển Việt Nam đang bị đục hóa và ô nhiễm, các rạn san hô bị gãy nát, sinh vật biển chết nhiều, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Theo kết quả nghiên cứu khảo sát của các nhà khoa học, 80% tài sản vô giá của biển Việt Nam như hệ sinh thái thảm cỏ biển, rạn san hô… đang nằm trong tình trạng rủi ro và 50% trong số đó được cảnh báo là rủi ro cao, khó khắc phục. Dưới sức ép của các hoạt động du lịch, Việt Nam đang dần đánh mất hệ sinh thái ngập mặn đặc trưng hiếm có trên thế giới, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái biển. Hiện cả nước chỉ còn khoảng 155.290ha diện tích rừng ngập mặn, giảm 100.000ha so với trước năm 1990…
Ngành Du lịch đặt mục tiêu đến năm 2010 du khách đến Việt Nam sẽ tăng lên 7 – 7,5 triệu lượt khách. Như vậy, ngành Du lịch phải tăng cường công tác bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững; không ngừng nâng cao nhận thức cho cộng đồng; đặc biệt, cần xác định đối tượng khách du lịch chất lượng để vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo nguồn thu – đó là những người biết trân trọng các giá trị văn hóa và thiên nhiên, sẵn sàng chi tiền để thưởng thức giá trị đích thực của thiên nhiên…
PT
Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Việt Nam
Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững hiện nay
Nói một cách cụ thể, du lịch bền vững là hình thức mà chi phí du lịch sẽ được giảm xuống và nâng cao các lợi ích du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương. Cũng nhờ hình thức du lịch này mà môi trường, cảnh quan, các nguồn sinh thái được giữ gìn và bảo tồn, không bị ảnh hưởng hay xâm hại.
Theo mạng lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc, để phát triển hình thức du lịch bền vững cần dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản nhất định sau đây:
Về môi trường: Du lịch bền vững luôn cần và phải dựa vào yếu tố tài nguyên môi trường và lấy nó làm yếu tố chủ đạo để phát triển. Du lịch vừa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan môi trường nhưng vẫn phải duy trì các hình thức sinh thái, các di sản thiên nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học để không bị mai một.
Về kinh tế: Hoạt động du lịch bền vững phải bảo đảm các hoạt động kinh tế đất nước lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế – xã hội với những người hưởng lợi một cách công bằng bao gồm các nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định, các dịch vụ xã gội cho cộng đồng địa phương và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Hướng phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam
Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, các đền đài di tích nên du lịch vô cùng phát triển. Tuy nhiên cùng với đó, vấn đề quản lí du lịch vẫn còn bị coi nhẹ dẫn đến tình trạng du lịch bất chấp và không theo một nguyên tắc nhất định nào cả. Điều đó dẫn đến các giá trị lợi ích đề cao và không coi trọng đến các giá trị văn hóa và bỏ qua các lợi ích cộng đồng.
Hậu quả của các hình thức du lịch thiếu bền vững này là cơ sở hạt tầng thiếu chất lượng, các cơ quản lý không kiểm soát đầy đủ, các giá trịn văn hóa cộng đồng địa phương vị phai nhạt, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, các hoạt động du lịch đơn điệu, thiếu màu sắc sáng tạo và dễ gây nên sự nhàm chán cho du khách,… Chính các yếu tố này đã phần nào khiến cho nền du lịch sinh thái Việt Nam dù đa dạng nhưng chưa thực sự phát triển rộng ở khu vực và trên thế giới.
Để phát triển hình thức du lịch bền vững, đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức mà là ý thức và trách nhiệm, sự chung tay của cả cộng đồng. Cần đó sự hoàn thiện và đồng bộ các yếu tố từ chính sách pháp luật cho đến việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tổng thể, đảm bảo yếu tố khoa học, toàn diện. Du lịch ngoài đáp ứng nhu cầu du khách gần xa còn phải đảm bảo sự ổn định cho đời sống của cư dân, giữ gìn những giá trị văn hóa vùng miền của từng nơi, bảo tồn môi trường tự nhiên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng để phù hợp với nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.
Với những thông tin về du lịch bền vững là gì và phương hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian sắp tới, tin rằng nền du lịch sẽ có những chuyển biến khởi sắc để hòa nhập nhanh chóng với nền du lịch thế giới.
Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Những năm gần đây, ngành Du lịch Nha Trang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố biển tăng nhanh. Không chỉ vậy, du lịch Nha Trang ngày càng đi vào chiều sâu, hướng đến sự phát triển bền vững.
Khẳng định thương hiệu
5 năm trở lại đây, TP. Nha Trang đã phát triển rất nhanh, ngày càng mang dáng dấp của một đô thị du lịch hiện đại. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư; sản phẩm du lịch Nha Trang ngày càng đa dạng; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phục vụ du lịch ngày càng được đẩy mạnh. Theo thống kê của Sở Du lịch, đến thời điểm này, Nha Trang có gần 800 cơ sở lưu trú với hơn 36.000 phòng, trong đó có hơn 100 cơ sở lưu trú chất lượng 3 – 5 sao, đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách kể cả mùa cao điểm. Những năm qua, lượng khách du lịch đến Nha Trang tăng rất nhanh. Năm 2016, Nha Trang chỉ đón 4,2 triệu lượt khách du lịch thì đến cuối năm 2019 đã đón 6,5 triệu lượt khách (tăng 55%), trong đó có gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 181,9% so với năm 2016 (hơn 1 triệu lượt khách). Năm 2019, doanh thu du lịch trên địa bàn Nha Trang được 24.258,7 tỷ đồng, tăng 211,2% so với năm 2016 (7.794 tỷ đồng).
Sự phát triển của Nha Trang không chỉ ở những con số về cơ sở lưu trú, lượng khách du lịch mà còn ở chất lượng dịch vụ. Bên cạnh lợi thế về “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” để làm du lịch, cộng đồng làm du lịch của thành phố còn biết tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Tắm bùn, lặn biển, các môn thể thao nước. Hiện nay, Nha Trang là địa phương nổi tiếng nhất trong cả nước về lặn biển và tắm bùn. Lặn biển ở Hòn Mun (vịnh Nha Trang), tắm bùn ở I-resort, Trung tâm Suối khoáng nóng Tháp Bà, thưởng thức Ducashow… là những trải nghiệm mà khách du lịch khó có thể bỏ qua khi đến Nha Trang. Đặc biệt, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land đã trở thành điểm “check in” nổi tiếng nhất của thành phố biển. Các nhà đầu tư đã xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại như: Nha Trang Center, Vincom Plaza; xây dựng các sân golf đẳng cấp… để phục vụ du khách. Sự xuất hiện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như: Marriott, InterContinental, Best Western, Accor, Wyndham, Park Hyatt… trong vai trò quản lý, điều hành đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của Nha Trang.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh – Phó Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, Nha Trang không chỉ là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng mà còn đủ sức để đón tiếp các đoàn khách hội nghị cao cấp. Đầu năm 2017, Nha Trang đã được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của APEC 2017. Với những kết quả đạt được, Nha Trang đã được National Geographic (Tạp chí địa lý du lịch của Mỹ) xếp vào top 50 điểm đến quan trọng trên thế giới.
Khách du lịch tàu biển ghé Nha Trang.
Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường
Du lịch Nha Trang đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Những năm qua, TP. Nha Trang luôn kiên định theo hướng phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, phát huy giá trị di sản văn hóa. Cuối năm 2018, UBND TP. Nha Trang đã kiến nghị UBND tỉnh hạn chế việc cấp phép các công trình khách sạn cao tầng ở khu vực trung tâm thành phố để giữ nét đẹp yên bình cho thành phố biển. Việc khai thác du lịch ở khu vực vịnh Nha Trang luôn được gắn với việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển. Đặc biệt, TP. Nha Trang đã giữ được công viên bờ biển tuyệt đẹp chạy dọc theo đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng để người dân và du khách đến vui chơi. Theo đánh giá của nhiều đoàn khách du lịch quốc tế, cung đường biển của TP. Nha Trang là cung đường biển đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch, văn minh du lịch luôn được thành phố chú trọng. Thành phố cũng đã ban hành bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn nhằm xây dựng hình ảnh và hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thái độ lịch sự, thân thiện của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong ngành du lịch; đội ngũ quản lý và nhân viên các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch; khuyến nghị những hành vi không phù hợp đối với du khách tại các điểm đến… Nhờ đó, những năm qua, môi trường du lịch ở Nha Trang đã tốt hơn. Tình trạng hàng rong chèo kéo khách du lịch; tình trạng trộm, cướp tài sản của du khách đã giảm.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố vẫn còn bộc lộ hạn chế, trong đó đáng chú ý là tình trạng kẹt xe do lượng khách du lịch tăng cao, không gian đô thị ngày càng bức bối do quá nhiều khách sạn cao tầng. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải tái cơ cấu để đưa du lịch Nha Trang lên một tầm cao mới, giữ vững thương hiệu du lịch của thành phố biển…
Tại hội thảo về phát triển du lịch được tổ chức ở Nha Trang mới đây, ông Nicolas Urvois – Giám đốc Cấp cao Tập đoàn Tư vấn Du lịch THR (Dubai, UAE) khuyến cáo, để phát triển du lịch lên tầm cao, du lịch Nha Trang cần “chậm lại” để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng của mình; nghiên cứu, chọn lọc thị trường, định vị sản phẩm dịch vụ đặc trưng và xây dựng thương hiệu điểm đến.
Dịch Covid-19 đã khiến du lịch Nha Trang gặp nhiều tổn thất. Hiện nay, hoạt động du lịch ở thành phố đang được khôi phục trở lại. Với những định hướng trên, trong thời gian tới, hy vọng du lịch Nha Trang sẽ phát triển lên tầm cao mới; thương hiệu du lịch Nha Trang sẽ tiếp tục lan tỏa ra thị trường quốc tế.
THÀNH NGUYỄN
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Du Lịch Biển Bền Vững Tại Thị Xã Cửa Lò Nghệ An trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!