Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Miền Núi Thanh Hóa mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thanh Hóa có một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước, Quan Sơn),khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa, Mường Lát),Thác Hươu(Bá Thước); Bến En(Như Thanh), thác Ma Hao(Lang Chánh), động Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), Thác Mơ, suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Thác Mây, Thác Voi (Thạch Thành),Thác Trai gái, đền Cửa Đặt (Thường Xuân),cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn)…Vùng miền núi Thanh Hóa là địa bàn cư trú của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Thổ, Khơ mú, Dao, chúng tôi bên mình bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng, đặc sắc, tạo nên bức tranh đa sắc về đời sống văn hoá, xã hội. Từ văn hoá nhà, đến văn hoá mặc, văn hoá ẩm thực, đến văn hóa trong tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội… đều toát lên những nét bản sắc văn hoá độc đáo, riêng có. Về lễ hội: Dân tộc Mường có lễ hội Pồn Pông, Khai Hạ, lễ tục Làm vía kéo Xi, lễ Mừng cơm mới, Sắc bùa; Dân tộc Thái có Lễ hội Kin chiêng boọc mạy; Lễ hội Nàng Han; lễ hội Mường Khô ; Lễ hội Mường Ca Da, lễ hội Mường Piềng Muốp; lễ hội Mường Xia; lễ Cầu nước; lễ hội Căm mương; Dân tộc Thổ có lễ hội Đình Thi; Dân tộc Dao có lễ Cấp Sắc, Tết nhảy; Dân tộc Khơ Mú có Lễ Xên; Dân tộc Mông có lễ hội Tén Tằn … Về dân ca, dân vũ, nhạc cụ: Dân tộc Thái có Khặp giao duyên, Hát ru; nhạc cụ: Khua Luống, Khèn bè, Boong bu, Sáo, Trống chiêng, Pí Mốt; múa Cá sa, múa Trống chiêng, múa Chá Chiêng…; Dân tộc Thổ có hát Trống chiêng, hát Đối đáp, hát ru, hát giao duyên, hát chậm đò ho…; múa giã cồn, Chậm đò ho…; Dân tộc Mông có Múa ô, múa khèn, hát gâu plềnh…;nhạc cụ: Sáo, Khèn bè, Đàn môi, Khèn lá…; hát gầu, hát giao duyên; Dân tộc Dao có hát giao duyên, hát ru, hát chào hỏi- đối đáp; hát Pả Dung; múa Chuông, múa Rùa, hát múa trong nghi lễ; nhạc cụ: não bạt..; Dân tộc Khơ mú có hát Tơm; Dân tộc Mường có hát ru, hát giao duyên (xường trai gái), hát Séc bùa, hát nghi lễ, diễn xướng Mo Mường, múa Pồn pông nhạc cụ Cồng chiêng…
Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ được không gian văn hóa làng với các nếp nhà sàn truyền thống, trang phục, trang sức của đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông còn lưu giữ khá nguyên vẹn, thể hiện đậm nét tập tục sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc, tiêu biểu như làng Mường Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, (Cẩm Thủy); bản Thái Xia Tớ, xã Sơn Thủy, (Quan Sơn); Làng Đồi Muốn, (Bá Thước); làng người Thái, bản Năng Cát (Lang Chánh)… Ẩm thực của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh hóa không cầu kỳ nhưng hấp dẫn bởi hương vị của núi rừng, của tự nhiên như canh đắng, măng đắng, rau sắng, cơm Lam, rượu Ngô của người Mông, rượu cần của người Thái, Mường, vịt Cổ Lũng, cá mè sông Mực… hệ thống các làng nghề truyền thống mang đậm sắc thái tộc người còn lưu giữ khá nguyên vẹn, đó là nghề Dệt Thổ cẩm, làm rượu cần, đan lát thủ công của dân tộc Mường, Thái, Thổ, Khơ Mú, Dao, Mông; nghề kim hoàn, chạm khắc bạc của người Mường, người Dao; nghề rèn của người Mông…
Để loại hình du lịch cộng đồng tại miền núi tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh về tài nguyên du lịch, văn hóa bản địa của các dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc miền Tây tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu của du lịch tỉnh Thanh, chúng ta cần có những giải pháp mang tính đồng bộ và đột phá như sau:
Thứ nhất: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch nhạy cảm với cuộc sống hiện tại và văn hóa truyền thống của người dân bản địa, nếu chúng ta làm tốt nó có tác động sâu sắc đến xã hội, giúp cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, các di tích văn hóa, lịch sử của cộng đồng dân cư làm du lịch… Vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng tại miền núi tỉnh Thanh Hóa cần tính toán những tác động của hoạt động du lịch tới đời sống văn hóa của động đồng, làm thể nào để đồng bào vừa tham gia làm du lịch vừa bảo tồn được văn hóa bản làng, văn hóa đặc sắc của địa phương…
– Thứ hai: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự khác biệt lớn so với các loại hình du lịch khác. Khách du lịch cùng ăn – cùng ở – cùng sinh hoạt với người dân, do vậy cần được tổ chức và quản lý một cách khoa học, phải có sự tham gia của các cấp chính quyền, sự tham gia hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan quản lý về du lịch, sự hợp tác, đồng thuận giữa chính quyền địa phương và cộng đồng, tránh những tác động xấu đến cuộc sống của cộng đồng địa phương.
Thứ ba: Phát triển du lịch cộng đồng cần gắn với việc khôi phục, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, làm sống dậy văn hóa bản địa của tộc người, không pha trộn, du nhập văn hóa ngoại lai. Việc gìn giữ, bảo tồn và duy trì các thói quen văn hóa đích thực của đời sống hằng ngày, phong tục tập quán bản địa là những yếu tố thu hút khách du lịch đến với cộng đồng, là yếu tố cần được bảo vệ vì lợi ích lâu dài.Vì vậy, nhất thiết phải tập huấn, tuyên truyền cho cộng đồng nhận thức một cách thấu đáo, sâu sắc và có ý thức trong quá trình làm tham gia làm du lịch tại địa phương.
Thứ tư: Cần có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch là người dân bản địa, cần phải trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc tham gia hoạt động du lịch. Tập huấn nghiệp vụ quản lý hoạt động du lịch, dịch vụ ăn uống, lưu trú, văn hóa giao tiếp ứng xử và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường…
Thứ năm: Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch bản địa, có thể là các món ăn đặc sắc của núi rừng, hoặc lễ hội truyền thống, sắc phục trong không gian văn hóa làng bản.., giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch cộng đồng.
Thứ sáu: Một khu điểm du lịch chỉ có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững khi chúng ta có hệ thống giao thông đi lại thuận lợi, các điều kiện ăn, nghỉ của du khách được đảm bảo; không gian văn hóa du lịch đậm nét cổ truyền, khu điểm du lịch được kết nối tuor tuyến hợp lý, phù hợp với lộ trình của du khách, là yếu tố quan trọng để du lịch cộng đồng phát triển ở vùng núi Thanh Hóa…/
Thùy Minh- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Lý Sơn
Lý Sơn không cần phải có nhiều resort, nhiều khách sạn cao cấp, nhiều khu vui chơi hiện đại. Lý Sơn cần sự hoang sơ, sự giản dị của riêng mình để thu hút khách du lịch. Vì vậy, hãy tập trung phát triển du lịch Lý Sơn theo hướng cộng đồng. Để du khách có được những trải nghiệm mà không phải địa điểm du lịch nào trong nước cũng có được.
Vì sao Lý Sơn cần phát triển du lịch cộng đồng?
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mang đến nhiều lợi ích kinh tế một cách bềnh vững nhất cho khu vực bản địa. Với du lịch cộng đồng địa phương không chỉ giúp bảo tồn thiên nhiên, môi trường sinh thái thân thiện và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Ở Lý Sơn có rất nhiều văn hóa truyền thống thuận lợi để hướng du khách đến với việc du lịch cộng đồng. Hãy để du khách đến được trải nghiệm làm nông dân, ngư dân, gần gũi với cuộc sống của người dân. Điều Lý Sơn có được chính là sự yên bình của làng quê, giữ được cái chất phác chân thực của văn hóa bản địa. Đó là những giá trị có cơ sở để hướng đến Lý Sơn trở thành một địa điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đầy hấp dẫn trong mắt du khách. Du khách đến Lý Sơn mong được tận hưởng các trải nghiệm không nơi nào có được, chứ không phải để nghĩ dưỡng.
Cảnh đẹp Lý Sơn chủ yếu được thiên nhiên ưu ái ban cho. Vì vậy, đây cũng là một yếu tố cần thiết để Lý Sơn phát triển du lịch cộng động.
Phát triển du lịch cộng đồng là xu thế dành cho du lịch hiện nay. Lý Sơn không cần phải chạy đua với các địa điểm du lịch biển nổi tiếng khách của Việt Nam (Nha Trang, Quảng Ninh, Đà Nẵng) mà cần phải đi theo hướng riêng của mình.
Phát triển du lịch cộng đồng phải lấy dân làm chủ thể.
Hãy để người dân Lý Sơn ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch trên Đảo. Với bản chất thật thà, hiếu khách và sống cần cù thì người dân Lý Sơn hoàn toàn có thể là điểm tựa tin tưởng dành cho các du khách. Việc tham gia ngày càng nhiều vào du lịch sẽ giúp cải thiện đời sống người dân. Từ đó hình thành nên ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên cho người dân địa phương.
Hiện nay, lượng du khách mong muốn ở homestay Lý Sơn rất lớn. Họ muốn được trải nghiệm những điều thú vị cuộc sống nơi đây. Đã có rất nhiều vị khách giàu có nhưng sẵn sàng ở trong các homestay mộc mạc để chính bản thân họ hay con cái được trải nghiệm sống thú vị.
Khi ở homestay giá không chỉ rẻ mà còn được người dân Lý Sơn hướng dẫn đến các địa điểm đẹp tại Lý Sơn. Bạn sẽ được các hướng dẫn viên địa phương dẫn đi từng địa điểm nếu cần. Tại đây bạn cũng có thể yêu cầu nấu ăn với những món ăn đậm đà hương vị quê hương. Hoặc mượn đồ để có thể tự lên cho mình bữa tiệc BBQ đúng nghĩa. Ở các homestay tại Lý Sơn bạn còn có cơ hội tham gia trông tỏi, thu hoạch tỏi, câu cá, bắt cua, đánh lưới.
Những việc làm cần để phát triển du lịch cộng đồng tại Lý Sơn.
Hướng phát triển được đình hình cho Lý Sơn là như vậy. Nhưng thực trạng ở Đảo Lý Sơn còn quá nhiều điều cần phải làm để biến thành hòn đảo thiên đường cho du lịch cộng đồng.
Hướng dẫn người dân làm du lịch, cần có quy hoạch về các homestay tại Lý Sơn.
Người dân tại Lý Sơn chủ yếu làm du lịch theo hướng tự phát. Các homestay mọc lên như nấm nhưng số lượng homestay thu hút du khách còn quá ít. Chỉ có một vài homestay ấn tượng. Cần hướng dẫn người dân xây dựng các homestay, tư vấn miễn phí các mẫu thiết kế để đem đến các homestay ấn tượng cho nơi đây. Đồng thời hướng dẫn người dân các kiến thức cơ bản để tạo nên sự chuyên nghiệp trong làm việc chứ không phải là sự nhiệt tình là làm nên tất cả.
Thành lập các bãi tắm chính thức tại Lý Sơn. Điều này sẽ giúp các du khách du lịch Lý Sơn tự túc dễ dàng biết được đâu là địa điểm tắm thích hợp.
Phát triển các dịch vụ lặn san hô, đánh bắt cá, bắt cua ban đêm, câu mực ban đêm, bắt cầu gai.
Tổ chức cho du khách tham quan và tự tay làm các món ăn đặc sản Lý Sơn như: Bánh ít lá gai Lý Sơn, Chè rau câu chân vịt, chả cá Lý Sơn, gỏi tỏi,…
Xây dựng dịch vụ đua thuyền truyền thống cho du khách. Thuyền được cách tân chỉ dành tầm 4-5 du khách bơi. Dịch vụ sẽ được tổ chức thường niên vào các ngày thứ 7, chủ nhật trong tuần. Một ngày có thể tổ chức 3 thời điểm đua, mỗi lần 8 đôi đua. Các đội đua sẽ mua vé và đăng ký trước. Đội vô địch sẽ được hoàn tiền lại.
Du lịch biển Lý Sơn thì không thể thiếu được một địa điểm đốt lửa trại và sự hiện diện của âm nhạc ngoài biển.
Không chỉ thu hút du khách ở các địa điểm du lịch Lý Sơn mà thiên nhiên bạn tặng. Lý Sơn nên hướng du khách đến các đình làng An Hải, nhà trưng bày Hải Đội Hoàng Sa với những câu chuyện hấp dẫn. Tại mỗi nơi có các hướng dẫn viên để có thể giúp du khách hiểu hơn về các địa điểm văn hóa qua các câu chuyện.
Phát triển và tôn vinh ẩm thực biển.
Tổ chức các địa điểm cắm trại tại Lý Sơn.
Du khách đang cần sắp xếp một chuyến du lịch Lý Sơn cộng đồng. Hãy liên hệ ngay 0906.49.68.60 để được chúng tôi hỗ trợ các dịch vụ du lịch:
Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Lào Cai
Phát triển du lịch cộng đồng ở Lào Cai
Năm 2013, khách tham quan theo hình thức du lịch cộng đồng tại Lào Cai đạt 145.752 lượt, trong đó huyện Sa Pa đạt hơn 120.000 lượt khách, huyện Bắc Hà đạt 24.852 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch đạt 29 tỷ đồng.
Loại hình du lịch cộng đồng ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong phát triển du lịch của Lào Cai. Không chỉ làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch, du lịch cộng đồng đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.
Hiện, toàn tỉnh Lào Cai có 113 cơ sở lưu trú tại gia phục vụ khách tham quan du lịch cộng đồng. Các cơ sở được đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa, góp phần nâng cao đời sống cho người dân bản địa.
Trong Đề án phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2011-2015, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 1,5 triệu lượt du khách, doanh thu đạt khoảng 3.400 tỷ đồng, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch ước khoảng 8.500 người.
Tỉnh Lào Cai đã quy hoạch 17 tuyến và 12 điểm du lịch, đồng thời xác định các trọng điểm phát triển du lịch là huyện Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai. Quy hoạch 3 vùng du lịch trọng điểm gồm thành phố Lào Cai-Sa Pa-Bát Xát; Bắc Hà-Mường Khương-Si Ma Cai; Bảo Thắng-Bảo Yên-Văn Bàn.
chúng tôi
Mẹo du lịch:
Để tự vệ khi bị cướp hoặc khủng bố, bạn nên tự học Vịnh Xuân Quyền miễn phí online.
Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên diệt virus, đề phòng bệnh dịch, và đảm bảo sức khoẻ.
Khi ở khách sạn, hãy để ý gài chốt an toàn để phòng tránh trộm cướp.
Nên đeo trên người theo một món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
Đọc các mẹo vặt về sức khoẻ để tự sơ cứu và điều trị khi gặp sự cố.
Lai Châu: Gìn Giữ Văn Hóa Để Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
Tả Phìn, huyện Sìn Hồ
Tả Phìn là một xã thuộc huyện Sìn Hồ, cách TP. Lai Châu khoảng 65km theo đường tỉnh lộ 129, từ đây có thể đi qua tỉnh Điện Biên hoặc Sơn La. Xã có 2104 người chủ yếu là người Dao áo dài (theo cách gọi của người bản địa là người Dao Khâu). Cùng với sự phát triển của xã hội, những nét đẹp trong sinh hoạt đời thường của cộng đồng người Dao Khâu vẫn được gìn giữ.
Mỗi gia đình người Dao Khâu đều có vài ba bộ trang sức bằng bạc (vòng cổ, vòng tay, vòng tai, hàng cúc bạc, dây xà tích được chạm khắc rồng phượng, chim muông, hoa lá tinh xảo, cầu kỳ). Từ việc cưới xin, cúng lễ, đến ma chay đều có bạc trắng. Bạc trắng trở thành vật gắn kết dòng tộc, xóm giềng.
Có một loại bánh rất đặc trưng không thể thiếu với người Dao Khâu đó là bánh chưng đen. Để làm loại bánh chưng này thì gạo nếp sẽ được nhuộm đen bằng bột của cây Tạ Chiểm già phơi khô đốt thành than, nghiền nhỏ. Khi luộc xong, bánh có màu đen rất đều và đẹp mắt. Bánh chưng đen được mọi người ưa chuộng không chỉ do màu sắc lạ mắt mà còn bởi hương vị thơm ngon của thảo quả.
Nhà ở của người Dao đơn giản nhưng với tổ hợp ba phần toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông. Họ có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất; nhà ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn.
Để khám phá hết nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa không thể bỏ qua dịch vụ tắm thuốc trong thùng gỗ pơ mu chúa đầy nước của hơn 20 vị thuốc nam kiếm từ núi rừng, cho con người cảm giác khoan khoái giãn xương, cốt, mệt mỏi.
Xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Bản Hon, huyện Tam Đường
Bản Hon (xã Bản Hon, huyện Tam Đường) cách thị trấn Tam Đường khoảng 20km, cách TP. Lai Châu khoảng 13km, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Có khả năng kết nối với các điểm tham quan khác trong khu vực. Bản Hon với 100% đồng bào là người Lự, sống tập trung.
Bản có ưu thế về tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, người dân hiếu khách. Dân bản sống tập trung, cư dân thuần nhất, hầu hết ở nhà sàn truyền thống, mang những nét văn hoá đặc sắc; có nhiều tập quán, còn gìn giữ được (trang phục dân tộc, tập tục sinh hoạt, ẩm thực địa phương, phụ nữ nhuộm răng đen, tự dệt vải may vá, thêu thùa, đan lát..). Cạnh bản có suối Nậm Mu, động Rơi.
Hiện nay, bản đã có các dịch vụ ăn uống, nghỉ trọ, biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, bán đồ lưu niệm và sản vật địa phương, thuyết minh viên hướng dẫn du khách tham quan bản làng và giới thiệu tập quán sinh hoạt của bà con dân bản…
Bản Hon đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là bản du lịch cộng đồng từ năm 2012.
Bản Vàng Pheo, huyện Phong Thổ
Bản Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ), cách TP. Lai Châu 25km theo quốc lộ 4D thuận lợi cho du khách tham quan, tìm hiểu. Bản Vàng Pheo nằm trên tuyến du lịch Vòng cung Tây Bắc, nằm trên tuyến đường đi Dào San có khu rừng nguyên sinh, suối nước, cầu treo, hang Thẩm Tạo… Bản có gần 100 hộ dân, với hơn 400 nhân khẩu, trong đó 100% là người Thái Trắng, người dân trong bản sống tập trung.
Phần lớn các hộ dân trong bản đều có quan hệ họ hàng với nhau. Tổ chức cộng đồng khá chặt chẽ. Trưởng bản có uy tín với cộng đồng. Cộng đồng thân thiện và có kỹ năng giao tiếp điều này rất thuận lợi cho phát triển du lịch.
Dân bản sinh sống tập trung trên các nhà sàn rộng, có kiến trúc đẹp, mang những nét đặc trưng của người Thái trắng, các hộ gia đình ở đây đã đầu tư xây dựng khu vệ sinh riêng. Bản có nhà văn hóa rộng rãi kiến trúc kiểu nhà sàn truyền thống, sân rộng làm nơi sinh hoạt cộng đồng và làm bãi đỗ xe. An ninh tốt đảm bảo an toàn cho khách tham quan.
Bản Vàng Pheo có các món ăn độc đáo như thịt sấy, cá nướng, lợn cắp nách, rau sắn, rau dớn… Hiện tại, đội ngũ phục vụ ăn uống đã được tập huấn kỹ năng và kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể phục vụ các đoàn khách lớn. Bản Vàng Pheo đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là bản du lịch cộng đồng từ năm 2012.
Trong những năm gần đây, xu hướng khách du lịch đến Lai Châu thường lựa chọn loại hình du lịch cộng đồng để khám phá nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Nắm bắt thị hiếu này ngành Du lịch Lai Châu đã có những biện pháp khôi phục, bảo tồn các nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc Lai Châu để vừa gìn giữ được văn hóa vừa phát huy tốt hơn cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh một cách bền vững.
Bài: Lê Quang Minh
Ảnh: Thanh Hiền
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Ở Miền Núi Thanh Hóa trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!