Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Du Lịch Xanh Đbscl: Cần ….Chiến Lược Bền Vững mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Moitruong24h – Những tác động bất lợi và thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các công trình thủy điện, thủy lợi từ thượng nguồn sông Mê Kông,… đã, đang và sẽ gây ra nhiều tác động, nguy cơ và thách thức nghiêm trọng đối với môi trường, hệ sinh thái và mục tiêu phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long – hạ nguồn sông Mê Kông. Ngành du lịch vùng sông nước Tây Nam Bộ cũng đang tìm những hướng đi thích hợp để phát triển mạnh loại hình du lịch xanh – du lịch thân thiện với môi trường. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ Tiềm năng lớn cho du lịch xanhVới đặc thù là vùng có hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo, hệ thống sông ngòi, kênh, rạch dày đặc, sản vật dưới sông trên cạn phong phú, miệt vườn với nhiều loại cây trái sum suê, con người hào hiệp, nghĩa khí,… Đồng bằng sông Cửu Long chứa đựng nhiều giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc mang tính điển hình của vùng. Trong đó, nổi lên 3 giá trị cơ bản:
Giá trị cảnh quan sông nước dọc sông Tiền, sông Hậu, các kênh, rạch gắn với đời sống sinh hoạt truyền thống vùng sông nước (chợ nổi, làng nổi, các làng nghề truyền thống ven sông và trên các cù lao) và sinh kế của cộng đồng hạ lưu sông Mê Kông (trồng lúa nước, trồng cây ăn trái miệt vườn, giăng câu mùa nước nổi, nuôi cá lồng bè trên sông,…).
Giá trị sinh thái đất ngập nước vùng hạ lưu sông Mê Kông được đặc trưng bởi 3 loại sinh cảnh điển hình là: sinh cảnh đầm nước nội địa (rừng tràm) ở vùng đất than bùn U Minh, vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, vùng Hà Tiên; sinh cảnh đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn) phân bổ tập trung ở vùng ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, đặc biệt là Vườn quốc gia – Khu dự trữ sinh quyển Đất Mũi; sinh cảnh biển – đảo tập trung chủ yếu ở khu vực Phú Quốc – Hà Tiên.
Giá trị văn hóa – nghệ thuật truyền thống mà tiêu biểu là “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với những giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc này, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch xanh – một xu hướng đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
Du lịch xanh có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường, giảm nhẹ những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Điều này càng có ý nghĩa đối với phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, một trong 3 đồng bằng trên thế giới được xác định là phải gánh chịu nặng nề nhất những tác động của biến đổi khí hậu.
Hòa quyện với con người, thiên nhiên
Thời gian qua, các địa phương trong vùng đã triển khai nhiều nhóm hoạt động du lịch mang tính chất du lịch xanh theo hướng hòa quyện với con người, thiên nhiên:
Du lịch tìm hiểu sông nước miệt vườn: Tham quan, khám phá, thưởng thức các vườn cây ăn trái, đồng ruộng, các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản,…
Du lịch văn hóa, lễ hội: Thưởng thức đờn ca tài tử Nam bộ, ca múa nhạc, tham gia các lễ hội, các hoạt động nghệ thuật, giao lưu văn hóa với cư dân địa phương,…
Du lịch ẩm thực: Ẩm thực sông nước, ẩm thực đường phố, lễ hội ẩm thực, ẩm thực tại các nhà hàng đặc sản,…
Du lịch biển đảo: Du lịch tắm biển, lặn biển, các hoạt động khám phá trên biển,…
Du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, hệ sinh thái biển, môi trường nuôi trồng thủy sản,…
Những năm gần đây, ở một số tỉnh trong vùng cũng đã xuất hiện những cách làm, mô hình phát triển du lịch xanh dựa trên những đặc thù và tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương mình.
Phát triển du lịch xanh từ mô hình du lịch nông nghiệp
Mô hình này được Hội Nông dân tỉnh An Giang triển khai tại 3 điểm chính là thành phố Long Xuyên, huyện Phú Tân và huyện Tịnh Biên. Trong đó, huyện Tịnh Biên là huyện biên giới, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, có đông đồng bào dân tộc Khmer, khi triển khai mô hình du lịch nông nghiệp đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Mô hình này có các dịch vụ đa dạng như: Homestay, ẩm thực đồng quê, tham quan phum – sóc và các ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, du thuyền trên sông, tham quan rừng tràm Trà Sư, đánh bắt cá trên sông, săn cá bông lau… Đến nay, qua đánh giá bước đầu, mô hình du lịch nông nghiệp ở Tịnh Biên đã giúp nhiều nông dân tăng thêm thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội địa phương, bảo vệ được môi trường nông thôn.
Chú trọng tổ chức các tua du lịch sinh thái
Trên cơ sở liên kết với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp (Dongthaptourist) đã triển khai nhiều sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng của địa phương như: Trải nghiệm Đồng Tháp mùa nước nổi, Trải nghiệm sắc xuân Đồng Tháp, Trải nghiệm Đồng Tháp mỗi ngày mỗi nghề, Khám phá Đồng Tháp Mười, Tua thu hoạch lúa trời mùa nước nổi, Tua đánh bắt cá cùng người dân, Hành trình khám phá miền Tây,… Ngoài ra, Dongthaptourist còn phát huy thế mạnh ẩm thực của địa phương để tổ chức các hoạt động: Ẩm thực mùa nước nổi, Ẩm thực đồng quê, Ẩm thực sen, Ẩm thực trái cây,… Nhờ đó, lượng du khách đến Đồng Tháp những năm gần đây không ngừng tăng. Riêng ở Vườn Quốc gia Tràm Chim – Tam Nông và Khu du lịch Gáo Giồng, lượng du khách hàng năm tăng từ 40% trở lên.
Phát triển loại hình du lịch Homestay
Với lợi thế nằm giữa sông Tiền, sông Hậu, nước ngọt quanh năm, có nhiều sông, kinh, rạch, vườn cây ăn trái, nhiều làng nghề truyền thống,… Vĩnh Long đã định hình loại hình du lịch chính của tỉnh là “Du lịch sông nước miệt vườn” với sản phẩm du lịch đặc thù là Homestay. Từ 5 điểm vào năm 2000 đến nay toàn tỉnh có 22 điểm du lịch Homestay đang hoạt động ổn định. Ở các điểm du lịch này, ngoài việc cùng ăn, cùng ở, du khách còn cùng người dân và cộng đồng địa phương trải nghiệm thông qua các hoạt động tát mương bắt cá, hái trái cây trong vườn, đánh bắt thủy sản theo phương pháp truyền thống, đờn ca tài tử, chèo thuyền ngắm trăng, bắt đom đóm,… Theo thống kê của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, hằng năm trung bình có khoảng 60% lượt khách quốc tế đến tỉnh được phục vụ tại các điểm du lịch Homestay.
Những bất cập, thách thức
Nổi lên là tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, sự suy giảm đa dạng sinh học và giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình. Ngày càng có nhiều con sông, kênh, rạch bị suy giảm chất lượng nguồn nước do tình trạng sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp; chăn nuôi gia súc – gia cầm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh; các chất thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp ven sông. Tình trạng đắp bờ bao tràn lan ngăn lũ để làm lúa vụ ba ở vùng Đồng Tháp Mười; phá rừng ngập mặn ở những vùng cửa sông ven biển để làm ao, vuông nuôi tôm; đánh bắt tận diệt nhiều loài thủy sản;… cũng làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng sinh học, môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thêm vào đó là tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các công trình thủy điện từ các quốc gia phía thượng nguồn sông Mê Kông,… Theo Kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng và công bố năm 2012, nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng từ 0,3-0,50C đến năm 2020; từ 0,8-,40C vào năm 2050; lượng mưa trong mùa khô và đầu mùa mưa giảm, đến năm 2020 giảm khoảng 3% và đến năm 2050 giảm khoảng 8%; mực nước biển trung bình sẽ tăng thêm 30 cm vào năm 2050 và 75 cm vào năm 2100. Mực nước biển dâng, lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về ngày càng giảm làm cho tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, sạt lở bờ sông – bờ biển, lún sụp đất gia tăng, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long – trong đó có sự phát triển của ngành du lịch.
Những hạn chế, bất cập nổi lên trong hoạt động du lịch thời gian qua là tình trạng các địa phương trong vùng chưa chú trọng liên kết phát triển du lịch; nếu có cũng mới chỉ dừng lại ở những thỏa thuận nặng tính nguyên tắc; chưa tạo ra được sự gắn kết rõ nét trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông. Hoạt động xúc tiến du lịch mang tính vùng còn chung chung, chưa tập trung vào sản phẩm đặc thù của cả vùng, chưa làm nổi bật những hình ảnh du lịch có ý nghĩa như điểm đến của vùng; việc xây dựng các sản phẩm du lịch hầu hết dựa vào tài nguyên sẵn có của từng địa phương, thiếu kế hoạch đầu tư dài hạn, chưa chú trọng khai thác hiệu quả những thế mạnh đặc thù về tiềm năng, tài nguyên du lịch và chưa gắn với nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý và tư vấn các dự án phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch xanh nói riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long còn rất hạn chế; nguồn nhân lực du lịch của vùng còn thiếu về số lượng, phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn thấp hơn so với nhiều vùng du lịch khác trong nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong phát triển du lịch nói chung và du lịch xanh nói riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long;…
Tìm hướng đi bền vững cho du lịch xanh
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2743/QĐ-TTg ngày 29-12-2011; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013 đều xác định đồng bằng sông Cửu Long là một vùng du lịch quan trọng với các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù. Các định hướng phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước), du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội. Toàn vùng sẽ có 04 Khu du lịch quốc gia và 07 điểm du lịch quốc gia. Các Khu du lịch quốc gia gồm có: Happyland (Long An); Thới Sơn (Tiền Giang); Phú Quốc (Kiên Giang); Năm Căn (Cà Mau); các điểm du lịch quốc gia gồm có Láng Sen (Long An); Tràm Chim (Đồng Tháp); Núi Sam (An Giang); Cù lao Ông Hổ (An Giang); thành phố Cần Thơ; thị xã Hà Tiên (Kiên Giang); khu Lưu niệm Cao Văn Lầu (Bạc Liêu). Những khu, điểm du lịch quốc gia này chính là những điểm nhấn quan trọng để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch xanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Để du lịch nói chung và loại hình du lịch xanh ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phát triển theo hướng gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường, thời gian tới, ngành du lịch, các địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển loại hình du lịch xanh, nhất là những sản phẩm du lịch xanh mang tính đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó làm cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng tích cực tham gia phát triển du lịch xanh. Trong tuyên truyền, cần chú trọng giới thiệu, lồng ghép các mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, các mô hình về tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên.
Cần có sự phối hợp giữa các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng để nghiên cứu, đánh giá toàn diện, bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống về thực trạng, tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch xanh có tính đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, đề ra chiến lược, kế hoạch dài hạn phát triển các sản phẩm du lịch xanh với những phương thức, bước đi và lộ trình thích hợp; xác định rõ sản phẩm du lịch nào cần được nâng cấp, hoàn thiện và sản phẩm du lịch nào cần được phát triển mới theo hướng “xanh”.
Các địa phương cần khẩn trương xây dựng những chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long” theo Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23-01-2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong đó, chú trọng 3 nội dung có tính đột phá là: (1) Xây dựng cơ chế, chính sách điều phối liên kết vùng phát triển du lịch; (2) Tạo nguồn lực vật chất đầu tư; (3) Phát triển nguồn nhân lực du lịch để triển khai thực hiện đề án.
Sớm hình thành Ban Điều phối phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện vai trò “nhạc trưởng” cho các hoạt động liên kết phát triển du lịch trong vùng. Trên cơ sở có được quy chế hoạt động rõ ràng, Ban Điều phối phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ trì triển khai huy động Quỹ Phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất dự án hỗ trợ hạ tầng, các hạng mục đầu tư phát triển du lịch vùng; thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch vùng; chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề đội ngũ làm du lịch; thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển du lịch vùng; xây dựng nhãn, tiêu chí nhãn và phát triển nhãn “Sản phẩm du lịch đồng bằng sông Cửu Long”.
Tập trung thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng – nhất là hệ thống đường giao thông kết nối các điểm du lịch, các kênh rạch trên các tuyến tham quan đường sông, hệ thống bến thuyền tại các đầu mối đưa đón khách du lịch tham quan đường sông trên tuyến sông Tiền, sông Hậu; hệ thống thông tin về du lịch sinh thái các vườn quốc gia, khu bảo tồn để bảo đảm thông tin xúc tiến và bảo vệ môi trường; xây dựng, nâng cấp trang web về hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với nhãn “Sản phẩm du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Các tỉnh, thành trong vùng thắt chặt mối liên kết, hợp tác để xây dựng các chương trình, dự án phát triển sản phẩm du lịch xanh đặc thù của từng địa phương, của vùng. Sự liên kết này phải được xây dựng trên cơ sở các đề án “Phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long”; các giá trị văn hóa truyền thống, các điều kiện tự nhiên mang tính bản địa của từng địa phương để tránh trùng lắp, kém hiệu quả.
Xây dựng thể chế phù hợp với mục tiêu khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng địa phương tham gia đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch xanh mang tính đặc thù của địa phương, của vùng. Trong đó, chú trọng khuyến nghị các doanh nghiệp du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển khách, trang thiết bị phục vụ du khách thân thiện với môi trường, phát thải khí nhà kính thấp,… Song song đó, có biện pháp, chế tài hữu hiệu đối với những hành vi cố tình vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
Tăng cường và chú trọng sự hợp tác liên kết, tham vấn với các cơ quan quản lý, tư vấn cấp vùng và trung ương đối với những dự án phát triển du lịch xanh nói chung và phát triển sản phẩm du lịch xanh nói riêng có ý nghĩa quan trọng, đặc thù hoặc nằm trong các khu vực nhạy cảm về môi trường sinh thái. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các địa phương nằm trên các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án “Phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020”.
Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch và cư dân địa phương phải cộng đồng trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động du khách thực hiện tốt yêu cầu du lịch xanh: Không xả rác, không gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ các loài động thực vật tại điểm đến du lịch. Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch cũng cần phối hợp đào tạo lực lượng lao động du lịch xanh tại chỗ, giúp cư dân địa phương phát triển kinh tế theo hướng xanh, thân thiện với môi trường./.
TD (theo tạp chí dangcongsan)
Tín Dụng Ngân Hàng Với Phát Triển Du Lịch Xanh Đbscl
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, hướng đến bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng. ĐBSCL là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch xanh với những sản phẩm du lịch rất đa dạng như du lịch miệt vườn, văn hóa lịch sử, sinh thái sông biển… với những điểm đến nổi tiếng như: rừng dừa Bến Tre, Tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), nhiều vườn trái cây trải dọc các dòng kênh, biển Hà Tiên và đảo Phú Quốc (Kiên Giang), phong cảnh Thất Sơn Bảy Núi (An Giang), rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau và một số địa phương đặc sắc khác trong vùng…Ngoài ra, hàng năm, khu vực này cũng đóng góp hơn 50% sản lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và cung cấp 52% sản lượng và 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Tín dụng ngân hàng sẽ đồng hành với phát triển du lịch xanh ĐBSCL
Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 của Chính phủ, ngày 24/03/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN (Chỉ thị 03) về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, mục tiêu đặt ra ngay từ năm 2015 là hoạt động cấp tín dụng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; đồng thời, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.
Theo Chỉ thị 03, ngành ngân hàng cần rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành kinh tế thực hiện việc bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Như vậy, sự ra đời của Chỉ thị 03 với mục tiêu hướng tới tín dụng xanh để phát triển bền vững, trong đó có hỗ trợ khai thác tiềm năng du lịch xanh vùng ĐBSCL, ngành ngân hàng đã và sẽ chủ động đáp ứng vốn tín dụng cho các dự án du lịch xanh trong vùng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch xanh, bền vững.
Vốn ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và du lịch xanh ĐBSCL
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của du lịch xanh vùng ĐBSCL, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực đầu tư vốn nhằm phát triển du lịch xanh trong tổng thể chương trình phát triển các sản phẩm du lịch tại ĐBSCL thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông hiện đại (như dự án sân bay, cầu Cần thơ, cầu Mỹ Thuận,…); dự án hệ thống thu gom, xử lý rác thải trên sông; quy hoạch lại hệ thống miệt vườn; hỗ trợ nạo vét kênh rạch; hệ thống chống xói lở các cù lao,…
Có thể nói, nguồn vốn ngân hàng đã làm thay đổi diện mạo của khu vực ĐBSCL, tạo điều kiện cho du lịch vùng ĐBSCL phát triển, cuốn hút và hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Hoạt động ngân hàng của khu vực ĐBSCL trong những năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Huy động vốn tại chỗ của 13 tỉnh ĐBSCL luôn có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước, chiếm khoảng 6,5% tổng vốn huy động của nền kinh tế, là nguồn lực quan trọng để thực hiện đầu tư trở lại cho sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Đến ngày 31/03/2015, huy động vốn của cả vùng đạt khoảng 279.095 tỷ đồng, tăng 1,05% so với 31/12/2014. Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt khoảng 352.386 tỷ đồng, tăng 3% so với 31/12/2014, chiếm khoảng 8,64% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.
Đối với lĩnh vực du lịch, đến ngày 31/03/2015, dư nợ tín dụng ngành du lịch của khu vực ĐBSCL đạt 2.226 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,5% tổng dư nợ tín dụng ngành du lịch toàn quốc. Trong đó, dư nợ đối với dịch vụ lưu trú (khách sạn, khu nghỉ dưỡng…) chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 74%, dư nợ đối với dịch vụ ăn uống chiếm gần 22%. Có thể nói, nguồn vốn ngân hàng đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội và du lịch vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng dành cho du lịch xanh vùng ĐBSCL cũng gặp không ít khó khăn. Việc xây dựng và thẩm định các dự án xanh theo các tiêu chí bảo vệ môi trường của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do lĩnh vực này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Ngoài ra, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án xanh thường có lợi ích trong dài hạn và cần một lượng vốn lớn để đầu tư do các dự án vừa nhằm mục tiêu lợi nhuận, vừa phải đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường. Vì vậy, để các dự án xanh nói chung cũng như các dự án du lịch xanh nói riêng thực sự hiệu quả thì cần phải có sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương và cộng đồng. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn trung dài hạn lớn và thường xuyên cũng là một áp lực đặt ra cho tín dụng ngân hàng.
Sáng 30/6, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh ĐBSCL. Đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ dự và chủ trì hội nghị.
Hội nghị lần này là cơ hội tiếp xúc giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự quản lý nhà nước vào đầu tư nông nghiệp và sự liên kết giữa các địa phương khu vực ĐBSCL với mục tiêu phát triển du lịch xanh vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường.
Tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng cho biết, với Chỉ thị 03/NHNN, ngành Ngân hàng sẽ ưu tiên tín dụng để phát triển du lịch xanh, nhất là tại vùng ĐBSCL. NHNN sẽ có chương trình lựa chọn một số dự án du lịch xanh để đầu tư vốn ưu đãi trong dài hạn. Cũng tại Hội nghị lần này, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về phát triển du lịch xanh cho 3 dự án tại Kiên Giang, Cần Thơ với tổng vốn cho vay khoảng 1.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực du lịch sinh thái, đầu tư xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh,…
N.G
Nên đọc
Phát Triển Du Lịch Huế Xanh
Thế nào là thành phố xanh sạch sáng?
Bạn hiểu thế nào là thành phố xanh – sạch – sáng? Thực tế nói một cách dễ hiểu, thành phố xanh – sạch – sáng sẽ hội tụ đủ 3 yếu tố sau đây: đó chính là thành phố được bao phủ bởi nhiều cây xanh, thành phố với môi trường sạch đẹp, người dân có ý thức và văn minh.
Làm gì để thành phố Huế dần trở nên xanh sạch sáng?
Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự chung tay của tất cả mọi người. Mỗi đoàn thể, xã, phường, hay cụ thể hơn là mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ môi trường hay thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Đối với những cơ quan đoàn thể cần đảm bảo vệ sinh trong và ngoài cơ quan, tăng cường cây xanh, thảm cỏ và đèn trang trí, đèn chiếu sáng. Vận động mọi người thực hiện chiến dịch “60 phút sạch nhà đẹp ngõ” tại nơi làm việc hay nơi sinh hoạt.
Cùng với đó mỗi người cần hạn chế việc sử dụng bao nilon , thay vào đó sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường hơn như túi giấy, túi vải. Tham gia hoặc kêu gọi cộng đồng tạo ra các chiến dịch môi trường xanh, nhặt rác làm sạch sông Hương. Ở những khu vực chợ cần tăng cường thu gom rác thải, kêu gọi mọi người tự giác sắp xếp các phương tiện ( xe máy, xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện) đỗ và dừng đúng quy định, không buôn bán lấn chiếm lòng lề đường… Đối với những địa điểm du lịch như lăng tẩm, đền đài cần bố trí thêm nhiều thùng đựng rác, khuyến khích trồng thêm nhiều cây xanh và điểm nghỉ chân cho du khách.
Để góp một phần nhỏ trong việc đưa Huế trở thành thành phố du lịch xanh – sạch – sáng, Huế Smile Travel đã mở ra thêm các loại hình du lịch xanh, như khuyến khích khách du lịch đi lại và tham quan thành phố Huế bằng xe đạp, giới thiệu đến du khách những hoạt động bảo vệ môi trường ở Huế như chương trình “cảm ơn dòng Hương”… hay những tour du lịch về nguồn, để qua đó du khách có thể hiểu rõ hơn về nếp sống cũng như nâng cao ý thức về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
Huế có trở thành thành phố du lịch xanh – sạch – sáng được hay không là nhờ vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Hãy ra sức tuyên truyền, giữ gìn và bảo vệ môi trường để thành phố Huế có thể xứng đáng với tên gọi là thành phố di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường.
Hue Smile Travel tổ chức chương trình đạp xe ” Tuổi Thơ Cho Một Màu Xanh”
Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Xanh
Du lịch xanh là loại hình du lịch bền vững, thân thiện với môi trường đáp ứng được các yêu cầu của du khách, đảm bảo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội không bị xáo trộn. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển du lịch xanh đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho đất nước cũng như cộng đồng người dân địa phương – nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan hấp dẫn.
Tuy nhiên, sự phát triển của bất kỳ loại hình du lịch nào cũng đều có những tác động tích cực và tiêu cực, du lịch xanh cũng không phải là ngoại lệ, nó ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đến môi trường xã hội, môi trường tự nhiên ở các dạng như sau:
Đối với môi trường xã hội, hoạt động của du lịch nói chung, du lịch xanh nói riêng sẽ phát sinh một số vấn đề như bán các sản phẩm chất lượng thấp với giá cao, hướng dẫn viên du lịch thiếu chuyên nghiệp (hướng dẫn viên du lịch xanh đòi hỏi phải có trình độ, sự hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội, đa dạng sinh học…), tạo tâm lý khó chịu cho du khách. Tổ chức các lễ hội truyền thống, biểu diễn dân gian mang tính thương mại, tính truyền thống của nền văn hóa địa phương dần dần bị mai một, mất bản sắc riêng. Tại một số làng nghề thủ công truyền thống thay vì đón tiếp khách với lòng hiếu khách của người dân Việt Nam là mục đích thương mại hóa ở mức cao từ du khách. Thiện cảm của du khách dành cho điểm đến giảm xuống dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng lượng du khách đến tham quan.
Đối với môi trường tự nhiên, khu di tích lịch sử, văn hóa tâm linh… Với mục đích thu hút du khách (du khách tham gia các chương trình du lịch xanh thường là các du khách có khả năng về kinh tế, có trình độ) nên một số nơi đầu tư không có quy hoạch, kiến trúc phù hợp làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên của môi trường, môi sinh. Cùng với đó, các khu du lịch xây dựng dọc theo bãi biển, triền núi phá vỡ hệ đa dạng sinh học tổng thể. Việc trùng tu, phục dựng các khu văn hóa, sinh hoạt tâm linh (đình, chùa, miếu mạo…) trong các khu, tuyến, điểm du lịch xanh chưa được đầu tư, nghiên cứu tổng thể, quy hoạch mang tính lâu dài. Bên cạnh đó, rác thải sinh hoạt trong hoạt động du lịch chưa có khu xử lý cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch.
Nguyên nhân của những sự ô nhiễm môi trường trên là do:
Việc triển khai những quy hoạch chi tiết mang tính tổng thể về phát triển du lịch xanh tại các khu, tuyến, điểm du lịch chưa có, hoặc nếu có, cũng là các đề án xã hội hóa chưa được thẩm định một cách khoa học, chi tiết, chưa có những công trình đánh giá tác động về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà các hoạt động du lịch phát sinh. Vì vậy, việc xử lý các vấn đề về môi trường, môi sinh phát sinh tiêu cực từ hoạt động du lịch mang tính chắp vá, tình thế.
Sự phối kết hợp triển khai trong quá trình bảo vệ môi trường du lịch xanh còn lỏng lẻo, hiệu quả không cao. Sự phối hợp trong việc triển khai quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch xanh không có sự ràng buộc và chịu trách nhiệm cụ thể của các Bộ, Ban, Ngành, lĩnh vực liênquan.
Việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn khu, tuyến, điểm du lịch, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, các kiến thức về văn hóa lễ hội, tâm linh, văn hóa giao tiếp ứng xử, đa dạng sinh học, giao thông đường xá thường được triển khai theo chuyên đề, phong trào không mang tính thường xuyên, liên tục. Việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung, môi trường du lịch xanh nói riêng nhiều khi trú trọng ở tầm vĩ mô, làm theo phong trào.
Việc xã hội hóa trong bảo vệ môi trường du lịch xanh còn chậm, cần có sự đầu tư của nhà nước trong giai đoạn đầu, nhất là cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền phổ biến lợi ích, kiến thức về du lịch xanh, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đa dạng sinh học chưa được quan tâm trú trọng.
Giải pháp quản lý phát triển du lịch xanh
Để có được môi trường tự nhiên trong lành, môi trường xã hội lành mạnh, ổn định, bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần vào phát triển du lịch xanh cần có các giải pháp đồng bộ sau:
Một là, phải nhanh chóng xây dựng quy hoạch tổng thể, chi tiết những khu, tuyến, điểm du lịch xanh; tính đến các yếu tố về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đa dạng sinh học, coi đó là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển du lịch xanh. Cần có sự nhận thức đầy đủ về sự tác động của hoạt động du lịch nói chung, du lịch xanh nói riêng đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của từng khu, tuyến, điểm du lịch. Đồng thời, xác định được những nhân tố tích cực trong mối quan hệ qua lại giữa việc đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch xanh với vai trò của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đối với việc khai thác và phát huy thế mạnh về du lịch của đất nước, của từng địa phương.
Hai là, tăng cường phối, kết hợp một cách có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về mặt du lịch để giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển hoạt động du lịch xanh với việc đảm bảo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Ba là, cần có sự phối hợp của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân để ngày càng nhân rộng mô hình du lịch xanh.
Bốn là, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, kiểm tra, giám sát để duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý, nhất là đối với các sản phẩm du lịch xanh để qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với tầng lớp lao động trực tiếp, gián tiếp, người dân tại các khu, tuyến, điểm du lịch về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đa dạng sinh học đối với sự phát triển du lịch bền vững. Ngăn chặn những tác động xấu do kiến trúc ngoại lai, nền văn hóa ngoại lai mang lại cho địa phương.
Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa có sự định hướng, điều chỉnh và giám sát của Nhà nước trong phát triển du lịch xanh. Đồng thời, đảm bảo phân phối lợi ích hợp lý, công bằng giữa các tổ chức du lịch và người dân. Từ đó, nâng cao mức độ tình nguyện tham gia xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thân thiện, an toàn, văn minh.
TS. Trịnh Đức HưngHọc viện Hành chính
(Nguồn: Tạp chí Du lịch)
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Du Lịch Xanh Đbscl: Cần ….Chiến Lược Bền Vững trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!