Xem Nhiều 6/2023 #️ Phát Triển Kinh Tế Biển Việt Nam # Top 15 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phát Triển Kinh Tế Biển Việt Nam # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Kinh Tế Biển Việt Nam mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt Hạ Long tại Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh_Ảnh: TTXVN

Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam

Về phát triển giao thông đường biển

Nước ta có lợi thế về giao thông đường biển, khi gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa cho phép vận chuyển nhanh chóng, thuận lợi hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, cũng như đi đến các nước trong khu vực và thế giới. Bờ biển dài và khúc khuỷu, với 114 cửa sông, khoảng 52 vịnh nước sâu ven bờ miền Trung (vũng, vịnh, đầm phá chiếm 60% chiều dài đường bờ biển), có hơn 100 vị trí có thể xây dựng các cảng biển lớn. Vùng biển Việt Nam nằm tại khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và là cầu nối giữa nhiều cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới. Với vị trí thuận tiện cho giao thông và các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, rất thuận lợi làm cảng biển; không gian rộng lớn ở ven biển và trên bờ biển thuận lợi để phát triển các khu kinh tế.

Về khai thác và chế biến khoáng sản

Vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng. Đặc biệt, tiềm năng dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 11 mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Thời gian qua, ngành dầu khí luôn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Ngoài ra, ven biển nước ta đã phát hiện được các sa khoáng, khoáng vật nặng của các nguyên tố hiếm quý, như: titan, ziacon, xeri. Một số mỏ cát vật liệu xây dựng dưới đáy biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng với trữ lượng trên 100 tỷ tấn và một dãy cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh (gần 9 tỷ tấn). Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển.

Về khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

Nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta có độ phong phú cao. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế, như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Chỉ tính riêng cá biển, có hơn 2.000 loài khác nhau đã được phát hiện, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; có 15 bãi cá lớn, phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ. Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Dọc ven biển có trên 37 nghìn héc-ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu, như: tôm, cua, rong câu… Ngoài ra, còn có hơn 50 nghìn héc-ta các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ, như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong,… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.

Về phát triển du lịch biển

Đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển. Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc trưng vùng biển, đảo đã tạo ra những tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cho du lịch biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách từ nhiều quốc gia, đặc biệt từ các quốc gia có mùa đông lạnh tới nghỉ dưỡng, tắm biển. Những năm gần đây, ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Những thách thức trong phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay

Một là, nhận thức chung về phát triển bền vững đất nước dựa vào tiềm năng biển, đảo còn chưa sâu sắc, chưa đầy đủ. Cùng với đó, nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân chưa đầy đủ, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu các ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế biển chưa hợp lý, chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biển còn tràn lan, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Vẫn còn nặng tư duy khai thác tự phát, chưa thực sự coi biển là ngôi nhà chung, do vậy sống nhờ biển hơn là dựa vào biển mà giàu lên, khai thác chưa thực sự gắn liền với bảo tồn, phát triển.

Hai là, kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng thấp, kém bền vững. Các cảng biển, các khu kinh tế, sân bay ven biển còn nhỏ bé, chưa hình thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn… Hiện nay, hầu như tỉnh nào ở ven biển cũng quy hoạch cảng biển, nhưng không đủ kinh phí xây dựng, nên nhiều công trình dang dở; một số địa phương xây dựng cảng nhưng không thể khai thác, sử dụng, vì tính toán không hợp lý, gây lãng phí, kém hiệu quả.

Ba là, các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học biển và hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển chưa được đầu tư xứng đáng; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,… ở ven biển còn nhỏ bé, trang bị thô sơ. Các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được nghiên cứu áp dụng, như: quản lý tổng hợp dải ven biển, quản lý không gian biển, quy hoạch sử dụng biển chưa chú ý nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển tiên tiến trong khai thác tài nguyên biển.

Bốn là, tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa đạt hiệu quả cao, thiếu bền vững do khai thác tự phát, không tuân thủ quy hoạch biển đảo. Phương thức khai thác biển chủ yếu vẫn theo hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, chủ yếu là ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo; chú trọng nhiều đến sản lượng, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các dạng tài nguyên. Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát việc khai thác nguồn lợi biển còn nhiều yếu kém. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân vùng ven biển.

Sáu là, môi trường biển bị ô nhiễm và biến đổi theo chiều hướng xấu. Ngày càng có nhiều chất thải chưa qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển được đổ ra biển, một số khu vực ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang chịu tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Đặc biệt, việc Trung Quốc mở rộng, tôn tạo trái phép các bãi rạn san hô ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo…, khiến cho môi trường rạn san hô ở đây bị phá hủy vĩnh viễn, nguồn lợi thủy sản suy thoái đến mức khó có thể phục hồi và nghề cá khu vực có nguy cơ đổ vỡ.

Một số giải pháp phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng bền vững

Trước hết, cần xây dựng một quy hoạch sử dụng biển cho toàn quốc mang tính tổng hợp với phương thức tiếp cận sinh thái. Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện nền kinh tế biển xanh bằng việc bảo đảm tối ưu hóa các lợi ích. Tăng cường tính liên ngành trong phát triển và quản lý kinh tế biển vì lợi ích chung và lâu dài qua các công cụ chính sách, quy hoạch lồng ghép. Phối hợp thành lập và quản lý các khu bảo tồn ven biển và hải đảo để bảo toàn chức năng sinh thái của vùng biển và nguồn vốn tự nhiên biển cho phát triển biển bền vững.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về kinh tế biển bền vững, giảm thiểu các hành vi gây hại đối với môi trường và tài nguyên biển, cũng như cách ứng xử, đối phó với thiên tai, kiểm soát tốt nguồn thải, làm sạch bãi biển, bảo tồn hệ sinh thái biển nhằm tạo ra môi trường sống phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai. Cùng với đó, tạo sinh kế, phúc lợi cho người dân từ biển; khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch sinh thái, thám hiểm – khoa học, du lịch cộng đồng, gắn với nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi người dân trong phát triển bền vững biển Việt Nam.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia chất lượng cao, cần ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho người dân, bảo đảm nhu cầu lao động của các ngành kinh tế biển. Đồng thời, phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường điều tra cơ bản biển, đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật; ưu tiên đầu tư đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái và các ngành, lĩnh vực kinh tế, như: hàng hải, chế biến hải sản, nuôi trồng thủy, hải sản, năng lượng tái tạo, thông tin và công nghệ số biển, nano biển, sinh dược học biển,…

Thứ tư, tôn trọng các yếu tố đặc thù, các giá trị cốt lõi trong vùng và từng địa phương, bảo đảm tốt liên kết vùng trong phát triển “chuỗi” khu kinh tế biển đảo, chuỗi đô thị ven biển và chuỗi đô thị đảo. Mỗi địa phương cần tìm ra nét đặc thù, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch từ biển hoặc liên kết giữa các địa phương để tạo thành chuỗi du lịch biển nhằm khai thác lợi thế chung. Tăng cường đầu tư vào giá trị tự nhiên, bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học thông qua mở rộng diện tích và lập mới các khu vực bảo tồn biển; phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

Thứ năm, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai từ biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, ngập lụt, xâm nhập mặn do triều cường, nước biển dâng cho các vùng duyên hải. Đồng thời, phải tiến hành cơ cấu lại các ngành kinh tế biển và ven biển dựa trên hệ sinh thái và phù hợp với lợi thế, tiềm năng tự nhiên. Trong đó, cần ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực như du lịch biển, đảo, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng dòng chảy thủy triều và năng lượng sóng biển), từng bước đầu tư phát triển công nghệ sinh học biển, dược liệu biển, bên cạnh việc thúc đẩy các ngành kinh tế biển truyền thống, như kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản, nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, hạ tầng nghề cá, công nghiệp đóng tàu,…

Thứ sáu, chú trọng tính tổng thể, toàn diện; phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự_ nhiên, vị trí địa lý, bảo đảm tính kết nối giữa các địa phương ven biển với nhau, cũng như với các địa phương trong nội địa, qua đó tăng cường sự gắn kết, tạo thành chuỗi kết nối khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh cho các ngành, địa phương và các vùng trong cả nước. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác quản lý biển theo cách tiếp cận tổng hợp nhằm giảm thiểu tác động từ hoạt động của các ngành kinh tế khác đến môi trường và tài nguyên biển./.

Theo THS. HOÀNG VĂN KHẢI/Tạp chí Cộng sản

Hiệu Quả Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Biển Đảo Việt Nam

Hoàng hôn trên biển Bãi Dài Phú Quốc (Ảnh: Pinterest)

Với sự ra đời và đi vào thực hiện của Nghị định số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, kinh tế biển tại nhiều vùng đã có những bước phát triển toàn diện, tiêu biểu trong đó phải kể đến đảo ngọc Phú Quốc. Sự bùng nổ của kinh tế du lịch đã giúp nơi đây trở thành huyện “giàu nhất” tỉnh Kiên Giang và là điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế biển xanh, tận dụng được triệt để lợi thế của du lịch biển đảo.

Bên cạnh đó, theo các số liệu thống kê của tổng cục du lịch thì với lượng khách tăng nhiều trong những năm qua và chiếm tới 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển đảo đã và đang là hình thức du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Có thể nói chưa bao giờ Phú Quốc lại thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước như bây giờ. Riêng trong năm 2018 đã có trên 4 triệu lượt khách ghé thăm vượt hơn 1 triệu lượt so với năm 2017.

Nếu đến đảo Ngọc cách đây vài ba năm, ta chỉ thấy một hòn đảo đìu hiu, thưa vắng khách thì giờ đây khi nói đến đảo Ngọc người ta nhớ đến một vùng biển mộng mơ, trong xanh và đầy nên thơ. Để tạo nên cú chuyển mình đầy ngoạn mục đó là nhờ sự lớn mạnh không ngừng của du lịch biển đảo.

Các hệ thống nghỉ dưỡng “mọc” lên san sát khắp vùng đảo Ngọc. Từ chỗ chỉ có những làng chài xơ xác bên bãi biển, ngày nay Phú Quốc đã bước sang đẳng cấp khác khi sở hữu hàng loạt dự án tầm cỡ. Nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí lớn đã được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như Vinpeal, Safari…

Sự bứt phá mạnh mẽ nhất của huyện đảo Phú Quốc trong những năm qua là đầu tư khai thác tiềm năng du lịch vùng ven biển và hải đảo. Trong đó, nhiều dự án và công trình quan trọng đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước. Kết cấu hạ tầng vùng ven biển, hải đảo cũng được quan tâm đầu tư, như các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống cảng biển, trường học, trạm y tế và các dự án phát triển du lịch mang tầm quốc tế.

Nhờ sự đầu tư quy mô này mà lượng khách du lịch đổ về Phú Quốc ngày càng đông, đặc biệt là khách quốc tế. Năm 2019 số lượng khách ngoại tăng 68,4% so với năm 2017.

Cũng như Phú Quốc, chỉ vài năm trước khu vực ven biển Nhơn Lý – Eo gió chỉ là những đồi cát hoang, trập trùng nắng gió, còn Quy Nhơn chỉ là điểm trung chuyển để du khách dừng chân tạm thời trước khi đến với những địa danh nổi tiếng hơn. Bình Định có thể coi là một địa danh “lạ” trên bản đồ Việt Nam.

Eo Gió (Quy Nhơn) (Nguồn: www.24h.com.vn)

Và sau một vài năm với sự phát triển của kinh tế vùng miền, những dấu hiệu đổi thay đã bắt đầu xuất hiện. Những cồn cát trắng đẹp hơn nhờ sắc xanh của cỏ cây, hoa lá rồi lần lượt là sự ra đời của các khách sạn, sân golf, hồ bơi… Những khu nghỉ dưỡng cao cấp, những khách sạn mọc lên nhanh chóng đã đem lại sức sống mới cho một vùng biển quanh năm chỉ thấy nắng, gió và cát bụi.

Nhờ những thước phim điện ảnh đặc sắc đã tô đậm thêm nét đẹp của Quy Nhơn, biến nơi đây trở thành một địa danh hấp dẫn nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Theo đó, cuộc sông của người dân vùng biển cũng ngày càng được cải thiện, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Năm 2018, tỉnh Bình Định đã đón hơn 4 triệu lượt khách, đạt doanh thu 3.301 tỷ đồng, tăng 54,7% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu đề ra 35,8%.

Nhờ sự phát triển của ngành du lịch đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong tỉnh.

Sự thành công của Phú Quốc, Quy Nhơn đã đánh thức nhiều vùng biển khác như Phú Yên, Hà Tĩnh…tạo đà phát triển cho các vùng miền này.

Có thể nói du lịch biển đảo đã, đang và sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Việt Nam có lợi thế của một nước có vùng biển dài và rộng trên thế giới, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền, có bờ biển dài 3.260 km.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng đó, theo PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Diễn đàn phát triển đô thị bền vững châu Á tại Việt Nam, Ủy viên hội đồng Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm hơn cho biển với các chiến lược phát triển kinh tế biển, phát triển dải đô thị biển và dự án nối liền mạch tuyến đường bộ ven biển chạy qua 28 tỉnh thành bắt đầu từ Quảng Ninh đến Kiên Giang với tổng chiều dài 3.041km được khởi động.

Khi nhận thức về tiềm năng du lịch biển đảo đầy hứa hẹn ngày càng rõ ràng hơn, Đảng, nhà nước cùng nhân dân ta trong những năm gần đây đã đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú ven biển.

Hiện nay, khu vực ven biển đã có hơn 1.400 cơ sở lưu trú cung ứng với gần 50.000 buồng. Nhờ sự đầu tư mạnh về cơ sở vật chất cùng sự ra đời của hàng loạt các dịch vụ giải trí, du lịch biển đã thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan và nghĩ dưỡng mỗi năm.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, trong giai đoạn 2000-2010, tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tại các địa phương giáp biển là 75,3%, hay tính trung bình trên 75% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chọn du lịch biển đảo. Đối với khách du lịch trong nước, tỷ trọng này khiêm tốn hơn song cũng chiếm 54,5% tổng lượng khách du lịch trong nước.

Đặc biệt, kể từ năm 2000, ngành du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng khá trong cả doanh thu và số lượt khách du lịch, đóng góp một vị thế quan trọng vào sự phát triển này là nhờ du lịch biển.

Theo các số liệu thống kê, năm 2018, ngành du lịch đã đón khoảng 15,6 triệu khách quốc tế đến, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Theo thống kê, trung bình trên 75% khách quốc tế chọn du lịch biển đảo và 28 tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển, đóng góp tới 71,5% tổng doanh thu du lịch lữ hành của cả nước.

Top 20% các địa phương dẫn đầu chiếm tỷ trọng 75,8% tổng doanh thu du lịch lữ hành và trong top này tỷ lệ các địa phương giáp biển đã chiếm đến gần 82%.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) Việt Nam xếp thứ 6/10 nước có tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới đầu năm 2017 và đứng đầu châu Á về tốc độ phát triển du lịch.

Những thành quả này có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cấp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển trên lộ trình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Phát Triển Du Lịch Biển Việt Nam

Published on

Phát triển du lịch biển. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Bãi biển đỏ tuyệt đẹp này nằm ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, thuộc đông bắc Trung Quốc. Nơi đây cũng được coi là vùng đất ngập nước lớn nhất và tốt nhất bảo vệ những bãi đầm lầy hiếm có, quý giá của thế giới.

1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS NGUYỄN TỐ UYÊN

2. CƠ HỘI NẰM Ở ĐÂU?

3. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ  Bờ Tây của Biển Đông – biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.  Vùng biển rộng 1 triệu km  Biển Đông bao bọc toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam Việt Nam  Nhiều đảo, quần đảo

4. QUÀ CỦA TẠO HÓA  Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ. (Mỏ Bạch Hổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu).  Hang động, vũng vịnh trên đảo.  Nguồn hải sản phong phú  Nhiều bãi tắm, bờ biển đẹp

5. NHẬN BIẾT ĐƯỢC NHỮNG CƠ HỘI VÀ TIỀM NĂNG NHƯ VẬY, ĐẢNG TA CÓ ĐỊNH HƯỚNG GÌ?

6. CÁC KÌ ĐẠI HỘI TRƯỚC ĐÂY  “Coi trọng phát triển kinh doanh du lịch biển, tổ chức tốt việc cung ứng cho tàu biển nước ngoài và các dịch vụ khác” – (Đại hội đảng IV.)  “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, oo di sản văn hoá phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch”. – (Đại hội đảng VII.)

7. CÁC KÌ ĐẠI HỘI TRƯỚC ĐÂY  Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch (theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường)  Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn.  Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau. (Đại hội Đảng VIII)

8. CÁC KÌ ĐẠI HỘI TRƯỚC ĐÂY  Đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. – (Đại hội Đảng IX)  “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch”. – (Đại hội Đảng X)

9. TỔNG KẾT  Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, trong đó nội dung liên quan đến du lịch là nền tảng cơ bản và có vai trò quan trọng nhất để ngành Du lịch cũng như các địa phương trong cả nước xác định rõ phương hướng phát triển ngành kinh tế du lịch, trong đó chú trọng du lịch biển, đảo.

10. NHÌN VÀO THỰC TẾ HIỆN NAY

11. DU LỊCH BIỂN Nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng đã được đầu tư phát triển như:  Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn, Quan Lạn, Minh Châu (Quảng Ninh);  đảo Cát Bà (Hải Phòng);  bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa);  bãi biển Cửa Lò (Nghệ An);  bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình);  vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế);  Bãi biển Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng);  bãi biển Cửa Đại (Quảng Nam);  bãi Dài, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa);  bãi biển Mũi Né (Bình Thuận);  Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu);  đảo Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang)..

12. Biển Lăng Cô Huế

13. BÀ RỊA – VŨNG TÀU

14. XÁC ĐỊNH THÁCH THỨC

15. HẠN CHẾ  Trong một thời gian dài, tỷ trọng khách du lịch, thu nhập từ du lịch biển so với du lịch cả nước không có sự thay đổi đáng kể, mặc dù vùng ven biển là lãnh thổ có nhiều thuận lợi hơn những vùng lãnh thổ khác về tài nguyên du lịch.  Du lịch biển Việt Nam vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.

16. NGUYÊN NHÂN  Công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch biển Việt Nam lâu nay chưa được quan tâm đúng mức.  Du lịch Việt Nam chưa tham gia các hội nghị, hội chợ chuyên về du lịch biển và du lịch tàu biển trên thế giới.  Không ít địa phương do nóng vội đã đưa ra các chiến lược phát triển thiếu tính bền vững.

17. NGUYÊN NHÂN  Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng giao tiếp kém.  Sự đầu tư của Nhà nước và sự huy động các nguồn vốn phục vụ cho du lịch chưa tương xứng với yêu cầu phát triển  Cơ chế quản lý nhà nước về du lịch chưa toàn diện, chưa chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh.

18. BÀI HỌC CÁC QUỐC GIA ĐI TRƯỚC

20. THÁI LAN: CÁC BÃI BIỂN ĐẸP TẠI THÁI LAN Phuket Pattaya Nhảy dù

21. THÁI LAN: CHIẾN DỊCH QUẢNG BÁ VÀ XÚC TIẾN ĐA DẠNG  Ngành du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác.  Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng  Có những chính sách cụ thể với từng ngành  Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân  Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch

22. TRUNG QUỐC

23. TRUNG QUỐC  Du lịch một ngành kinh tế trọng điểm, trụ cột cần ưu tiên đầu tư phát triển.  Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một cường quốc về du lịch trên thế giới  Chủ đề du lịch được sắp xếp theo từng năm

24. NĂM CHỦ ĐỀ 1992 Năm Du lịch Trung Quốc (lần I) 1993 Năm Du lịch phong cảnh 1994 Năm Du lịch di tích văn vật cổ 1995 Năm Du lịch phong tục dân gian 1996 Năm Du lịch nghỉ dưỡng nghỉ mát 1997 Năm Du lịch Trung Quốc (lần II) 1998 Năm Du lịch thành phố – làng quê Hoa Hạ 1999 Năm Du lịch môi trường sinh thái 2000 Năm Du lịch Thế kỷ Thần Châu 2001 Năm Du lịch Thể dục sức khoẻ 2002 Năm Du lịch văn hóa nghệ thuật dân gian Trung Quốc 2003 Năm Du lịch vương quốc ẩm thực Trung Hoa 2004 Năm Du lịch đời sống dân dã Trung Quốc 2005 Năm Du lịch Trung Quốc (lần III) 2006 Nông thôn mới, du lịch mới, thể nghiệm mới, thời thượng mới

25. MALAYSIA : CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

26. MALAYSIA : CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

27. MALAYSIA : CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI  Thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch  Duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.  Coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm – thỏa mãn khách hàng  Hiện nay Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á. Chỉ trong vài năm, với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực.

28. GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM

29. PHẠM VI CẢ NƯỚC  Thẳng thắn nhận diện những hạn chế còn tồn tại.  Tập trung vào một số thị trường tiềm năng, đồng thời tìm thị trường mới.  Du lịch Việt Nam quyết tâm tăng cường bám biển, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững

30. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng (năng lượng điện, nước sạch, vừa phát triển du lịch, vừa phục vụ nhu cầu của cư dân) 2. Hỗ trợ về giá, thuế cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ liên kết phát triển du lịch với các ngành thủy sản, vận tải biển,… 3. Triển khai các dự án phát triển du lịch biển song song với việc bảo vệ môi trường

31. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 4. Tôn vinh văn hóa biển, ẩm thực biển 5. Triển khai tuyến du lịch vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc (Hoàng Sa, Trường Sa) 6. Đưa khu bảo tồn biển quốc gia vào danh sách khu bảo tồn thiên nhiên thế giới (UNESCO) 7. Có các chế tài nghiêm khắc xử lí việc khai thác quá mức cho phép hoặc gây ô nhiễm môi trường.

32. PHẠM VI ĐỊA PHƯƠNG CỤ THỂ  PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH  Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn  Sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển  Sản phẩm du lịch – tham quan, nghiên cứu về sinh thái

33. PHẠM VI ĐỊA PHƯƠNG CỤ THỂ  PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN DU LỊCH  Không gian du lịch sinh thái biển đảo  Không gian du lịch sinh thái ven biển  Không gian du lịch văn hóa – lịch sử  Không gian du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí tổng hợp biển

34. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Móng Cái – Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn: Tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, tiêu biểu là di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, VQG Cát Bà; các bãi biển nổi tiếng như Trà Cổ, Quan Lạn, Cát Bà…

35. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Huế – Đà Nẵng – Hội An: Tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng du lịch Bắc Trung Bộ tiêu biểu là di sản văn hóa thế giới; hệ sinh thái đầm phá lớn nhất Việt Nam; các cảnh quan đặc sắn đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn…

36. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Văn Phong – Nha Trang – Ninh Chữ – Phan Thiết: Tài nguyên du lịch đặc sắc tiêu biểu vịnh Văn Phong, Nha Trang, Cam Ranh với nhiều bãi biển đẹp như Đạ Lãnh, Nha Trang, Cam Ranh….; các hệ sinh thái biểu, hệ sinh thái cát ven biển; 2 khu du lịch tổng hợp vịnh Văn Phong – Đại Lãnh với Nha Trang và khu du lịch biển chuyên đề Phan Thiết – Mũi Né

37. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Long Hải – Vũng Tàu – Cần Giờ -Côn Đảo: Ngoài lợi thế về tiềm năng du lịch đặc sản mà tiêu biểu là cảnh quan, các giá trị đa dạng sinh học thì đây được xem là không gian du lịch cuối tuần đặc biệt quan trọng của thành phố HCM và phụ cận – thị trường du lịch lớn nhất Việt Nam.

38. TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH  Rạch Giá – Hà Tiên – Phú Quốc: Có vị trí quan trọng đặc biệt đối với phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long với các giá trị đặc sắc về du lịch tiêu biểu là bãi biền Hòn Chông, Mũi Nai, Phú Quốc…; các hệ sinh thái rừng Tràm, rừng nhiệt đới trên đảo, san hô…; các cảnh quan hòn Phụ Tử, quần đảo Phú Quốc….

39. PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH  Đường bộ  Đường không  Đường sắt  Đường biển

40. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC TRONG TƯƠNG LAI NẰM Ở CHÍNH CÁC BẠN! Ý tưởng Quyết tâm Kiên trì, bền bỉ

41. CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Việt Nam Phát Triển Du Lịch Tàu Biển

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh phát biểu khai mạc Hội nghị

Tiềm năng và thực trạng du lịch tàu biển

Việt Nam là quốc gia có lãnh thổ giáp biển lớn ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 27/156 quốc gia có đường bờ biển dài trên toàn thế giới với hơn 3260km và hệ thống cảng biển đủ tiêu chuẩn đón các tàu khách quốc tế cỡ lớn như cảng Hòn Gai, Hải Phòng, Chân Mây, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Sài Gòn, Côn Đảo, Phú Quốc cùng hàng trăm bãi biển, vịnh biển đẹp trải dọc từ Bắc chí Nam như vịnh Hạ Long, Trà Cổ, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu… Ngoài ra, nước ta còn có hàng nghìn hòn đảo trong đó có nhiều hòn đảo nổi tiếng Cát Bà, cù lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc. Khoảng cách đến các điểm tham quan du lịch chính của Việt Nam đều tương đối gần các cảng biển. Vì vậy, du khách có thể dễ dàng tiếp cận các điểm tham quan và các di sản thế giới như vịnh Hạ Long, cố đô Huế, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An… So với các quốc gia trong cùng khu vực, Việt Nam nằm trên tuyến đường giữa hai trung tâm du lịch tàu biển Singapore và Hồng Kông nên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch tàu biển. Tuy có nhiều thuận lợi, nhưng trong những năm qua, lượng khách du lịch tàu biển mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 9% năm 2004, 5,8% năm 2005, 6,3% năm 2006 và 5,43% trong 11 tháng năm 2007.

Những định hướng và giải pháp phát triển du lịch tàu biển

Chính phủ và các Bộ, Ngành đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút khách tàu biển vào Việt Nam như việc cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển; giảm cảng phí cho các tàu vào Việt Nam định tuyến hoặc nhiều lần; mở cửa đảo Phú Quốc và Côn Đảo cho khách nước ngoài vào tham quan du lịch; miễn visa cho khách du lịch đến đảo Phú Quốc trong vòng 15 ngày; giảm lệ phí visa còn 5USD/khách tàu biển; đầu tư, nâng cấp, hiện đại hoá một số cảng biển quan trọng… Theo đánh giá của Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch Vũ Thế Bình, năm 2007 hứa hẹn sự thành công đối với du lịch tàu biển với tốc độ tăng trưởng 11 tháng đạt 27,9%, tương đương 207.162 lượt khách. Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp đón khách tàu biển của Việt Nam sẽ liên tục đón nhiều tàu du lịch đến Việt Nam, trong đó Saigontourist ký tiếp được hợp đồng với hãng tàu biển Star Cruise sau 2 năm không đưa khách đến Việt Nam. Riêng đối với thị trường khách du lịch tàu biển Trung Quốc ước đạt 100.000 lượt khách, chiếm 44% tổng lượng khách du lịch tàu biển tới Việt Nam trong năm 2007. Kể từ năm 2006 đã có các chuyến tàu từ Bắc Hải, Hải Nam tới Hạ Long và sắp tới sẽ có thêm các tuyến du lịch đường biển từ Trung Quốc tới các tỉnh miền Trung nước ta.

Bạn đang xem bài viết Phát Triển Kinh Tế Biển Việt Nam trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!