Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Ở Vũng Tàu mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Vũng Tàu
Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Vũng Tàu
Xưa nay Vũng Tàu được biết đến chủ yếu là nhiều bãi tắm với sinh cảnh đa dạng đan xen giữa núi và biển, tuy không phải là vùng đất tâm linh và lễ hội lớn nổi tiếng nhưng Vũng Tàu được yêu thích bởi những công trình văn hóa lịch sử cũng như những danh thắng trở thành biểu tượng của phố biển. Với không ít những đình chùa, lễ hội, các công trình tâm linh được xây dựng cách đây hơn thế kỷ vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân vừa phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá của du khách gần xa như tượng chúa Kyto ở núi Nhỏ, tượng Đức Mẹ ở Núi Lớn, Thích ca Phật đài, Linh Sơn Cổ Tự, Hòn Bà, Niết bàn Tịnh xá, Chùa Hải Vân … Khách đi tour hoặc tự túc đến Vũng Tàu chủ yếu là các tỉnh miền Đông Nam Bộ, và thường khách tăng đột biến vào các ngày nghĩ cuối tuần hoặc trong các ngày rằm, hội,lễ lớn lớn của năm
Du khách Nguyễn Tuấn Linh đến từ Bình Dương cho biết “với áp lực của công việc và cuộc sống nên hàng năm gia đình Tôi đều đến Vũng Tàu đi chùa lễ Phật để cầu sức khỏe, bình an và hơn nữa ở Vũng Tàu có không khí trong lành, cảnh quan đẹp, thoáng đãng, thanh tịnh, không quá chen chúc, lộn xộn mà không phải nơi nào cũng có được”.
Hòn Bà- sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc tại Vũng Tàu
Theo báo cáo của UBND Thành phố, Vũng Tàu sở hữu 18 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, cùng với đó là các lễ hội được tổ chức thường niên, đây được xem là lợi thế và tiềm năng lớn để phát triển về loại hình du lịch văn hóa tâm linh của địa phương. Mỗi năm phố biển Vũng Tàu đón hơn 5 triệu du khách thì các điểm du lịch văn hóa tâm linh chiếm lượng lớn khách đến hành hương, tham quan, khám phá, tìm hiểu lịch sử; Như tại Thích ca Phật Đài ở phường 5, thành phố Vũng Tàu, vào dịp Rằm Tháng Giêng hàng năm, bình quân đón khoảng 10 ngàn người đến hành hương, tham quan, lễ Phật; còn tại Miếu Bà nằm trên đảo Hòn Bà cũng không kém bởi sự đặc trưng nơi đây, để ra được Hòn Bà du khách hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều vì vậy nơi đây cũng là nét độc đáo, gây sự tò mò thu hút khách thập phương và người dân địa phương đến chiêm bái, khám phá mà không phải lúc nào cũng ra được. Ngoài ra gắn với sản phẩm du lịch di tích thì lễ hội đặc sắc mang màu sắc tâm linh như Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch tại Đình Thần Thắng Tam là một lễ hội lớn của ngư dân miền biển BR-VT thể hiện nét đẹp nhân văn, một truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc; Lễ hội Miễu Bà Ngũ Hành tổ chức long trọng từ ngày 16 đến 18 tháng 10 âm lịch; Lễ hội Trùng Cửu được tổ chức tại khu nhà Lớn Long Sơn, Vũng Tàu thu hút khá đông du khách thập phương đặc biệt là các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ; Ngoài các lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, hàng năm có nhiều lễ hội được tổ chức như Lễ giỗ ông Trần diễn ra vào ngày 20 tháng 2 âm lịch tại Đền Ông Trần – Khu di tích Nhà Lớn Long Sơn, Vũng Tàu; hay lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch tại Đền Thánh Trần, Vũng Tàu,
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam diễn ra tại Đình Thắng Tam Vũng Tàu
Hơn nữa, các sản phẩm du lịch Vũng Tàu đa dạng, đây được xem là một lợi thế rất quan trọng cho sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh của Thành phố. Du khách ngoài việc đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, còn có thể thăm thú phong cảnh thiên nhiên vùng đất con người Vũng Tàu với những bãi biển trong xanh, sạch sẽ, thơ mộng tại Bãi Sau, Bãi Trước, thiên nhiên hoang sơ, sinh thái trên đảo Gò Găng, trải nghiệm làng bè Long Sơn, xem đua chó; tham quan bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor độc đáo bậc nhất Đông Nam Á; Di tích Bạch Dinh, …
Với sự ưu đãi của thiên nhiên cùng với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật đô thị cùng với môi trường xanh sạch đẹp để phát triển du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng, những tour du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử chưa thật sự sôi động nhưng bước đầu có sự khởi sắc, mang lại hiệu quả . Thiết nghĩ để phát triển xứng tầm với tiềm năng của Thành phố việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh cần được các cơ quan chức năng của Tỉnh, Thành phố quan tâm để khai thác những tiềm năng, lợi thế của du lịch Vũng Tàu, định hướng được sản phẩm du lịch đặc thù là việc nên làm để đẩy mạnh hơn nữa phát triển du lịch văn hóa tâm linh trong tương lai và mang tính bền vững, hiệu cả cao./.
Bài, ảnh: Kim Nguyễn, BBT
Phát Triển Loại Hình Du Lịch Sông Nước Và Homestay Ở Vũng Tàu
NGƯT.TS. Phùng Đức Vinh
Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu
Hiếm có đô thị nào ở Việt Nam có được cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh phong phú và đa dạng để phát triển nhiều loại hình du lịch như ở thành phố Vũng Tàu.Ở đây không chỉ có núi và biển, mà còn cả cả những cánh rừng ngập mặn với hệ thống sông ngòi chằng chịt, những làng nuôi cá bè sầm uất cùng rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, tâm linh nổi tiếng . Tiềm năng du lịch giàu có nhưng rất tiếc là cho đến nay vẫn còn chưa được đánh thức và khai thác hiệu quả.
I-Tiềm năng du lịch sông nước và du lịch Homestay ở Vũng tàu
Tiềm năng du lịch sông nước.
Nhắc đến du lịch sông nước, mọi người thường nhớ ngay tới Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ít người để ý ngay ở Bà Rịa- Vũng Tàu cũng có một hệ thống sông ngòi chằng chịt vùng hạ lưu các con sông Lòng Tàu, sông Chà Và, sông Dinh… . Các con sông trên là huyết mạch sông nước kết nối Bà Rịa-Vũng Tàu với Thành phố Hồ Chí Minh,Long An, Bến Tre và các tỉnh Tây Nam Bộ. Hai con sông lớn nhất khu vực là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã tạo ra hàng chục nhánh sông nhỏ len lỏi trong vùng Rừng Sác ngập mặn trước khi đổ vào Vịnh Gành rái. Đảo Long Sơn nổi lên giữa Vịnh Gành Rái càng tôn thêm vẻ đẹp trời mây, sông nước, sơn thủy hữu tình.
Khai thác thế mạnh sông nước để làm kinh tế, hàng chục năm nay, các làng nuôi cá bè cùng với các nhà hàng trên cửa các sông Chà Và, sông Dinh và ven vịnh Gành Rái phát triển rầm rộ với nhiều hải sản ngon nổi tiếng, mang thương hiệu Long Sơn như hàu, điệp, nghêu, cá mú, cá chình… .
Tiềm năng du lịch lớn, thị trường du lịch khu vực Đông Nam Bộ cực kỳ thuận lợi là những yếu tố cho phép Vũng Tàu phát triển rất tốt loại hình du lịch sông nước-một loại hình du lịch mới, một sản phẩm du lịch mới, độc đáo, có khả năng kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tạo thương hiệu cho du lịch Vũng Tàu.
Khả năng phát triển loại hình du lịch Homestay ở Long Sơn ( Vũng Tàu).
Hàng trăm năm trước, những cư dân người Việt bằng những con thuyền thô sơ đã vượt qua sóng dữ đến lập nghiệp ở đảo Long Sơn, hình thành nên những ấp sơ khai như ấp Bà Trao, ấp ông Trần. Từ đó dòng dân cư từ khắp nơi đổ về Long Sơn lập nghiệp, mang theo sự giao thoa văn hóa,tín ngưỡng ba miền Bắc-Trung-Nam, nhưng nổi bật nhất vẫn tín ngưỡng Đạo Ông Trần- một nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở Long Sơn.
Đạo Ông Trần với các ngày Vía, ngày Kỵ đã trở thành những lễ hội thu hút hàng vạn du khách thập phương đến chiêm bái và tìm hiểu về nét văn hóa tâm linh độc đáo có một không hai này. Ngoài Đạo Ông Trần, Long Sơn còn có cả không gian đờn ca Tài Tử, có cảnh quan sơn thủy hữu tình đặc sắc cùng với các làng bè, nhà hàng trên sông, hoàn toàn có thể tổ chức tốt loại hình du lịch Homestay.
II- Một số đề xuất
Chú trọng phát triển loại hình du lịch sông nước và Homestay ở Vũng Tàu.
Với các thế mạnh về sông nước và văn hóa nói trên chúng tôi thiết nghĩ Vũng Tàu cần phải sớm đầu tư để phát triển loại hình du lịch sông nước, loại hình du lịch Homestay. Cụ thể:
-Thiết kế các tour du lịch sông nước xuất phát từ Bãi Trước hoặc từ đảo Long Sơn, đi và về trong ngày.Tour du lịch sông nước này sẽ đưa du khách thăm, tham quan, tìm hiểu về đời sống và hoạt động của các làng bè, về cảnh quan rừng ngập mặn và lịch sử hào hùng của Chiến khu Rừng Sác, về các cụm cảng ở Bà Rịa-Vũng Tàu, đưa khách tham quan, picnic, cắm trại ở Gò Găng …. Trên Du thuyền có các sinh hoạt văn hóa như nghe Đờn ca tài tử, ca Quan họ …
-Tổ chức loại hình du lịch Homestay ở đảo Long Sơn. Đảo Long Sơn với lịch sử, văn hóa độc đáo, các nhóm Đờn ca Tài tử và cải lương mạnh nhất Vũng Tàu, các làng nuôi cá lồng bè với nhiều nhà hàng nổi tiếng trên sông, có nhiều ngọn núi và đảo Gò găng có thể tổ chức dã ngoại, pícnic hấp dẫn. Đây là những tiềm năng, là thế mạnh để Long Sơn tổ chức loại hình du lịch Homestay kéo dài từ 2-3 ngày.
Đảo Long Sơn nhìn từ bãi biển Gò Găng
2-Cần phát triển bến du thuyền trong vịnh Bãi Trước ( Vũng Tàu).
Vũng tàu có vịnh ở Bãi Trước lặng sóng, bao quanh là các ngọn Núi Lớn và Núi Nhỏ, địa thế tuyệt đẹp, Việt Nam và Thế giới hiếm có nơi nào có cảnh quan đẹp như Bãi Trước Vũng Tàu.
Chính vì nhận thấy lợi thế trên nên năm 1895, người Pháp đã quyết định xây dựng Vũng Tàu là một thị tứ nghỉ dưỡng du lịch và là cửa ngõ thông thương của khu vực Nam Bộ.
Để phát huy tiềm năng và tạo ra các sản phẩm du lịch mới, chúng tôi đề nghị cần phải biến Bãi Trước không chỉ là điểm đón và trả khách đi lại bằng tàu thuyền từ Vũng Tàu đến các địa phương khác mà Bãi Trước còn phải là một bến neo đậu các du thuyền, là điểm để các du thuyền đưa đón khách đi các tour du lịch sông nước. Cần tổ chức Bãi Trước và Bãi Sau trở thành sân khấu tổ chức các loại hình du lịch thể thao trên biển.
Phát triển loại hình du lịch sông nước và Homestay sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới,diện mạo du lịch của thành phố biển Vũng Tàu sẽ thực thay đổi, hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Hòa Quyện Giữa Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Và Các Loại Hình Du Lịch Khác Ở Huế
Được biết đến như là kinh đô của Phật giáo, đồng thời là nơi còn lưu giữ những thánh tích của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như những công trình kiến trúc của Thiên chúa giáo, Huế hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh độc đáo và đa dạng, du lịch văn hóa tâm linh Huế có thể phát triển mạnh mẽ dưới ba hình thức: du lịch tôn giáo tín ngưỡng, du lịch hành hương và du lịch thiện nguyện.
Gần đây, mô hình du lịch trở về cội nguồn và tìm hiểu các giá trị tinh thần dân tộc, nhất là đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng để tìm kiếm và được thực hành những giá trị căn bản của cuộc sống con người đã trở nên hấp dẫn với du khách. Vì thế, phát triển mô hình du lịch tôn giáo tín ngưỡng khơi dậy hành trình về cội nguồn văn hóa dân tộc, thẩm thấu giá trị nhân văn vào nếp sống và suy nghĩ của con người là một nhu cầu thưởng ngoạn văn hoá dễ lay động lòng du khách.
Không kể các niệm phật đường, các chùa khuôn hội, hiện nay ở Huế còn lưu giữ, bảo tồn trên 100 ngôi chùa cổ, trong đó có hàng chục tổ đình, các nghi lễ Phật giáo và hoạt động Phật sự tôn nghiêm. Các tín đồ Phật giáo chiếm 60% dân số toàn tỉnh, trong đó có 1.035 tu sĩ, 563 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường… Đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Huế nói riêng, Phật giáo có vai trò rất quan trọng. Phật giáo Huế đã khẳng định những bước tiến vững chắc và xác lập vị thế quan trọng trong sự phát triển của Huế, hình thành một di sản văn hóa đa dạng và phong phú trong di sản văn hóa Huế. Đó là hệ thống chùa tháp, pháp khí, tượng, ván khắc đồ sộ; tính đa dạng trong hệ cảnh quan, kiến trúc, trang trí, nội thất của những ngôi chùa Huế, những giá trị trong nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật diễn xướng mang hơi thở của Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung và Phật giáo xứ Huế nói riêng, sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thông qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng chúng – phật tử, văn hóa ẩm thực chay đặc sắc và độc đáo… phản ánh những ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật, được luân chuyển trong đời sống thường nhật, trong mạch nguồn văn hóa Huế.
Như nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông – Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế đã từng khẳng định: “Huế là đất Phật, chùa Huế là một loại hình di sản khó nơi nào ở Việt Nam sánh bằng… Chính vì những yếu tố nêu trên, Huế đã trở thành nơi chứa đựng và lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc trong di sản văn hóa dân tộc và đó cũng chính là báu vật có khả năng tạo nên những lực hút trong du lịch, nhất là du lịch văn hóa tâm linh”, cho nên di sản văn hóa Phật giáo Huế cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa nhưng cũng đồng thời quảng bá, khai thác nó dưới nhiều góc độ khác nhau trong chiến lược phát triển, khi Huế trở thành một thành phố du lịch, thành phố festival của cả nước.
Bên cạnh Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế cũng rất phát triển và có sức hút rất lớn đối với người dân cũng như du khách. Tiêu biểu nhất là Điện Hòn Chén và lễ hội Điện Hòn Chén. Tiềm ẩn nhiều giá trị, tín ngưỡng thờ Mẫu là một di sản cần được thẩm định, đánh giá toàn diện hơn để đưa vào khai thác, phát triển loại hình du lịch này, giúp du khách trải nghiệm và khám phá những giá trị tâm linh đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu Huế.
Là một tôn giáo có số giáo dân đông vào hàng thứ 2 (sau Phật giáo) ở Thừa Thiên Huế, Thiên chúa giáo du nhập và phát triển ở Ðàng Trong khá sớm. Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế có 45 giáo xứ với hơn 90 nhà thờ lớn, nhỏ khác nhau. Gần trung tâm TP. Huế có 2 ngôi giáo đường lớn được xây dựng vào những năm đầu thập niên 60 là nhà thờ Phủ Cam và nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ðó là 2 giáo đường tiêu biểu cho lối kiến trúc roman – gothique và cũng là hai điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá những giá trị văn hóa tâm linh của tôn giáo Thiên chúa giáo tại Huế.
Bên cạnh đó, nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho loại hình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng đã được trùng tu, xây mới rất quy mô và hoành tráng như: Khu văn hóa đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Thiền viện Hương Vân, Huyền Không Sơn Thượng, Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Khu văn hóa du lịch tâm linh Quán Thế Âm, chùa Linh Mụ, Hà Trung, Thánh Duyên, Tổ đình Từ Đàm, Thiền Tôn… Thừa Thiên Huế cũng tiến hành đầu tư, phục dựng những công trình thuộc quần thể di tích lịch sử mà hoạt động của nó gắn liền với đời sống tâm linh của đa số quần chúng Nhân dân như: Đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, phục dựng các lễ tế Trời, Đất…
Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh độc đáo trên, du lịch tôn giáo tín ngưỡng Huế đang hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, trở thành hướng phát triển chiến lược của du lịch Thừa Thiên Huế hiện nay. Chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đi đúng quỹ đạo hòa vào xu thế hội nhập của cả nước nói riêng và của thế giới nói chung.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Du Lịch Văn Hóa Ở Việt Nam
1. Du lịch văn hóa: Những chiều tác động và tính bền vững trong phát triển / Nguyễn Thị Phương Châm
Tóm tắt: Nội dung bài viết trình bày về khái niệm du lịch văn hóa, những chiều hướng tác động của du lịch văn hóa đến các giá trị văn hóa. Từ đó, tác giả cho thấy tính bền vững trong quá trình phát triển du lịch văn hóa hiện nay.
Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, 2019, Số 3 (183), tr. 3-11
2. Vai trò của du lịch văn hóa trong chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam / Nguyễn Anh Tuấn, Lê Hoàng Anh
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến đôi nét về du lịch văn hóa, thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra định hướng phát triển du lịch văn hóa trong thời gian tới: (1) tiếp tục đầu tư việc khai thác bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa; (2) đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững; (3) tăng cường mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch; (4) đầu tư cho việc bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 8/2019, Số 422, tr. 5-8
3. Phát huy giá trị của bảo tàng trong du lịch văn hóa / ThS. Phan Thị Thái Hà
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến vai trò của ngành Bảo tàng trong phát triển mô hình du lịch văn hóa. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp về nguồn nhân lực; đổi mới nội dung trình bày, đa dạng hóa hình thức trưng bày hiện vật tại Bảo tàng; xác định thị trường khách tham quan du lịch; đầu tư xây dựng của hàng lưu niệm; xây dựng biểu tượng độc đáo, đặc trưng cho từng địa điểm; xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá để thu hút khách tham quan, …
Nguồn trích: Tạp chí Du lịch, 2019, Số 9, tr. 32-33
4. Những quan điểm tiếp cận mới trong công tác bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa qua con đường du lịch ở Việt Nam hiện nay / Dương Văn Sáu
Tóm tắt: Bài viết trình bày các quan điểm tiếp cận mới về bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa. Từ đó, tác giả đưa ra các nhiệm vụ trong công tác bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị của di sản văn hóa qua con đường du lịch: biến di sản thành tài sản, biến văn hóa thành hàng hóa, biến tài nguyên thành tài chính, biến môi trường thành thị trường, biến nguồn lực thành động lực, biến giá trị thành giá cả.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 9/2019, Số 423, tr. 49-52
5. Phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững / Tô Đức Hạnh
Tóm tắt: Bài viết phân tích, đánh giá những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của du lịch Việt Nam qua các khía cạnh; tốc độ phát triển du lịch; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch; các điểm đến các sản phẩm du lịch và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một só giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 2019, Số 7, tr. 74-82
Địa chỉ truy cập: http://lhtv.vista.vn/ (Chọn STD – Tài liệu KH&CN Việt Nam) Bạn đọc vui lòng truy cập theo hệ thống mạng nội bộ của Trường Đại học An Giang để đọc và download toàn văn tài liệu.
1. Du lịch văn hóa ở Việt Nam – một cách nhìn toàn cảnh / Trần Thúy Anh, Phan Quang Anh
Tóm tắt: Du lịch văn hóa là hoạt động du lịch khám phá và trải nghiệm bản sắc văn hóa với tham gia của cộng động theo tôn chỉ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Các nước đang phát triển được thế giới công nhận là điểm đến trong thời đại mới của loại hình du lịch này và Việt Nam, với tư cách là một nền kinh tế đang đà đi lên hội nhập quốc tế cũng không phải là ngoại lệ.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa học, 2014, Số 1, tr. 49-54
2. Hướng tới quy hoạch du lịch văn hóa hiệu quả ở vùng ven biển / Geoffrey Wall
Tóm tắt: Khu vực duyên hải là môi trường phức tạp về mặt hình thái, văn hóa và hành chính. Về mặt hình thái lãnh thổ, chúng bao gồm cả phần đất liền, biển và làn ranh giới khúc khuỷu ở giữa. Chúng có độ rộng thay đổi tùy theo khu vực và thẩm quyền, cũng như độ cao và chiều sâu. Hơn nữa, khu vực ven biển chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quá trình diễn ra sâu trong đất liền mà cụ thể ở đây là những nguồn nước có khối lượng và chất lượng khác nhau từ những con sông tạo ra và những ảnh hưởng này được phân bố bởi các dòng chảy.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa học, 2014, Số 1, tr. 30-36
3. Nghiên cứu giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kỳ hội nhập / Nguyễn Phú Thắng
Tóm tắt: An Giang là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc, trong đó có người Kinh, Hoa, Chăm, Khơ – me. Các cộng đồng dân tộc với những nét văn hóa phong phú là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng. Trong bối cảnh hoạt động du lịch của tỉnh còn đơn điệu về hình thức, việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với đời sống văn hóa cộng đồng là một hướng đi quan trọng nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Trên cơ sở phân tích các lợi thế, thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập, bài viết đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng ở An Giang.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Giáo dục (Đại học Sư phạm – Đại học Huế), 2015, Số 2, tr. 96-104
4. Du lịch văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa / Vũ Thị Lương, Nguyễn Thị Thảo
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa, bài viết đánh giá những tác động của toàn cầu hóa tới văn hóa và phát triển du lịch văn hóa. Đồng thời, nhận định việc khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2016, Số 8, tr. 39-41
5. Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc thù văn hóa truyền thống, địa lí của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Hằng
Tóm tắt: Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Mỗi quốc gia, vùng, miền đều coi trọng sự phát triển du lịch văn hóa, nhằm góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong qua trình hội nhập. Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong bảy vùng du lịch của cả nước có nguồn tài nguyên và văn hóa đa dạng, với các sản phẩm du lịch phong phú. Tuy nhiên, trong hoạt động du lịch, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu điểm nhấn. Vì vậy, cần tìm ra giải pháp để phát triển mạnh mẽ du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó, việc tạo ra các sản phẩm du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái phù hợp với đặc thù Đồng bằng Sông Cửu Long là cấp thiết.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học chính trị, 2017, Số 7, tr. 79-83
Tổng hợp: Nguyễn Thị Cẩm Thiêu
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Ở Vũng Tàu trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!