Xem Nhiều 5/2023 #️ Phong Tục Tập Quán Của Người Dân Đất Nước Lào? # Top 13 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 5/2023 # Phong Tục Tập Quán Của Người Dân Đất Nước Lào? # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Tục Tập Quán Của Người Dân Đất Nước Lào? mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhân dân Lào có rất nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Những phong tục, tập quán ấy trở thành “hít bản không mường” (lệ làng) và được mọi người tự giác thực hiện. Thành viên nào làm trái lệ làng sẽ bị phạt bằng những hình thức khác nhau do các già làng và tập thể mường quyết định.

1. Về ăn uống

Cây lương thực chủ yếu của Lào là lúa nếp và lúa tẻ. Bữa ăn của họ thường có đồ nướng (cá, thịt) và gỏi cùng những quả đắng, chua, chát như chuối xanh, me. Thức ăn được người Lào ưa thích là cá, ốc, ếch, tôm, tép và thịt các loại thú rừng nhưng loại thịt được xếp hàng thứ nhất là thịt trâu, thịt bò. Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn. Pà-đẹc (mắm cá) được dùng nêm vào các món ăn. Món lạp được dùng trong các bữa cơm lễ hội và tiếp khách.

Trong bữa cơm, dù thức ăn nhiều hay ít thì khách đều phải ăn mỗi thứ một ít cho hài lòng gia chủ nhưng cũng phải để lại một ít cơm, xôi để tượng trưng cho sự no đủ, thừa thãi cơm gạo.

2. Về nhà ở

Nhà ở của người Lào thường là nhà sàn gỗ. Để dựng được một ngôi nhà sàn, người ta thường sử dụng sức mạnh tập thể của bản, mường và làm đúng qui trình với các lễ nghi qui định. Nhà sàn của người Lào thường quay về hướng Bắc, lưng tựa hướng Nam. Nhà có ba gian, tám cột. Khi đào và chôn cột phải đào hố, chôn cột phía Nam (xảu hẹc) trước, sau đó là phía Đông (xảu khoẳn).

Ngôi nhà thường được chia làm hai phần chính. Phía ngoài là nơi ăn uống, bếp núc. Phía trong là một dãy buồng riêng dùng để thờ cúng và nghỉ ngơi.

3. Về trang phục, trang sức

Từ lâu, nhân dân Lào đã tự túc được các loại vải, chăn. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả, củ rừng để nhuộm vải. Các cô gái Lào thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu của rừng núi, hoa tươi…

Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn, tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn chiếc phạ-xạ-rông (khăn dài) màu hoặc kẻ ô. Những ngày lễ hội quan trọng, họ mặc y phục dân tộc là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái, quấn chiếc phạ-nhạo-nếp-tiêu màu sắc sặc sỡ và quàng chiếc phạ biềng (khăn) chéo qua ngực. Trong cuộc sống hàng ngày, người Lào thường dùng loại khăn gọi là phạ-phe. Đây là chiếc khăn vải kẻ ô màu trang nhã, thường dùng làm khăn tắm hay dùng che đầu, quàng cổ, gói quần áo buộc vào thắt lưng…

Với phụ nữ Lào, lúc còn nhỏ, họ có thể để tóc hoặc hớt tóc nhưng trên 10 tuổi thì phải bới tóc (chưa có chồng thì búi lệch, có chồng rồi thì búi thẳng), ngoài 50 tuổi, họ thường cắt tóc ngắn. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào thường mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dài.

Váy có đường viền thêu hình hoa lá, chim muông, áo có đính khuy đồng hay khuy bạc; dây thắt lưng bằng bạc gọi là khểm-khắt cùng với đôi bông tai, dây chuyền, nhẫn, vòng tay là những kỉ vật mà người con gái được cha mẹ sắm cho từ lúc còn nhỏ.

4. Phân công lao động

Trong gia đình, người chồng thường làm những công việc nặng nhọc như cày bừa, phát nương, đắp mương phai, săn bắt, sửa chữa nhà cửa. Các em trai làm những việc nhỏ hơn như chăn trâu bò, trông coi ruộng rẫy, theo cha tập việc người lớn… như câu cá, gài chông bẫy… Những công việc nhẹ như gặt hái, trông nom vườn tược, chăn nuôi, hái lượm, nấu nướng, may vá, dệt vải, chăm sóc con cái đều do phụ nữ đảm nhiệm.

5. Quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng

Các bản mường thường có một số dòng họ. Mỗi họ có nhiều gia đình. Các gia đình gắn bó với nhau về truyền thống, tình cảm và kinh tế.

Về họ hàng, người Lào có họ cha, họ mẹ, họ nhà chồng, nhà vợ. Gửi rể là tập quán phổ biến của nông thôn Lào. Chàng rể phải ở nhà vợ một thời gian nhất định, khi vợ chồng ra ở riêng sẽ được cha mẹ chia cho một phần tài sản.

Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa con gái với con trai. Cũng như con trai, con gái được tự do đi dự lễ hội, được hưởng phần tài sản của bố mẹ. Chế độ một vợ một chồng là phổ biến trong các gia đình người Lào.

Tục kết nghĩa anh em, bạn bè và cách sống trung thực, thật thà, nghĩa tình tồn tại khá lâu và vẫn được duy trì.

Ngoài họ hàng, bà con ra, mỗi thành viên trong bản làng còn có mối quan hệ với cộng đồng. Tập quán đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và mến khách là một tập quán tốt của người Lào. Khách đến nhà, sẽ được chủ nhà cầu may và được chào hỏi thân tình, trang trọng.

Tuy nhiên, khách cũng phải biết ý tứ theo đúng phong tục, tập quán để khỏi phật ý gia chủ. Cụ thể, người Lào rất kị sờ đầu, tránh chui qua gầm nhà, dây phơi quần áo. Vì vậy, khách không được chạm vào đầu người khác hoặc xoa đầu trẻ em. Khi đi cần tránh đụng vào hoặc bước qua chân người khác. Khi đi qua mặt các cụ già phải xin lỗi và cúi thấp người xuống một chút. Khi chào phải chắp tay trước ngực, đầu hơi cúi xuống.

6. Lễ cầu yên (xù-khoẳn) và lễ buộc chỉ cổ tay (phục khẻn)

Xù-khoẳn là một nghi lễ đơn giản nhưng thiêng liêng, trang trọng, phổ biến trong nhân dân các bản mường. Chỉ cần cây nến, bông hoa, bát gạo, sợi chỉ trắng là có thể làm lễ xù-khoẳn (vía trở lại). Mâm lễ (pha-khoẳn), người làm lễ (mỏ khoẳn) và nội dung cầu mong trong lễ (xụt-khoẳn) là các yếu tố có ý nghĩa có ý nghĩa cả về tâm linh và nghi lễ.

Phục-khẻn chỉ cần lễ vật là quả trứng luộc, quả chuối chín, nắm gạo, sợi chỉ trắng nhưng với nghi lễ của mình, người Lào buộc chỉ vào cổ tay khách và thể hiện sự chân thành, thận trọng và tin tưởng.

7. Tu hành

Tu hành là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi thanh thiếu niên Lào. Việc tu hành trở thành tục lệ phổ biến nhưng vẫn có những qui định tối thiểu. Trước hết, người xin đi tu phải đủ tuổi, phải là người sinh sống lương thiện, có gia đình, bà con ở một bản mường nhất định; phải có tư cách đúng đắn, sống lành mạnh, không nghiện rượu, đam mê cờ bạc hoặc thuốc phiện và phải có cơ thể lành lặn.

Khi có đủ các điều kiện trên, gia đình và người đi tu phải làm lễ koong-buột (nhập tu) và sau đó là lễ Pa-khên-nác (dâng rồng). Sau thời gian tu hành, nếu gia đình muốn cho con về với cuộc sống trần tục thì phải làm một nghi thức đơn giản là koong-síc.

8. Tục lệ cưới xin

Hình thức cưới xin ở Lào khá phong phú và phản ánh khá rõ nét một hình thức sinh hoạt tinh thần của người Lào và tích tụ nhiều tập quán cổ của mỗi nhóm dân tộc. Tục cưới xin của người Lào từ trước đến nay thường theo trình tự từ dạm hỏi, lễ cưới và lại nhà như ở Việt Nam. Chỉ có điều khác là đến giờ cưới, khi làm lễ, trưởng họ nhà trai chúc, vẩy nước và buộc chỉ cổ tay cho cô dâu, chú rể. Sau lễ cưới, chàng trai ở rể và tham gia lao động với gia đình vợ.

Việc cưới xin ở Lào còn có tục kan-xu (cho nợ lễ cưới). Vợ chồng nghèo có thể lấy nhau, sau khi làm ăn khá giả, sẽ tổ chức đám cưới theo tập tục của bản mường.

9. Ma chay

Trong gia đình, khi có người chết thì những người thân dù đau thương nhưng không khóc lóc thảm thiết mà nén lòng chịu đựng.

Người chết là ông bà, cha mẹ thì con cháu dùng nước dừa non để rửa mặt, dùng giấy in dấu chân tay để thờ cúng. Thi hài được vẩy nước thơm và được người thân lấy đồng tiền được mài sáng cho vào miệng, lấy chỉ trắng buộc một vòng vào cổ, hai tay và hai chân. Dù hoả táng hay chôn thì thi hài của người chết cũng được đặt vào quan tài.

Chọn vị trí chôn cất hay hoả táng trong bãi tha ma, người Lào thường dùng nắm xôi hay quả trứng tung lên. Nếu quả trứng hay nắm xôi rơi ở đâu thì chôn hay hoả táng ở vị trí đó.

Nếu hoả táng thì ba ngày sau, người thân mời bà con và các vị sư ra nhặt xương, đem bỏ vào hũ sành, đưa về đặt ở các tháp trong chùa để tiện thờ cúng.

10. Ca múa nhạc

Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn-nẳng-xử.

10.1. Lăm

Lăm có nhiều loại nhưng tập trung vào hai nhóm là lăm xẵn và lăm nhao.

Lăm xẳn là những bài ca ngắn nhằm diễn đạt tâm tư, tình cảm của con người. Lời của lăm xẳn thường giàu vần điệu, được sáng tác để ứng khẩu theo tình huống. Còn Lăm nhao là những bài trường ca. Trong lăm xẳn có các loại sau:

– Lăm-loòng có âm điệu ngân dài, bổng trầm tha thiết, phù hợp với miêu tả cảnh mênh mông sông nước, mây trời, làng xóm ven sông.

– Lăm-vay (ở miền Trung Lào) có nhịp điệu sôi nổi, thôi thúc, phù hợp với các điệu múa theo động tác lao động.

– Lăm-tạy (ở Nam Lào) còn gọi là lăm-xỉ-phăn-đon có âm điệu dịu dàng, uyển chuyển; lời giàu hình ảnh ví von, tỏ ý, tỏ tình…

– Lăm-tắt thường biểu diễn khi có khèn đệm kết hợp với múa. Nhịp điệu của lăm tắt êm ái, trầm bỗng. Mở đầu là tiếng “ồ” ngân dài và tiếng hò reo đế theo.

– Lăm-tỡi là loại lăm phổ biến nhất của Lào. Nhịp điệu của lăm tỡi sôi nổi, dồn dập. Loại lăm này được biểu diễn bởi hai người, một trai và một gái, vừa ca vừa múa theo điệu khèn. Điệu múa này (gọi là phõn kiểu, tức phòn) rất nhịp nhàng, tình tứ. Trong lăm tỡi lại có các làn điệu tỡi mang sắc thái địa phương như tỡi pha-mã ở các mường miền Bắc; tỡi ma-hả-xay ở Khăm-muộn, trung Lào….

10.2. Các loại hình ca múa nhạc khác

– Khắp là thể loại dân ca phổ biến tại các tỉnh miền Bắc nước Lào. Đó là những khúc ca ngắn giống các điệu hò ở Việt Nam.

– Xỡng là loại dân ca đơn giản thường kèm theo múa. Có các loại xỡng như xỡng bẵng-phay (ca trong lễ hội pháo thăng thiên), xỡng xuồng-hưa (ca trong lễ hội đua thuyền).

– Àn-nẵng-xử là đọc diễn cảm hoặc ngâm vịnh theo nội dung bài thơ, câu chuyện.

– I-kê-la-khon là hình thức ca nhạc kịch cổ ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ.

– Loọng -phêng (hát) gồm những bài hát mới và những bài được tách từ i-kê-la-khon.

– Múa là loại hình dân gian phổ biến nhất. Điệu múa sớm nhất của Lào là múa Bẵng-phay, Lăm-phen, Xỉ-nuôn, Cò-thạt, Đoọc-bua (hoa sen).

– Nhạc cụ gồm Khen (khèn bè), Koong (trống), Koong tũng (trống cơm).

11. Những ngày hội truyền thống ở Lào

1. Bun-xẳng-khạ-chạu-khạu-cằm (hội cúng các vị thần linh, các loại ma tà) tổ chức vào ngày mồng 7 tháng giêng.

2. Bun-khun-khãu (hội vía lúa) tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 2.

3. Bun-ma-kha-bu-xa (hội mừng ngày đắc đạo của Phật) tổ chức vào ngày 15 tháng 3.

4. Bun-phạ-vết (hội Phật Vết-xẳn-đon) tổ chức vào ngày 30 tháng 4.

5. Bun-pi-mày (hội năm mới) tổ chức vào ngày 13-15 tháng 4.

6. Bun-vĩ-xả-kha-bu-xa (hội Phật đản) tổ chức vào ngày 15 tháng 6.

7. Bun-xăm-hạ (hội tống ôn để cầu an, tẩy uế) tổ chức vào tháng 7.

8. Bun-khãu-phản-xả (hội vào chay) tổ chức vào 15 tháng 8.

9. Bun-khãu-pạ-đắp-đin (hội chúng sinh) tổ chức vào 15 tháng 9.

10. Bun-hò-khãu-xạc (hội cúng các oan hồn) tổ chức vào 15 tháng 10.

11. Bun-oọc-phản-xả (hội mãn chay) tổ chức vào 15 tháng 10.

12. Bun-kạ-thỉn (hội dâng lễ vật cho sư) tổ chức vào 15 tháng 12.

13. Bun-thap-luổng (hội tháp luông) tổ chức vào trung tuần tháng 12 tại thủ đô Viêng-chăn là lễ hội lớn nhất có ý nghĩa đề cao và củng cố Phật giáo ở Lào.phi

Nếu bạn đang có kế hoạch đi để hòa mình vào văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội & con người nơi đây hãy cũngtrải nghiệm chùm tourdo công ty tổ chức.

Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Của Người Dân Đất Nước Lào?

Lào được nhắc đến với cái tên Triệu Voi hay còn gọi là xứ sở Champa, người anh em của Việt Nam, nới về truyền thống văn hóa và con người thì Việt và Lào có khá nhiều nét tương đồng. Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đến du lịch Lào du khách không thể bỏ qua những ngôi đền đài, chùa tháp, những hang động kì bí và những thác nước hùng vĩ, còn có những dãy núi cao thấp thoáng sương mù và những cánh rừng dày đặc phong phú với hàng ngàn loại thực vật khác nhau.

Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện. Thành viên nào làm trái lệ làng sẽ bị phạt, hình thức phạt do các già bản và tập thể bản mường quyết định. Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á nơi giao tiếp giữa hai nên văn minh cổ đại là Ấn Độ và Trung Hoa. Bởi vậy trong quá trình lịch sử, nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua các vùng này, ảnh hưởng sâu sắc nhất là phật giáo và văn hóa Ấn Độ.

Nước Lào đất rộng, dân không đông lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc. Tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc. Nhưng ở đây chỉ đề cập đến những tập quán chủ yếu có tính phổ biến.

Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.

Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Mắm cá (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến.

Ẩmthực Lào có những món được xem là đặc sản như : Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu , tôm dâm cung, cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da, khi nuớng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước “chẻo” (đặc chế từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh). Món ăn từ côn trùng là loại thức ăn giàu đạm được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia và Thái Lan và Lào. Người Lào cũng rất thích dùng côn trùng để chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồi đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống – một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Tuy nhiên, món ăn từ côn trùng của Lào lại ít món hơn người Thái Lan và ít phổ biến hơn.

Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông.

Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Người có công lớn trong việc sưu tầm, phổ biến và nâng cao các làn điệu dân ca là các “mỏ-lăm” (ca sĩ), “mỏ khen” (nhạc công, thổi khèn bè). Đội ngũ “mỏ lăm, mỏ khen” ngày càng phát triển trước yêu cầu thưởng thức ca múa của nhân dân ở các bản mường, trong đó có nhiều nghệ sĩ tài ba nổi tiếng vừa có thể sáng tác vừa biểu diễn được đông đảo nhân dân ưu ái, mến mộ. “Mỏ lăm” ở Lào có vị trí thật đặc biệt trong xã hội. Họ sống gần gũi nhân dân, đi đến bản làng nào cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Họ am hiểu sâu sắc cuộc sống, xã hội Lào, nắm bắt được tình cảm, ước mơ của các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, họ là một tri thức, một nghệ sĩ của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.

Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước.

Múa ở Lào cũng phổ biến rộng rãi, từ thành thị đến nông thôn. Trong những ngày lễ hội lớn nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi hợp quần trong đó không thể thiếu tiết mục múa. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể vài chục người (lăm-vông). Những đêm hội, già trẻ, gái trai đều tham gia múa ca một cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc.

Các điệu múa xuất hiện sớm nhất ở Lào là múa “Bẵng-phay”, “Lăm phen”, rồi đến điệu múa “Xỉ-nuôn”, “Kò-thạt”, Đoọc-bua (hoa sen)… Múa “Bẵng-phay” là điệu múa tập thể trong ngày lễ hội pháo thăng thiên (Bẵng-phay). Múa “Lăm-phen” giống múa tiên ở Ấn Độ, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia. Múa “Kò-thạt” là múa tập thể xung quanh ngọn tháp trong các ngày lễ hội tôn giáo. Đặc biệt là múa “lăm-vông” (múa vòng tròn) tuy xuất hiện sau nhưng được phổ biến rộng rãi từ Bắc xuống Nam, từ nông thôn đến thành thị và được coi như điệu múa tập thể tiêu biểu của dân tộc. Múa “lăm-vông” xuất hiện vào thời điểm nào của lịch sử, đến nay chưa có lời giải đáp thống nhất của các nhà nghiên cứu văn hóa Lào, nhưng nó đã tồn tại nhiều thập kỷ qua và ngày nay nó vẫn có vai trò thật đặc biệt. Trong các ngày lễ hội, dịp vui chơi tập thể, các buổi liên hoan của một cơ quan, nhà trường, đơn vị vũ trang đều mở đầu và kết thúc bằng “lăm-vông”. Từng đôi nam nữ (có thể cả hai đều là gái hoặc trai) múa vòng tròn theo nhịp trống (nhịp 2/4 hoặc 4/4). “Lăm-vông” dễ múa, động tác sinh động, duyên dáng, uyển chuyển. Có thể “lăm-vông” xuất phát từ điệu múa “lăm-thôn” (múa 1 người).

Múa cung đình có múa đơn, múa đôi hoặc tập thể. Các vũ nữ múa cung đình được tuyển chọn kỹ và tập luyện khá công phu do một số nghệ sĩ được đào tạo ở nước ngoài (thường ở Ấn Độ hoặc Khơ-me) hướng dẫn. Khi biểu diễn các vũ nữ được ăn mặc hết sức lộng lẫy, sang trọng. Múa cung đình ít di chuyển, mà thường múa tại chỗ, kết hợp biểu diễn nhiều động tác mềm mại, dịu dàng, uốn lượn của ngón tay, bàn tay, cánh tay, vai, cổ, đầu, bàn chân cho đến ánh mắt, nụ cười, nét mặt theo tiếng đàn “la-nát”. Múa cung đình là dịp mua vui cho nhà vua, hoàng tộc và số quan chức gần gũi nhà vua. Một số điệu múa cung đình Lào được mô phỏng theo các điệu múa cổ Ấn Độ, Khơ-me và xoay quanh đề tài đề cao, chúc tụng, sùng bái nhà vua.

Về nhạc cụ người dân Lào thường dùng các loại sau:

– Khèn bè (khen): Là loại nhạc cụ phổ biến nhất ở các bản làng từ Bắc xuống Nam. Khèn bè dễ làm, dùng nguyên liệu ngay trong rừng, dưới sự hướng dẫn của “mỏ-khèn”, các tràng trai trong bản có thể tự làm được. Nhưng để có chiếc khèn bè âm thanh chuẩn phải tìm mua ở các chợ phiên, do các nghệ nhân chuyên sản xuất bày bán. Từ lúc còn tuổi thiếu niên con trai Lào đã học thổi khèn.

– Trống (kong): Trống cũng là nhạc cụ phổ biến ở Lào. Có thể nói rằng không có bản làng nào ở Lào không có trống và không ngày nào vắng tiếng trống, tiếng mõ ngân vang (bản có chùa). Có nhiều loại trống như trống cái, trống cơm, trống con…

Trống cơm (koong-tũm): Trống cơm được đánh cùng với một số nhạc cụ khác để múa tập thể trong ngày lễ hội “bẵng-phay” (pháo thăng thiên). Trống con (Koong kình) được đánh trong các buổi lễ cầu phúc.

Ngoài ra còn nhiều loại nhạc cụ khác được dùng phổ biến trong các ngày lễ hội sản xuất, tôn giáo, ma chay như: “khoọng” (chiêng), “xình” (rạo bạt), “pì” (sáo), “khùi” (tiêu), “mạc chặp pì” (đàn), “xo” (nhị), “pôông” (mõ), “xèng” (thanh la)…

Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay…

Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào để tóc hoặc hớt tóc. Trên mười tuổi thường búi tóc, một số địa phương như ở Luổng-pha-bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng. Ngoài năm mươi tuổi, phụ nữ Lào thường hay cắt tóc ngắn với quan niệm đã về già cần ăn mặc giản dị, gọn gàng, làm gương cho con cháu. Xưa kia cũng như ngày nay phụ nữ Lào thường mặc váy. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dài. Ai không mặc như trên hoặc dùng vải quá mỏng, quần chẽn bó lấy thân bị coi là không đứng đắn, trái với cách ăn mặc truyền thống của phụ nữa Lào. Các em bé gái dưới mười tuổi có thể châm chước trong cách ăn mặc nhưng vẫn kỵ mặc đảo ngược gấu váy lên trên. Đi lao động ngoài ruộng rẫy như gặt hái, làm cỏ, hái lượm trong rừng, phụ nữ mặc áo tay dài nhuộm màu chàm hoặc đen. Người lớn tuổi hay quấn trên đầu chiếc khăn rằn (phạ-phe). Đi dự lễ hội, phụ nữ Lào ăn mặc theo truyền thống dân tộc. Đó là váy toàn tơ, chân váy có những đường hoa văn mang màu sắc dân tộc, chiếc áo tay ngắn được may cầu kỳ hơn, có những đường viền hoặc thêu hình hoa lá, chim muông. Có cô gái mặc áo đính bằng khuy đồng hay khuy bạc, quàng chéo trước ngực chiếc khăn “phạ-biềng” màu. Bó sát lưng làm nổi thân hình thon thả của các cô gái là chiếc dây thắt lưng bằng đồng hay bạc gọi là “khểm-khắt”. Đi dự các ngày lễ hội các cô gái Lào thích đeo đồ trang sức như hoa tai, dây chuyền, nhẫn bằng vàng hay bạc. Nhưng phổ biến nhất là đôi bông tai và chiếc thắt lưng, đó là những vậy kỷ niệm của người con gái được cha mẹ sắm cho từ thưở nhỏ.

Nếu bạn đang có kế hoạch đi để hòa mình vào văn hóa, ẩm thực & con người nơi đây hãy cũngtrải nghiệm chùm tourdo công ty tổ chức.

Du Lịch Singapore Cần Chú Ý Gì Về Phong Tục Tập Quán

Singapore – một cường quốc du lịch, một điểm đến vẫn được mệnh danh là ” thiên đường mua sắm, giải trí” của châu Á.

Đề có một chuyến du lịch Singapore giá rẻ, tuyệt vời và an toàn nhất, du khách không phải chỉ cần tìm hiểu về thời gian, phương tiện, điểm đến nổi bật, món ăn nổi tiếng mà còn là phải hiểu phong tục tập quán của Singapore.

Singapore – Nền văn hóa đa sắc tộc. Nhưng Singapore đã thực sự là một đất nước biết hòa hợp và phát triển nét đặc sắc của văn hóa nhiều dân tộc.

Thủ tục nhập cảnh

Singapore đã có hiệp định miễn thị thực cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh với thời gian tạm trú không quá 30 ngày, nhưng bạn nên lưu ý hộ chiếu phải còn thời hạn tối thiểu 6 tháng, xuất trình được vé máy bay từ Việt Nam đi Singapore và ngược lại. Khi nhập cảnh nhân viên cũng có thể hỏi về địa chỉ lưu trú, bạn nên đặt trước khách sạn và giữ booking đặt phòng khi được hỏi.

Trung tâm thông tin

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì, bạn hãy đến trung tâm thông tin, thường là có biển hiệu chữ i ngắn màu trắng trên nền màu xanh, nơi đây các nhân viên có thể cung cấp cho bạn những kinh nghiệm bổ ích. Bạn nên chọn cho mình những cuốn giới thiệu tại bất kỳ trung tâm nào cũng như các dịch vụ đăng ký tour hay vé vào xem các chương trình biểu diễn.

Một số trung tâm như trung tâm thông tin tại Orchard (giao lộ đường Cairnhill và Orchard); trung tâm tại Changi (sân bay Changi Singapore), tại Cruise Centre (ga đến, trung tâm tàu biển Singapore, HarbourFront), tại khu Tiểu Ấn (73 đường River Valley).

Tiền mặt và thẻ tín dụng

Khi đi du lịch ở Singapore, bạn nên mang theo một lượng tiền mặt nhất định và tốt nhất là nên có thêm thẻ tín dụng. Việc mang theo lượng ngoại tệ lớn phải làm thủ tục trình báo. Những quầy thu đổi ngoại tệ có giấy phép thường có giá tốt hơn so với hầu hết các khách sạn và ngân hàng.

Có rất nhiều quầy đổi tiền hợp pháp ở sân bay Changi và hầu hết các trung tâm mua sắm trên đường Orchard và các khu kinh doanh, buôn bán khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra tỷ giá ngoại tệ trước khi đổi.

Thông tin liên lạc

Bạn có thể gọi điện thoại tại các điểm công cộng dùng thẻ hoặc bỏ tiền xu vào để gọi, thường sẽ mất 10 cent cho một cuộc gọi khoảng 3 phút. Thẻ thường được bán ở các bưu điện và một số cửa hàng. Ngày nay du khách thường thích mua sim card để gọi. Bạn có thể mua sim card ở nhiều cửa hàng trong thành phố.

Bạn cũng nên nhớ các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết như cảnh sát 999; cứu thương 995, thông tin cho du khách 1800-736 2000, thông tin chuyến bay 1800-542 4422.

Tiền boa

Ở đảo quốc sư tử, việc đưa tiền boa không phải là điều kiện bắt buộc. Các hóa đơn tính tiền ở hầu hết các nhà hàng, khách sạn đều cộng thêm 10% phí dịch vụ.

Phép xã giao

Khi vào các đền thờ, chùa chiền bạn nên ăn mặc lịch sự với áo dài tay và quần dài. Bạn phải cởi giầy, bỏ dép trước khi vào thăm các đền thờ Ấn Độ và Hồi giáo. Khi vào nhà người dân địa phương, bạn cũng nên cởi giầy.

Bạn nên dùng tay phải khi ăn các món ăn kiểu Ấn hay Malaysia. Khi ăn các món ăn Trung Quốc, không nên cắm đôi đũa của bạn vào trong thức ăn, hãy lịch sự để chúng lên đồ gác đũa hoặc bên cạnh bát, đĩa của bạn.

Giới Thiệu Về Đất Nước Lào

Vang Vieng, Luang Prabang, Pha That Luang… là những thắng cảnh không thể bỏ qua khi du lịch tới Lào.

1. Vang Vieng

Có thể nói, Vang Vieng là “thiên đường khám phá” thu hút hàng triệu dân ba lô du lịch bụi từ khắp nơi trên thế giới. Với một cảnh quan đẹp được xem là nhất nhì ở Lào, thị trấn ven sông Vang Vieng là nơi giới trẻ hội tụ trong những màn chinh phục thác ghềnh hay say sưa bên men rượu nồng chất ngất.

2. Muang Ngoi Neua

Ngược lên dòng sông xanh ở phía Bắc Luang Prabang độ một giờ ô tô, du khách sẽ đến với vùng đất nằm trên tuyến du lịch Đông Nam Á vô cùng hấp dẫn – thị trấn vùng núi Muang Ngoi Neua cổ kính.

Nếu là dân du lịch yêu thích việc đi bộ, leo núi thì thị trấn này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Một bên là dòng sông trở nặng phù sa, một bên là dãy núi cao bao bọc, Muang Ngoi Neua hiện lên thanh bình và yên ả đến không ngờ.

3. Pha That Luang

Pha That Luang là tên một bảo tháp mạ vàng đồ sộ ở thủ đô Vientiane xinh đẹp, là di tích quan trọng đồng thời là niềm tự hào lớn đối với người dân “đất nước Triệu voi”.

4. Si Phan Don

Si Phan Don là quần đảo rộng lớn nằm ở mũi cực nam của Lào, nơi dòng Mê Kông hiền hòa chảy qua thác Khone trước khi hòa vào dòng sông lớn ở Campuchia. Với 4000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, Si Phan Don mang đến cho du khách bức tranh thủy mặc đẹp đến mê hồn.

5. Luang Prabang

Sẽ là chưa tròn vẹn trong cuộc hành trình du lịch khám phá “đất nước Triệu Voi” nếu bạn chưa đến thăm Luang Prabang – một trong những thành phố được bảo tồn tốt nhất châu Á, nơi khiến bạn phải sừng sỡ bởi vẻ đẹp không phai dấu với thời gian.

6. Khu bảo tồn tự nhiên Bokeo

Du khách đến đây vẫn truyền tai nhau về vẻ đẹp và sự hấp dẫn khi đến thăm Khu bảo tồn tự nhiên Bukeo thuộc tỉnh Bukeo. Và kinh nghiệm để khám phá hết vùng đất hoang dã này là tham gia chuyến phiêu lưu Gibbon Experience để khám phá vùng đất hoang dã cùng các loài động vật sinh sống nơi đó.

7. Động Tham Kong Lo

Động Tham Kong lo được xem là một trong những địa điểm tham quan kỳ thú không dành cho những người yếu tim khi đến thăm ở Lào.

8. Thác Kuang Si

Nằm trong danh sách những bộ sưu tập thác nước đẹp nhất Trái đất, thác nước Kuang Si hiền hòa trải rộng chỉ 50m này cũng đủ “đốn tim” bao du khách viếng thăm.

9. Sông Mê Kông

Là con sông lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á (dài 4.350km), bắt nguồn từ Trung Quốc và đi qua 5 quốc gia trong vùng là Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, sông Mê Kông đem đến cho du khách cảnh quan tựa dòng Amazon xanh mướt ở Nam Mỹ.

10. Vieng Xai

Được xây dựng ở tỉnh Hua Phan trong những năm 1960, Vieng Xai là một trong những công trình ngầm ngoạn mục nhất thế giới, là nơi ẩn náu trong thời kỳ chiến tranh ở Lào.

Bạn đang xem bài viết Phong Tục Tập Quán Của Người Dân Đất Nước Lào? trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!