Cập nhật thông tin chi tiết về Phú Yên: Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng Cao Cấp mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phú Yên là mảnh đất hiếm hoi còn giữ được nét đẹp hoang sơ của miền Trung. Đây không những là đặc điểm hấp dẫn du khách, mà còn là lợi thế khai thác du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Nnăm 2015, sau khi bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được công chiếu trên màn ảnh rộng, bên cạnh cốt truyện đầy cảm xúc thì điều đọng lại với người xem, cũng là điều được báo đài nhắc đến nhiều nhất, chính là bối cảnh phim. Lần đầu tiên, người ta biết đến một Phú Yên tuyệt đẹp với biển và núi, với những bãi đá trải dài và khung cảnh ngoạn mục.
5 năm đã qua, bộ phim có thể đã bị lãng quên, nhưng Phú Yên đã kịp ghi tên mình vào danh sách các điểm đến hấp dẫn bậc nhất trên bản đồ du lịch Việt.
Bãi đá tuyệt đẹp ở Phú Yên. Ảnh: Plo.
Thiên nhiên kỳ vĩ
Không chỉ sở hữu đường bờ biển dài hơn 200 km với nhiều vịnh, đảo đẹp và hơn 20 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, Phú Yên còn có những lợi thế du lịch hiếm địa phương nào có được. Đó là sự đa dạng về địa hình cảnh quan thiên nhiên, từ núi rừng, cao nguyên cho đến đồng bằng, biển đảo, sông hồ, đầm vịnh…
Tiêu biểu nhất có thể kể đến ghềnh Đá Đĩa – một trong 5 kiệt tác kỳ thú của thiên nhiên. Trên thế giới chỉ có 4 địa danh tương đồng về cấu tạo địa chất này, gồm ghềnh đá Giant’s Causeway tại Ireland, Fingal tại Scotland, Los Órganos tại Tây Ban Nha và Jusangjeolli tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Phú Yên sở hữu mũi Đại Lãnh – nơi vươn xa nhất trên đất liền Việt Nam, đồng thời là nơi đón bình minh sớm nhất cả nước. Vì thế, không ngoa khi nhiều người gọi Phú Yên là “thiên đường bị bỏ quên”. Bởi trước đây, nếu nói về du lịch biển miền Trung, phần lớn chỉ nhắc đến Nha Trang, Đà Nẵng hay Quy Nhơn. Tuy nhiên, chính lợi thế còn hoang sơ, chưa được khai thác triệt để đã làm nên sức hút riêng cho du lịch Phú Yên.
Mũi Đại Lãnh, nơi đón mặt trời sớm nhất nước ta. Ảnh: chúng tôi
Chính vì những nét đẹp đó mà lượng khách du lịch đến Phú Yên tăng đều trong 5 năm trở lại đây. Ngành du lịch của Phú Yên ngày càng được chú trọng, chính phủ và nhà nước đã xây dựng những công trình hạ tầng trọng điểm, cải thiện mạng lưới giao thông. Một điểm đáng chú ý mang lại tiềm năng du lịch quốc tế cho Phú Yên đó là việc nâng cấp sân bay Tuy Hòa và ký kết với hai hãng hàng không Nga.
Lợi thế phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Trong xu hướng du lịch biển đảo của thế giới, đặc biệt là của giới nhà giàu, vẻ đẹp của Phú Yên càng tiệm cận nhu cầu tìm đến những nơi hoang sơ, có địa thế tách biệt để tận hưởng kỳ nghỉ riêng tư.
Tại Việt Nam, có thể dễ dàng nhận ra xu thế này qua các resort xa xỉ hàng đầu như Intercontinental Sun Peninsula – Đà Nẵng hay Six Senses Côn Đảo resort. Đặc điểm chung của những khu nghỉ dưỡng này là sở hữu thiết kế hài hòa, ẩn mình sâu giữa thiên nhiên hoang sơ. Ở đó, giới thượng lưu vừa dễ dàng tận hưởng những bãi biển nước trong như ngọc, bờ cát trắng tinh và màu xanh bạt ngàn của cây cỏ mà vẫn dễ dàng được thỏa mãn các nhu cầu lưu trú, giải trí được cung cấp bởi những đơn vị chủ quản khách sạn.
Sân bay Tuy Hòa – điểm sáng để mang du lịch Phú Yên vươn tầm quốc tế. Ảnh: VOV.
Tại miền Trung hiện nay, Phú Yên là vùng đất hiếm hoi còn giữ được nét hoang sơ nguyên bản. Điều này không chỉ tạo nên sức hấp dẫn cho ngành du lịch nơi đây, mà còn là lợi thế to lớn để khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Miền đất vàng của các nhà đầu tư
Thực tế, Phú Yên đang lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư, phát triển bất động sản nghỉ dưỡng trên cả nước. Tính từ 2016 đến cuối 2019, toàn tỉnh thu hút gần 50 dự án đầu tư du lịch và dịch vụ du lịch, tổng vốn đầu tư trên 43.000 tỷ đồng. Trong đó, 16 dự án du lịch đã có quyết định chủ trương đầu tư, 27 dự án trong giai đoạn thẩm định và ba dự án cho phép tiếp cận, nghiên cứu và khảo sát.
Những khu resort cao cấp ở Phú Yên. Ảnh: Dulich Today.
Hiện, Phú Yên có sự xuất hiện của những resort tiêu chuẩn 4-5 sao và các khu tổ hợp nghỉ dưỡng shophouse cao cấp từ các tập đoàn danh tiếng. Bước đi trên trục đường Độc Lập huyết mạch của thành phố Tuy Hòa, chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến những tuyến đường biển tương đồng như Võ Nguyên Giáp (Đà Nẵng), Trần Phú (Nha Trang)… với sự hiện diện của một loạt công trình cao cấp.
Với những lợi thế sẵn có của mình, tỉnh Phú Yên ngày càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm tạo ra tiềm năng phát triển cả ở trong nước cũng như quốc tế và tạo bước ngoặt lớn trên bản đồ du lịch nước nhà.
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng Nam Hội An
Nhắc đến Hội An chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những dãy ngói cổ kính xen kẽ những chiếc đèn lồng lấp lánh trong khu phố cổ Hội An. Song ở bài viết này tôi sẽ đi sâu vào phân tích tiềm năng phát triển du lịch cao cấp 5 sao của cả tỉnh Quảng Nam đặc biệt là khu vực Nam Hội An – Bãi Biển Bình Minh. Tại sao rất nhiều tập đoàn hàng đầu quốc tế như Vinacapital, 2 tập đoàn lớn là Chow-Tai-Fook (HongKong) và The Suncity Group (Macau) và số 1 Việt Nam như Vingroup đầu tư hàng tỷ USD vào đây?
1. Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của Quảng Nam và Nam Hội An:
Nằm ở khu vực ven biển miền trung, có bờ biển trải dài hơn 125 km, lại “ôm trọn” trong lòng hai di sản văn hóa thế giới: Đô thị phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch như Cù Lao Chàm, bãi biển An Bàng, Cửa Đại, Bình Minh….
“Từ con số 0 ban đầu, du lịch Quảng Nam bắt đầu bứt phá từ sau ngày chia tách tỉnh. Chỉ trong vòng 20 năm lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 18,3 lần, từ mức 227 ngàn lượt khách năm 1997 lên 4,36 triệu lượt khách năm 2016, với tốc độ tăng bình quân đạt 16,83% năm. Trong đó khoảng 50% lượng khách du lịch quốc tế (hơn 2 triệu lượt/năm), Quảng Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế tại việt Nam. Doanh thu du lịch tăng 155 lần, từ mức 20 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30,3%/năm
Mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón 8 triệu khách du lịch với nguồn thu khoảng 15.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho người dân từ du lịch khoảng 20.000 người.
Khu vực kinh tế mở Chu Lai:
Được thành lập từ năm 2003, sau 13 năm xây dựng và phát triển với không ít những khó khăn, thách thức trong điều kiện vừa thử nghiệm vừa tìm hướng đi, đến nay, KKTM Chu Lai đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu quan trọng, góp phần tạo tiền đề cơ bản và động lực mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Nam.
Chu Lai có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng tại miền Trung Việt Nam, là trung điểm giao thoa của hai miền Nam – Bắc với một bên là đường bờ biển dài và một bên là dải đất rộng mênh mông, có điều kiện giao thông thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới thông qua đường quốc lộ 1A, đường ven biển Quốc gia, đường sắt xuyên Việt, đường biển qua cảng Kỳ Hà, đường hàng không qua sân bay Chu Lai và tương lai có đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Quảng Nam còn có lực lượng lao động trẻ dồi dào, có truyền thống cần cù và có khả năng tiếp nhận công nghệ nhanh .
Vinpearl Nam Hội An nằm trong khu vực Nam Hội An – Xã Bình Dương – Huyện Thăng Bình – Quảng Nam vị trí chiến lược phát triển nghỉ dưỡng du lịch giải trí cao cấp của khu kinh tế mở Chu Lai. Đây là động lực thúc đẩy phát triển vùng mạnh mẽ nhất.
Một trong những dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn nhất tại Quảng Nam hiện tại là dự án khu nghỉ dưỡng casino lớn nhất cả nước là casino Nam Hội An do VinaCapital và một số đối tác nước ngoài khác làm chủ đầu tư với vốn đầu tư 4 tỷ USD đã được khởi công vào tháng 4/2016.
Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An xây dựng trên địa bàn 3 xã: Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) và Bình Dương (huyện Thăng Bình). Hiện dự án đang xây dựng giai đoạn 1 gồm hạng mục khách sạn, khu casino và sân golf.
Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG) đã nhận Quyết định Đầu tư phát triển dự án Khu Dịch vụ – Du lịch nghỉ dưỡng Opal Ocean View có tổng diện tích 185 ha, tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng, tại Nam Hội An (Quảng Nam).
Dự án bao gồm các hạng mục chính như: khu villa, biệt thự, nghỉ dưỡng ven biển; khu khách sạn kết hợp dịch vụ, du lịch; hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Dự án có vị trí chiến lược với tiếp giáp Cửa Đại và biển Đông, liên kề và phát triển tổng thể với dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Khu phức hợp nghỉ dưỡng Vinpearl Quảng Nam,…
✉ Email: kysuhoanganh@gmail.com
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Phú Yên
Ai đã từng đặt chân một lần đến Phú Yên cũng đều có chung cảm nhận: đây là địa phương nơi có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, với các danh thắng vô cùng đặc trưng mang nét riêng khác biệt hoàn toàn. Những năm qua, dù đã có nhiều nỗ lực, tập trung đầu tư cho du lịch, song du lịch Phú Yên vẫn phát triển chưa tương xứng tiềm năng. Tuy nhiên trong những năm sắp đến, với nhiều dự án đầu tư mới, Phú Yên tin chắc sẽ được “chắp cánh” du lịch nơi đây.
Du lịch Phú Yên đang ngày càng phát triển:
Cuối tháng 6 vừa qua, tỉnh Phú Yên tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc lần thứ 9 – năm 2016 ở tại huyện miền núi Sông Hinh. Trong không gian văn hóa đa sắc màu của các dân tộc, tỉnh công bố quyết định công nhận điểm du lịch văn hóa cộng đồng buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, huyện miền núi Sông Hinh. Ngoài ra, một số hạng mục, sản phẩm văn hóa du lịch được đầu tư ở buôn Lê Diêm là nhà rông văn hóa, trang phục, phục hồi nghề dệt thổ cẩm, cồng chiêng, làm rượu ché bằng men truyền thống… Tham quan điểm văn hóa cộng đồng này, chị Trần Thị Lệ Dung, ở thành phố Tuy Hòa có nhận xét như sau: “Đây là lần đầu tôi được biết và hiểu một số nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Tôi tâm đắc và thích thú nhất là khi được xem các nghệ nhân biểu diễn nghề dệt thổ cẩm, nghe nhạc cụ cồng chiêng và cảm nhận men rượu cần được làm từ những chất liệu núi rừng rất độc đáo. Theo tôi đây là điểm đến du lịch rất hấp dẫn”. Theo đồng chí Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên: Hồ Văn Tiến, buôn Lê Diêm là vùng đồng bào dân tộc thiểu số dân tộc Ê Đê, một trong những địa phương được tỉnh chọn ra để hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và chương trình phát triển du lịch để xây dựng buôn văn hóa du lịch cộng đồng. Việc công nhận điểm du lịch văn hóa cộng đồng buôn Lê Diêm là điểm du lịch địa phương, góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch thêm và xây dựng thương hiệu điểm đến mới về văn hóa, phát triển du lịch Phú Yên trở thành nét đặc trưng cho du lịch Phú Yên là điều rất quan trọng.
Nỗ lực phát triển du lịch Phú Yên
Hoàng Văn Trà – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: để nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, trong những năm vừa qua tỉnh đã tập trung vào việc chỉ đạo và thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình, kế hoạch chuyên đề về phát triển du lịch của tỉnh mình. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, tỉnh đã huy động rất nhiều nguồn lực để đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với phát triển du lịch. Trong đó ưu tiên phát triển đầu tiên là hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không, như tuyến đường động lực ven biển từ thành phố Tuy Hòa đến di tích thắng cảnh quốc gia gành Đá Đĩa; tuyến đường từ thành phố Tuy Hòa đi Bãi Môn – Vũng Rô; tuyến đường từ quốc lộ 1 đến Khu di tích Nhà thờ Bác Hồ; nâng cấp quốc lộ 25 nối tỉnh Phú Yên với tỉnh Gia Lai và quốc lộ 29 nối tỉnh Phú Yên với tỉnh Đắk Lắk… Đề xuất nâng cấp, mở rộng sân bay Tuy Hòa, đưa vào khai thác các tuyến bay TP. Hồ Chí Minh – Tuy Hòa, Hà Nội – Tuy Hòa và ngược lại… Công tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng được chú trọng nhiều hơn nữa; đến nay, toàn tỉnh đã có 19 di tích cấp quốc gia và 37 di tích cấp tỉnh. Thu hút đầu tư đi kèm với việc tạo điều kiện để nhà đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, như: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi. khu du lịch giải trí và các dịch vụ liên quan đến du lịch. Tổng cộng, tỉnh Phú Yên hiện có hơn 130 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao. Phú Yên ngày một cho thấy sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng phong phú hơn với các loại hình như: danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, tham quan di tích lịch sử, văn hóa, du lịch cộng đồng, làng nghề; đã hình thành hai tuyến và bảy điểm du lịch địa phương; hình thành các điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch. Tổ chức đón nhiều đoàn lữ hành, đoàn khách phượt, báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát sản phẩm du lịch Phú Yên và kết nối đưa khách về Phú Yên.
Cùng với các nỗ lực trên, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cũng được Phú Yên hết sức chú trọng. Tỉnh đã công bố biểu trưng du lịch với tiêu đề: “Du lịch Phú Yên – Hấp dẫn và Thân thiện”; tổ chức và tham gia các hội nghị xúc tiến, hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước; phát hành các ấn phẩm du lịch, quảng bá trên website du lịch Phú Yên, mạng xã hội, các phương tiện thông tin, truyền thông… Đến nay, đã có 28 dự án du lịch trong và ngoài nước sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư đăng ký 45.935 tỷ đồng; trong đó 8 dự án đã đi vào hoạt động từng phần. Lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 20%/năm, khách quốc tế tăng khoảng 17%/năm; doanh thu du lịch thuần túy tăng 30%/năm. Đến năm 2015, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên khoảng 900.000 lượt, trong đó khách quốc tế hơn 45.000 lượt; doanh thu du lịch thuần túy đạt hơn 850 tỷ đồng.
Một tín hiệu đáng mừng là, trong hai năm qua, lượng khách du lịch đến với Phú Yên tăng đột biến. Nhất là trong các ngày lễ, tết. Gần đây nhất, trong dịp lễ 30/4 và 1/5, lần đầu tiên tất cả các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch tại thành phố Tuy Hòa (tổng cộng hơn 2.600 phòng) đều kín chỗ. Tại các điểm du lịch nổi tiếng, như gành Đá Đĩa, bãi Môn – mũi Điện mỗi ngày đón từ 4.000 đến 6.000 lượt khách đến tham quan. Lượng khách đến với Phú Yên tăng cao là kết quả từ quá trình tuyên truyền, quảng bá, liên kết của ngành du lịch Phú Yên với các tỉnh; trong đó có hiệu ứng tích cực của bộ phim nổi tiếng Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ, có nhiều cảnh quay đẹp ở những địa điểm danh thắng nổi tiếng của Phú Yên, đã thu hút sự chú ý của khách thập phương đến để trải nghiệm.
Tiềm năng du lịch nổi trội ở Phú Yên là có bờ biển dài 190km, những ngọn núi cao của dãy Trường Sơn nối tiếp nhau chồm ra biển, tạo nên những địa hình khúc khuỷu quanh co, nhiều đầm, vịnh mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú. Trong đó có vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan…, là những địa danh nổi tiếng thế giới. GS, TS Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông, một người con của Phú Yên từng tâm sự: “Nhìn sang các nước láng giềng, biển họ không đẹp, cát không trắng, nước không trong bằng ta, nhưng họ có những khu du lịch sinh thái tuyệt vời. Thật là tiếc nếu không đầu tư để du lịch Phú Yên phát triển. Vì nếu so sánh một số nơi trên thế giới có gành đá đĩa như ở Ô-xtrây-li-a hay Hàn Quốc đều thấy nhỏ hơn và không thể đẹp bằng gành đá đĩa ở Tuy An, nhưng họ đầu tư lớn, bài bản cho nên thu hút được nhiều khách quốc tế”.
Du lịch Phú Yên còn hạn chế nhưng vẫn đang nỗ lực
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên Huỳnh Tấn Việt cũng thẳng thắn nhìn nhận, ngành du lịch Phú Yên còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Trong đó, nổi lên là kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông, bến cảng, phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ, đường thủy. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng chưa hiệu quả. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Phú Yên; thiếu các dịch vụ tại các điểm đến. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư có mặt chưa tốt. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch….
Hội nghị Tỉnh ủy Phú Yên vừa qua cũng đã phân tích, nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế nêu trên có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa kịp thời cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch cho nên thực hiện chưa đồng bộ; chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch. Nhận thức của cán bộ và nhân dân trong xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện chưa cao. Việc hỗ trợ đầu tư, giải phóng mặt bằng các dự án du lịch còn chậm và thiếu đồng bộ. Một số dự án du lịch đã cấp phép xây dựng nhưng chậm triển khai làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và hình thành sản phẩm du lịch của tỉnh. Kinh phí đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế. Chưa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển du lịch…
Để du lịch thật sự phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, trong thời gian tới, Phú Yên tập trung quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng, làm cơ sở kêu gọi đầu tư cho du lịch phát triển; chủ động hơn nữa, nhất là trong xây dựng các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; lập danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư du lịch trong 5 năm tới và các năm tiếp theo. Để Phú Yên thật sự là điểm đến thu hút khách du lịch, tỉnh cũng xác định cần chủ động hơn nữa trong việc liên kết với các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để xây dựng tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; liên kết với các đơn vị lữ hành ở hai trung tâm có nguồn khách du lịch lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, để đưa khách về Phú Yên; tổ chức cuộc điều tra, đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch hiện nay để xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch.
UBND tỉnh Phú Yên cũng vừa ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, bộ quy tắc quy định những chuẩn mực, định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh, thân thiện của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan đến du lịch, người dân địa phương, khách du lịch khi tham gia vào các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hoàng Văn Trà, sắp tới tỉnh sẽ nghiên cứu, ban hành chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư, xúc tiến đầu tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính… Đồng thời, sẽ có chính sách hỗ trợ về vay vốn, lãi suất, thuế, đất đai để đầu tư cơ sở vật chất trưng bày sản phẩm lưu niệm, đặc sản; đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch…
Bạn đang xem bài viết Tiềm năng phát triển du lịch của Phú Yên tại chuyên mục Tin Tức Phú Yên, trên website Cẩm nang du lịch Phú Yên giá rẻ: kinh nghiệm, ăn uống, vui chơi. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc tại đây.
Tiềm Năng Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng Nha Trang
Ưu thế tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng Nha Trang, Khánh Hòa hút dòng vốn đầu tư của giới địa ốc. Tuy nhiên, trong năm 2020 du lịch nghỉ dưỡng tại Nha Trang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
Để đầu tư vào đây hiệu quả, nhà đầu tư cần hiểu và nắm rõ thị trường này. Đồng thời nắm được hướng đi của Nha Trang trong thời gian tới để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác cho mình.
2020 – MỘT NĂM ĐẦY BIẾN ĐỘNG CHO THỊ TRƯỜNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG NHA TRANG
Tin tốt là Nha Trang nằm trong khu vực trọng điểm của du lịch nghỉ dưỡng của cả nước. Do đó, Chính phủ luôn ưu ái và có phương án Quy hoạch tổng thể về phát triển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ rõ ràng đến giai đoạn 2020. Trong thời gian này, nhiều hạ tầng giao thông được nâng cấp, thúc đẩy thị trường du lịch nghỉ dưỡng Nha Trang bứt phá. Ghi nhận được chính là khắp tỉnh Khánh Hoà, trải dọc từ khu vực Cam Ranh tới thành phố Nha Trang đều được chú trọng và phát triển mạnh. Đối với nhà đầu tư, đây là tín hiệu tốt để đánh giá về đường dài.
Song, năm 2020 là một năm có nhiều biến động. Du lịch nghỉ dưỡng Nha Trang bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh. Bất động sản nghỉ dưỡng cũng theo đó trầm lắng. Dòng vốn đầu tư vào Nha Trang, Khánh Hoà giảm mạnh.
NHA TRANG VẪN SỠ HỮU NHIỀU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
Dù trải qua nhiều biến động và bất ổn khiến thị trường đầu tư BĐS nghỉ dưỡng tại Nha Trang trầm lắng suốt năm 2020. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây vẫn là một khu vực giàu tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Thành phố Nha Trang không chỉ là trung tâm văn hóa – kinh tế của vùng mà còn là mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển du lịch – nghỉ dưỡng. Nơi đây không chỉ sở hữu vùng biển xinh đẹp với làn nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn trải dài mà khí hậu cũng cực kì ôn hòa.
Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, là đầu mối giao thông vận tải: đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không trong nước và quốc tế. Đây là những động lực góp phần nâng tầm du lịch nghỉ dưỡng Nha Trang giúp khu vực này dễ dàng cạnh tranh với Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh.
So với các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên thì Khánh Hòa được thiên nhiên ưu ái hơn nhiều với đường bờ biển đẹp kéo dài 385 km với gần 200 đảo ven bờ và hơn 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Dải ven biển có 4 vịnh lớn là Vân Phong, Nha Phu, Nha Trang và Cam Ranh.
Thêm vào đó, Nha Trang sở hữu những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, sóng êm, không có cá dữ và dòng xoáy ngầm nên hoạt động du lịch tại khu vực vô cùng phát triển. Chưa hết, Khánh Hòa còn là vùng đất du lịch nhân văn phong phú như nhiều di tích quốc gia, nhiều lễ hội đặc sắc… chính những yếu tố này đã tạo điều kiện cho Nha Trang, Khánh Hòa có cơ hội phát triển và trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng trọng điểm.
BĐS NGHỈ DƯỠNG NÀO ĐANG THU HÚT GIỚI ĐẦU TƯ?
[ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN]
ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI & PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG NHA TRANG 2020-2021
Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, Chính phủ và tỉnh Khánh Hoà đã có định hướng hình thành khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh trong giai đoạn 2015 – 2030. Nơi đây sẽ hội tụ những khu du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, thể thao khám phá biển, đảo; điểm du lịch quốc gia Trường Sa; đô thị du lịch Nha Trang.
Theo định hướng này, Nha Trang và Cam Ranh sẽ là trọng điểm tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Đây cũng là lý do giới đầu tư trong thời gian qua không ngừng đổ vốn vào thành phố này.
Chính phủ tập trung vào sản phẩm du lịch biển, tổng hợp gắn liền với du lịch nghỉ dưỡng Nha Trang, đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo, gắn với du lịch đô thị và du lịch MICE. Để hỗ trợ các sản phẩm du lịch chính, tỉnh Khánh Hòa sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch bổ trợ như: sinh thái biển, đảo; tàu biển; tham quan di tích văn hóa – lịch sử; văn hóa ẩm thực; chữa bệnh, làm đẹp; lễ hội tâm linh…
Dự kiến, từ năm 2015 – 2030, lượt du khách đến với Khánh Hòa sẽ tăng mạnh. Năm 2018, Khánh Hoà đã đón 6,3 triệu lượt khách tăng 16,7% so với năm 2017. Trong đó, lượng khách quốc tế tăng 37,8%, doanh thu tăng 20,7% đạt 20.524 tỷ đồng. Đây thực sự là những con số ấn tượng chứng minh tốc độ tăng trưởng của khu vực.
Nha Trang đang có nền tảng vững chắc để phát triển BĐS nghỉ dưỡng đường dài. Hơn thế, Khánh Hoà còn đang mở rộng phát triển du lịch nghỉ dưỡng ra khu vực Bắc Cam Ranh (đặc biệt là khu vực Bãi Dài). Theo đó, xu hướng đầu tư của giới địa ốc tại phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cũng hướng tới khu vực Bãi Dài, Cam Ranh.
Sau khi xuất hiện dịch Covid-19 thì tỉnh Khánh Hoà cũng có những chủ trương nhất định để phục hồi lại thị trường. Sở Du lịch ban hành Kế hoạch và các giải pháp phục hồi hoạt động du lịch sau dich với 03 kịch bản ưu tiên phát triển du lịch Khánh Hoà trong thời gian tới.
Kịch bản 1: Ưu tiên thị trường nội địa, phát huy những thành công và kinh nghiệm triển khai kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam – Nha Trang Biển gọi”.
Kịch bản 2: Tập trung vào thị trường quốc tế là người lao động nước ngoài, nhóm chuyên gia, cán bộ ngoại giao hiện đang ở Việt Nam.
Kịch bản 3: Tập trung thu hút nhóm thị trường quốc tế dự báo phục hồi sớm trong năm 2021.
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Tổng quan dự án Ocean Luxury Villa By Radison Blu Cam Ranh
Cập nhật xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng cuối 2020: nhiều điều mới
Bạn đang xem bài viết Phú Yên: Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng Cao Cấp trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!