Cập nhật thông tin chi tiết về Quảng Trị Phát Huy Tiềm Năng, Thế Mạnh Về Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên Và Nhân Văn mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quảng Trị có tiềm năng lớn để phát triển du lịch mà không phải địa phương nào cũng có được. Tuy nhiên trong thời gian qua, phát triển du lịch ở đây còn chưa vững chắc và còn hạn chế. Tiềm năng du lịch khá đa dạng nhưng thiếu vốn đầu tư và các điều kiện khác nên mức độ khai thác còn thấp, hiệu quả chưa cao. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV xác định du lịch là một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương này.
So với các địa phương khác, Quảng Trị có tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên mà không phải địa phương nào cũng có được. Quảng Trị có vị trí đặc biệt, nằm ở trung độ của cả nước, có tuyến Quốc lộ 1A giao nhau với Quốc lộ 9, là tỉnh đầu cầu của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây về phía Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, nối liền Việt Nam-Lào và các nước trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Trị tận dụng lợi thế phát triển thương mại, dịch vụ du lịch.
Cùng với đó, Quảng Trị có hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, đồ sộ và độc đáo gồm 441 di tích, trong đó có các di tích đặc biệt quan trọng như: Đường mòn Hồ Chí Minh, Đường 9 – Khe Sanh, đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia, nhà tù Lao Bảo, đảo Cồn Cỏ, thành cổ Quảng Trị, khu lưu niệm nhà cố Tổng bí thư Lê Duẩn… Khu du lịch di tích lịch sử cách mạng gắn đường mòn Hồ Chí Minh được chọn là một trong hơn 20 khu du lịch trọng điểm của cả nước.
Quảng Trị cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái với 75km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy và đảo Cồn Cỏ; có nhiều cánh rừng nguyên sinh với nhiều động, thực vật quý hiếm như: Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, Khe Gió,…; có nhiều hang động, suối nước nóng và thác nước ở Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa.
Quảng Trị có nền văn hóa đặc trưng mang bản sắc văn hóa miền Trung và văn hóa các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều. Trong những năm qua, tại Quảng Trị đã có nhiều lễ hội cách mạng và dân gian độc đáo và đặc sắc được tổ chức như: Lễ hội Thống nhất Non sông, Lễ hội Tri ân Tháng Bảy, Lễ hội “Nhịp cầu Xuyên Á”; Lễ hội dân tộc ít người và tôn giáo như: ArieuPing, Kiệu La Vang… thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, ngành Du lịch Quảng Trị đã có bước phát triển. Công tác định hướng, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nhánh đã được quan tâm xây dựng làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển du lịch đúng hướng và bền vững lâu dài. Tại tỉnh Quảng Trị đã hình thành nhiều loại hình du lịch như: Du lịch hoài niệm hồi tưởng; Du lịch đường bộ qua hành lang kinh tế Đông-Tây; Du lịch sinh thái biển đảo; Du lịch lễ hội văn hóa, tâm linh… Đặc biệt là loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử chiến tranh thu hút được nhiều du khách, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và có đóng góp bước đầu cho nguồn thu ngân sách.
Tỉnh Quảng Trị cũng đã có nhiều đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; cơ sở hạ tầng, đã góp phần hình thành một mạng lưới thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được chú trọng đầu tư, trùng tu và tôn tạo, tạo nên một số điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch. Nhờ vậy, ngành Du lịch Quảng Trị đã phát triển với tốc độ khá cao với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 25%. Giai đoạn 2006-2010 là 20%. Doanh thu du lịch giai đoạn 2001-2005 là 24%, giai đoạn 2006-2010 là 28%.
Mặc dù ngành du lịch đã có sự tăng trưởng, nhưng hiện vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Phát triển du lịch tuy đã có định hướng, nhưng chưa tập trung nguồn lực vào các trọng tâm, trọng điểm. Chỉ số tăng trưởng du lịch khá cao, nhưng còn chưa ổn định và thiếu vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Hoạt động du lịch còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ, sức cạnh tranh còn thấp. Việc tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử còn chậm, chưa ngang tầm với ý nghĩa của các di tích. Các khu du lịch, điểm vui chơi giải trí, cơ sở văn hóa thể thao, các cơ sở sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du khách còn nghèo nàn. Phương tiện vận chuyển hành khách, hệ thống nhà hàng, khách sạn chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tượng khách du lịch,…. Bên cạnh đó, bộ máy làm công tác thông tin xúc tiến du lịch chậm được hình thành; chưa có chiến lược tuyên truyền thông tin quảng bá, xúc tiến thị trường; hoạt động lữ hành chưa chuyên nghiệp, chưa chủ động thị trường, thị phần khách ổn định, chưa đủ sức cạnh tranh với các hãng lữ hành lớn, thiếu chủ động tổ chức được các tour du lịch trọn gói có chất lượng cao.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV và chương trình hành động của UBND tỉnh Quảng Trị, xác định du lịch là một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Quảng Trị đã xây dựng Chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2020, với phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; vì lợi ích của nhân dân và các mục tiêu phát triển con người; gắn với việc giảm nghèo và chuyển đổi kinh tế. Việc phát triển du lịch, phải thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn minh của thế giới.
Trong giai đoạn này, Quảng Trị sẽ phát huy mạnh các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương, kết hợp việc hoàn thiện các sản phẩm du lịch với phát triển cơ sở vật chất kỷ thuật ngành Du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trước năm 2015, tạo sự đột phá sau năm 2015. Tỉnh sẽ tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng khu dịch vụ-du lịch Cửa Việt-Cửa Tùng-Cồn Cỏ; tôn tạo, bảo tồn và khai thác tốt giá trị các di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên, các di sản văn hóa phi vật thể; đẩy mạnh quảng bá, thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết. Xây dựng một số sản phẩm đặc trưng để phát triển thành thương hiệu mạnh, phục vụ khách du lịch.
Đến năm 2015 tỉnh Quảng Trị phấn đấu cơ bản hoàn thiện hạ tầng cơ sở du lịch, có từ 9-10 khách sạn, resort 3-5 sao. Đến năm 2020, hạ tầng cơ sở du lịch hoàn thiện theo hướng hiện đại, có khoảng 15-20 khách sạn, resort 3-5 sao, có 5-6 khu du lịch có quy mô và chất lượng tốt, đạt từ 2.300-3.000 phòng và 5.000-5.500 giường lưu trú đạt tiêu chuẩn. Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đạt doanh thu xã hội về du lịch năm 2015 là 1.100 tỷ đồng và năm 2020 là 1.500 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 15% và giai đoạn 2015-2020 là 12%. Tổng lượt khách đến Quảng Trị năm 2015 là 1,5 triệu lượt và năm 2020 là 2,5 triệu lượt khách.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Quảng Trị sẽ phải thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả. Tỉnh xác định quy hoạch phát triển du lịch trên 4 tuyến chính: tuyến phía Bắc: Đông Hà-Hàng rào điện tử Mc.Namara-Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn- Đôi bờ Hiền Lương- Cửa Tùng-Rú Lịnh-Vịnh Mốc,… Tuyến phía Nam gồm: Đông Hà-Thành cổ Quảng Trị – Khu lưu niệm nhà Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn-Chùa Sắc Tứ – Nhà thờ La Vang-Bãi tắm Triệu Lăng-Mỹ Thủy-Trằm Trà Lộc… Tuyến phía Tây gồm: Đông Hà-Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9-Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời-Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đakrông-Sân bay Tà Cơn – Đường mòn Hồ Chí Minh-Cứ điểm làng Vây-Nhà đày Lao Bảo-Khu thương mại Lao Bảo và một số bản dân tộc Pa Cô, Vân Kiều… Và tuyến biển gồm: Đông Hà-Cửa Việt-Cửa Tùng-Đảo Cồn Cỏ.
Cùng với đó, Quảng Trị cũng tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển du lịch và tập trung các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch; tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch,…/.
Nguyên Bình Phát Huy Tiềm Năng Thế Mạnh Du Lịch
Huyện Nguyên Bình được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh đẹp, động thực vật phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ. Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Để khai thác hiệu quả những tiềm năng này, trong những năm qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp phát triển hướng đến mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình).
Nguyên Bình – mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, có Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, gắn liền với cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt, đây là nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay. Thể hiện sự tôn kính và tri ân đối với những chiến sỹ tiên phong của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, huyện luôn coi trọng đầu tư Khu di tích và được nhiều dự án tham gia bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, trong đó có 4 điểm di tích: Địa điểm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; lán nghỉ và bếp ăn của đội; mỏ nước; đỉnh Slam Cao. Với ý nghĩa, tầm vóc sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.
Nguyên Bình nằm trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, có khí hậu mát mẻ với hệ động thảm thực vật phong phú.
Khí hậu Nguyên Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 20 độ C, vào mùa đông thấp nhất 0,6 độ C. Nguyên Bình là địa điểm duy nhất thường xuất hiện băng giá trên đỉnh núi Phia Oắc, Phia Đén thuộc xã Thành Công, thu hút nhiều khách hiếu kỳ đến tham quan thưởng ngoạn. Cũng tại địa điểm này hội tụ nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: hà thủ ô đỏ, tam thất, gà đen… và có nhiều núi cao, hang động. Vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mang đậm nét hoang sơ là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Đặc biệt, năm 2011, Công ty TNHH Xây dựng Miền Tây triển khai dự án trồng chè chất lượng cao theo hướng hàng hóa với các loại: trà xanh truyền thống, trà xanh thơm, trà xanh hương ô long, trà ô long, trà Đông Phương mỹ nhân, Hồng trà, trà Mao tiêm, trà Long Tỉnh, trà dẹt. Công ty còn đầu tư phát triển khu nghỉ dưỡng với nhiều hạng mục: lầu vọng cảnh thưởng trà, vườn hoa, nhà nghỉ đêm, nhà ăn, phòng hát, vật lý trị liệu, xông hơi, nhà sàn sinh thái. Hằng năm, công ty đón hơn 10.000 lượt khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Một biệt thự do người Pháp xây dựng tại xã Thành Công (Nguyên Bình).
Khu vực Phia Oắc - Phia Đén còn nhiều dấu tích của các nhà nghỉ của các sỹ quan cao cấp người Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX với các khu biệt thự, khu nhà nghỉ cuối tuần tại xã Phan Thanh. Ngày nay có thêm khu nuôi cá hồi, vườn hoa cẩm tú cầu tại xã Thành Công. Ở những khu vực này, đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với truyền thống, bản sắc văn hóa độc đáo còn được lưu giữ đến ngày nay, với các nghề nhuộm chàm, thêu trang phục dân tộc Dao Tiền. Đặc biệt, có các sản phẩm nông lâm nghiệp mang lại thu nhập kinh tế cao như: dong giềng, cây dược liệu, chè. Từ củ dong, người dân chế biến thành miến, món đặc sản của bản địa được thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Khu nghỉ dưỡng tại Phia Đén, xã Thành Công (Nguyên Bình).
Tự hào với những tiềm năng có được và báu vật thiên nhiên ban tặng, huyện Nguyên Bình đã triển khai thực hiện 2 chương trình phát triển du lịch đó là Chương trình số 05-Ctr/HU ngày 30/10/2015 của Huyện ủy về việc thực hiện phát triển nông, lâm, nghiệp và dịch vụ du lịch Phia Oắc – Phia Đén giai đoạn 2015 – 2020 và Chương trình số 10/CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, đến nay đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: nhân dân sinh sống tại các điểm du lịch có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái; các sản phẩm đặc sản, đặc trưng miến dong, chè đã được đóng gói, có bao bì nhãn mác riêng; các nghề thủ công truyền thống như thểu thổ cẩm, chạm bạc đa dạng về mẫu mã, phù hợp với nhu cầu, sở thích của du khách; các điểm tham quan dừng chân ngắm cảnh, pano thuộc Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng được đầu tư xây dựng tác động tích cực đến du lịch địa phương; các dự án cải tạo, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường 202 và 212 đã hoàn thành, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan trải nghiệm.
Một trong những nghề truyền thống của người dân địa phương.
Riêng năm 2018, huyện tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong xóm Hoài Khao thuộc xã Quang Thành giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vệ sinh môi trường. Hỗ trợ một số hộ dân làm điểm về chỉnh trang nhà ở, xây dựng công trình vệ sinh, nhà tắm gọn gàng, sạch sẽ để thu hút, phục vụ khách nghỉ lại. Duy trì và phát triển một số nghề truyền thống để phục vụ du lịch, trong đó: nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, sáng tạo các mẫu gồm, khăn quàng, các loại túi, mũ trẻ em… nhằm cung ứng sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách và cải thiện môi trường lao động cho đồng bào dân tộc trong vùng; khuyến khích nhân rộng nghề chạm khắc bạc, nâng cao trình độ tay nghề cho người dân, sáng tạo các mẫu mã để đa dạng hóa sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú, nhà hàng với các loại hình dịch vụ tiện ích, phong phú đa dạng. Xây dựng, thành lập lực lượng bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực, đảm bảo an toàn, tạo sự thân thiện, tin tưởng đối với du khách, từng bước đáp ứng yêu cầu của một ngành kinh tế mũi nhọn.
Những năm gần đây, khách đến với Nguyên Bình liên tục tăng, riêng đối với Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo và khu Phia Oắc – Phia Đén ước tính mỗi năm có trên 15.000 lượt khách đến thăm quan. Với những hoạch định của huyện đã và đang thực hiện, trong tương lai không xa, tin tưởng du lịch huyện Nguyên Bình sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nguyễn Thuấn – Nông Uyên
Lai Châu: Tiềm Năng Và Thế Mạnh
Với chuỗi hệ thống hang động độc đáo như: Tiên Sơn (Tam Đường), Pu Sam Cáp, Gia Khâu (thành phố Lai Châu), Tả Phìn (Sìn Hồ)… khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ của cao nguyên Sìn Hồ, nguồn tài nguyên rừng đa dạng sinh học với thảm thực vật phong phú và nền văn hóa đa sắc màu của 20 dân tộc, trong đó có 04 dân tộc chỉ Lai Châu mới có, Lai Châu hội đủ các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (sinh thái, cộng đồng, văn hóa và thám hiểm).
Một góc thành phố Lai Châu. (ảnh nguồn Internet).
Lai Châu có vị trí địa lý nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa và Điện Biên Phủ, có các quốc lộ (QL) 4D, QL32, QL 12 và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai nối Lai Châu với Hà Nội – Điện Biên – Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc); có hệ thống đường thủy Sông Đà và các hồ lớn tại các công trình thủy điện như: Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát và hiện nay đã có một số nhà đầu tư quan tâm, đến khảo sát để nghiên cứu xây dựng các khu điểm du lịch lòng hồ (như khu vực lòng hồ trung tâm xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn…); có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Động Tiên Sơn, thác Tác Tình huyện Tam Đường, động Pu Sam Cap Thành phố Lai Châu, núi Đá Ô tại Sìn Hồ, đặc biệt tại khu vực xã Nùng Nàng gần động Pu Sam Cáp đã có Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến khảo sát, nghiên cứu để xây dựng khu du lịch tâm linh.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều địa danh gắn liền với lịch sử như: Nhà văn hóa bản Lướt ở xã Mường Kim, huyện Than Uyên; Dinh thự Đèo Văn Long, Bia Lê Lợi thuộc huyện Nậm Nhùn…; những nét độc đáo của các phiên chợ vùng cao như: chợ San Thàng, chợ Dào San, chợ Mường So…; nhiều lễ hội đặc sắc, truyền thống của các dân tộc như: Lễ hội Gầu tào, Tú Tỉ, Nàng Han, Xòe Chiêng… Với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực phong phú của 20 dân tộc anh em là những tiềm năng, thế mạnh để khai thác, phát triển du lịch văn hóa.
Đặc biệt, Lai Châu có hệ thống thảm thực vật phong phú trong quần thể sinh thái khu vực đỉnh núi PuTaLeng, núi Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 3.049m ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, thắng cảnh khu du lịch đèo Hoàng Liên Sơn, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ (có độ cao trên 1.500m) có chế độ khí hậu mát mẻ. Về phát triển du lịch cộng đồng đã hình thành và bắt đầu được các tạp chí Du lịch của thế giới và trong nước biết đến như các điểm du lịch cộng đồng: Sin Suối Hồ, Mường So (huyện Phong Thổ), Bản Hon, Hồ Thầu, Nà Tăm (huyện Tam Đường), Pú Đao (huyện Nậm Nhùn)… Hệ thống cảnh quan thiên nhiên do nhân tạo như ruộng bậc thang vùng cao của các huyện biên giới đã có từ lâu đời.
Trong lòng đất, Lai Châu được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho một kho báu tài nguyên khoáng sản như: Kim loại màu (đồng, vàng, chì). Đặc biệt, mỏ đất hiếm Đông Pao (huyện Tam Đường) có trữ lượng lớn nhất Việt Nam, 5 triệu tấn ô xít và thân quặng quý hiếm F3, F7 phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp điện tử.
Đặc thù là tỉnh có diện tích lớn, có chế độ khí hậu trung tính và ôn hòa, không bị ảnh hưởng của gió Lào khô hanh như các tỉnh giáp Lào, không có mưa phùn gió bấc như vùng đồng bằng Bắc bộ, một số địa bàn vùng cao trên 1.200m có khí hậu quanh năm mát mẻ; thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chất lượng cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có những cánh đồng mẫu lớn như cánh đồng Mường Than, huyện Than Uyên; Bình Lư, huyện Tam Đường; Mường Khoa, huyện Tân Uyên; Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ với diện tích hàng nghìn ha, có thể trồng và chế biến lúa gạo chất lượng cao với giống lúa đặc sản như Sén Cù, Khẩu Ký… sản lượng trên 10.000 tấn/năm. Với lợi thế có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, Lai Châu cũng có nhiều tiềm năng để phát triển vùng trồng các loại rau, hoa và cây dược liệu có giá trị kinh tế cao ở các xã Bản Bo, Sơn Bình huyện Tam Đường, cao nguyên Sìn Hồ. Bên cạnh đó, Lai Châu vẫn còn nhiều diện tích đất trống chưa sử dụng có thể trồng, phát triển cây công nghiệp tập trung, quy mô lớn với hình thức liên kết sản xuất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như chè, cao su…
Đối với cây chè, toàn tỉnh Lai Châu hiện có gần 3.410 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Uyên, Tam Đường và thành phố Lai Châu với 3 nhà máy và trên 100 cơ sở sản xuất, chế biến, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng, đã và đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng như: Chè Than Uyên, chè Tam Đường. Đến năm 2020, tỉnh Lai Châu có kế hoạch trồng mới 2.200 ha cây chè ở huyện Than Uyên (xã Tà Mung 200 ha), Tân Uyên (xã Pắc Ta 300 ha; xã Mường Khoa và Pú Tra 500 ha), Tam Đường (xã Bản Bo và Sơn Bình 200 ha), Sìn Hồ (xã Xà Dề Phìn 200 ha; xã Tả Ngảo 200 ha), Nậm Nhùn (xã Nậm Pì 200 ha).
Cùng với cây chè, chương trình phát triển cây cao su đã và đang trở thành hướng đi đột phá trong phát triển Nông – Lâm nghiệp của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh đã chủ động nghiên cứu, quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền với quy mô khoảng 30.000 ha tại các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ, Than Uyên. Tính đến hết năm 2015, tỉnh đã thu hút được 03 công ty cổ phần cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam vào đầu tư với tổng diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh đạt 13.594 ha. Do phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên số diện tích cao su đã trồng hiện nay đang sinh trưởng, phát triển tốt và địa phương cũng đang tiếp tục mở rộng diện tích, phấn đấu hoàn thành mục tiêu quy hoạch.
Ngoài ra, Lai Châu còn có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú. Toàn tỉnh hiện có 402.466 ha đất có rừng, có hệ thống thảm thực vật đa dạng, đặc biệt thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với nhiều loại sản phẩm lâm sản có giá trị cao như nghiến, táu, pơ mu… Song tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 mới đạt 45,2%. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng và chế biến cây quế ở khu vực Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên với diện tích quy hoạch tập trung là 3.000 ha; trồng và chế biến Sơn Tra (cây Táo mèo) với quy mô khoảng 1.000 ha tại khu vực Nậm Sỏ, Nậm Cần, huyện Tân Uyên.
Do đặc điểm địa hình núi cao trên 1.000 mét phân bố ở nhiều nơi, đặc biệt là các xã vùng cao, biên giới và là nơi tập trung diện tích rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ quanh năm, dưới tán rừng có một số loài cây dược liệu quý như Tam Thất đen, Thảo quả, nhiều loài cây quý có thể làm thuốc nam, thuốc bắc, có thể chữa được một số bệnh hiểm nghèo và các loại bệnh thông thường, được đồng bào các dân tộc thiểu số lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tại khu vực cao nguyên huyện Sìn Hồ đã có dự án đầu tư xây dựng, chế biến cây dược liệu như actiso, đỗ trọng, đẳng sâm, đương quy… Tại huyện Mường Tè đã thí điểm xây dựng Đề án sưu tầm, bảo tồn và phát triển cây Tam Thất đen… Như vậy, trên địa bàn tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển các loại cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, tỉnh Lai Châu rất mong các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát và trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu quý như: Sâm Ngọc linh, Sâm Cao ly, Nấm Linh chi, Tam thất đen, Đỗ trọng…
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông suối dày đặc thuộc hệ thống Sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu. Song song với việc đầu tư các công trình thủy điện lớn, đặc biệt là hệ thống các hồ thủy điện có dung tích lớn như thủy điện: Sơn La (dung tích 9,6 tỷ m3 nước), Lai Châu (dung tích 1,25 tỷ m3 nước), Huội Quảng (dung tích 185 triệu m3 nước), Bản Chát (dung tích 2,1 tỷ m3 nước). Nhiều vị trí bụng hồ trên sông có diện tích bề mặt rộng với bán kính từ 2 đến 3 km, mực nước sâu vài chục mét, là điều kiện rất thuận lợi, lý tưởng để phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên hồ.
Để phát huy tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư, Lai Châu đã xây dựng Đề án phát triển vùng kinh tế động lực dọc Quốc lộ 32, tại khu vực Phúc Than, huyện Than Uyên. Đây là vùng trung tâm có tiềm năng phát triển liên kết với 8 huyện thuộc các tỉnh lân cận (Lào Cai, Sơn La), với quy mô dân số, lao động và tiềm năng phát triển kinh tế lớn, từ đây đến trung tâm các huyện lân cận của các tỉnh bạn rất gần (chỉ khoảng 50 đến 100 km). Hiện nay, tỉnh đã lập quy hoạch chung để phát triển Khu công nghiệp Phúc Than (huyện Than Uyên) và dự kiến quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phúc Than nằm sát Khu công nghiệp Phúc Than với định hướng mở rộng, nâng cấp thị trấn Than Uyên trở thành đô thị loại II và nâng cấp thành Thị xã sau năm 2020. Điều quan trọng nhất cũng là thế mạnh của địa phương, là tiềm lực con người, với nguồn lao động phổ thông dồi dào sẵn có, Nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng giải quyết được những vấn đề, mục tiêu đột phá mà Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh đề ra.
Du Lịch Kon Tum: Tiềm Năng Và Thế Mạnh
Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp như Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là 1 trong 31 khu vực có tiềm năng phát triển Khu du lịch chuyên đề quốc gia. Vườn quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với loại sâm quý được ghi vào sách đỏ… Những điểm du lịch hấp dẫn
Kon Tum có tiềm năng lớn về thủy điện với trên 13.419 ha diện tích mặt hồ thủy điện. Ngoài chức năng cung cấp điện, thì hồ chứa nước và cảnh quan xung quanh của chúng cũng là những điểm du lịch hấp dẫn như: Thủy điện Yaly, Thủy điện Pleikrông… Thêm vào đó, địa hình của Kon Tum chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, phong cảnh tự nhiên còn hoang sơ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh…
Kon Tum là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hình như: văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, ngôn ngữ, chữ viết, chạm khắc, hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát…
Với hơn 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 54%, có 7 dân tộc bản địa cư trú từ lâu đời như: Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Ba Na, Gia Rai, H’rê, Brâu và Rơ Măm và một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến, mỗi một dân tộc lại có những đặc điểm, phong tục, tín ngưỡng riêng, tạo nên các giá trị văn hoá vừa đa dạng, phong phú, vừa đặc sắc của đồng bào dân tộc Bắc Tây Nguyên.
Kon Tum có rất nhiều làng, bản với những nếp nhà sàn nguyên sơ được gìn giữ qua nhiều thế hệ, cuộc sống quần cư thanh bình với các sinh hoạt văn hoá đặc sắc… thực sự là sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, một trong những nét văn hóa đặc sắc vô cùng nổi bật và không thể không nhắc đến đó là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, trong đó tỉnh Kon Tum vinh dự được đóng góp hai bộ chiêng Tha của người dân tộc Brâu. Các công trình, di tích kiến trúc văn hoá, nghệ thuật như: Nhà thờ gỗ, Chùa Bác Ái, Toà giám mục Kon Tum cũng thu hút một lượng du khách lớn khi đến Kon Tum.
Kon Tum là vùng đất có lịch sử lâu đời, truyền thống cách mạng hào hùng với các di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng cấp Quốc gia như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Di tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (Kon Plông); Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh; Di tích chiến thắng Plei Cần, với các dữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn, hiện đang được tôn tạo, bảo quản sẽ giúp nhiều cho du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hoá của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum; Ngã ba Đông Dương và đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại lịch sử Cách mạng Việt Nam, đang có sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch tưởng niệm, thăm chiến trường xưa.
Con đường di sản miền Trung và Tây Nguyên
Nổi bật trong tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Kon Tum là lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y- một địa điểm trung chuyển quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông Tây. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có vị trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và giao lưu quốc tế. Giáp ranh với CHDCND Lào 30 km, Vương quốc Campuchia 25 km, đây là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch Kon Tum phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch Carnaval đang trở nên phổ biến như hiện nay, mở rộng hành trình du lịch Con đường di sản miền Trung và Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
Bên cạnh những tiềm năng sẵn có của địa phương, ngành du lịch Kon Tum được Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh rất quan tâm chú trọng phát triển. Theo đó, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của ngành, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2010, lượng khách du lịch đến Kon Tum liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Năm 2001 Kon Tum mới chỉ đón được 17.267 lượt khách du lịch thì đến năm 2010 đã đạt 125.500 lượt khách, tăng gấp 6,68 lần so với năm 2001, năm 2012 đón hơn 90 ngàn lượt khách du lịch, tăng 26% so với năm 2011.
Trong xu thế phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam hiện nay, Kon Tum được xác định là đầu mối cho các tuyến du lịch trong nước và quốc tế quan trọng như: Tuyến du lịch Con đường xanh Tây Nguyên, tuyến du lịch hành trình di sản Đông Dương, tuyến du lịch Carnaval đi qua các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam… Loại hình du lịch Carnaval hiện đang phát triển mạnh và cửa khẩu quốc tế Bờ Y là một trong các cửa khẩu được lựa chọn để các đoàn xe Carnaval đi qua và làm thủ tục xuất nhập cảnh. Từ Kon Tum du khách còn có thể đi thăm Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, nối tour đến các điểm du lịch khác trong cả nước cũng như đón khách từ các tỉnh về.
Kon Tum đang dần nâng cao vị thế của mình trong hệ thống tuyến điểm du lịch Quốc gia và trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Sự phát triển mạnh du lịch đường bộ nội khối đã khiến khách du lịch ASEAN đang trở thành nguồn khách đến quan trọng không chỉ đối với Kon Tum mà còn đối với khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước./.
Nguồn: Du lịch Việt Nam
Bạn đang xem bài viết Quảng Trị Phát Huy Tiềm Năng, Thế Mạnh Về Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên Và Nhân Văn trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!