Cập nhật thông tin chi tiết về Sa Pa Đẩy Mạnh Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mờ sương SaPa. (nguồn: sapa.dulichvietnam)
Theo Quy hoạch, Khu du lịch quốc gia Sa Pa thuộc địa bàn toàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 1.500 ha.
Định hướng phát triển thành 1 Đô thị du lịch Sa Pa và 4 phân khu du lịch gồm: Bản Khoang – Tả Giàng Phình (thuộc xã Bản Khoang và Tả Giàng Phình); Tả Phìn (thuộc xã Tả Phìn); Tả Van – Séo Mý Tỷ (thuộc xã Tả Van) và Thanh Kim (thuộc xã Thanh Kim), có sự kết nối với huyện Bát Xát.
Theo định hướng phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch chính của Sa Pa hướng tới là: sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng. Trong đó, Sa Pa đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để tận hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa của người dân bản địa theo các chương trình du lịch “Sa Pa – xứ sở của các chương trình du lịch đi bộ dã ngoại hấp dẫn” và “Sa Pa – Vùng đất của sự trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”; sản phẩm du lịch “Chinh phục đỉnh cao” gắn với đỉnh Fansipan, nóc nhà Đông Dương (huyện Sapa), đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhìu Cù San, thiên đường săn mây của giới trẻ (huyện Bát Xát); du lịch nghỉ dưỡng ngắm tuyết rơi vào mùa đông.
Sản phẩm du lịch bổ trợ gồm: du lịch tâm linh gắn với hệ thống đền, chùa trong tổ hợp vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; các điểm di tích tâm linh trong khu vực; từng bước kết nối với các điểm di tích ở khu vực lân cận; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống; du lịch thương mại gắn với tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với các hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh thái gắn với giáo dục môi trường; du lịch thể thao mạo hiểm…
Về tổ chức không gian phát triển du lịch, Sa Pa phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia Hoàng Liên (huyện Sa Pa), khu bảo tồn tự nhiên Bát Xát (huyện Bát Xát); các điểm du lịch cộng đồng tại các bản làng dân tộc: Cát Cát, Lao Chải, bản Dền, Nậm Cang và bản Sài (huyện Sa Pa); Lũng Pô II, bản Xèo, Sàng Ma Sáo và Dền Sáng (huyện Bát Xát); các điểm tham quan: Thung lũng Mường Hoa; bãi đá cổ, thác Bạc, thác Tình yêu và động Tả Phìn (huyện Sa Pa); cầu Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô và động Mường Vi (huyện Bát Xát).
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phấn đấu đến năm 2020, Khu du lịch Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Trước năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu, và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Khu du lịch Sa Pa phấn đấu năm 2020 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu lượt khách.
Sa Pa: Chậm rãi và vội vã
Một miền sơn cước lặng lẽ và mộc mạc ẩn mình trong bồng bềnh mây núi nhưng luôn ẩn chứa bao điều kỳ diệu. Cho …
Băng giá có thể tràn ngập Sa Pa dịp Giáng sinh
Giáng sinh này, Sa Pa (Lào Cai) sẽ lạnh nhất so với nhiều năm trước, du khách và người dân có thể được thưởng thức …
Xây Dựng Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc, Đẳng Cấp Quốc Tế Tại Sa Pa
10:27 27-03-2019
:731
Laocaitv.vn – Với mục tiêu xây dựng các sản phẩm du lịch vừa mang tính đặc sắc vùng miền, vừa mang tầm đẳng cấp quốc tế tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với huyện tham mưu nghiên cứu, tiến hành xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.
Trong đó, phấn đấu mỗi tháng hoặc mỗi quý trong năm phải có một sản phẩm du lịch đặc trưng, mang thương hiệu Sa Pa, có thể lồng ghép với lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đối với ruộng bậc thang Sa Pa đang tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo cho Việt Nam, nhất là sau khi được tạp chí Du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới; website nổi tiếng thế giới Mother Nature cũng bình chọn là một trong 30 điểm đến đẹp nhất thế giới. Do đó, tỉnh chỉ đạo phải tăng cường bảo tồn và truyền thông rộng rãi về giá trị của sản phẩm du lịch độc đáo này.
Về hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung đã có trong thỏa thuận hợp tác với vùng Nouvelle – Aquitaine (Cộng hòa Pháp) gồm: Hoạt động dù lượn tại các tuyến Sa Pa – Thanh Kim – Bản Hồ; Sa Pa – Hang Đá – Hầu Chư Ngài – Sử Pán; Sa Pa – Séo Mý Tỷ; hoạt động leo thác nước, vượt thác tại các điểm thác Bạc, thác Tình yêu, thác Lavie (xã Bản Hồ); hoạt động leo vách đá tại núi đá Ô Quý Hồ Km 7 và điểm Hầu Thào; hoạt động du lịch trên không tại khu vực rừng già gần thác Tình yêu; hoạt động lưu trú đặc biệt tại khu vực hồ thủy điện Séo Mý Tỷ.
Phương Liên
Đẩy Mạnh Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Cao Bằng
Là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Cao Bằng có lợi thế để phát triển du lịch với các điểm di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: thác Bản Giốc (Trùng Khánh), khu sinh thái Phia Oắc, Phia Đén (Nguyên Bình), khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng), rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình), khu di tích Chiến thắng chiến dịch biên giới 1950… bên cạnh đó còn có các điểm di sản địa chất nổi bật.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo cho biết, xác định phát triển du lịch là mục tiêu trọng tâm, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng Chương trình phát triển du lịch, với mục tiêu đến năm 2020 đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu dịch vụ. Tính đến 9 tháng năm 2017, lượng khách đạt 747.510 lượt, đạt 88% kế hoạch năm, tăng 22% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 40.364 lượt, tăng 39%, khách nội địa đạt 707.146 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ; doanh thu 149,6 tỷ, đạt 86% kế hoạch năm, tăng 19% so với cùng kỳ; tăng trưởng du lịch đạt 22,4%.
Tại tọa đàm, hơn 40 đại diện doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia du lịch đã thẳng thắn trao đổi và đánh giá khách quan về hoạt động du lịch tại các điểm đến ở Cao Bằng, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác quy hoạch, quản lý điểm đến, về cơ chế, chính sách… để từ đó đề xuất các giải pháp, tìm ra những sản phẩm du lịch đặc trưng của Cao Bằng.
Bên cạnh khu di tích Pác Bó, khu du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao đang được khai thác khá tốt, là điểm nhấn của du lịch Cao Bằng, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần khai thác hợp lý và bền vững, tăng cường công tác bảo vệ bảo tồn hang động một cách tuyệt đối, cải thiện nhà vệ sinh, công tác bảo vệ môi trường ở khu du lịch thác Bản Giốc, nâng cao hạ tầng giao thông, đường đi thuận tiện hơn cho khách du lịch trong quá trình ngắm cảnh tại các khu du lịch này. Các doanh nghiệp đề xuất khu vực Trùng Khánh cần có thêm nhiều nhà hàng, khách sạn hơn để thuận tiện cho các đơn vị lữ hành triển khai thu hút phục vụ khách du lịch.
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thiện hồ sơ “Công viên địa chất non nước Cao Bằng” trình UNESCO xem xét công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu, trong đó xác định 3 tuyến du lịch trọng điểm gồm: tuyến du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phia Oắc – vùng núi của những đổi thay” (huyện Nguyên Bình); tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (huyện Hòa An, Hà Quảng); tuyến du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” (4 huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang). Theo lộ trình, UNESCO sẽ xem xét đanh giá các hồ sơ công viên địa chất, trong đó có hồ sơ Công viên địa chất non nước Cao Bằng vào quý 4 năm 2017 và sẽ công bố kết quả vào đầu năm 2018.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Thị Thanh Hương ghi nhận những ý kiến đề xuất của UBND tỉnh Cao Bằng cũng như các doanh nghiệp, đồng thời cho biết trước mắt TCDL sẽ tổ chức Hội thảo khoa học phát triển du lịch Cao Bằng vào tháng 1/2018; có những chương trình hỗ trợ Cao Bằng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thuyết minh viên du dịch và phát triển du lịch homestay… Phó Tổng cục trưởng cũng đề xuất tỉnh Cao Bằng nên song song hai hướng vừa tìm các nhà đầu tư chiến lược vừa quan tâm tới phát triển du lịch cộng đồng; tập trung thị trường khách châu Âu, khách nội địa và khách du lịch biên mậu; giữa Cao Bằng và Long Châu (Trung Quốc) và các tỉnh lân cận; tăng cường quảng bá qua kênh truyền thông số; giữ gìn bản sắc đồng bào dân tộc đồng thời quan tâm vấn đề môi trường, cải thiện giao thông… Phó Tổng cục trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp lữ hành tham gia đoàn khảo sát nghiên cứu xây dựng các tour đưa khách lên Cao Bằng thúc đây phát triển du lịch nơi đây. Với các đơn vị báo chí truyền thông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về điểm đến, con người Cao Bằng – miền đất đẹp nhưng còn đang ngủ quên.
Cũng nhân dịp này, Tổng cục Du lịch phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) trao tặng cho UBND tỉnh Cao Bằng hai video cảnh quan các điểm đến du lịch ở Cao Bằng, đặc biệt là vẻ đẹp Phục Hòa, phục vụ cho công tác giới thiệu, quảng bá du lịch của địa phương.
Hoa Trang
Văn Hóa Ẩm Thực: Sản Phẩm Du Lịch Việt Đặc Sắc
BNEWS Hiện nay, xu hướng khách du lịch trên thế giới mong muốn được trải nghiệm khám phá miền đất mới thông qua các giá trị văn hóa, ẩm thực của vùng đất đó.
Do vậy, du lịch kết hợp với những trải nghiệm văn hóa ẩm thực, không chỉ mang đến cảm giác thú vị cho du khách, đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp địa phương phát triển kinh tế du lịch thông qua giới thiệu ẩm thực đến du khách.
Du lịch văn hóa ẩm thực cùng người địa phương
Xuất phát từ một người yêu thích du lịch, ẩm thực, đồng thời mong muốn quảng bá đặc sản truyền thống dân tộc, gần một năm nay, chị Minh Cúc, sống tại quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là người tự thực hiện nhiều tour du lịch văn hóa ẩm thực dành cho du khách là bạn bè, người thân.
Đây là tour du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực người Hoa Chợ Lớn phi lợi nhuận, do chị thiết kế diễn ra trong ngày, bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Theo đó, du khách sẽ đi tham quan các địa danh nổi tiếng tại các quận 5, 11, 6 như Chùa Ông, Chùa Bà, Nhà thờ Cha Tam, Miếu thờ Tổ Kim Hoàn, uống nước sâm, dùng cơm trưa của người Hẹ, uống café vợt, thưởng thức hủ tiếu Tường Ký đã hơn 100 năm tuổi.
Sau nhiều tour thực tế, điều thích thú nhất là du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc trưng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn được nghe những câu chuyện “hậu kỳ” được truyền miệng trong dân gian của các món ngon, hay địa danh tham quan.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước biết đến tour của chị Minh Cúc qua sự truyền miệng của du khách, đồng thời mong muốn được hợp tác, mở rộng tour du lịch sản phẩm mới này đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Chia sẻ về dự định trong năm 2017, chị Minh Cúc cho biết, chị vẫn còn nhiều dự án ấp ủ, trong đó có việc tự làm tour du lịch văn hóa ẩm thực vào ban đêm.
Để cho tour trở nên đa dạng, sinh động hơn, chị Minh Cúc cho biết sẽ đưa du khách đến các lớp học làm bánh để du khách có thêm những trải nghiệm thực tế thú vị.
Để du lịch văn hóa ẩm thực phát triển
Phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia du lịch đánh giá góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Theo Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực là yếu tố quan trọng để thu hút du khách.
Việt Nam có đầy đủ tố chất để trở thành bếp của thế giới với những món ăn 3 miền đa dạng, phong phú.
Một lợi thế nữa là, ẩm thực Việt Nam rất được thế giới ưa chuộng.
Có nhiều món ăn Việt Nam được bạn bè quốc tế học hỏi và kinh doanh như: bún, hủ tiếu, phở…
Từng đến Việt Nam nhiều lần, “Vua đầu bếp” Martin Yan, nhìn nhận: Ẩm thực Việt Nam gần như hoàn hảo.
Điều cần thiết nhất hiện nay là làm thế nào để tập hợp lại một cách hệ thống, xây dựng kế hoạch quảng bá dài hạn qua các kênh truyền hình nước ngoài, internet, các ấn phẩm du lịch… để đông đảo bạn bè quốc tế biết đến.
Một số chuyên gia ẩm thực nhận định, để ẩm thực Việt Nam có thể lan tỏa sâu rộng khắp thế giới, cần xây dựng các sản phẩm du lịch chuyên về ẩm thực hay các tour có lồng ghép việc học và tập chế biến những món ngon thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hóa của từng đia phương, sẽ góp phần nâng tầm ẩm thực tại địa phương, đồng thời góp phần thu hút đông đảo du khách quốc tế tìm đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua con đường ẩm thực.
Ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú, thuận lợi để phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, mặt hạn chế của du lịch ẩm thực Việt Nam là nạn chèo kéo, chặt chém ở một số nơi, tình trạng quản lý chưa chặt chẽ đối với vệ sinh, an toàn thực phẩm…
“Việt Nam chưa có tư tưởng chiến lược cũng như hệ thống giải pháp hiệu quả, do đó, cho đến nay, mới chỉ khai thác ẩm thực như một yếu tố trong du lịch chứ chưa hình thành du lịch ẩm thực với tư cách một loại hình du lịch chuyên biệt”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền chia sẻ.
Với mong muốn tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách trong và ngoài nước đến Thành phố tham quan, lưu trú, trong những năm qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thường xuyên tổ chức các hoạt động liên hoan, lễ hội ẩm thực như: Liên hoan ẩm thực món ngon các nước, Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam… giới thiệu nét ẩm thực đặc sắc tại thành phố đến với du khách.
Đại diện Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố hiện đang xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và khai thác thế mạnh của thành phố, trong đó có sản phẩm du lịch ẩm thực, tập trung cho khách du lịch quốc tế kết hợp tham quan và học tập, chế biến ẩm thực tại thành phố.
Trong năm 2017, ngành du lịch thành phố sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp thu hút nhiều du khách hơn nữa đến tham quan, lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc giới thiệu thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc trưng riêng.
Trong đó, có việc phát huy và khai thác thế mạnh về ẩm thực phục vụ du lịch, chủ yếu tại các làng du lịch; khu du lịch; tham quan và kết hợp tìm hiểu ẩm thực…/.
Bạn đang xem bài viết Sa Pa Đẩy Mạnh Các Sản Phẩm Du Lịch Đặc Sắc trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!