Xem Nhiều 5/2023 #️ Sở Hữu Bãi Biển Tuyệt Đẹp Nhưng Vì Sao Ninh Thuận Không Phát Triển Được Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng? # Top 10 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 5/2023 # Sở Hữu Bãi Biển Tuyệt Đẹp Nhưng Vì Sao Ninh Thuận Không Phát Triển Được Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sở Hữu Bãi Biển Tuyệt Đẹp Nhưng Vì Sao Ninh Thuận Không Phát Triển Được Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng? mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nơi “nắng như rang, gió như phan”

Nhắc đến Phan Rang, Ninh Thuận nhiều người chỉ biết đến bãi biển Ninh Chữ hay Vịnh Vĩnh Hy. Thật ra, Ninh Thuận còn nhiều nơi tiềm năng. Bản thân tỉnh Ninh Thuận cũng xác định du lịch trở thành ngành thứ 2 trong 6 nhóm ngành kinh tế trụ cột của tỉnh này nhưng hàng chục năm qua vẫn còn những khoảng cách khá lớn so với các tỉnh lân cận.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, tổng quỹ đất của tỉnh có 335,8 nghìn ha, bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, lãnh hải nội thủy rộng khoảng 1.800 km2, nằm trong vùng nước trồi. Vùng biển Ninh Thuận không có đảo, nhiều núi đá nhô ra biển tạo điều kiện để hình thành cảng biển, phát triển du lịch hiệu quả.

TS. Trần Du Lịch, trưởng nhóm tư vấn Vùng duyên hải miền Trung từng nhận định, thiên nhiên ưu đãi cho vùng biển Ninh Thuận những lợi thế để phát triển ngành du lịch. Với bờ biển thoai thoải, sạch đẹp, với nhiều vùng biển sâu, nhiều chân núi đâm ra biển kiến tạo nên những vũng, vịnh, cồn tuyệt đẹp, Ninh Thuận rất thích hợp trong việc xây dựng cảnh quan du lịch sinh thái.

“Vịnh Vĩnh Hy là bức tranh hoang sơ của núi và biển kêu gọi khách du lịch ưa thích mạo hiểm tìm đến khám phá, đây là một quần thể hài hòa bao gồm những bãi cát trắng sạch, đẹp, những dãy núi đá xếp chồng lên nhau, những hang động, núi rừng với môi trường và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên thủy… Đây là những lợi thế để Ninh Thuận phát triển ngành công nghiệp du lịch, những dự án du lịch tầm cỡ quốc tế”, TS. Trần Du Lịch gợi ý.

Tuy nhiên, theo lý giải của các nhà khoa học, Ninh Thuận được bao bọc 3/4 lãnh thổ bởi những dãy núi cao, như những chiếc bình phong chắn những luồng gió mùa Đông – Bắc và Tây – Nam mang mây và mưa tới vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Vì vậy, vùng trời Ninh Thuận luôn trong xanh, nắng chói chang và có lượng mưa thấp nhất toàn quốc, mỗi năm chỉ có trên dưới 50 ngày mưa, lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng trên dưới 700 mm (trong khi đó, lượng mưa bình quân của Nha Trang là 1356 mm, ở Phan Thiết là 1187 mm).

Ngược lại, những khe núi hẹp và cửa biển hẹp lại tạo nên cái “phễu đón gió”, tạo điều kiện cho những luồng gió biển thổi mạnh vào lòng chảo Ninh Thuận, cộng với khí hậu khô nóng nên về mùa khô, cả vùng Ninh Thuận gió cát mịt mù trên những cánh đồng khô hạn, nắng cháy như sa mạc.

Một yếu tố khác, Ninh Thuận là địa phương nằm chính giữa của “tam giác du lịch” Nha Trang – Đà Lạt – Phan Thiết, vì thế ngành du lịch của Ninh Thuận có cơ hội để phát triển song lại gặp thách thức không nhỏ trong việc cạnh tranh để “lưu khách” tại địa phương với những điểm du lịch nổi tiếng nói trên.

Chính vì những lý do trên mà nhiều chủ đầu tư đã một thời hào hứng “rót” tiền tỷ vào các dự án resort ở đây nhưng sau một quá trình ngắn triển khai đã “bỏ của chạy lấy người”.

Nhà đầu tư vội đến – vội đi

Theo tìm hiểu, từ năm 2000 đến nay, tỉnh này đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng, gồm dự án Resort Spa nho, trang trại nho, nhà máy rượu vang nho Ninh Thuận; dự án du lịch Bãi Thùng; dự án khu du lịch Bình Tiên; dự án Khu du lịch sinh thái Resort Ganesa Ninh Thuận – Khu biệt thự nhà vườn và dự án khu đô thị mới Đông Bắc với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng…

Tuy nhiên, đến nay so với cam kết trên địa bàn tỉnh có hàng chục dự án triển khai không bảo đảm tiến độ, một số dự án vẫn còn nằm trên giấy… Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại và tích cực tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, nhưng kết quả không như mong muốn. Đến nay nhiều dự án resort trên địa bàn tỉnh không một bóng người.

Thật vậy, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay ngoài khu vực vịnh Vĩnh Hy có một vài dự án resort quy mô 3 sao đang hoạt động, còn lại nhiều dự án khác trải dài trên tuyến đường ven biển (Yên Ninh) đang bị bỏ hoang.

Hay như dự án khu du lịch “khủng” Bình Tiên được cấp phép đầu tư từ năm 2005, với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, trên diện tích 190ha. Theo kế hoạch dự án được chia làm 2 giai đoạn để thực hiện. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ đồng loạt thi công các hạng mục: Tổ hợp khách sạn trung tâm intercontinental, sân Golf quốc tế 18 lỗ, cảng tàu đón khách du thuyền.

Năm 2009, dự án khởi công hoành tráng nhưng sau đó tạm ngưng. Vào đầu năm 2011, chủ dự án lại rầm rộ phát lệnh thi công và cam kết đi vào hoạt động cuối năm 2012, nhưng rồi vẫn là lời hứa.

Ngoài ra, một số dự án khu đô thị ven biển được cấp phép từ năm 2011 đến nay cũng chỉ là bãi đất trống. Điển hình như dự án nhà hát đa năng nằm ngay công viên biển Bình Sơn – Ninh Chữ do Tập đoàn Thanh niên đầu tư, đến nay cũng chưa ra hình hài gì!

Điển hình trong số đó còn có Dự án Khu Đô thị du lịch biển Bình Sơn (25 ha, tổng vốn đầu tư hơn 800 tỷ đồng) và Khu đô thị Đông Bắc (khu K1, Quảng trường 16/4, diện tích 60 ha, vốn đầu tư 800 tỷ đồng) do Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Thành Đông làm chủ đầu tư.

Dự án này cũng đã được cấp phép đầu tư hơn 5 năm nay, nhưng vẫn chỉ là bãi đất trống. Ngày 27/8 vừa qua, nhân sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận năm 2016, chủ đầu tư đã tái khởi công lại dự án.

Đi sâu vào khu vực biển Cà Ná – nơi được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng của tỉnh thì la liệt dự án resort hoang tàn, “trùm mền” nhiều năm liền. Điển hình như một dự án khu nghỉ dưỡng chạy dọc theo tuyến đường sắt Bắc – Nam, có mặt tiền biển gần 700m đã bỏ hoang gần 10 năm nay, trở thành nơi trú ngụ cho trâu bò và các loại gia súc khác.

Những dự án đang bỏ hoang trên bãi biển Ninh Thuận

Ninh Thuận sở hữu hơn 100km bờ biển còn hoang sơ nhưng rất ít dự án resort hoạt động hiệu quả.

Một khu du lịch với 10 biệt thự biển không ai ở.

Tuyến đường ven biển Ninh Thuận – cung đường du lịch khá đẹp không nơi nào có được nhưng chỉ mới ở dạng tiềm năng.

Những hình ảnh trên cho thấy hàng loạt biệt thự biển vẫn còn bị bỏ hoang.

Một dự án resort trên bãi biển Cà Ná không một bóng người.

Bãi biển Cá Ná vẫn còn hoang sơ, nhiều năm qua một số dự án cắm mốc xí đất nhưng không đầu tư.

Vịnh Vĩnh Hy – thiên đường du lịch nhưng chỉ có người dân địa phương sinh sống nhỏ lẻ.

Khu công viên biển Bình Sơn – Ninh Chữ có nhiều dự án vẫn còn bỏ hoang.

Dự án khu đô thị biển Bình Sơn sau nhiều năm “bất động”, cuối tháng 8 vừa qua đã tái khởi động.

Nằm trước mặt bờ biển Cà Ná, cạnh tuyến đường sắt Bắc – Nam và được bao bọc bởi nhiều dãy núi xung quanh. Khung cảnh tuyệt đẹp nhưng dự án này của một chủ đầu tư nước ngoài cũng “bỏ của chạy lấy người”.

Đăng Khải

Theo InfoNet

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Và Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng Tại Ninh Thuận

1.1 TIỀM NĂNG & THẾ MẠNH

Với lợi thế tiềm năng thiên nhiên, Ninh Thuận sở hữu bờ biển dài 105km, từ Cà Ná tới Bình Tiên, lãnh hải nội thủy nằm trong vùng nước trồi có quy mô khoảng 1.800km2.

1.2 CƠ HỘI

Theo báo cáo của các nhà khoa học, xung quanh Ninh Thuận là những dãy núi cao chiếm 3/4 lãnh thổ, tựa như bức tường lớn che chắn những cơn gió mùa Tây – Nam và Đông – Bắc. Bầu trời Ninh Thuận luôn trong veo, xanh ngắt và nắng rực rỡ, mật độ lượng mưa nơi đây thấp nhất cả nước, mỗi năm chỉ có khoảng 50 ngày mưa, lượng mưa trung bình các năm chỉ khoảng 700mm (đặc biệt, lượng mưa trung bình của Phan Thiết là 1.187mm, ở Nha Trang là 1.356mm). Đây cũng là ưu điểm giúp tăng thời gian khai thác du lịch tại Ninh Thuận nhiều hơn các địa phương khác.

Các khe núi hẹp kết hợp với cửa biển hẹp đã tạo nên “phễu đón gió”, đây là nơi đón gió biển thổi vào không gian Ninh Thuận. Với đặc trưng khí hậu Xavan, nhiệt độ trung bình năm tại Ninh Thuận chỉ từ 26oC đến 27oC, độ ẩm thấp, gió mát không khí trong lành. Những du khách Châu Âu khi đến tham quan rất thích kiểu khí hậu này.

1.3 THỰC TẠI

Ninh Thuận là vùng đất nằm giữa trung tâm của “ngã ba du lịch” Đà Lạt – Nha Trang – Phan Thiết, vì vậy nền du lịch Ninh Thuận có nhiều tiềm năng để phát triển, bên cạnh đó cũng gặp không ít thách thức trong việc cạnh tranh để thu hút du khách tại mảnh đất này với sự phổ biến của du lịch nghỉ dưỡng hiện nay.

Cũng do nằm giữa trung tâm điểm du lịch nổi tiếng nên nhiều nhà đầu tư còn dè chừng khi thực hiện đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng tại Ninh Thuận.

2. DU LỊCH SINH THÁI

2.1 TIỀM NĂNG & THẾ MẠNH

Sự đa dạng sinh học của Ninh Thuận khá cao. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Núi Chúa có tổng cộng 1.532 loài thực vật bậc cao thuộc 5 ngành. Trong đó Ngọc Lan có 1.237 loài chiếm 96.64% trên tổng số, tiếp theo đó đến ngành Thông với 12 loài và Dương Xỉ với 25 loài và còn nhiều loài thực vật khác, bao gồm cả 62 loài thực vật quý hiếm thuộc Sách đỏ Việt Nam và Thế giới.

Qua đó, Núi Chúa được thống kê có 330 loài có xương sống trên cạn, 163 loài chim, 84 loài thú và 83 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 64 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Có 2 loài thuần chủng Đông Dương là Gà Tiền mặt đỏ và Chà Vá chân đen, cùng một số loài có nguy cơ tuyệt chủng như: Gấu Chó, Beo Lửa, Gấu Ngựa, Khỉ đuôi lợn, Sơn Dương, Khỉ đuôi dài, Nai…. San hô Núi Chúa cũng có rất đa dạng với khoảng 350 loài, trong đó có 307 loài san hô cứng tạo rạn và 46 loài san hô là loài mới nhất ở Việt Nam.

Hệ rong biển rất phong phú có đến 188 loài, trong đó số lượng lớn nhất là Rong đỏ. Bên cạnh đó Vườn Quốc gia Núi Chúa còn xuất hiện rùa biển lên đất liền sinh sản như Rùa xanh, Đồi Mồi, Rùa đầu to, Vích, Rùa da.

Với các lợi thế sinh thái trên, có thể nói, Ninh Thuận chính vùng đất lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái đi lên tầm cao hơn nữa.

2.2 CƠ HỘI

Ngày nay xu hướng du lịch trên toàn thế giới được nhiều người lựa chọn là du lịch sinh thái gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Thời gian qua, Việt Nam đã chú trọng phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh và tiếp theo, mô hình du lịch này vẫn tiếp tục là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế, du lịch.

3 TIỀM NĂNG DU LỊCH TỪ SẢN XUẤT – KINH DOANH (DU LỊCH NÔNG NGHIỆP)

3.1 TIỀM NĂNG & THẾ MẠNH

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận chú trọng đầu tư chuyên canh sản xuất nông sản theo hướng tiên tiến, tiêu chuẩn VietGAP như: Vùng sản xuất táo, nho (huyện Ninh Phước, thành phố Phan Rang); vùng chăn nuôi cừu – dê (huyện Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Phước); vùng trồng rau chuyên canh (xã An Hải, huyện Ninh Phước); vùng sản xuất hành, tỏi (huyện Ninh Hải); vùng cây ăn quả đặc sản Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn)… đã tạo nên sự hiếu kỳ cho du khách khi tham quan.

3.2 CƠ HỘI

Việc đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp là một giải pháp quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh. Đây cũng là một phương thức tiêu thụ hàng hóa nông sản hiệu quả cho người nông dân. Du khách sẽ được thưởng thức hoa quả được trồng ngay tại tỉnh, giúp đảm bảo chất lượng và sức khỏe. Trong thời đại người tiêu dùng ngày càng chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, du lịch nông nghiệp của Ninh Thuận có thêm lợi thế để phát huy thế mạnh. Nền kinh tế Ninh Thuận đang dần phát triển nhờ du lịch nông nghiệp có nhiều bước tiến mới, việc áp dụng du lịch nông nghiệp làm tăng thêm giá trị các nông sản nông nghiệp, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân của tỉnh.

3.3 THỰC TẠI

3.4 KHU VỰC CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ SẢN XUẤT – KINH DOANH

Nhiều cụm chăn nuôi gia súc, trồng trọt nông sản: Vùng sản xuất tỏi, nho, hành, măng tây xanh ở huyện Ninh Hải; sản xuất nho, táo ở huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; trồng rau màu ở huyện Ninh Phước; trái cây đặc sản Lâm Sơn ở huyện Ninh Sơn, chăn nuôi dê, cừu ở các huyện Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Phước, Thuận Bắc.

4 TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA

4.1 TIỀM NĂNG & THẾ MẠNH

Tỉnh Ninh Thuận là nơi có đồng bào Chăm sinh sống nhiều nhất cả nước. Nếu như Thánh địa Mỹ Sơn chỉ còn là di tích, khắc họa lại thời hoàng kim của một nền văn hóa cổ xưa thì văn hóa Chăm vẫn không bị mai một theo thời gian mà vẫn đang hiện hữu trong bản sắc Ninh Thuận. Người dân Chăm có chế độ mẫu hệ là tập tục truyền thống, những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nghệ thuật ca múa dân gian, điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, dệt gốm, thổ cẩm… chính là những bản sắc văn hóa thổi hồn cho du lịch Ninh Thuận.

4.2 CƠ HỘI

Khách du lịch, đặc biệt là những vị khách quốc tế luôn hiếu kì tìm hiểu đời sống văn hóa cũng như đặc trưng tinh hoa nhân loại của một dân tộc có nền văn hóa truyền thống lâu đời cùng nhiều bí ẩn gắn bó với lịch sử.

4.3 THỰC TẠI

Thế mạnh tiềm năng này chưa được khai thác triệt để. Đa số khách du lịch khi tới Ninh Thuận chỉ được giới thiệu đến Tháp Po Klong Garai, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp.

4.4 QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI DU LỊCH

Sở hữu rất nhiều lợi thế lớn để phát triển du lịch trong tương lai gần, với sự ra mắt của dự án Sunbay Park Phan Rang mới được chủ đầu tư Crystal Bay khởi công ngày 9 thang 4 năm 2019 vừa qua sẽ đem tới cho các khách hàng một cơ hội đầu tư hấp dẫn

Bất Động Sản Khách Sạn, Nghỉ Dưỡng Việt Nam Có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Dài Hạn

Trong chuyến công tác đến Việt Nam, ông Askhay Kulkarni – Giám Đốc Dịch vụ tư vấn Bất động sản (BĐS) khách sạn – nghỉ dưỡng Cushman & Wakefield khu vực Nam và Đông Nam Á đã có những chia sẻ về tiềm năng, những khó khăn, thách thức đang đối mặt của BĐS khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam và những kiến nghị để Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài,…

Ông Askhay Kulkarni – Giám Đốc Dịch vụ tư vấn Bất động sản khách sạn – nghỉ dưỡng

Thưa ông, trên cương vị là Giám đốc Bộ phận Tư vấn Cho thuê BĐS Nghỉ dưỡng và Khách sạn, ông đánh giá gì về thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam?

Với thị trường du lịch khách sạn và du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam, thị trường này phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Thứ nhất, lượng du khách tới đất nước này, tôi lấy ví dụ như một địa điểm thu hút khá nhiều khách du lịch tại Việt Nam là Đà Nẵng; Thứ hai, yêu cầu của du khách xét về chất lượng khu BĐS nghỉ dưỡng và BĐS khách sạn. Để đáp ứng được những yêu cầu này, rõ ràng Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và nâng cao chất lượng.

Ông đánh giá thế nào về nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng và khách sạn hiện nay tại Việt Nam?

Về BĐS nghỉ dưỡng, cũng giống như các thị trường khác, thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam cũng phát triển hơn theo thời gian. Xét về nguồn cung tại Việt Nam, khu du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp chiếm một số lượng lớn, sau đó là 3 sao và 4 sao. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhiều khả năng loại hình nghỉ dưỡng, khách sạn 3 sao sẽ được xây dựng nhiều hơn. Xét trên góc độ khu vực, thì số lượng khu du lịch nghỉ dưỡng và khách sạn tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn còn ít hơn rất nhiều so với các thành phố khác tại châu Á như Jakarta, Kualar Lumpua, Singapore, … Nói tóm lại, trong thời gian tới, dự kiến số lượng BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ tăng lên nhiều hơn, nhưng loại hình phát triển dẫn đầu sẽ là 3 sao – thay vì hạng sang 5 sao như hiện tại.

Về khách sạn, cụ thể như nguồn cung tại TP. Hồ Chí Minh, tổng số phòng khách sạn của cả ba hạng 3 sao, 4 sao và 5 sao đạt 13.000 phòng, trong khi đó tại Bangkok, con số này là 56.000 phòng. Các thành phố du lịch đang phát triển tại Việt Nam như Đà Lạt, Đà Nẵng hay một số thành phố ven biển vốn thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch và số lượng khách tăng dần lên theo từng năm. Song song với lượng khách ngày một gia tăng này, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn cũng phải ngày một nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của đa dạng nhiều du khách.

Xét về tâm lý khách du lịch, họ luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới. Một gia đình thường xuyên đi du lịch thì hàng năm sẽ tìm cho mình những khu du lịch/nghỉ dưỡng mới. Tôi lấy ví dụ Thái Lan là một địa điểm quá quen thuộc, Singapore thì cứ sau 2, 3 năm lại có những địa điểm ăn ở, vui chơi mới nên khách muốn quay lại, Jakarta thì quá đông đúc còn Kualar Lumpua thì giao thông không thuận tiện, nếu chọn một địa điểm theo dạng du lịch “du lịch về với thiên nhiên” thì tôi sẽ chọn Việt Nam vì phong cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải cải thiện phòng ốc, cơ sở hạ tầng, sáng tạo nhiều hoạt động du lịch cho du khách, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý du lịch cũng như khả năng giao tiếp Anh ngữ của người bản xứ nữa.

Trên góc nhìn của mình, ông đánh giá thế nào về tiềm năng du lịch của Đà Nẵng so với các địa điểm du lịch biển khác như Phuket hay Bali?

Tôi nghĩ mỗi địa điểm có một lợi thế riêng, phần lớn các khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng chỉ tập trung khai thác loại hình du lịch biển là chủ yếu trong khi tại Bali lại có đầy đủ biển – núi – rừng. Vì điều này mà du khách chỉ có thể ở lại Đà Nẵng từ ba đến bốn ngày, trong khi họ hoàn toàn có thể lưu lại Phuket hay Bali bảy ngày, thậm chí hai mươi ngày. Một điểm hấp dẫn nữa tại Bali là khách du lịch nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà ở tại ốc đảo này. Bali tận dụng mọi ưu thế để tiếp thị hình ảnh của một ốc đảo du lịch, nhất quán từ trung tâm thành phố đến các đảo, mỗi một địa điểm bạn đến là có một sự trải nghiệm khác nhau. Tại Bali, khách du lịch có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình: du lịch biển, du lịch phật giáo, du lịch tâm linh… Ở Đà Nẵng, du lịch biển là lựa chọn duy nhất. Nói tóm lại, đối với khách du lịch, ấn tượng về Đà Nẵng khó mà định hình cụ thể – Một thành phố lớn đang hình thành? Hay là một địa điểm du lịch hạng sang? Hãy chọn một hướng đi và tập trung vào nó, đây là điều mà các nhà phát triển nên xem xét. Do vậy, nếu Đà Nẵng không có một chiến lược phát triển tập trung, thành phố này khó có thể đón những du khách trở lại lần sau.

Vậy nếu so sánh giữa Phú Quốc và Bali thì sao, thưa ông?

Xét về quang cảnh tự nhiên thiên nhiên thì có thể ngang bằng, nhưng xét về cơ sở hạ tầng và chất lượng du lịch, Phú Quốc cần học hỏi thêm kinh nghiệm phát triển từ Bali. Tôi nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của một chiến lược phát triển dài hạn và nhất quán. Nếu một địa điểm du lịch không hoàn thiện về chất lượng cũng như cơ sở hạ tầng, địa điểm này sẽ mau chóng bị lãng quên và bị thay thế bởi những địa điểm khác mới mẻ và tiện ích hơn.

Như vậy là tiềm năng phát triển của du lịch không chỉ phụ thuộc vào quy mô dự án BĐS mà phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng?

Đúng nhưng chưa đủ! Mục đích của du lịch là trải nghiệm. Đến TP. Hồ Chí Minh, tôi có thể ở lại đây năm ngày. Đến Đà Nẵng, tôi không biết làm gì cho hết khoảng thời gian ba ngày. Xung quanh khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng không có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Thêm vào đó, bước ra khỏi một khu nghỉ dưỡng hạng sang, khách du lịch không có nhiều lựa chọn thích hợp với nhu cầu của họ. Không có cửa hàng bán lẻ tiện tích, không có shop thời trang hàng hiệu, xung quanh các khu nghỉ dưỡng hạng sang tại Đà Nẵng là những hàng quán của người dân địa phương. Sự kết hợp này không tương thích và hoàn toàn lãng phí tiềm năng du lịch. Ở Bali, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, hoạt động du lịch đa dạng với vô vàn những lựa chọn cho khách du lịch. Tôi có thể đến Bali bốn lần trong năm mà vẫn có nhiều những trải nghiệm mới. Nói về tiềm năng phát triển du lịch, điều quan trọng nhất chính là cung cấp sự trải nghiệm thích thú cho du khách, điều này sẽ mang họ quay trở lại.

Ông đánh giá thế nào về mức độ quan tâm của các nhà đầu tư vào thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam?

Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khách sạn. Tuy nhiên, điều phần lớn các nhà đầu tư băn khoăn chính là khả năng hòa vốn, thu lợi của dự án, giá đất. Khi xem xét đầu tư, nhà đầu tư bao giờ cũng chú ý đến hai tiêu chí: mức độ rủi ro của dự án đầu tư và môi trường kinh doanh. Tôi thấy có khá nhiều quỹ đầu tư nước ngoài hiện xem xét khả năng đầu tư tại Việt Nam vì họ thấy được tiềm năng, họ nhìn vào điều gì? Họ nhìn vào tiềm năng tăng trưởng, tiềm năng phát triển của thị trường. Nếu như tiềm năng phát triển tăng, nhu cầu tăng, tỉ lệ hấp thụ tăng, thời gian hoàn vốn ngắn thì đương nhiên khả năng dự án được đầu tư sẽ rất cao. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay chính là môi trường kinh doanh ở Việt Nam, vì đang là thị trường mới nổi, chưa phát triển nên phần lớn chính sách, quy trình vẫn thường xuyên được thay đổi và chưa mang tính thống nhất, rõ ràng và minh bạch như những gì các nhà đầu tư kỳ vọng. Hiện nay có khá nhiều nhà đầu tư đang triển khai dự án, cụ thể như Rockefeller mới đầu tư 2,5 tỷ USD vào dự án tại Vũng Rô – Phú Yên, nhà tỷ phú Israel Igal Ahouvi với dự án Alma Resort tại Bãi Rồng – Cam Ranh trị giá 300 triệu USD cho thấy các nhà đầu tư đã thấy được tiềm năng phát triển và mạnh dạn đầu tư. Nếu như Việt Nam có thể giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng như quy trình đăng ký kinh doanh, chất lượng cơ sở hạ tầng… Việt Nam sẽ còn thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

Xét trên góc độ ngành kinh doanh du lịch, nếu chính sách cấp thị thực được nới lỏng và chi phí xin thị thực được giảm thiểu, lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, khi mở rộng danh sách các quốc gia miễn thị thực vào đất nước này, số lượng khách du lịch gia tăng ngoạn mục trong năm đầu tiên. Trên góc độ khu vực, tại Đông Nam Á, có bao nhiêu đất nước có tiềm năng du lịch như Việt Nam? Nhưng bao nhiêu khách du lịch biết đến tiềm năng này? Tại Việt Nam có đa dạng lựa chọn về phương tiện đi lại và nơi ăn chốn ở cho khách du lịch đến đất nước này hay không? Hiện tại mỗi ngày có ba chuyến bay thẳng tới TP. Đà Nẵng, 360 đến 400 lượt khách cho mỗi chuyến bay, Đà Nẵng rõ ràng có thể đón lượng khách nhiều hơn rất nhiều nếu giao thông hàng không được tăng cường.

Liệu rằng đang có một làn sóng đầu tư mới khi hiện nay tại thị trường BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn của Việt Nam, ngoài các nhà đầu tư khu vực châu Á, đã xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ, Israel, Nga, thưa ông?

Là một nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi, tôi có thể xem xét đầu tư tại Việt Nam, Singapore, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Những quốc gia này đều là những điểm đến đầu tư của khu vực châu Á. Tuy nhiên, khi tôi phân tích và so sánh môi trường đầu tư tại Việt Nam với môi trường đầu tư tại Indonesia hay Malaysia, tôi cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển dài hạn hơn. Việt Nam không thể so sánh được với Singapore hay Trung Quốc vì những khác biệt rõ ràng về quá trình phát triển và quy mô đầu tư. Nhưng so với các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh và trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn.

Nói tóm lại, Việt Nam có tiềm năng phát triển dài hạn, tuy nhiên, vẫn đang trong giai đoạn tìm đường phát triển. Môi trường đầu tư không chỉ bị ảnh hưởng bởi chính sách, hệ thống chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định mà còn phụ thuộc vào tính minh bạch và nhận thức của từng thành phần tham gia vào môi trường đầu tư đó, liệu họ có thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu thông tin trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận không. Đối tác địa phương của họ liệu đã đủ kinh nghiệm, tiềm lực và uy tín để hợp tác thành công chưa? Nếu có thêm thông tin về môi trường và cách thức kinh doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp cận thị trường này. Một khi các nhà đầu tư bắt đầu khởi động dự án, họ phải tự tin về quyết định đầu tư và tin tưởng tiềm năng lợi nhuận dự án mang về đủ lớn để họ mạo hiểm đầu tư. Trong tương lai, dĩ nhiên nhiều nhà đầu tư đến từ các châu lục khác sẽ xem xét thị trường Việt Nam. Nhưng khi nào họ chính thức thâm nhập và đầu tư vào thị trường này thì vẫn còn là vấn đề thời gian.

Ông đánh giá thế nào về loại hình đầu tư BĐS nghỉ dưỡng để bán?

Tôi không nghĩ đây sẽ là một xu hướng đầu tư trong tương lai, đặc biệt là tại một thị trường mới nổi như Việt Nam. Hầu hết những chủ đầu tư bán dự án đều là những chủ đầu tư muốn rút vốn nhanh và ngừng hoạt động trên thị trường. Tại hầu hết các thị trường châu Á, chỉ khi kinh doanh không có lãi, chủ đầu tư mới rao bán tài sản. Năm ngoái tại TP. Hồ Chí Minh, khoảng bốn đến năm BĐS khách sạn được chuyển nhượng. Nhưng đây không phải là một xu hướng trên thị trường. Hình thức mua và cho thuê lại theo thời gian (Timeshare) cũng không phải là hình thức kinh doanh tốt tại Việt Nam. Hình thức kinh doanh này phụ thuộc phần nhiều vào đặc điểm của thị trường, nhu cầu đặc trưng của khách du lịch khu vực đó. Hình thức kinh doanh này có thể thành công ở Florida hơn là ở Việt Nam. Thêm vào đó, mỗi văn hóa lại có một đặc trưng riêng. Nếu ở Mỹ, Châu Âu cho thuê là giao lại toàn bộ cho đại lý và người thuê quản lý. Nhưng ở Châu Á nói chung, tâm lý chủ nhà không thể yên tâm khi giao lại đồ đạc cho người thuê sử dụng toàn bộ.

Còn tầm quan trọng của các nhà quản lý đối với dự án nghỉ dưỡng, khách sạn tại Việt Nam thì như thế nào, thưa ông?

Tại một dự án lớn do một chủ đầu tư có uy tín xây dựng, sự có mặt của một đơn vị quản lý chuyên nghiệp sẽ nâng cao chất lượng của dịch vụ cũng như khả năng sinh lời của dự án. Những đơn vị quản lý chuyên nghiệp có kinh nghiệm hơn 10 năm, 20 năm trong quản lý BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn – đương nhiên sẽ có cách thức làm việc hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Ông có khuyến nghị gì để Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư BĐS khách sạn, nghỉ dưỡng hay không?

Nếu tôi có thể khuyến nghị, tôi đề xuất 3 điều sau:

Một là, cần phổ cập và minh bạch chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài không hiểu về luật pháp và chính sách đầu tư tại Việt Nam.

Thứ hai, về phương diện BĐS, các nhà đầu tư rất nghi ngại về giá trị đất. Giá đất quá cao cũng là một yếu tố bất lợi cho Việt Nam trong quá trình thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Dù có kinh doanh vận hành tốt đến đâu thì cũng phải một thời gian rất dài mới có thể khấu hao được.

Thứ ba, Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam nhưng điều kiện và thủ tục để tiếp cận những hỗ trợ này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài không biết tìm thông tin ở đâu. Khắc phục được những điều cơ bản này, Việt Nam sẽ cải thiện được môi trường đầu tư và trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn.

Theo chúng tôi

Các tin khác

Bức Tranh Tổng Thể Về Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng Tại Việt Nam.

từ lâu đã được đánh giá là hình thức phát triển sinh lợi bền vững cho các nhà đầu tư trên thế giới.

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu lưu trú gia tăng. Sự tăng trưởng này đã tác động đến làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng trong những năm gần đây.

I. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Để rõ hơn chúng ta cùng nhìn lại tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua.

Theo dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU), Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm nay với tốc độ tăng trưởng GDP 6,7%.

Báo cáo World Ultra Wealth (WUW) của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Wealth – X bất ngờ cho biết, Việt Nam là quốc gia giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 – 2017, với tốc độ gia tăng tổng tài sản lên tới 210%.

Với nguồi kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, các dự báo đưa ra, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay sẽ không thấp hơn con số trên. Tăng trưởng 10% mỗi năm Kiều hối Việt Nam đạt mức kỷ lục – vào Top 10 thế giới

II. TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

– 117 Bảo tàng

– 30 Vườn Quốc Gia

– 100 hang động đẹp

So với Thái Lan, một quốc gia phát triển về du lịch trong khối ASEAN thì Việt Nam có tiềm năng lớn hơn nhiều, nhưng chưa được chú trọng, thể hiện qua ngân sách quảng bá du lịch thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện chỉ bằng 1/3 Thái Lan nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại gấp 3 lần Thái Lan.

Năm 2016, có khoảng 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đà tăng trưởng này dự kiến được kéo dài, ước đạt 18 triệu khách du lịch vào năm 2030. Điều này khẳng định sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam với vị thế là điểm đến du lịch nổi bật trong khu vực Đông Nam Á.

 Khách Quốc tế đến Việt Nam với mục đích chính là đi du lịch nghỉ ngơi (chiếm trên 70%) chi tiêu cho ăn uống và lưu trú là 2 khoản chi tiêu lớn nhất, lần lượt chiếm 22.3% và 27.7%,

 Khách Nội địa chủ yếu chi tiêu cho ăn uống, lưu trú và đi lại: chiếm 55.39% tổng chi phí du lịch đối với khách đi trong ngày và 69.16% đối với khách ở qua đêm.

III. BỨC TRANH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG VIỆT NAM.

Sự tăng trưởng vượt bậc của kinh tế Việt Nam cùng sự chú trọng đầu tư phát triển ngành du lịch đã tác động đến làn sóng đầu tư trong những năm gần đây.

Và thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam được xem là đang trong thời kỳ phát triển.

* Những địa phương được xem là thị trường du lịch nghỉ dưỡng đã phát triển như Nha Trang, Đà Nẵng:

Hạ tầng du lịch hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Nha Trang

Thời gian lưu trú & mức độ chi tiêu của du khách tới Đà Nẵng cao hơn so với các TP khác ( 4,5 ngày – 145$/ ngày)

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển ổn định nhờ vào lượng khách tăng đều

Nguồn cung khan hiếm. Tỷ lệ hấp thụ tốt & giá bán cạnh tranh ở nột thì trường đã phát triển như Đà Nẵng.

Có xu hướng dịch chuyển về 2 hướng Cam Ranh và Bắc Nha Trang nhờ vào vị trí và giá hợp lý so với khu vực trung tâm.

Thị trường minh bạch hơn nhờ sự kiểm soát chặt chẽ từ chính quyền địa phương.

Pháp lý chưa rõ ràng, tiến độ xây dựng chậm

Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các dự án đất nền về giá và tính thanh khoản.

Tỷ lệ lấp đầy ở mức trung bình ~50% – 55% khiến cho mức cam kết lợi nhuận kỳ vọng chưa đạt được.

Thời gian triển khai dự án kéo dài.

Đối với những thị trường đã phát triển thì một điểm chung nhà đầu tư cần lưu tâm đó là sự minh bạch rõ ràng từ chủ đầu tư.

* Những địa phương được xem là thị trường du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng để phát triển như Phú Quốc, Vũng Tàu, Phan Thiết,…:

36%/ năm – tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng.

Cách 2 tiếng di chuyển từ Hồ Chí Minh.

Tiềm năng nhờ vào sự hình thành của Cơ sở hạ tầng trong tương lai gần là Sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Đón 13,5 triệu lượt khách trong năm 2018

Giá bán đang cạnh tranh nhất so với các thị trường nghỉ dưỡng khác tại Việt Nam.

Điểm đến các Chủ Đầu Tư hàng đầu trong nước & các đơn vị quản lý quốc tế uy tín

Quỹ đất dồi dào, nguồn cung thấp

Phân khúc Bất động sản nghỉ dưỡng mới phát triển từ 2018 cho đến nay.

Hạ tầng du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của du khách

Chỉ có 23% lượt khách đến Vũng Tàu ở lại qua đêm. Nguồn khách hạn chế, chủ yếu là khách trong nước (Hồ Chí Minh)

Đang phải phụ thuộc chủ yếu vào khách từ các tỉnh miền Nam, lượng khách nước ngoài thấp.

Thiếu địa điểm vui chơi giải trí. Hiển tập trung nhiều vào phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp

Chưa có điểm nhấn để gia tăng thời gian lưu trú lẫn chi tiêu từ khách du lịch

Các dự án có quy mô vừa và nhỏ, chưa khai thác dịch vụ, tiện ích đi kèm.

Với những thị trường đang tiềm năng điểm chung là cần bổ sung các tổ hợp giải trí & nghỉ dưỡng.

IV. CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG

Bạn đang xem bài viết Sở Hữu Bãi Biển Tuyệt Đẹp Nhưng Vì Sao Ninh Thuận Không Phát Triển Được Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng? trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!