Xem Nhiều 6/2023 #️ Tái Cơ Cấu Ngành Du Lịch: Cần Đồng Bộ Và Có Lộ Trình # Top 15 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tái Cơ Cấu Ngành Du Lịch: Cần Đồng Bộ Và Có Lộ Trình # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tái Cơ Cấu Ngành Du Lịch: Cần Đồng Bộ Và Có Lộ Trình mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đó là một trong các ý kiến đáng chú ý được nêu ra tại hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành Du lịch”, do TCDL tổ chức ngày 22/12, tại Hà Nội. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo TCDL; đại diện các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTLD, TCDL; đại diện HHDL Việt Nam, HHDL, Sở Du lịch, Sở VHTTDL các địa phương; đại diện các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại hội thảo Vì sao phải tái cơ cấu ngành Du lịch?

Phát biểu tại hội thảo, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn đã ghi nhận kết quả của ngành Du lịch năm 2017, ước tính thu hút khoảng 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 30% so với 2016; doanh thu ước đạt 515.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng cục trưởng vẫn cho rằng, ngành Du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và kỳ vọng của xã hội; sản phẩm chưa hấp dẫn, còn mang tính tự phát, chưa bám theo nhu cầu thị trường; chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao; môi trường du lịch chưa thật sự tốt; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu; hệ thống doanh nghiệp chưa thực sự lớn mạnh; các nguồn lực và nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy cao…

Tổng cục trưởng nhấn mạnh: “Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới Bộ VHTTDL và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố cụ thể hóa và triển khai thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp then chốt của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Và theo đó, cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, vận hành theo quy luật thị trường là một trong các nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ đề ra”.

Toàn cảnh Hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành du lịch” Tái cơ cấu thế nào?

Tại hội thảo, báo cáo đề dẫn của TCDL đưa ra quan điểm cơ cấu lại ngành Du lịch phải bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại; tuân thủ quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; bảo đảm phát triển bền vững, gắn phát triển với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường. Mục tiêu là cơ cấu ngành Du lịch đồng bộ; đóng góp 10% GDP năm 2025, đóng góp 12% năm 2030; nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì tăng trưởng ở mức cao, thu hút 17-18 triệu lượt khách quốc tế năm 2020, 28-30 triệu lượt khách quốc tế năm 2030; thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Cụ thể là cơ cấu lại nguồn lực, vốn đầu tư phát triển du lịch; điều chỉnh hướng phát triển sản phẩm du lịch; điều chỉnh định hướng thị trường du lịch; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch; cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch; cơ cấu lại về tổ chức, quản lý ngành du lịch.

TCDL cũng đề xuất các giải pháp là: Tăng cường xúc tiến quảng bá, thu hút khách du lịch; tạo thuận lợi về tiếp cận và đi lại cho khách du lịch; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; đảm bảo an toàn, an ninh, vệ sinh tại các điểm đến; phân bổ nguồn lực và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch; liên kết, hợp tác, phát huy các nguồn lực; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; ứng dụng KHCN, phát triển du lịch thông minh; hoàn thiện hệ thống quản lý về du lịch.

Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc Vietstar Airlines Lương Hoài Nam cho rằng, phải cơ cấu lại hệ thống sản phẩm; quản lý điểm đến du lịch sạch, an toàn, thân thiện; cải thiện chính sách thị thực du lịch; tăng cường mở văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài; quảng bá du lịch; phát triển cơ sở lưu trú, xây dựng, ban hành bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững; tăng cường hạ tầng sân bay và vận tải hàng không; vai trò của cơ quan quản lý nhà nước. Phó Chủ tịch HHDL Việt Nam Vũ Thế Bình thì lưu ý: Cơ cấu lại ngành nên tập trung vào các vấn đề mấu chốt, phải cơ cấu lại doanh nghiệp, cơ quan quản lý, nguồn nhân lực và thị trường; nhân lực lao động phải được đào tạo, theo hướng phân biệt lao động nghề, nhân lực quản lý, chuyên gia cao cấp.

Phước Hà

Quảng Nam Muốn Tái Cơ Cấu Thị Trường Du Lịch

Hội thảo muốn hướng tới mục tiêu phát triển thị trường, sản phẩm du lịch mới cho ngành du lịch Quảng Nam qua các chuyên đề: “Cơ cấu thị trường chiến lược cho du lịch trong thời gian đến”; “Định hướng phát triển du lịch tàu biển”; “Bảo tồn và phát huy di sản trong phát triển du lịch”; “Nhận diện thương hiệu du lịch Xanh cho Quảng Nam”; “Các giải pháp công nghệ truyền thông và kỹ thuật số hướng đến du lịch trải nghiệm, du lịch xanh”; “Gia tăng doanh thu cho du lịch từ dữ liệu (Big database)” và “Giới thiệu bộ tiêu chí xanh cho du lịch Quảng Nam”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Xuân Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho rằng việc tái cơ cấu thị trường du lịch Quảng Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của tỉnh Quảng Nam. Sau một thời gian ngành du lịch “đóng băng” do dịch Covid-19, ngành du lịch cần trờ lại đúng vị trí của mình để dành dần khôi phục kinh tế, đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

“Để đạt được các mục tiêu đưa ra, hơn hết cần sự hợp tác của cộng đồng làm du lịch và toàn xã hội cùng nhau bắt tay hành động để tạo đà khôi phục du lịch. Từ những hành động nhỏ nhất sẽ xây thêm nhiều “ước mơ” phát triển ngành du lịch xanh dựa trên những nền tảng bền vững.” Ông Phan Xuân Thành cho biết.

Quan điểm của Hiệp hội du lịch Quảng Nam rằng khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng cũng là cơ hội chúng ta cùng nhìn lại chặng đường du lịch đã trải qua, bắt buộc cộng đồng phải đồng hành tìm giải pháp thích nghi, đổi mới trong hoạt động du lịch nhằm tăng sức đề kháng và khả năng ứng phó khủng hoảng; đồng thời định hướng phát triển du lịch theo mô hình du lịch xanh – kinh tế tuần hoàn cho Quảng Nam. Hội thảo là động thái tích cực, thể hiện sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp theo hướng đi mới, bền vững mang tính đột phá cho lĩnh vực du lịch tỉnh nhà trong thời gian đến.

Theo ông Michael Croft – Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam đã có tới 19% doanh nghiệp du lịch đã tạm dừng hoạt động và giảm quy mô, trên 90% nhân sự dịch vụ du lịch thất nghiệp và 98% nhân sự ngành hàng không ngừng hoạt động. Khoảng 47,000 doanh nghiệp văn hóa và sáng tạo đã báo cáo về nhu cầu cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, bởi hầu hết, đó là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có tiềm lực tài chính eo hẹp và cơ sở vật chất thuê mướn nhiều hơn là sở hữu.

“Những con số như vừa nêu là những con số chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, trong khi chúng ta đánh giá tác động và tìm hiểu bối cảnh mới của du lịch Việt Nam, thì cũng cần phải lưu ý rằng khủng hoảng này cũng tạo cho chúng ta một cơ hội để thay đổi cách thức tiếp cận của mình nhằm xây dựng lại ngành du lịch nhưng theo một cách thức khác, bền vững và kiên cường hơn.” Ông Michael Croft chia sẻ.

Cùng trao đổi tại Hội thảo, ông Nguyễn Sự – nguyên Bí thư thành ủy Hội An cho rằng đại hạ giá không phải là kích cầu. Theo ông Sư việc tái cơ cấu là vấn đề lâu dài, nhưng vấn đề quan trọng hiện nay đó là các doanh nghiệp trụ đến bao giờ?

“Trước mắt từ đây đến cuối năm chỉ có khách nội địa. Việc cần làm là tái cơ cấu sản phẩm phục vụ khách nội địa sẽ dần dần phục hồi, để các doanh nghiệp có thêm động lực để vượt qua thời điểm này. Bên cạnh đó, việc thu thuế đối với các doanh nghiệp vẫn còn khá nặng nề, tại sao chúng ta không nghĩ đến việc miễn giảm thuế đến cuối nay. Để các doanh nghiệp tự tin mở cửa hoạt động chứ nếu cứ “im thin thít” như thế thì lấy gì để phục hồi, để tái cơ cấu?” – ông Nguyễn Sự trao đổi.

Có mặt tại Hội thảo, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết quan điểm phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam phải theo hướng bền vững, trên nền tảng tăng trưởng xanh, phải mang tính chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và huy động có hiệu quả nguồn lực trên địa bàn; phát triển đồng thời cả khách du lịch nội địa và khách quốc tế.

“Chúng ta cần phải quán triệt quan điểm trên và cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra.” Ông Lê Trí Thanh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lê Trí Thanh, việc tái cơ cấu thị trường du lịch Quảng Nam là một nhiệm vụ quan trọng, cần phải có tầm nhìn chiến lược, được thực hiện dựa trên những phân tích, đánh giá một cách khoa học, vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đồng thời phải trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Ông Thanh cho rằng thị trường nội địa là mục tiêu trước mắt hướng đến cho du lịch Quảng Nam. Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường ở các khu vực trọng điểm như: Hà Nội và Đông Bắc Bộ; TP Hồ Chí Minh và Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần gắn với mục đích nghỉ dưỡng biển, ẩm thực, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm văn hóa.

“Cùng với nhiệm vụ tái cơ cấu thị trường khách du lịch, chúng ta còn nhiều nhiệm vụ khác phải làm song song. Các Sở, Ban, ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid -19; tăng cường củng cố lại hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch, hướng đến du lịch xanh, tuần hoàn; phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao theo cơ cấu hợp lý; đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch theo hướng hiện đại chuyên nghiệp.” Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói.

Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch: Nhiều Vấn Đề Đặt Ra

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn điểm lại những dấu ấn nổi bật của Du lịch Việt Nam trong năm 2017, như việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quốc hội thông qua Luật Du lịch 2017, ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị… Năm 2017, ngành Du lịch Việt Nam kỳ vọng đạt mục tiêu đón 13 triệu lượt khách quốc tế; được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) xếp thứ 6 trong 10 quốc gia tăng trưởng khách nhanh nhất toàn cầu và đứng đầu khu vực châu Á.

Tuy nhiên, ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và vấn đề để giải quyết. “Ngành Du lịch đã đi qua một chặng đường nhưng mới là giai đoạn ban đầu, những thành tựu đạt được còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực, với nguồn lực, tiềm năng phát triển, kỳ vọng của xã hội. Năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam cần được cải thiện, những tác động từ cơ chế chính sách mới ở phạm vi cục bộ, chưa toàn diện trong khi với đặc thù là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao thì du lịch phải được phát triển đồng bộ.” – Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh.

Có 6 vấn đề cơ bản đặt ra trong tái cơ cấu ngành Du lịch. Thứ nhất là cần cơ cấu lại nguồn lực, vốn đầu tư phát triển du lịch; thứ hai: điều chỉnh phát triển sản phẩm du lịch; thứ ba: Định hướng thị trường du lịch; Thứ tư: cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch; Thứ năm: cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch; Thứ sáu: cơ cấu lại về tổ chức, quản lý ngành Du lịch.

Nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến tâm huyết về cơ cấu lại ngành du lịch nước nhà. Tiến sỹ Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam cho rằng: Tái cơ cấu ngành du lịch nước nhà muốn thành công cần phải có sự đồng bộ, từ các sản phẩm du lịch, cải thiện chính sách visa, công tác quản lý điểm đến, quảng bá du lịch…

HN

Lộ Trình Du Lịch Thái Lan Bằng Đường Bộ

Các bạn tìm kiếm trên google sẽ có rất nhiều nhà xe đi từ Việt Nam sang Thái Lan, nhưng nếu đi chuyến thẳng như thế thì chi phí tằm trên 50

Nhà xe đi Campuchia ổn nhất là Khải Nam , Sorya -168 , Thái Dương limousine hay Virak buntham, Danh Danh , Mekong , Sapaco , Phương Heng, Phương Trinh ,Kumho, bạn lên văn phòng đại diện của Kumho ở đường cộng hòa hay Phạm Ngũ Lão quận 1 để mua vé, giá là 10$ để đến Phnom Penh. Xe giường nằm từ 9h sáng là có chuyến, mỗi chuyến cách nhau 1 tiếng, chuyến cuối cùng là 14h chiều. Có một số nhà xe đi vào 12h đêm, bạn có thể tham khảo trên internet, rất nhiều lựa chọn.

Trong lịch trình này,các bạn đi chuyến 9h sáng, khoảng 15h chiều bạn đến Campuchia. Xe từ Campuchia chạy sang Thái Lan khoảng 17h đến 20h tối sẽ có, nên bạn có vài tiếng để kết hợp tham quan các đền chùa của quốc gia này.

Đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), nhà xe làm thủ tục xuất và nhập cảnh cho bạn. Bạn chỉ xuống xếp hàng, đợi đóng dấu mà thôi. Lưu ý là không mất phí, nếu bị phía Campuchia yêu cầu nộp phí, bạn nên hỏi phí gì? Công an Campuchia hay trả lời chung chung là hỏi nhà xe thì biết, bạn nhất định không đưa dù chỉ 20.000đ vì phí đó không chính đáng. Nếu họ biết bạn là người có kiến thức thì sẽ không đòi hỏi nữa mà ấm ức cho qua (Nhiều người Việt qua Campuchia làm việc ở casino, hoặc đánh bài bên ấy hay đút tiền cho cảnh sát, tạo thói quen cho họ đòi tiền dân Việt Nam vì nghĩ Việt Nam khá ngốc, dễ lấy tiền…)

Khoảng 3h chiều, bạn đến Campuchia, xe sẽ chạy thẳng tới nhà xe Kumho ngay thành phố, lúc này có 2 cách để bạn chọn xe đi Thái Lan:

– Xe giường nằm: Bạn bắt tut tut đến bến xe trung tâm, ngay bờ sông thành phố để mua vé như những người dân địa phương. Một số tut tut liên kết với đại lý để bán vé cho bạn, vé ở đại lý rất đắt (tầm 30$), nếu thấy tut tut chở bạn tới đại lý thì không mua mà yêu cầu ra bến xe ngay bờ sông để không bị hớt tiền vé.

Xe giường nằm này thì mình không thích lắm, hơi bẩn và không văn minh. Xe cũng không tốt như ở Việt Nam.

Vé đi Thái Lan từ Campuchia là 20 – 22$ tùy hãng. Xe tut tut từ nhà xe Kumho qua bến xe thì trả họ 1$/người (đi trên 4 người thì trả họ 3$).

– Xe ghế ngồi (loại xịn): Xe này thường dành cho khách tây, hay dân du lịch hiểu biết nên văn minh hơn nhiều. Khi đến nhà xe Kumho, bạn không bắt tut tut ra bến xe mà đi dọc 2 bên đường, sẽ có rất nhiều nhà xe đi Thái Lan (ghi tiếng Việt nên bạn không lo).

* Lưu ý: Vì phải đổi xe nên vé mua bên Campuchia bạn phải giữ, không được bỏ đi, vì đến Thái Lan họ đổi xe, bạn không mất phí nữa.

Từ 17h chiều đến 20h tối, cứ 1 tiếng có 1 chuyến, các bạn tự sắp xếp để di chuyển đến Thái Lan.

Dù đi mấy giờ từ Campuchia thì 11-12h hôm sau bạn cũng đến cửa khẩu Poipet của Campuchia và Thái Lan. Vì bên Thái Lan lái xe bên trái ngược hướng với mình, nên bạn phải xuống xe, lấy đồ, nhà xe sẽ phát cho bạn một card hoặc một logo, dán lên áo để sau khi đóng dấu vào Thái Lan, bạn được người của nhà xe nhận ra và rước lên xe mới.

Bạn đến cửa khẩu Campuchia sẽ có một số người, thậm chí cảnh sát tiếp cận bạn, mong muốn hướng dẫn bạn khai và giúp bạn qua cửa khẩu Thái nhanh mà không xếp hàng với giá 100 bath. Nếu bạn muốn thì có thể đi dịch vụ kiểu này, không thì từ chối rồi tự làm thủ tục, xếp hàng qua Thái Lan. Khi cảnh sát Campuchia đóng dấu xuất cho bạn, lại tiếp tục chuyện vòi tiền, họ ngồi trong phòng xuất cảnh, đưa từ 100.000đ tiền Việt hoặc 100 bath, ý nói bạn đưa tiền. Một số bạn không biết, nghĩ đây là khoản tiền nhỏ, không hỏi gì mà cứ đưa, nhưng mình cực ghét cái kiểu coi thường trí thức của người khác nên chưa bao giờ xì tiền ra dù chỉ 1.000đ.

Sau khi đóng dấu xuất khỏi Campuchia, bạn theo dòng người để qua cửa khẩu Thái đóng dấu nhập. Có một số người (chiếm phần đông) qua Thái để làm ở casino. Những người đó, sáng đi chiều về, nên chỉ nhận một tấm thẻ rồi qua thẳng Thái bằng đường khác, còn bạn vào sâu Thái Lan nên cần lấy tờ khai từ cảnh sát, khai nhập cảnh rồi tới phòng nhập cảnh Thái.

Kinh nghiệm của mình là nếu không biết tiếng Anh hoặc lần đầu đi đường bộ, thì cứ nhìn tây đi đâu thì đi theo đấy, đọc tờ khai không hiểu thì cứ nhìn tây khai cái gì như địa chỉ, tên… thì ghi như vậy. Du lịch Thái Lan rất dễ, mình chưa bao giờ phải show 700$ như báo chí nói, phong thái tự tin, chuyên nghiệp, miệng cười hân hoan, vui vẻ là được.

Sau khi đóng dấu nhập cảnh Thái Lan, bạn ra khỏi phòng nhập cảnh, đi thẳng sẽ thấy rất nhiều người từ các hãng xe đứng đợi để rước khách. Họ sẽ nhìn thấy logo hoặc card phát cho bạn, bạn đưa vé xe đã mua bên Campuchia cho họ, không đóng thêm đồng nào, rồi sắp xe 12 chỗ, bạn được đưa về Bangkok. Từ Poipet về Bangkok bạn mất tầm 3 – 4 tiếng tùy xe.

Nếu đóng dấu vào Thái Lan không có vấn đề, tầm 4h chiều bạn đến Bangkok (Mình từng bị giữ lại cửa khẩu Poipet 4 tiếng đồng hồ, không được ra khỏi Campuchia vì hộ chiếu có vấn đề, mình chia sẻ sau vì nó không nằm trong lịch trình). Nơi bạn đến, nếu đi đúng đường mình hướng dẫn thì là trung tâm khu Pratunam. Bạn xin card của nhà xe để lúc về chỉ cần gọi điện thoại, nhà xe sẽ rước bạn, bạn không tốn tiền taxi đến đây. Còn nếu xe chạy vào bến thì là bến xe quốc tế Mochit tại Chaktuchak. Bạn bắt MRT về nơi mong muốn. Từ Pratunam, bạn có thể thuê hostel để ở hoặc bắt bus số 3 về Khaosan road (khu phố tây) để ở với giá rẻ hơn.

Tổng chi phí chuyến đi là 48 $.

Lưu ý : chúng tôi không hổ trợ quý khách đóng dấu tại cửa khẩu Thái Lan , quý khách phải tự xuống đóng dấu , vấn đề qua được cửa khẩu hay không là do hải quan quyết định , văn phòng xe không chịu trách nhiệm khi quý khách không qua được cửa khẩu.

Mọi chi tiết xin liên hệ

Bạn đang xem bài viết Tái Cơ Cấu Ngành Du Lịch: Cần Đồng Bộ Và Có Lộ Trình trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!