Cập nhật thông tin chi tiết về Nhập Cảnh – Vietcharmtour mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Visa (còn gọi là thị thực nhập cảnh) là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Thông thuờng visa được cấp bằng cách đóng vào sổ hộ chiếu. Trứơc đây do các nước chưa bình thường hóa quan hệ với VN, ViIệt Kiều về nước thường đựơc cấp một visa rời.
Tại Việt nam, visa nhập cảnh được cấp cho người nước ngoài có thể phân biệt các loại:
1. Visa du lịch – Tourist Visa : có giá trị 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho khách du lịch, được quyền nhập xuất cảnh một lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
2. Visa thương mại – Business Visa: có giá trị từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến kinh doanh hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư, được quyền nhập xuất cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
3. Giấy phép tạm trú -Temporary Residence Permit có giá trị từ một năm kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến làm việc thường xuyên hoặc đầu tư, được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
Giấy tờ cần thiết khi nhập cảnh – Người nước ngoài, người không quốc tịch, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có:
Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu;
Thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực.
Giá trị của thị thực Việt Nam – Thị thực Việt Nam có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam như sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng…
Hình thức cấp thị thực – Thị thực được cấp ngay vào hộ chiếu của người nước ngoài. Tuy nhiên, thị thực có thể được cấp thành tờ rời kèm theo hộ chiếu trong các trường hợp sau:
Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực mà chưa kịp đổi hộ chiếu mới;
Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao, lãnh sự với Việt Nam;
Vì lý do an ninh hoặc vì lý do ngoại giao.
Thời hạn thị thực Việt Nam – Thời hạn của thị thực Việt Nam bao gồm ba mức: 15 ngày, không quá 6 tháng và không quá 12 tháng. Thị thực có thể được sử dụng một lần hoặc nhiều lần. Thị thực một lần là thị thực có giá trị sử dụng cho một lần nhập cảnh. Thị thực nhiều lần là thị thực có giá trị sử dụng cho nhiều lần nhập cảnh hoặc xuất cảnh.
Thị thực không quá 12 tháng – Thị thực có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người nước ngoài được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt nam để:
Thực hiện các dự án đầu tư hoặc các hợp đồng ký kết với các cơ quan, tổ chức Việt Nam;
Làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan nước ngoài khác tại Việt Nam;
Thân nhân ruột thịt cùng đi với các đối tượng nói trên.
Thị thực không quá 6 tháng – Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc đối tượng được cấp thị thực có thời hạn không quá 12 tháng như đề cập ở trên.
Thị thực có giá trị 15 ngày – Khi không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, người xin nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được cấp thị thực một lần có giá trị 15 ngày.
Gia hạn thị thực Việt Nam – Thị thực Việt Nam không được gia hạn. Do vậy, khi thị thực hết hạn, nếu người mang thị thực có nhu cầu tiếp tục nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam thì phải làm thủ tục xin cấp thị thực mới.
Xin cấp thị thực tại Bộ Ngoại giao – Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao sẽ xem xét và thông báo cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài được các cơ quan nhà nước Việt Nam, cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước ngoài ở Việt Nam, cơ quan nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế ở Việt Nam mời. Trong trường hợp này, cơ quan mời phải làm thủ tục xin thị thực cho người nước ngoài được mời.
Xin cấp thị thực tại Sở Ngoại vụ – Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền xem xét và thông báo cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài trong các trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Xin cấp thị thực tại Bộ Công an – Đối với các trường hợp khác, việc xin cấp thị thực sẽ được thực hiện tại Bộ Công an. Bộ Công an sẽ xem xét và thông báo cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho đối tượng được mời. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân mời phải làm thủ tục xin thị thực cho người nước ngoài được mời.
Cấp thị thực tại cơ quan ngoại giao – Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực như sau:
Nếu người nước ngoài được cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam mời thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời sẽ làm thủ tục xin cấp thị thực tại một trong 3 cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ hoặc Bộ Công an. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam sẽ căn cứ vào thông báo của cơ quan trong nước để cấp thị thực cho khách.
Nếu không được mời, thì người nước ngoài trực tiếp đến cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sụ của Việt Nam ở nước mình để xin cấp thị thực.
Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế – Thị thực Việt Nam có thể được cấp cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam trong những trường hợp sau:
Vào dự tang lễ thân nhân, thăm thân nhân đang bị ốm nặng
Xuất phát từ nước không có cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam;
Vào du lịch theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức.
Vào hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp cho công trình, dự án; cấp cứu người bị bệnh nặng, người bị tai nạn; cứu hộ thiên tải, dịch bệnh ở Việt Nam; và
Vì lý do khẩn cấp khác.
Thời hạn cấp thị thực – Theo các quy định hiện hành, đơn xin cấp thị thực sẽ được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn. Trường hợp người nước ngoài xin thị thực ở cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài mà không được cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời thì thời hạn trên chỉ có 3 ngày.
Sửa đổi thị thực Việt Nam – Nếu thị thực bị sai sót do lỗi kỹ thuật, cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài sẽ sửa đổi ngay trong ngày làm việc. Nếu người nước ngoài yêu cầu sửa đổi loại thị thực, thời hạn thị thực hoặc mục đích nhập cảnh thì phải làm thủ tục như xin cấp thị thực mới.
Chuyển thị thực sang hộ chiếu mới – Người nước ngoài có thể xin chuyển thị thực còn giá trị sử dụng từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới. Cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực vào hộ chiếu mới với thời hạn, số lần nhập cảnh và ký hiệu thị thực như đã cấp ở hộ chiếu cũ. Việc chuyển thị thực sẽ được giải quyết trong thời hạn 2 ngày làm việc.
Trường hợp được miễn thị thực – Người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam trong một số trường hợp sau:
Là công dân của nước đã ký với Việt Nam điều ước quốc tế trong đó có quy định miễn thị thực;
Là người có Thẻ thường trú tại Việt Nam;
Là người có Thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng tại Việt Nam,
Quá cảnh qua Việt Nam
Lệ phí cấp thị thực Việt Nam – Theo các quy định hiện hành, lệ phí cấp thị thực có giá trị một lần là 45 đô-la Mỹ, lệ phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần dưới 1 tháng là 65 đô la mỹ, lệ phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần dưới 6 tháng là 95 đô-la Mỹ và lệ phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần từ 6 tháng trở lên là 135 đô-la Mỹ.
Thị thực đối với trẻ em đi kèm – Trẻ em người nước ngoài dưới 14 tuổi đi kèm với người lớn thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực mà khai báo kèm theo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi.
Thị thực của thân nhân đi kèm – Những người lớn trong gia đình đi kèm với người nước ngoài thì làm thủ tục xin cấp thị thực độc lập cho từng người, trừ các trường hợp được miễn thị thực.
Đối tượng được mời người nước ngoài – Theo pháp luật hiện hành, các đối tượng sau đây sẽ được phép mời người nước ngoài vào Việt Nam:
Cơ quan, tổ chức Việt Nam;
Cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
Công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Tổ chức được mời người nước ngoài – Các tổ chức sau đây được phép mời người nước ngoài vào Việt Nam:
Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài;
Cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc;
Tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam;
Chi nhánh các công ty nước ngoài;
Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài đặt tại Việt Nam;
Cơ quan, tổ chức khác được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Chứng minh tư cách pháp lý – Các doanh nghiệp, chi nhánh các công ty nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa của nước ngoài đặt tại Việt Nam và một số tổ chức khác khi làm thủ tục xin thị thực mời người nước ngoài vào Việt Nam phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của mình. Việc nộp hồ sơ trên chỉ cần thực hiện một lần.
Cá nhân mời người nước ngoài – Những người sau được mời người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích thăm viếng:
Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam;
Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên.
Đơn xin cấp thị thực – Khi làm thủ tục mời người nước ngoài vào Việt Nam, đơn xin thị thực cho khách mời của công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải có xác nhận của ủy ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.
Đơn của người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc học tập.
Nhập cảnh với mục đích đặc biệt – Người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích đặc biệt phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là:
– Vào hoạt động tôn giáo phải được sự đồng ý của Ban Tôn giáo của Chính phủ;
– Vào hoạt động thông tin, báo chí phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa – Thông tin. Tuy nhiên, người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo, dân tộc, thông tin báo chí sẽ không phải xin ý kiến của các cơ quan chức năng nếu nhập cảnh vào Việt Nam theo lời mời của các cơ quan nhà nước của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam.
Trường hợp không được nhập cảnh – Người nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
Không có hộ chiếu và/hoặc thị thực;
Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh;
Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;
Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;
Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Công dân Việt nam muốn nhập cảnh các nước phải liên hệ với văn phòng đại diện (Ðại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự) của nước đó tại nơi gần nhất để xin visa nhập cảnh vào nước đó. Việc trước tiên là Bạn phải có hộ chiếu do chính phủ Việtnam cấp trước khi xin visa này.
Thông Tin Đến Các Cá Nhân Có Nguyện Vọng Nhập Cảnh Vào Việt Nam
(1) Sau khi đến sân bay
a. Xuất trình và xác nhận nội dung giấy xác nhận xét nghiệm PCR.v.v. âm tính Xin vui lòng chuẩn bị giấy xác nhận âm tính được cấp tại Nhật Bản (nêu tại mục 3. (5) trên) vì cán bộ phụ trách sẽ yêu cầu xuất trình. Xin lưu ý không được làm mất hoặc để bị thu hồi giấy xác nhận âm tính. Việc xác nhận khai báo y tế sẽ khác nhau tùy theo sân bay đến và ngày đến.v.v. b. Kiểm tra nhập cảnh Xác nhận nội dung ghi trên hộ chiếu. Ngoài ra, xin vui lòng chuẩn bị giấy cấp phép nhập cảnh (mục 3. (2) ➂nêu trên) vì có trường hợp cán bộ phụ trách yêu cầu xuất trình. Sau khi hoàn tất tất cả thủ tục của người xin visa khi đến (Visa on Arrival) thì mới bắt đầu kiểm tra nhập cảnh đối với toàn bộ hành khách (có trường hợp có quy trình khác) c. Lấy hành lý Lấy hành lý từ băng truyền, để lên xe đẩy và đợi ở xung quanh băng truyền cho đến khi nhân viên của hãng hàng không có hướng dẫn. d. Hải quan Người nhập cảnh có gửi hành lý riêng (chủ yếu bằng đường biển) hoặc đem theo nhiều tiền mặt cần nộp “Tờ khai Hải quan”. e. Di chuyển đến cơ sở cách ly Người nhập cảnh chờ cán bộ kiểm dịch hướng dẫn, di chuyển đến cơ sở cách ly bằng xe buýt chuyên dụng.v.v. do cơ sở cách ly chuẩn bị theo lối đi riêng. Người nhập cảnh được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ toàn thân khi di chuyển. Có trường hợp phun thuốc khử khuẩn hành lý xách tay trước khi di chuyển đến cơ sở cách ly. f. Những nội dung khác Các dịch vụ hỗ trợ tại sân bay như xe đẩy dành cho trẻ em, xe điện chưa được hoàn thiện. Có trường hợp các thủ tục tại sân bay kéo dài trên 1 tiếng. Xét đến nguy cơ lây nhiễm tại sân bay đến, trong xe ô tô di chuyển về cơ sở cách ly (khách sạn), đề nghị người nhập cảnh thực hiện các biện pháp phòng dịch thích hợp (đeo khẩu trang, tránh tập trung, sát khuẩn tay.v.v.).
(2) Cách ly ít nhất trong 21 ngày
(Ghi chú) Xin lưu ý rằng theo Công điện số 600/CD-BCD của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/5/2021 (bản gốc, bản dịch tham khảo), thời gian lưu trú tại cơ sở cách ly sau khi nhập cảnh “ít nhất 21 ngày liên tục”, thời gian tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi kết thúc thời gian lưu trú tại cơ sở cách ly là “7 ngày”. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng xác nhận với tỉnh, thành quản lý trụ sở của cơ sở cách ly. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng xác nhận với tỉnh, thành quản lý trụ sở của cơ sở cách ly (thời gian lưu trú tại cơ sở cách ly tại Tp Hà Nôi, Tp Hồ Chí Minh là 21 ngày (xác nhận ngày 6/5/2021)) a. Cơ sở cách ly Trong thời gian lưu trú tại cơ sở cách ly, người nhập cảnh không được ra khỏi phòng. Đề nghị không đi vào bất cứ nơi nào khác ngoài phòng của mình theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và khách sạn. Ngoài ra, đề nghị theo dõi sức khỏe của bản thân trong suốt thời gian cách ly. Ngoài ra, tùy theo chủ trương và tình hình của cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam mà cơ sở cách ly, thời gian cách ly (bao gồm cả việc kéo dài thời gian cách ly), cách thức thực hiện cách ly v.v.có thể thay đổi. b. Xét nghiệm PCR Về nguyên tắc, xét nghiệm PCR v.v.được thực hiện ít nhất 3 lần trong thời gian cách ly (ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20) Tuy nhiên, thời điểm và số lần xét nghiệm PCR v.v.có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực quản lý cơ sở cách ly v.v.. Xin vui lòng xác nhận với cơ quan chức năng (Sở Y tế của tỉnh, thành quản lý nơi có cơ sở cách ly) về việc vận dung trên thực tế. Đôi khi cơ quan chức năng không thông báo kết quả xét nghiệm trong trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính. c. Khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính Khi nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tính, người nhập cảnh sẽ nhập viện và cách ly chữa bệnh tại cơ sở y tế do Chính phủ Việt Nam chỉ định cho đến khi khỏi bệnh. Đề nghị người nhập cảnh di chuyển đến cơ sở y tế chuyên môn để điều trị theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Khi đó, đề nghị liên hệ tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản) và công ty cung cấp dịch vụ y tế (trường hợp đang ký hợp đồng) Ngôn ngữ được sử dụng tại bệnh viện là tiếng Việt. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ công ty nơi người nhập cảnh làm việc (cung cấp phiên dịch y tế, thanh toán viện phí v.v.). d. Khi có vấn đề về sức khỏe Mỗi ngày người nhập cảnh sẽ được xét nghiệm thân nhiệt 2 lần. Trong trường hợp thân nhiệt cao trên 37,5 độ, có trường hợp được chuyển đến bệnh viện tại địa phương do tỉnh, thành phố chỉ định dù cho kết quả xét nghiệm PCR là âm tính. Xin lưu ý vì có trường hợp người nhập cảnh không giữ được sức khỏe sau chuyến bay dài và do những mệt mỏi trong quá trình cách ly. Đề nghị người nhập cảnh báo ngay với phía khách sạn khi cảm thấy có bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác. Ngoài ra, nên trao đổi với với công ty cung cấp dịch vụ y tế v.v.trong trường hợp cần thiết. Ngôn ngữ tại bệnh viện là tiếng Việt. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ công ty nơi người nhập cảnh làm việc (cung cấp phiên dịch y tế, thanh toán viện phí v.v.). e. Kết thúc thời gian cách ly Sau khi kết quả các lần xét nghiệm PCR theo quy định đều âm tính và kết thúc thời gian cách ly , cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam sẽ cấp “Giấy chứng nhận hoàn tất thời gian cách ly”. Tùy theo từng khu vực, cũng có trường hợp được cấp “Giấy chứng nhận âm tính”.
(3) Sau khi hoàn tất thời gian cách ly (thời gian theo dõi sức khỏe)
Trong thời gian 7 ngày sau khi hoàn tất thời gian cách ly, người nhập cảnh sẽ chịu sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan chức năng dựa theo các Công điện số 597/CD-BCD về việc thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tập trung và quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 (bản gốc, bản dịch tham khảo) và Công điện số 600/CD-BCD (bản gốc, bản dịch tham khảo) đề ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19. Đề nghị người nhập cảnh thông qua nơi làm việc của mình, nhanh chóng liên hệ với cơ quan chức năng quản lý nơi làm việc và nơi cư trú (ví dụ Ủy ban Nhân dân, Bộ Y tế) để xác nhận và tuân thủ nội dung hướng dẫn của các cơ quan này. Trong thời gian theo dõi sức khỏe, về nguyên tắc người nhập cảnh không được ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Theo Công điện, nếu bắt buộc ra khỏi nhà, nơi lưu trú vì công việc hoặc mục đích cần thiết khác thì phải bảo cho công an, y tế địa phương. Việc áp dụng quy định này khác nhau tùy khu vực sinh sống. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng xác nhận với Sở Y tế của khu vực sinh sống. Trường hợp ra khỏi nhà, nơi lưu trú, ngoài việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách, tránh tập trung, thông thoáng không khí, tự theo dõi sức khỏe bản thân, ghi chép danh sách người tiếp xúc gần, người nhập cảnh cần tránh tiếp xúc với người xung quanh và hạn chế đi đến những nơi đông người Thực hiện xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7 tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung. Trường hợp người nhập cảnh cảm thấy có bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác thì đề nghị nhanh chóng điện thoại liên hệ tới cơ quan y tế, công ty cung cấp dịch vụ y tế, Bộ Y tế và đường dây nóng của CDC v.v. Khi đó, quan trọng là phải nêu rõ mình đang trong thời gian 7 ngày sau khi hoàn tất cách ly. ・Các biện pháp áp dụng trong thời gian theo dõi sức khỏe tại Tp.Hà Nội (thông tin tham khảo)
Thủ Tục Nhập Cảnh &Amp; Hải Quan
Nhìn chung, tất cả du khách đến Hồng Kông phải sở hữu hộ chiếu còn hạn ít nhất là một tháng sau thời gian dự định lưu trú tại Hồng Kông. Tuy nhiên, giấy tờ được cấp cho người không có quốc tịch phải có giá trị ít nhất là hai tháng sau thời gian dự định lưu trú. Vui lòng liên hệ Cục quản lý xuất nhập cảnh Hồng Kông để biết thêm thông tin chi tiết.
Công dân của hầu hết các quốc gia không cần xin thị thực nhập cảnh Hồng Kông với mục đích du lịch và có thể lưu trú trong khoảng thời gian từ 7 – 180 ngày tùy thuộc vào quốc tịch. Nếu có bất kì thắc mắc nào về tình trạng thông tin của bản thân, xin vui lòng liên hệ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Trung Quốc.
THẺ THÔNG HÀNH TẠI ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG
Thẻ thông hành giúp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh đối với những du khách thường xuyên di chuyển đến Hồng Kông vì mục đích công tác, có hộ chiếu hợp lệ và đủ điều kiện đến Hồng Kông mà không cần thị thực hoặc giấy phép thông hành với mục đích tham quan.
Tiêu chí đủ điều kiện:
có nhu cầu chính đáng khi đến Hồng Kông thường xuyên, và
đã nhập cảnh vào Hồng Kông từ ba lần trở lên (không bao gồm những lần có đến Trung Quốc đại lục hoặc Ma Cao) trong vòng 12 tháng trước khi nộp hồ sơ, hoặc
Giám đốc Cục quản lý xuất nhập cảnh thấy việc nhập cảnh mang lại lợi ích đáng kể cho Hồng Kông.
Du khách có thẻ thông hành có thể sử dụng quầy dịch vụ dành cho công dân Hồng Kông để được làm thủ tục thông quan nhanh chóng.
Thông tin chi tiết về thẻ thông hành và mẫu đơn nộp hồ sơ ở định dạng có thể tải xuống được đăng tải trên website của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Hồng Kông.
KÊNH ĐIỆN TỬ DÀNH CHO DU KHÁCH THƯỜNG XUYÊN
Du khách thường xuyên đến Hồng Kông giờ đây có thể tận hưởng sự tiện lợi của các kênh điện tử tự phục vụ được vi tính hóa, giúp mọi thủ tục nhập cảnh được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
Tiêu chí đủ điều kiện:
Từ đủ 18 tuổi trở lên
Có giấy thông hành hợp lệ và thị thực du lịch nhiều lần còn giá trị sử dụng (nếu có)
Có một trong các giấy tờ sau: Thẻ thông hành tại Đặc khu hành chính Hồng Kông; Thẻ thông hành Doanh nhân APEC (ABTC) có in chữ “HKG” ở mặt sau; Thẻ thành viên Chương trình Khách hàng Thường xuyên do các hãng hàng không tham gia chương trình này cấp (vui lòng liên hệ hãng hàng không bạn đặt mua vé để biết thêm thông tin chi tiết)
Đối với hành khách không có một trong các loại giấy tờ nêu tại mục 3: Có giấy thông hành còn giá trị sử dụng, không bắt buộc phải có thị thực/giấy phép nhập cảnh Đặc khu hành chính Hồng Kông; Đã từng đến Đặc khu hành chính Hồng Kông bằng đường hàng không và làm thủ tục tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông không dưới ba lần trong vòng 12 tháng trước khi đăng ký dịch vụ tại Kênh điện tử.
Lý lịch trong sạch, chưa có bất kỳ vi phạm nào tại Hồng Kông Hành khách đã đăng ký thành công có thể sử dụng Kênh điện tử dành cho Du khách thường xuyên tại tất cả các điểm kiểm soát
Vui lòng bấm vào đây để truy cập quy trình sử dụng Kênh điện tử dành cho Du khách thường xuyên.
Giấy Thông Hành Nhập Cảnh Trung Quốc Là Gì? Đối Tượng Nào Được Cấp?
Ngoài visa Trung Quốc, còn có một hình thức nhập cảnh khác là sử dụng giấy thông hành nhập cảnh Trung Quốc, áp dụng cho trường hợp viếng thăm và du lịch ở khu vực tiếp giáp biên giới với Việt Nam.
Vậy, những ai có thể xin giấy thông hành nhập cảnh Trung Quốc? Giá trị của giấy thông hành là như thế nào? Thủ tục nộp hồ sơ và chi phí như thế nào? Visa Liên Đại Dương sẽ giải đáp ngay cho bạn.
Giấy thông hành là văn bản do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam có mục đích du lịch, làm ăn buôn bán ở địa bàn tỉnh biên giới tiếp giáp đường biên.
Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cấp cho những đối tượng sau:
– Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt – Trung.
– Cán bộ làm việc ở cơ quan nhà nước có trụ sở tại huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt – Trung và được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để trao đổi công vụ.
– Với mục đích du lịch, bạn chỉ được cấp giấy thông hành với thời hạn 1 ngày và chỉ được quyền nhập cảnh ở các vùng có bán kính 15km từ cửa khẩu. Nếu muốn ở lại nhiều hơn hoặc đi sâu vào Trung Quốc, bạn phải xin visa.
– Với mục đích viếng thăm và kết hợp giải quyết việc riêng, bạn được cấp giấy thông hành nhiều lần trong thời hạn không quá 12 tháng. Tuy nhiên, số lần được phép nhập cảnh qua giấy thông hành vẫn ít hơn so với visa Trung Quốc.
Công dân Việt Nam có thể sử dụng giấy thông hành đi Trung Quốc thay cho visa thông thường tại:
– Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam.
– Thành phố Bằng Tường, thành phố Nam Ninh (Quảng Tây): Tiếp giáp cửa khẩu Hữu Nghi Quan – biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Hoa tại địa phận tỉnh Lạng Sơn
– Thành phố Đông Hưng (Quảng Tây): tiếp giáp cửa khẩu Móng Cái tại tỉnh Quảng Ninh.
– Thành phố Hà Khẩu (Vân Nam): tiếp giáp với cửa khẩu Lào Cai.
Để xin giấy thông hành, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết sau đây:
– 1 tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh Trung Quốc theo mẫu TK9;
– 2 ảnh cỡ 4x6cm, mới chụp, mặt nhìn thẳng, không đội mũ, phông nền trắng; trong đó có 1 ảnh dán vào tờ khai.
– Nếu là trẻ em dưới 16 tuổi thì cần có thêm bản sao giấy khai sinh; và bắt buộc phải có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng.
Lưu ý:
– Trường hợp cha, mẹ đề nghị cấp giấy thông hành chung cho con dưới 16 tuổi;thì khai chung và cung cấp 2 ảnh 3x4cm của trẻ em đó: 1 ảnh dán;vào tờ khai của mình và 1 ảnh để dán vào giấy thông hành.
– Đối với các cán bộ, công chức nhà nước công tác tại vùng biên giới thì tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan quản lý trực tiếp.
– Trường hợp đề nghị cấp lại giấy thông hành do bị mất thì phải nộp kèm đơn trình báo về việc bị mất.
– Giấy thông hành chỉ đi và về trong ngày tại 1 cửa khẩu duy nhất. Nếu có việc gấp không đi máy bay được hoặc về nhầm cửa khẩu sẽ phải quay lại cửa khẩu mình đã xuất cảnh.
– Dù đã có giấy thông hành, vẫn nên mang dự phòng 4 ảnh 4×6 và chứng minh thư.
Để xin giấy thông hành nhập cảnh Trung Quốc, bạn có thể liên hệ Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an thuộc 6 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc là: Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.
– Chi phí cho một lần cấp giấy thông hành du lịch Trung Quốc là 350.000đ/lượt khách.
– Thời gian cấp giấy thông hành: từ 2- 3 ngày làm việc
Địa chỉ: 56 Nguyễn Cư Trinh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. HCM
Hotline: 091 608 68 98
Email: inbound1@transoceanservice.com
Bạn đang xem bài viết Nhập Cảnh – Vietcharmtour trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!