Cập nhật thông tin chi tiết về Về Bản Đồ Huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với tấm bản đồ huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai chúng ta có thể dễ dàng tìm những con phố, địa điểm trong toàn khu vực huyện Vĩnh Cửu. Hơn nữa với bản đồ này, chúng ta còn được cập nhật những thông tin mới nhất về huyện Vĩnh Cửu như vị trí địa lý, đơn vị hành chính, dân số, giao thông và cả du lịch.
Bản đồ huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai tựa như cuốn tri thức
Chỉ thông qua một tấm bản đồ, chúng ta thu thập được một lượng kiến thức khá đầy đủ. Chúng bao gồm nhiều phương diện từ địa lý, khí hậu, dân số, hành chính, giao thông và cả du lịch, kinh tế. Mỗi thông tin về huyện đều được cập nhật một cách chính xác và thường xuyên nhất.
Trên bản đồ huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai, chúng ta có thể nhận rõ huyện có diện tích hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai. Sự phát triển kinh tế tại nơi đây thì khỏi phải bàn về tốc độ tăng trưởng không ngừng lên. Nhìn vào bản đồ, huyện ấn tượng với người xem bởi sự hiện diện của vườn quốc gia Cát Tiên được Unesco công nhận. Bên cạnh đó là sự phát triển của các khu công nghiệp như KCn Thạnh Phú. Nơi được coi là đặc sản của tỉnh đó chính là làng Bưởi Tân Triều.
Với bản đồ địa chỉ huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai, chúng ta dễ dàng quan sát các phía tiếp giáp của tỉnh. Người xem hoàn toàn có thể nhận thấy huyện thuộc phía Tây Bắc của tỉnh Đồng Nai. Vị trí trải dài từ vườn quốc gia Cát Tiên đến tp. Biên Hòa. Các vị trí tiếp giáp cụ thể như sau: Phía Bắc giáp với Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Phía Đông giáp với huyện Tân Phú. Phía Nam giáp với huyện Quảng Bom, tp. Biên Hòa. Phía Đông Nam giáp Đinh Quán và hồ Tri An. Phía Tây giáp với Phú Giáo, thị xã Tân Uyên. Phía Tây Bắc giáp với huyện Đồng Phú.
Hiện huyện có diện tích 1092 km 2 và dân số là 110.855 người (2007). Huyện Vĩnh Cửu có sự đi lên về nền kinh tế khá ấn tượng so với các huyện còn lại của Đồng Nai. Nơi đây đời sống người dân khá phát triển và hiện đại.
Các đơn vị hành chính thể hiện trên bản đồ huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Qua bản đồ hành chính huyện Vĩnh Cửu, chúng ta có thể thu thập được toàn bộ thông tin các đơn vị hành chính của huyện Vĩnh Cửu. Qua bảng ghi chú tên đơn vị, số dân, diện tích, mật độ đều được ghi lại rõ ràng. Huyện có thị trấn Vĩnh An và 14 xã đó là: xã Bình Hòa, Bình Lợi, Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý, Tân Bình, Tân An, Thanh Phú, Tri An, Thiện Tân, Vĩnh Tân.
Với tấm bản đồ, chúng ta còn nhận định được những lợi thế của huyện Vĩnh Cửu. Đặc biệt qua bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Cửu. Chúng ta có thể nhìn thấy huyện có lợi thế về đất lâm nghiệp. Diện tích đất dành cho lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao mang tới một sản lượng gỗ tương đối lớn. Hơn thế nữa, sự tồn tại của hồ Trị An cung cấp một lượng lớn vô cùng phong phú. Hồ rộng tới 28.500 ha có khả năng phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và cả nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay huyện Vĩnh Cửu đã tiến hành quy hoạch khu công nghiệp Thanh Phú. Đây là khu công nghiệp có sự phát triển rất là vững mạnh và nổi tiếng. Bên cạnh đó, huyện còn đang quy hoạch cụm sản xuất ngành nghề tại xã Tân Bình. Từ đó đời sống người dân được đánh dấu bước phát triển đổi mới hơn. Chúng ta cũng cần quan tâm tới quá trình triền khai đầu tư xây dựng khu đô thị Lavender City thuộc xã Thanh Phú. Nơi mà đời sống người dân có những ưu tiên vượt trội, hiện đại.
Chỉ đơn giản với bản đồ huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai chúng ta đã có một bức tranh toàn diện về huyện Vĩnh Cửu. Qua bản đồ, chúng ta hiểu hơn về một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Đến vùng đất Vĩnh Cửu, du khách được trải nghiệm những điều tuyệt vời tại các điểm tham quan như hồ Trị An, vườn quốc gia Cát Tiên, khu di tích lịch sử khu Đ, các vườn cây ăn trái ngút tầm mắt,…. Chắc chắn huyện Vĩnh Cửu đã mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng lý thú. Để phục vụ cho chuyến đi du lịch cũng như kiến thức về huyện Vĩnh Cửu, bạn hãy nắm trong tay một tấm bản đồ về huyện Vĩnh Cửu. Điều này vô cùng đơn giản khi đến các địa điểm bán và cung cấp bản đồ.
Nguồn bài viết: https://cungcapbando.com/ban-do-huyen-vinh-cuu-dong-nai/
Đồng Nai: Bàn Thảo Phát Triển Du Lịch Huyện Vĩnh Cửu
Tại khu du lịch đảo Ó Đồng Trường (huyện Vĩnh Cửu), Sở VHTTDL Đồng Nai phối hợp với UBND huyện Vĩnh Cửu tổ chức Hội thảo “Đóng góp ý kiến phát triển du lịch Vĩnh Cửu – Đồng Nai”. Đến dự có lãnh đạo địa phương, các cơ quan truyền thông, ngành du lịch và doanh nghiệp lữ hành chúng tôi Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương và Bình Phước.
Tài nguyên du lịch huyện Vĩnh Cửu rất phong phú và đa dạng, mang các giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, giải trí có sức hấp dẫn du khách. Một trong số đó là tài nguyên du lịch tự nhiên như sông Đồng Nai, thác, hồ Trị An, đảo Ó Đồng Trường, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai. Bên cạnh đó, Vĩnh Cửu là vùng đất có bề dày lịch sử gắn với các địa danh và sự kiện như là nơi thành lập Chi bộ cộng sản Bình Phước – Tân Triều (1935) và Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa (1937), căn cứ Khu ủy miền Đồng Nam bộ (1962 – 1967), căn cứ Trung ương cục miền Nam (1961 – 1962), địa đạo Suối Linh. Ngoài ra, Vĩnh Cửu còn sở hữu nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh, Chơ-ro, các món ăn dân gian độc đáo, các làng nghề truyền thống, di sản văn hóa Hán – Nôm.
Toàn cảnh tọa đàm
Tham gia góp ý kiến, các đại biểu dự hội thảo đã hiến kế cho địa phương một số giải pháp để phát triển du lịch, trong đó lưu ý phát triển loại hình du lịch sinh thái rừng và du lịch đường sông kết hợp tham quan, trải nghiệm các tài nguyên du lịch của Vĩnh Cửu. Phát triển du lịch đường sông dựa trên việc khai thác các tài nguyên tự nhiên gắn với liền với rừng, hồ, sông, miệt vườn cây ăn trái với Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa, hồ Trị An và 72 đảo lớn nhỏ, sông Đồng Nai, làng bưởi Tân Triều, làng cam Hiếu Liêm. Các sản phẩm du lịch này rất thuận lợi để khai thác loại hình du lịch team building, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch dã ngoại. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự còn gợi ý khai thác các di tích khảo cổ học, tiềm năng du lịch miệt vườn, kết nối tour tuyến với các trung tâm du lịch lân cận như chúng tôi Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt để phát triển du lịch bền vững
Để loại hình du lịch đường sông phát triển bền vững địa phương cần phải rà soát và chuẩn hóa lại đội tàu thuyền hiện có, đảm bảo các thiết bị vận chuyển, tiện nghị trên thuyền theo quy định. Thành lập đội tự quản vận chuyển đường sông để vừa liên kết các chủ thuyền, vừa quản lý chất lượng phục vụ và đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Đồng thời, còn tập huấn đội ngũ tài công, thuyền viên về kiến thức, kỹ năng ứng xử và quy trình phục vụ khách du lịch, cải tạo khu vực cầu tàu lên xuồng ở lòng hồ Trị An, ban hành quy định quản lý du lịch đường sông, gắn các biển báo giao thông đường thủy (ngôn ngữ Việt – Anh). Ngoài ra, đầu tư xây dựng khu du lịch đảo Ó Đồng Trường theo hướng du lịch sinh thái, thể thao, xây dựng du lịch cộng đồng tại làng bưởi Tân Triều, làng cam Hiếu Liêm…
Cầu phao hồ Trị An
Cùng với các góp ý đầy tâm huyết của những người làm du lịch trong và ngoài tỉnh Đồng Nai, theo Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu Phạm Minh Phước, trong quy hoạch phát triển du lịch, địa phương sẽ thực hiện nhiều giải pháp cần thiết và mang tính đột phá. Như nhanh chóng xây dựng quy hoạch ngành Du lịch để khai thác tiềm năng và thế mạnh để phát triển, tạo dựng mối liên kết chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh, các tỉnh giáp ranh trong khu vực Đông Nam bộ để tận dụng lợi thế đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau, huy động mọi nguồn lực để nâng cáp hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch Vĩnh Cửu – Đồng Nai. Trước mắt, huyện sẽ tập trung triển khai một số dự án du lịch trọng điểm để tạo đà phát triển trong thời gian tới như khu công viên động vật bán hoang dã Safari, vườn thực vật – dược liệu quy mô 10 héc ta, tuyến đường ven hồ Trị An dài 28km.
Nguyên Vũ
Du Lịch Đồng Nai: Huyện Vĩnh Cửu Mời Gọi Đầu Tư Vào Du Lịch
Huyện Vĩnh Cửu là nơi có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái sông, hồ, rừng, thác, vườn. Do đó, huyện đã quy hoạch nhiều dự án du lịch để mời gọi doanh nghiệp (DN) đầu tư vào.
Xã Bình Lợi (H.Vĩnh Cửu) có nhiều vườn bưởi trĩu quả có thể phát triển du lịch sinh thái vườn
Theo Sở VH-TTDL, trên địa bàn H.Vĩnh Cửu quy hoạch khoảng 9 dự án du lịch sinh thái và đang mời gọi DN trong nước, nước ngoài đầu tư vào. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng về du lịch chưa được khai thác.
* Những dự án cần vốn lớn
Huyện Vĩnh Cửu có lợi thế là nơi có nhiều rừng tự nhiên, sông, hồ, thác rất đẹp có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh, huyện đã đi trước một bước là quy hoạch sẵn các khu vực có tiềm năng để phát triển du lịch. Một trong ba lĩnh vực trọng tâm được xác định sẽ tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai ở giai đoạn tới có du lịch và dịch vụ du lịch. H.Vĩnh Cửu là nơi quy hoạch nhiều dự án du lịch nhất tỉnh.
Dự án có nguồn vốn lớn nhất là Khu du lịch Hồ Bà Hào. Mục tiêu xây dựng một khu du lịch phức hợp với các loại hình du lịch trên hồ, picnic, vui chơi giải trí và các hoạt động thể thao gắn với Khu di tích lịch sử Chiến khu Đ, đảo Ó – đảo Đồng Trường. Quy mô dự án: 420ha, trong đó có mặt hồ 400ha. Dự án nằm trong khu vực xã Mã Đà, cách trung tâm TP.Biên Hòa khoảng 50 km, chúng tôi 80km. Hiện trạng của khu vực trên là đã được Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đầu tư sân đá, cây cảnh, nhà nghỉ, trạm dừng chân… Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện hữu có giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc thuận lợi. Dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.
Dự án Điểm du lịch hồ Mã Đà, H.Vĩnh Cửu dự tính sẽ hình thành nơi đây điểm du lịch sinh thái. Du khách đến đây có thể du lịch trên hồ, picnic, vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt động thể thao. Dự án có diện tích khoảng 20ha, đã có giao thông, điện nước kết nối đến khu vực dự án. Vốn đầu tư dự án ước khoảng 500 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND H.Vĩnh Cửu Phạm Minh Phước cho biết: “Huyện sẽ tạo mọi điều kiện để các DN đầu tư vào các dự án du lịch trên địa bàn. Phát triển được du lịch sẽ kéo theo thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển”.
Bên cạnh đó, H.Vĩnh Cửu đang thu hút đầu tư dự án Khu thể thao tổng hợp và dịch vụ du lịch Dốc Lớn. Dự án này khi hoàn thành sẽ có khu vực đua ngựa, sân tennis, bóng đá mini, bể bơi, khu dịch vụ du lịch… Dự án có diện tích 20ha nằm ở xã Trị An, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng.
Tại xã Phú Lý được quy hoạch Khu du lịch Thác Ràng với diện tích 10ha và vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.
* Phát triển du lịch sinh thái vườn
Trên địa bàn H.Vĩnh Cửu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái vườn ở xã Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Tân An… Những khu vực này có nhiều vườn bưởi trĩu quả đi kèm với các đặc sản làm từ bưởi như: rượu bưởi, nem bưởi, gỏi bưởi, chè bưởi, trà bưởi. Do đó, huyện đã phối hợp với Sở VH-TTDL quy hoạch 3 điểm du lịch sinh thái vườn là dự án Du lịch sinh thái miệt vườn Bình Thạch ở khu 1, 2 ấp Bình Thạch, xã Bình Hòa. Dự án có diện tích 30ha, hiện trạng là đất nông nghiệp trồng lúa. Hình thức đầu tư có thể liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư, nguồn vốn để thực hiện dự án là 500 tỷ đồng.
Theo ông Lê Kim Bằng, Giám đốc Sở VH-TTDL, H.Vĩnh Cửu có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái vườn. Hiện nay, tại một số nơi ở Đồng Nai như chúng tôi Khánh du lịch vườn thu hút được nhiều du khách, trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Doanh thu từ du lịch sinh thái vườn cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp.
Xã Tân Bình (H.Vĩnh Cửu) là nơi nổi tiếng với các vườn bưởi và những món ăn làm từ bưởi nên huyện quy hoạch dự án Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Vĩnh Hiệp khoảng 40ha. Dự tính điểm du lịch này cần nguồn vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Huyện, tỉnh đang mời gọi các DN có kinh nghiệm, vốn để đầu tư.
Nguyệt Hạ
Thông Tin Về Bản Đồ Gia Lai Chi Tiết Nhất
Bài viết sau, chúng tôi cập nhật mới nhất về bản đồ Gia Lai chi tiết như bản đồ giao thông Gia Lai trực tuyến, bản đồ Gia Lai pdf, rất hi vọng Quý khách có thêm những thông tin bổ ích về Bản đồ Gia Lai khổ lớn phóng to chi tiết nhất
Bản đồ Gia Lai
Bản đồ du lịch Gia Lai
Bản đồ sử dụng đất tại Gia Lai
Vị trí địa lý của Gia Lai ở đâu?
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 – 800 mét so với mực nước biển, nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện, với 222 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã.
Thành phố Pleiku, 14 phường và 9 xã;
Thị xã An Khê, 6 phường và 5 xã;
Thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo, 4 phường và 4 xã;
Huyện Chư Păh, 1 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Phú Hoà;
Huyện Chư Prông, 1 thị trấn và 19 xã, huyện lỵ là thị trấn Chư Prông;
Huyện Chư Sê, 1 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Chư Sê;
Huyện Đăk Đoa, 1 thị trấn và 16 xã, huyện lỵ là thị trấn Đăk Đoa;
Huyện Đăk Pơ, 8 xã, huyện lỵ là xã Đăk Pơ;
Huyện Đức Cơ, 1 thị trấn và 9 xã, huyện lỵ là thị trấn Chư Ty;
Huyện Ia Grai, 1 thị trấn và 12 xã, huyện lỵ là thị trấn Ia Kha;
Huyện Ia Pa, 9 xã, huyện lỵ là xã Kim Tân;
Huyện Kbang, 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Kbang;
Huyện Kông Chro, 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Kông Chro;
Huyện Krông Pa, 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Phú Túc;
Huyện Mang Yang, 1 thị trấn và 11 xã, huyện lỵ là thị trấn Kon Dỡng;
Huyện Phú Thiện, 1 thị trấn và 9 xã, huyện lỵ là thị trấn Phú Thiện;
Huyện Chư Pưh, 1 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Nhơn Hoà;
Mật độ dân số tại Gia Lai
Bản đồ Google Maps Gia Lai
Bạn đang xem bài viết Về Bản Đồ Huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!