Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Di Sản Tại Việt Nam Và Một Số Thách Thức Đối Với Chương Trình Đào Tạo Thuyết Minh Viên mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với ngành du lịch đang được chú trọng và tập trung đẩy mạnh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đặc biệt trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch.Tiềm năng của các di sản văn hóa đã và đang phát huy mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Chính phủ Việt Nam cũng định hướng khai thác các di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch.Di sản văn hóa và du lịch di sản văn hóa được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong: Luật Du lịch; Luật Di sản văn hóa;Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “…phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc…”, văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu trong phát triển du lịch; sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố cuốn hút và nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chiến lượccũng đưa ra các mục tiêu phát triển du lịch phải hướng tới góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam; lấy du lịch là động lực, tạo nguồn lực để đẩy mạnh bảo tồn văn hóa; nguồn thu từ du lịch hướng tới đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, đồng thời tăng cường kiểm soát những tác động từ hoạt động du lịch lên các thiết chế văn hóa. Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa cũng được nêu ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2016. Trong đó nêu rõ:Đưa du lịch văn hóa trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2020, ngành du lịch văn hóa chiếm từ 10-25% trong tổng số 18-19 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Đến năm 2030, du lịch văn hóa chiếm từ 15-20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Vì vậy, du lịch văn hoá cũng được xác định là 1 trong 4 sản phẩm du lịch chính của Việt Namtại Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch. Năm 2016, Việt Nam đã đón 10triệu lượt khách du lịch quốc tế và 62 triệu lượt khách du lịch nội địatrong đó, khách du lịch đều lựa chọn tham gia hoạt động tham quan và tìm hiểu cácdi tích văn hoá-lịch sử và tham dự các lễ hội văn hoá, theo Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, hoạt động thăm quan di sản tại Việt Nam là hoạt động được khách du lịch quốc tế ưa thích thứ 2 chỉ sau nghỉ dưỡng tắm biển.Có thể thấy, vai trò của các di sản văn hóa đã và đang phát huy mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam. Doanh thu du lịch thông qua bán vé các loại hình dịch vụ tại các điểm du lịch có Di sản văn hóa thế giới ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Những điểm đến có di sản văn hoá thế giới đã trở thành điểm nhấn quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Namvà là điểm-phải-đến của khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế, như Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Khu thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An (Quảng Nam).Sản phẩm du lịch di sản văn hoá tại Việt Nam khá đa dạng và hấp dẫn như hoạt động tham quan di sản, nghiên cứu văn hoá lịch sử thông qua di sản, tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá truyền thống… Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch di sản văn hoá còn là yếu tố tạo nên nét khác biệt cho hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam, kết nối và đa dạng hoá các tour, tuyến du lịch. Việc đi du lịch hiện nay không chỉ đơn thuần là thăm thú cảnh quan, mà du khách còn có nhu cầu tìm hiểu khám phá những nét độc đáo của truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các điểm đến. Chính vì vậy, bên cạnh những hướng dẫn viên du lịch của các công ty lữ hành, đội ngũ những người làm công tác thuyết minh tại điểm là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp du khách nói chung, nhất là đối với du khách quốc tế khi đến với Việt Nam hiểu biết sâu về những giá trị văn hóa lịch sử của mỗi một địa danh, mỗi di tích. Thuyết minh viên di sản là những người làm công tác thuyết minh, hướng dẫn giới thiệu tuyên truyền – giáo dục tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên, các bảo tàng…, có kiến thức chuyên sâu về khu du lịch, điểm du lịch được giao quản lý. Số lượng di sản văn hóa rất lớn của Việt Nam đồng nghĩa với việc có hàng chục ngàn thuyết minh viên đã và đang hoạt động tại các điểm du lịch, các bảo tàng, khu di tích. Đội ngũ này đang âm thầm đóng góp công sức, trí tuệ của mình nhằm mục đích phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về những nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Chính vì thế công tác đào tạo thuyết minh viên di sản là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài.Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đó là “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân lực phục vụ trực tiếp khách du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch văn hóa theo tiêu chuẩn nghề ASEAN”. Thời gian qua Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai thực hiện khá nhiều giảipháp nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) và UNESCO về kỹ thuật, kinh phí để xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho các hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Tổng cục Du lịch cũng đã tập trung nghiên cứu, xây dựng được một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho 13 nghề, trong đó có nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và thuyết minh viên du lịch. Thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng và công bố các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có nghề thuyết minh viên du lịch. Một số tổ chức quốc tế cũng đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chương trình và đào tạo thuyết minh viên di sản. Điển hình là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) xây dựng Khóa đào tạo giảng viên nguồn chương trình hướng dẫn viên du lịch tại các khu Di sản thế giới, đã được tổ chức tại các địa điểm có nhiều di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam là Hà Nội, Quảng Nam, Huế, Đà Nẵng,… Thực trạng hiện nay là trình độ của đội ngũ thuyết minh viên ở các điểm du lịch không đồng đều, thậm chí còn chênh lệch nhau khá xa giữa các vùng miền, các địa phương. Trình độ của đội ngũ thuyết minh viên hiện nay cũng khá da dạng phong phú, có thuyết minh viên có trình độ đại học, trên đại học được đào tạo cơ bản (đội ngũ này phần lớn làm việc tại các di tích và bảo tàng lớn…). Tuy vậy, cũng có thuyết minh viên có trình độ văn hóa thấp chưa qua các lớp đào tạo, họ làm thuyết minh từ vốn hiểu biết, tự học hỏi từ công việc chuyên môn hằng ngày, hoặc qua truyền miệng… (đội ngũ này phần lớn ở các địa phương hoặc vùng sâu, vùng xa). Đội ngũ thuyết minh viên hiện có cũng đang được đào tạo ở nhiều chuyên ngành đa dạng khác nhau: lịch sử, văn hóa, Việt Nam học, du lịch…Điều này dẫn đến việc thuyết minh viên tại nhiều địa phương thiếu nền tảng kiến thức văn hóa, yếu về kiến thức lịch sử. Một hạn chế khác của các thuyết minh viên tại Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Với những thuyết minh viên biết ngoại ngữ thì đa phần chỉ biết tiếng Anh, thuyết minh viên biết tiếng Pháp, Trung Quốc còn ít và tiếngTây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc rất ít… Việt Nam đang hướng đến trong thời gian tới sẽ có chương trình đào tạo đạt chuẩn dành cho thuyết minh viên du lịch. Tuy nhiên, việc áp dụng một chương trình đào tạo hướng dẫn viên di sản chung cho tất cả các địa phương tại Việt Nam sẽ có một số khó khăn và thách thức như sau: – Nhiều địa phương còn đang thiếu cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch và về nghề thuyết minh viên. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến năm 2016, tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có 156 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có: 48 trường đại học; 43 trường cao đẳng và cao đẳng nghề. Hiện nay, các cơ sở đào tạo còn gặp nhiều khó khăn trong việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong việc đào tạo và thực hành. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo du lịch tại Việt Nam còn thiếu giáo viên/giảng viên đạt chuẩn để giảng dạy chương trình đào tạo thuyết minh viên. Khóa đào tạo giảng viên nguồn chương trình hướng dẫn viên du lịch tại các khu Di sản thế giới của UNESCO là một giải pháp để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên chương trình này mới chỉ được thực hiện trong một quy mô hẹp và chưa đươc nhân rộng. – Cần sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ sở đào tạo, điểm du lịch và công ty lữ hành để các thuyết minh viên được đào tạo gắn với thực tế và có khả năng phát huy nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. – Bên cạnh chương trình đào tạo mới, Việt Nam cũng cần có chương trình đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao cho đội ngũ thuyết minh viên hiện có. Điều này thực sự cần thiết do thực trạng chênh lệch về trình độ của đội ngũ thuyết minh viên giữa các vùng miền và các địa phương. Hiện nay các chương trình đạo tạo này vẫn thường do các địa phương tự xây dựng và tổ chức. Việt Nam đang đề ra mục tiêu đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Và du lịch di sản văn hóa, một trong những sản phẩm du lịch được đánh giá là thế mạnh của Việt Nam, sẽ phải có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng đó, như được đề ra trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để nâng cao hình ảnh của di sản Việt Nam và chất lượng sản phẩm du lịch tại các điểm di sản, nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm du lịch di sản là việc quan trọng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên với thực trạng chưa có được một chương trình đào tạo thuyết minh viên đạt chuẩn và thống nhất trên cả nước; thiếu cơ sở đào tạo và người giảng dạy, việc đào tạo và phát triển đội ngũ thuyết minh viên di sản có chất lượng cao tại Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn.
ThS. Đinh Thị Hồng Nhung – Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế
Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Di Sản Tại Việt Nam Và Một Số Thách Thức Đối Với Chương Trình Đào Tạo Thuyết Minh Viên – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch (Itdr)
Với ngành du lịch đang được chú trọng và tập trung đẩy mạnh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đặc biệt trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch.Tiềm năng của các di sản văn hóa đã và đang phát huy mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Chính phủ Việt Nam cũng định hướng khai thác các di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch.Di sản văn hóa và du lịch di sản văn hóa được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong: Luật Du lịch; Luật Di sản văn hóa;Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “…phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc…”, văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu trong phát triển du lịch; sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố cuốn hút và nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chiến lượccũng đưa ra các mục tiêu phát triển du lịch phải hướng tới góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam; lấy du lịch là động lực, tạo nguồn lực để đẩy mạnh bảo tồn văn hóa; nguồn thu từ du lịch hướng tới đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, đồng thời tăng cường kiểm soát những tác động từ hoạt động du lịch lên các thiết chế văn hóa. Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa cũng được nêu ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2016. Trong đó nêu rõ:Đưa du lịch văn hóa trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2020, ngành du lịch văn hóa chiếm từ 10-25% trong tổng số 18-19 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Đến năm 2030, du lịch văn hóa chiếm từ 15-20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Vì vậy, du lịch văn hoá cũng được xác định là 1 trong 4 sản phẩm du lịch chính của Việt Namtại Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch. Năm 2016, Việt Nam đã đón 10triệu lượt khách du lịch quốc tế và 62 triệu lượt khách du lịch nội địatrong đó, khách du lịch đều lựa chọn tham gia hoạt động tham quan và tìm hiểu cácdi tích văn hoá-lịch sử và tham dự các lễ hội văn hoá, theo Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, hoạt động thăm quan di sản tại Việt Nam là hoạt động được khách du lịch quốc tế ưa thích thứ 2 chỉ sau nghỉ dưỡng tắm biển.Có thể thấy, vai trò của các di sản văn hóa đã và đang phát huy mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam. Doanh thu du lịch thông qua bán vé các loại hình dịch vụ tại các điểm du lịch có Di sản văn hóa thế giới ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Những điểm đến có di sản văn hoá thế giới đã trở thành điểm nhấn quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Namvà là điểm-phải-đến của khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế, như Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Khu thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An (Quảng Nam).Sản phẩm du lịch di sản văn hoá tại Việt Nam khá đa dạng và hấp dẫn như hoạt động tham quan di sản, nghiên cứu văn hoá lịch sử thông qua di sản, tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá truyền thống… Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch di sản văn hoá còn là yếu tố tạo nên nét khác biệt cho hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam, kết nối và đa dạng hoá các tour, tuyến du lịch. Việc đi du lịch hiện nay không chỉ đơn thuần là thăm thú cảnh quan, mà du khách còn có nhu cầu tìm hiểu khám phá những nét độc đáo của truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các điểm đến. Chính vì vậy, bên cạnh những hướng dẫn viên du lịch của các công ty lữ hành, đội ngũ những người làm công tác thuyết minh tại điểm là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp du khách nói chung, nhất là đối với du khách quốc tế khi đến với Việt Nam hiểu biết sâu về những giá trị văn hóa lịch sử của mỗi một địa danh, mỗi di tích. Thuyết minh viên di sản là những người làm công tác thuyết minh, hướng dẫn giới thiệu tuyên truyền – giáo dục tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên, các bảo tàng…, có kiến thức chuyên sâu về khu du lịch, điểm du lịch được giao quản lý. Số lượng di sản văn hóa rất lớn của Việt Nam đồng nghĩa với việc có hàng chục ngàn thuyết minh viên đã và đang hoạt động tại các điểm du lịch, các bảo tàng, khu di tích. Đội ngũ này đang âm thầm đóng góp công sức, trí tuệ của mình nhằm mục đích phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về những nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Chính vì thế công tác đào tạo thuyết minh viên di sản là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài.Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đó là “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân lực phục vụ trực tiếp khách du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch văn hóa theo tiêu chuẩn nghề ASEAN”. Thời gian qua Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai thực hiện khá nhiều giảipháp nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) và UNESCO về kỹ thuật, kinh phí để xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho các hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Tổng cục Du lịch cũng đã tập trung nghiên cứu, xây dựng được một bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho 13 nghề, trong đó có nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và thuyết minh viên du lịch. Thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng và công bố các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có nghề thuyết minh viên du lịch. Một số tổ chức quốc tế cũng đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chương trình và đào tạo thuyết minh viên di sản. Điển hình là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) xây dựng Khóa đào tạo giảng viên nguồn chương trình hướng dẫn viên du lịch tại các khu Di sản thế giới, đã được tổ chức tại các địa điểm có nhiều di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam là Hà Nội, Quảng Nam, Huế, Đà Nẵng,… Thực trạng hiện nay là trình độ của đội ngũ thuyết minh viên ở các điểm du lịch không đồng đều, thậm chí còn chênh lệch nhau khá xa giữa các vùng miền, các địa phương. Trình độ của đội ngũ thuyết minh viên hiện nay cũng khá da dạng phong phú, có thuyết minh viên có trình độ đại học, trên đại học được đào tạo cơ bản (đội ngũ này phần lớn làm việc tại các di tích và bảo tàng lớn…). Tuy vậy, cũng có thuyết minh viên có trình độ văn hóa thấp chưa qua các lớp đào tạo, họ làm thuyết minh từ vốn hiểu biết, tự học hỏi từ công việc chuyên môn hằng ngày, hoặc qua truyền miệng… (đội ngũ này phần lớn ở các địa phương hoặc vùng sâu, vùng xa). Đội ngũ thuyết minh viên hiện có cũng đang được đào tạo ở nhiều chuyên ngành đa dạng khác nhau: lịch sử, văn hóa, Việt Nam học, du lịch…Điều này dẫn đến việc thuyết minh viên tại nhiều địa phương thiếu nền tảng kiến thức văn hóa, yếu về kiến thức lịch sử. Một hạn chế khác của các thuyết minh viên tại Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Với những thuyết minh viên biết ngoại ngữ thì đa phần chỉ biết tiếng Anh, thuyết minh viên biết tiếng Pháp, Trung Quốc còn ít và tiếngTây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc rất ít… Việt Nam đang hướng đến trong thời gian tới sẽ có chương trình đào tạo đạt chuẩn dành cho thuyết minh viên du lịch. Tuy nhiên, việc áp dụng một chương trình đào tạo hướng dẫn viên di sản chung cho tất cả các địa phương tại Việt Nam sẽ có một số khó khăn và thách thức như sau: – Nhiều địa phương còn đang thiếu cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch và về nghề thuyết minh viên. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến năm 2016, tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có 156 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có: 48 trường đại học; 43 trường cao đẳng và cao đẳng nghề. Hiện nay, các cơ sở đào tạo còn gặp nhiều khó khăn trong việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong việc đào tạo và thực hành. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo du lịch tại Việt Nam còn thiếu giáo viên/giảng viên đạt chuẩn để giảng dạy chương trình đào tạo thuyết minh viên. Khóa đào tạo giảng viên nguồn chương trình hướng dẫn viên du lịch tại các khu Di sản thế giới của UNESCO là một giải pháp để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên chương trình này mới chỉ được thực hiện trong một quy mô hẹp và chưa đươc nhân rộng. – Cần sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ sở đào tạo, điểm du lịch và công ty lữ hành để các thuyết minh viên được đào tạo gắn với thực tế và có khả năng phát huy nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. – Bên cạnh chương trình đào tạo mới, Việt Nam cũng cần có chương trình đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao cho đội ngũ thuyết minh viên hiện có. Điều này thực sự cần thiết do thực trạng chênh lệch về trình độ của đội ngũ thuyết minh viên giữa các vùng miền và các địa phương. Hiện nay các chương trình đạo tạo này vẫn thường do các địa phương tự xây dựng và tổ chức. Việt Nam đang đề ra mục tiêu đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Và du lịch di sản văn hóa, một trong những sản phẩm du lịch được đánh giá là thế mạnh của Việt Nam, sẽ phải có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng đó, như được đề ra trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để nâng cao hình ảnh của di sản Việt Nam và chất lượng sản phẩm du lịch tại các điểm di sản, nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm du lịch di sản là việc quan trọng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên với thực trạng chưa có được một chương trình đào tạo thuyết minh viên đạt chuẩn và thống nhất trên cả nước; thiếu cơ sở đào tạo và người giảng dạy, việc đào tạo và phát triển đội ngũ thuyết minh viên di sản có chất lượng cao tại Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn.
ThS. Đinh Thị Hồng Nhung – Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế
Thực Trạng Và Tiềm Năng Phát Triển Của Du Lịch Mice Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây du lịch MICE tại Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì sao vậy ? Bởi thế mạnh là một đất nước có nền chính trị ổn định, an toàn về nhiều mặt lại thân thiện cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cùng Viet Vision Teambuilding tìm hiểu về thực trạng và tiềm năng phát triển của du lịch MICE trên thị trường hiện nay.
Xu Hướng Du Lịch MICE Tại Việt Nam
Khi các doanh nghiệp đang “ngập đầu” trong việc kinh doanh, khi những biểu hiện tiêu cực của việc căng thẳng kéo dài đã xuất hiện thì khi đó du lịch MICE là con đường duy nhất, hoàn hảo nhất để cải thiện và giải quyết được cả hai vấn đề này.
Hoạt động tập thể này mang lại niềm vui hứng khởi mới cho nhân viên, là sự khích lệ, kết nối tinh thần nhân viên và củng cố sức mạnh tập thể. Chẳng có loại thuốc Tây thuốc Nam nào mà chưa khỏi được bệnh văn phòng, chỉ có du lịch Mice mới có thể “xốc” lại tinh thần cho bạn mà thôi.
Du Lịch MICE Tại Việt Nam Trên Du Thuyền
Hình thức Du lịch MICE tại Việt Nam lại được yêu thích nhất chính là du lịch nước ngoài bằng du thuyền 5 sao.
Có thể nhắc đến tour du thuyền Disney/ Princess/ Caribean/ Carnival Cruise đi các nước Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Myanmar,…
Hơn 10 năm kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều sự kiện thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau: truyền thông, giải trí, ngoại giao với lượng khách lên tới con số 500 người, những con thuyền được chúng tôi chọn lựa như Paradise Peak, Paradise Luxury, Paradise Elegance Hạ Long cung cấp cơ sở vật chất và dịch vụ cao cấp trên cả tuyệt vời.
Thực Trạng Du Lịch MICE Tại Việt Nam
Địa điểm thông thường được lựa chọn cho tổ chức du lịch Mice là các đô thị nghỉ dưỡng lớn có hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú tối tân, sang trọng và đạt chuẩn về nhiều hạng mục.
Bên cạnh đó, các trung tâm mua sắm, hệ thống siêu thị, dịch vụ Spa, resort cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách. Ví dụ: Mũi Né – thiên đường Resort chuẩn 4 – 5 sao.
Hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn của khách MICE như có sân bay quốc tế, đường quốc lộ, cầu cảng, các giải pháp ngăn chặn ách tắc giao thông…
Nguồn Nhân Lực
Tất nhiên nếu bạn lựa chọn những khách sạn 5 sao uy tín thì chắc chắn bạn không cần phải lo lắng bất kể một vấn đề gì về phòng họp, sự kiện, ánh sáng, âm thanh,…
Trên thị trường du lịch MICE, bạn có thể tìm và chọn cho mình đơn vị tổ chức sự kiện uy tín tại Việt Nam để giao trách nhiệm thổi hồn vào thông điệp cho sự kiện của bạn. Từ khâu đăng ký, tư vấn, lên ý tưởng, chuẩn bị tài liệu, kịch bản, ẩm thực,… đều được trau chuốt từng ly từng tý nhằm mang đến những trải nghiệm khó quên nhất.
Nằm ở trung tâm của khối kinh tế ASEAN, là đầu mối giao thông quan trọng từ Thaias Bình Dương – Ấn Độ Dương, giữa Châu Úc – Đại Tây Dương nên Việt Nam thường được các đoàn MICE quốc tế lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị – hội thảo, hay các sự kiện chính trị, văn hóa thể thao như Hoa Hậu Hoàn Vũ, cuộc thi pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng, hội nghị APEC, chạy đua Marathon quốc tế tại Phan Thiết,…
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch MICE Tại Việt Nam
Mỗi Điểm Đến – Một Thế Mạnh
Tắm bùn khoáng Tháp Bà – Nha Trang
Bà Nà Hills – đường lên tiên cảnh
Thiên đường Resort đẳng cấp quốc tế – Mũi Né (Phan Thiết)
Không gian kiến trúc Pháp – Đà Lạt
Cơ sở hạ tầng du lịch MICE dành cho những vị khách khó tính nhất tại Đà Nẵng
Dịch vụ hội nghị du thuyền, trò chơi mạo hiểm, du lịch khám phá – Vũng Tàu, Hạ Long
Chương Trình Hấp Dẫn Mới Lạ Cho Khách MICE
Bạn đã bao giờ nghĩ đến hội họp mà lại kết hợp teambuilding chưa. Tổng hợp những trò chơi teambuilding trong nhà sẽ khiến cho những buổi học chuyên môn trở nên dễ chịu và cải thiện khả năng tiếp thu hơn.
Các hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng trải nghiệm đầy ấn tượng kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…
Lợi thế và xu hướng của du lịch MICE tại Việt Nam đang mang lại những ưu điểm tích cực hơn hẳn so với du lịch truyền thống thông thường cho công ty, cho doanh nghiệp. Có thể nói rằng loại hình này khá quen thuộc chỉ là khái niệm MICE tương đối lạ, nhưng để cảm nhận được sự sáng tạo tuyệt đối thì hãy liên hệ với Viet Vision Teambuilding để được tư vấn, hỗ trợ để cho ra đời những chương trình du lịch Mice tuyệt vời.
Du Lịch Tâm Linh Ở Việt Nam: Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến. Tham luận này đề cập đến tình hình và định hướng phát triển du lịch tâm linh đóng góp vào quá trình tăng trưởng bền vững cho du lịch Việt Nam.
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch.
Địa điểm du lịch tâm linh tại Đà Nẵng. Ảnh: vntrip
Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đến các điểm tâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là cốt yếu. Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội… Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh, các hoạt động kinh doanh, tổ chức dịch vụ phục vụ du lịch tâm linh trên các tuyến hành trình và tại các khu, điểm du lịch được thực hiện, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân địa phương, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
a) Đặc điểm
Sự đặc thù khác biệt của du lịch tâm linh ở Việt Nam so với các nơi khác trên thế giới có thể nhận thấy đó là:
– Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đó Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo… Triết lý phương đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Mới đây, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành.
– Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là
– Ngoài ra du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí.
Yên Tử, cội nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ảnh: Pháp luật plus
b) Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du lịch tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Ngày nay du lịch tâm linh ở Việt Nam đang trở thành xu hướng phổ biến:
– Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
– Nhu cầu và du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác. Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân.
– Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); Chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); Núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Công Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định)…
– Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.
Tình hình phát triển và kết quả đóng góp của du lịch tâm linh vào tăng trưởng du lịch Việt Nam
Trong giai đoạn vừa qua, Du lịch Việt Nam chứng kiến giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ ấn tượng trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 và suy thoái kinh tế thế giới 2009). Năm 2012, với 6,8 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm 2013 số khách quốc tế đạt 6,12 triệu lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2012. Với tốc độ đó, ước tính 2013 Việt Nam sẽ đạt mốc 7,4 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt 195.000 tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Như vậy, chỉ sau 4 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần; tổng thu du lịch tăng trên 2,2 lần. Với những chỉ tiêu tổng thể đó thì mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã về đích trước 2 năm. Đạt được kết quả tăng trưởng đó có sự đóng góp tích cực của du lịch tâm linh với những kết quả đáng ghi nhận.
a) Số lượng, cơ cấu khách du lịch tâm linh
Ở Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng khá lớn. Thông thường khách đi du lịch hầu như kết hợp với mục đích tâm linh hoặc mục đích tâm linh được lồng ghép trong nhiều chuyến đi. Vì vậy, khó có thể phân biệt rõ số khách với mục đích du lịch tâm linh thuần túy (ngoại trừ số tăng ni, phật tử, tín đồ, khách hành hương).
Trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa năm 2012 chỉ tính riêng số khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh) có khoảng 13,5 triệu lượt, tương đương 41,5%. Một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 đón một lượng khách lớn như Miếu Bà Chúa Xứ An Giang (3,6 triệu lượt khách), Chùa Hương (1,5 triệu lượt); Chùa Bái Đính (2,1 triệu lượt), Yên Tử (2,3 triệu lượt), khu du lịch Núi Bà Đen (2,2 triệu lượt); Cô Sơn Kiếp Bạc (1,2 triệu). Đối với khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích tâm linh không nhiều, trong số 6,8 triệu lượt khách đến Việt Nam năm 2012 ước tính có khoảng 12% khách du lịch có đến các điểm du lịch tâm linh.
Du khách đến với du lịch tâm linh ngày càng tăng. Ảnh: chúng tôi
b) Những hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu
– Hành hương đến những điểm tâm linh: những ngôi chùa (cả nước có trên cả nước có 465 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia), tòa thánh, đền, đài, lăng, tẩm, phủ, khu tưởng niệm; tiến hành các hoạt động thờ cúng: thờ cúng thành hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ nghề, thờ tam phủ, tứ phủ, thờ tứ pháp, thờ bốn vị tứ bất tử, thờ danh nhân, anh hùng dân tộc, thờ táo quân, thổ địa… Các hoạt động chiêm bái, cầu nguyện, tụng kinh, thiền, yoga, pháp đàm; thiền trà; tham vấn; pháp thoại; thiền ca; thiền buông thư,…
– Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và lối sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh
– Tham gia lễ hội tín ngưỡng, dân gian: Quốc giỗ, lễ hội Đến Hùng, Lễ Vu Lan, lễ hội Thánh Gióng (Hà Nội), lễ hội vía Bà Tây Ninh, lễ hội Tế Cá Ông (Bình Thuận), lễ hội vía Bà núi Sam (Châu Đốc) v.v.
c) Dịch vụ phục vụ du lịch tâm linh
Dịch vụ lữ hành phục vụ các chương trình du lịch với mục đích tâm linh kết hợp các mục đích khác; dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm lưu niệm; phục vụ cúng tế, chiêm bái, thiền, yoga; dịch vụ vận chuyển bằng xe điện, cáp treo, lái đò, thuyền; dịch vụ thuyết minh; dịch vụ chụp ảnh; thưởng thức nghệ thuật dân gian, văn nghệ truyền thống, âm nhạc, múa, trò chơi dân gian…
d) Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tâm linh
Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Thông thường khách du lịch tâm linh đi trong ngày và ít nghỉ lại qua đêm. Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1.8 ngày như ở Măng Đen gắn với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, sinh thái. Thời gian đi du lịch tâm linh thường tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm âm lịch và các thời điểm lễ hội dân gian năm.
e) Chi tiêu của khách du lịch tâm linh
Chi tiêu của phần lớn khách du lịch tại các điểm tâm linh thường là thấp, chủ yếu chi cho các hoạt động phục vụ tế lễ, cầu nguyện, chiêm bái… mà ít phát sinh chi phí. Một số điểm tâm linh thu phí tham quan, còn lại hầu hết các điểm tâm linh gắn với tín ngưỡng không thu phí nhưng đều có các hòm công đức để khách tự nguyện đóng góp. Số tiền đóng góp tự nguyện đó khá lớn và là nguồn thu chính cho việc trùng tu, quản lý vận hành các điểm du lịch tâm linh. Các chi tiêu cơ bản cho các hoạt động di chuyển (cáp treo, thuyền, đò, xe điện…) chiếm một tỷ trọng đáng kể. Chi cho ăn uống và giải khát, chi cho lưu trú qua đêm, lưu niệm, sản vật địa phương… chiếm một tỷ trọng đáng kể nhưng không lớn do khách hầu hết viếng thăm trong thời gian ngắn, ít nghỉ lại qua đêm. Theo báo cáo của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, doanh thu từ các địa điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa của chi tiêu tại điểm du lịch tâm linh đến cộng đồng dân cư là rất lớn, có tác động rõ rệt thông qua tạo việc làm, bán hàng lưu niệm, sản vật địa phương.
f) Du lịch tâm linh đóng góp tích cực vào phát triển bền vững
– Người dân địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống (Ví dụ ở Tràng An: 1 vụ đò bằng 3 vụ lúa). Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ.
Theo lời kể của người dân chèo đò, trước đây, hơn 10 năm khu vực Bái Đính là một vùng đất chưa được du khách biết đến, đường đi vào rất khó khăn, người dân sống lam lũ, một mùa cấy lúa nước, thu nhập bấp bênh, không có việc làm. Nhưng từ khi dự án xây dựng chùa Bái Đính, bộ mặt ở đây đã đổi thay cuộc sống của người dân đã có sự dịch chuyển từ thuần nông sang làm dịch vụ; nay một vụ đò bằng 3 vụ lúa; hàng chục ngàn người đã có việc làm, thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng, an ninh trật tự được đảm bảo. Có thể nói, cuộc sống của người dân ở đây đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh đến Bái Đính-Tràng An.
– Với triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo, du lịch tâm linh chủ động và tích cực trong việc bảo vệ môi trường và đóng góp thích đáng vào phát triển bền vững. Ở Việt Nam hầu hết các điểm du lịch tâm linh là những nơi có phong cảnh đẹp, hệ sinh thái độc đáo luôn được giữ gìn bảo vệ môi trường tốt bằng các hành vi có ý thức của con người. Ngoại trừ những nơi do thương mại hóa quá mức không kiểm soát nổi dẫn tới quá tải.
– Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách, nhận thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cân bằng, cực lạc trong tâm hồn như theo triết lý từ-bi-hỷ-xả của đạo Phật… Những giá trị ấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho dân sinh.
– Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.
Định hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
Định hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam
a) Về quan điểm phát triển
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thể hiện trong quan điểm Chiến lược phát triển du lịch theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức cạnh tranh, phát triển du lịch tâm linh dựa trên các quan điểm chủ đạo sau:
– Thứ nhất, Du lịch tâm linh phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.
– Thứ hai, Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lich tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.
– Thứ ba, Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần.
Toàn cảnh một khu du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Ảnh: vntrip
b) Định hướng những giải pháp trọng tâm
Với quan điểm phát triển du lịch tâm linh nêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Du lịch cần hướng tới, đó là:
– Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm phát triển du lịch tâm linh mang lại những giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội bền vững; Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh cho các đối tượng từ cấp hoạch định chính sách cho tới phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho dân cư trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với điểm du lịch tâm linh; tạo điều kiện và định hướng hoạt động cho các chức sắc tôn giáo, các tín đồ, tăng ni, phật tử trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
– Tập trung nguồn lực, tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào các khu, điểm du lịch tâm linh dựa trên quy hoạch các khu, điểm du lịch tâm linh. Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc Việt Nam để thu hút khách du lịch; đầu tư vào hạ tầng tiếp cận điểm du lịch linh và hệ thống cơ sở dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiện nghi, hài hòa với không gian và tính chất khu, điểm du lịch tâm linh.
– Tổ chức cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch tâm linh và tăng cường quản lý điểm đến du lịch tâm linh
– Tăng cường nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh trong mối liên kết phát triển các loại hình du lịch khác đi liền với quản lý điểm đến trở thành thương hiệu du lịch nổi bật như Yên Tử, Hương tích, Bái Đính…
– Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch tâm linh giữa các điểm du lịch tâm linh trong nước: Yên Tử-Côn Sơn Kiếp Bạc-Hương tích-Đền Trần Phủ Dầy-Tam Chúc Ba Sao… và ngoài nước với: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Myanma, Nepal, Bhutan, Trung đông… trong khuôn khổ hợp tác du lịch song phương và đa phương.
– Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, mang lại sự hưởng lợi tối đa cho cộng đồng dân cư tại điểm du lịch tâm linh.
Kết luận
Du lịch tâm linh đang trở thành xu hướng phổ biến, gắn kết các nền văn hóa trong thế giới tinh thần. Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhu cầu hướng tới những giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tôn giáo.
Những giá trị văn hóa tâm linh trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Thời gian qua, số lượng lớn khách du lịch tới điểm tâm linh hàng năm và xu hướng ngày càng đông đảo du khách có nhu cầu du lịch tâm linh; hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam không chỉ gắn với tôn giáo mà biết kết hợp phát huy triết học phương đông, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, các vị tiền bối có công với nước.
Du lịch tâm linh đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế địa phương, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.
Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm chăm lo tới đời sống tinh thần cho nhân dân thông qua các chính sách tạo điều kiện cho du lịch tâm linh phát triển theo đúng hướng mang lại những giá trị tinh thần thiết thực, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Trong thời gian tới, theo quan điểm chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh phù hợp với xu hướng chung và vì sự phát triển bền vững.
Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Di Sản Tại Việt Nam Và Một Số Thách Thức Đối Với Chương Trình Đào Tạo Thuyết Minh Viên trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!