Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Minh Về Cát Bà mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tương truyền, quần đảo Cát Bà là nơi các bà, các mẹ và chị em phụ nữ lo trồng tỉa, hái lượm, chuẩn bị lương thảo giúp các chiến binh đánh đuổi giặc Ân. Bởi thế, hòn đảo các chiến binh đóng quân nơi tiền phương gọi là đảo Các Ông (đọc chệch thành Cát Ông), và đảo hậu phương được mang danh là đảo Các Bà ( Cát Bà).
Xem các tour Cát Bà tại: https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-cat-ba/
Sự tích về đảo Cát Bà
Một sự tích khác về được lưu truyền theo năm tháng cho đến ngày nay, đó là: Ngày xửa ngày xưa, không rõ là vào thời kỳ nào, có hai xác nữ thần chết trẻ không biết từ đâu trôi dạt vào đảo và được bà con ngư dân đắp thành hai ngôi mộ. Trong đêm ấy, các nữ thần hiển linh, báo mộng cho các vị chức sắc và dân chúng trên đảo biết về sự linh ứng của mình. Dân chúng bèn đóng góp tiền của, lập miếu thờ hai nữ thần ngay bên hai nấm mộ thiêng này, gọi là miếu Các Bà. Sau khi lập miếu thờ, những năm tháng sau đó, ngư dân trên đảo không gặp các tai nạn trên biển như trước, đời sống không có dịch bệnh hoành hành, không có giặc ngoại xâm và cướp biển, dân trên đảo hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Tâm nguyện người dân trên đảo đều cho rằng đó là do các nữ thần hiển linh phù hộ.
Hiện nay, đền thờ Các Bà ở Áng Ván – thị trấn Cát Bà, đền Bà – xã Hiền Hào cũng còn tồn tại với thời gian. Đảo Các Bà được đọc chệch đi thành Cát Bà như ngày nay.
Vùng đất cổ Cát Bà được hình thành từ cuối nguyên đại cổ sinh sớm ( cách ngày nay khoảng 410 triệu năm) nhờ chuyển động tạo núi Celadoni và chế độ lục địa kéo dài suốt nguyên đại Trung sinh ( cách ngày nay khoảng 240 – 267 triệu năm). Các nhà địa chất đã phát hiện được nhiều di tích hóa thạch động vật và thực vật cổ xưa lưu giữ trong các trầm tích ở Cát Bà phản ánh những biến cố địa chất lớn và tiến hóa của sự sống hàng trăm triệu năm tại miền đất này.
Sau năm 1945, huyện Cát Hải và thị xã Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên, đến ngày 05 tháng 06 năm 1956 được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.
Đảo Cát Bà ngày nay
Ngày 22 tháng 07 năm 1957 huyện Cát Bà được thành lập gồm thị xã Cát Bà cũ đổi tên thành thị trấn Cát Bà và 5 xã của huyện Cát Hải được tách ra gồm: Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải. Huyện Cát Hải ngày nay được thành lập vào ngày 11 tháng 03 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất hai huyện đảo Cát Hải và Cát Bà cũ.
Vài nét khái quát về đảo Cát Bà
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km nằm trên địa phận của huyện Cát Hải. Đảo Cát Bà hiện nay đã trở thành khu du lịch nổi tiếng hâp dẫn nhiều du khách trong những năm gần đây. Từ trên cao nhìn xuống, xung quanh đây gồm 367 các hòn đảo lớn nhỏ nằm nhấp nhô trên mặt nước. Cát Bà là hòn đảo lớn nhất có diện tích gần 300km2 với tập hợp nhiều nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí khác hội tụ.
Di chuyển ra Đảo Cát Bà
Dù là hòn đảo cách xa đất liền nhưng di chuyển ra đảo Cát Bà rất thuận tiện, du khách có thể lựa chọn đi bằng phà hoặc đi bằng tàu, du khách cũng có thể lựa chọn di chuyển đường bộ nữa qua những con đường uốn lượn quanh co, men theo triền núi.
Tham quan đảo Cát Bà
Cát Bà được thiên nhiên ưu ái khi ban tặng cho rất nhiều hòn đảo nhỏ có tên gọi rất riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, Hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo có hình dáng khác nhau tạo thành 1 quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Cát Bà là một cụm du lịch thiên nhiên, sinh thái không thể tách rời. Ở đây cũng đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá mới, những di tích văn hóa Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Ngày nay ngoài việc trở thành khu du lịch thì Cát Bà còn là khu bảo tồn quốc gia, bảo tồn trong lòng mình hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh. Biển Cát Bà có tới 300 loài cá biển, 500 loài thân mềm và giáp xác, trong đó có nhiều loại có thể làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc,…
Cát Bà ngày hôm nay vẫn còn như một nàng tiên e lệ giữa biển khơi với dáng vẻ nguyên sơ, còn giữ được sức hấp dẫn với những truyền thuyết bao đời và bề dày lịch sử văn hóa của vùng đất này.
VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Cát Bà
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 trên địa phận huyện đảo Cát Hải, khu du lịch Cát Bà là nơi đến hấp dẫn của miền Bắc trong những năm gần đây. Từ trên cao nhìn xuống là 367 hòn đảo lớn nhỏ nằm nhấp nhô trên mặt nước trong xanh. Cát Bà là hòn đảo lớn nhất có diện tích gần 300 km2 đây là nơi tập trung các nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí tiện ích nằm kề sát bờ biển.
Dù là hòn đảo cách xa đất liền nhưng tới thăm Cát Bà lại vô cùng tiện lợi, có thể đi bằng phà hoặc bằng tàu từ Hải Phòng sang. Nếu đi bằng đường bộ bạn không khỏi ngỡ ngàng bởi những con đường uốn lượn quanh co, men theo triền núi. Tiếp theo cuộc hành trình là cảm giác êm ái khi ngồi trên những chuyến phà rộng rãi, thoáng mát và êm ái nhất. Nếu không muốn chờ đợi lâu, du khách có thể đi tàu từ Hải Phòng sang, chuyến tàu sẽ lướt đi trên biển, mỗi giây phút thì cảnh sắc có những biến đổi riêng, ngay trước mắt là những bãi cát vắng vẻ, tĩnh lặng chỉ có những bụi cây nhỏ mọc thưa thớt. Cảm giác hoang sơ sẽ nhanh chóng biến mất sau khi con tàu cập bến Cát Bà. Những ngôi nhà san sát nép sau núi đá, cạnh kề bờ biển tấp nập người qua lại, đây là khi nghỉ mát lí tưởng trong những năm gần đây.
Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo… mỗi hòn đảo có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà, du khách không thể không đến với bãi tắm Cát Cò – bãi tắm nằm ở phía Đông Nam của đảo. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thỏa thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thỏa thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào, vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.
Từ Cát Cò du khách có thể tới thăm Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và 2 bên là vách núi như bức tường thành. Muốn đến bãi tắm phải vượt núi hoặc chui qua đường hầm, trong tương lai người ta dự định xây dựng ở đây những “thủy cung” để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đầy màu. Đặc biệt cho những ai ưa thích khám phá những điều mới lạ bằng thuyền máy, chúng ta sẽ tới những hòn đảo nhỏ và những bãi biển nước tron vắt yên tĩnh thơ mộng như Cát Trai Gái, Dượng Gianh, Hiền Hào…
Dãy núi nằm cạnh bãi tắm Cát Cò còn có đường ngầm xuyên qua, với những hang động rất đẹp khác biệt so với Vịnh Hạ Long hay Động Hương Tích ở chùa Hương. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một
chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chơng Mĩ. Đây được coi là động Quân Y vì nơi đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngày nay dấu tích của chiến tranh như chưa bao giờ xảy ra với miền đất này bởi vì cảnh quan bên ngoài vẫn còn nguyên sơ hoà trong phong cảnh tuyệt vời của vườn quốc gia Cát Bà. Động Quân Y với cấu trúc đặc biệt được xây dựng khép kín nằm gọn trong hang động tự nhiên như một điểm đến vừa bí ẩn vừa ngạc nhiên hấp dẫn du khách.
Động thứ ba có tên gọi là động Phù Long hay còn gọi là Cái Viềng, nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu nơi đây. Chuyện kể rằng. ngày xưa khi các chiến thuyền của quân giặc tiến vào bờ biển Việt Nam, có một con Rồng lớn đã bay lên, nó bay dọc theo bờ biển và lao xuống nước để cản đường tiến của các thuyền địch. Những núi đá sừng sững trên biển ngày nay chính là vết tích của bướu và móng Rồng. Theo người dân thì Phù Long chính là khúc đuôi của Rồng biển.
Cùng với dãy Phù Long, nơi đây còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù bị bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này một thắng cảnh tuyệt đẹp. Bước chân ra khỏi động Phù Long là những dải cát nhỏ vàng trải dài chan hoà cùng trời mây non nước, xa xa là những ngọn núi với nhiều dáng vẻ giống như một chú ngựa, sư tử, lợn hay nhím. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian.Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc những ngày đầu xuân ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian gắn với đặc trưng vùng biển gồm: Hội xuống thuyền, bơi thuyền rồng, đua thuyền thúng,… Hội xuống biển của làng chài Trân Châu được mở từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Sau khi làm lễ Thuỷ Thần Long Vương, một hồi trống vang lên, hàng trăm trai tráng tay cầm chèo chạy tới thuyễn của mình để kịp chạy nhanh ra biển tới nơi Ban tổ chức quy định trước. Một người chèo, một người tung lưới và gõ nhịp vào mạn thuyền.
Gõ càng mạnh, càng dồn dập,du lịch Cát Bà cá càng hoảng sợ mắc vào lưới càng nhiều. Đến trưa nổ pháo lệnh thu quân, mọi người khênh cá của mình lên sân đình để các bô lão chấm thi. Cá ngon nhất được nướng ngay tại đống lửa ở sân đình để tế thần, còn lại chia cho mọi người. Ai đánh được cá to nhất hoặc nhiều các nhất được trao giải thưởng.Cùng với biển, thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đảo này những khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú. Cách thị trấn Cát Bà khoảng 15 km về phía Tây Bắc là vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha.
Trong rừng có nhiều loại cây gỗ quý, nhưng có lẽ thu hút sự tò mò của du khách nhất là cây Kim Giao. Men theo đường mòn khoảng 800m, bạn sẽ gặp rừng Kim Giao – loài cây gắn với truyền thuyết về một mối tình của đôi trai tài, gái sắc nhưng tình duyên gặp nhiều trắc trở. Hai người yêu nhau nhưng không được sự chấp thuận của gia đình, vì lẽ đó họ nguyện hoá thân làm loài cây để trọn đời bên nhau mãi mãi.Khu rừng mang lại cho con người những cảm giác thư thái bởi âm thanh véo von của tiếng chim líu lo và các loài cây lạ mắt. Nhưng đi xuyên rừng 5km nữa, thúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao.
Nước trong đầm không bao giờ cạn kể cả mùa khô hanh. Chính vì thế mà các loài thú nhỏ và động vật thuỷ sinh trong rừng thường đến đây tìm nguồn nước uống.
Không chỉ có rừng nước ngọt – đặc trưng của xứ sở nhiệt đới, nơi đây còn có rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây sú, vẹt, đước.
Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài Voọc đầu trắng (họ khỉ), là loài thú đặc biệt quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà. Ngoài ra còn có các loài động vật khác như cầy, khỉ bạc má, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi vàng; nhiều loài chim đẹp như: cắt bụng trắng, chim hút mật. Một số cây gỗ có giá trị thân cao, thẳng vút, tán lá xum xuê như: lát hoa, săng lẻ,…
Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam. Hơn thế nữa, ở đây có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, cư dân đã sinh sống cách đây hàng mấy nghìn năm trở về trước. Với vẻ đẹp quyến rũ thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đang được coi là một trong trung rung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia, là địa chì hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Cát Bà – Bài 2
Cùng với những danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương đất nước như Sầm Sơn, Bãi Cháy, Hạ Long… Cát Bà trở thành một địa danh nổi tiếng và hằng năm biết bao nhiêu người tìm đến. Có thể nói nếu không đến Cát Bà thì thật lãng phi vì khi đến nơi đây bạn sẽ có đươc một những kỉ niệm khó quên cùng gia đình và những người bạn của mình tại đây.
Trên mảnh đất công cong hình chứ S Cát Bà nằm rộng lớn với 367 đảo, h trong đó có đảo Cát Bà phía nam vịnh Hạ Long, phía ngoài khơi tỉnh Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Về mặt hành chính quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Cát Bà còn có tên là Đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất với tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long. Theo truyền thuyết kể lại thì ngày xưa đảo có tên là Các Bà vì một thời ở đây các chị, các bà trở thành hậu cần cho các ông đánh giặc bên hòn đảo khác. Sau này họ dọc lệnh đi thành Cát Bà.
Đến với Cát Bà ta không thể thôi xao xuyến trước vẻ đẹp thiên nhiên của nó. Cảnh núi sông ở đây rất đỗi nên thơ, Cát bà gồm nhiều đảo một trong đó có những đảo chính như đảo Cát Ông, Cát Cò, đảo Khỉ. Khi du khách tới đây sẽ được đắm chìm trong cảnh non nươc hữu tình nên thơ thị vi. Ngay cạnh những khách sạn là hình ảnh của biển cả rộng lớn cùng những chiếc xuồng, chiếc ghe và tàu lớn đậu tại đó, những con người trên tàu vững chắc giống như ” người lái đò sông Đà” ngày nào. Họ chính là những người sẽ trở du khách đi tới những hòn đảo đẹp. Sông nước nơi đây bềnh bồng tạt vào nhưng vách đã tuyệt đẹp và kì vĩ. Ta cứ ngỡ đây là một tác phẩm mà tạo hóa đã dày công nhào nặn để tạo nên. Những núi đá sừng sững cao ngút ngàn, thật vui sướng biết bao khi ngắm nhìn những núi đá ấy trong làn sương sớm của buổi sớm bình minh. Trên những núi đá ấy lấp ló thấy đầu những chú dê đang nhoi nhoi thưởng thức bữa ăn của mình. Thật kì lại và tài giỏi làm sao khi những chú dê ấy có thể sống trên đó mà không bị rơi xuống biển.
Các bãi tắm thật như một bức tranh cát tuyệt đẹp, những dây rau muống cảnh mọc lan tỏa rủ xuống như mành rèm thiên nhiên. Những ngôi nhà nơi đây vừa có vẻ cổ kính vừa vẻ mộc mạc của người dân làng biển. Làn nước trong xanh sạch sẽ thật là một cảm giác thư giãn sau những mệt nhọc đã trải qua. Nước biển mặt mà như tình cảm mà biển thiên nhiên muốn gửi tớ con người, nó chứa chan tình cảm như ” gừng cay muối mặt” trong ca dao ngày nào. Nếu đã một lần được ngậm nước biển thì chắc hẳn bạn không thể quên được cái cảm giác đó đâu. Thật hạnh phúc và thư giãn biết bao khi để sóng biển cuốn đập vào người, ngâm mình trong làn nước ta có cảm giác mẹ thiên nhiên hiền dịu biết bao, rằng sự rộng lớn của thiên nhiên, của biểnn như đnag che chở cho con người. Thêm vào khung cảnh đó những làn gió biển sẽ xua tan cái nắng và làm tâm hồn người ta lâng lâng hơn.
Không chỉ thiên nhiên mà con người nơi đây cũng vô cùng đáng yêu dễ mến. Nhà hàng nơi đây được xây sát với vách đá nhìn từ xa những vách đá như đang ôm trọn những ngôi nhà cao tầng màu mè ấy. Từ những cô chủ quán đến anh lái xe ô, người lái thuyền đều thật sự dễ mến. Họ nhiệt tình trong công việc của mình.
Một điều không thể không kể đến đó chính là đò ăn nơi đây. Đến với dnah lam này ta được thưởng thức những món hải sản ngon như cua biển, ghẹ, tôm, cá… những món ăn ấy thật khó có thể cưỡng lại. Nếu bạn thấy ngại vê giá thành thì hãy yên tâm vì chúng rất hợp với túi tiền.
Cát Bà về đêm đẹp lung linh trong ánh điện rực rỡ của thành phố. Nếu như bước xuống phố lúc này bạn có thể đi dạo cung gia đình ngắm nhìn cnhr biển về đem hay cũng có thể đi chợ tối. Có thể bạn sẽ đi cùng bạn bè hoặc người yêu của mình đạp xe đạp đôi dạo khắp phố xá hay ngồi tựa vao vai người yêu của mình ngắm nhìn cảnh biển và vạch ra con đường tương lai của hai đứa. Thật sự cảm giác tuyệt vời biết bao, nó yên bình và biến bạn thành trẻ con trong mắt người yêu của mình. Ngắm nhìn những đợt sóng nhịp nhàng như giai điệu tình yêu, chẳng thế mà sóng vào thơ thật đẹp:
” Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nổi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”
Cuối cùng không thể quên kể đến những món hàng lưu niệm vô cùng đẹp mắt như những chiếc túi nhỏ gắn hạt ngọc trai dân dã mà đẹp, những bộ quần áo xinh xinh của em bé với dòng chữ kỉ niệm du lịch Cát Bà…
Kết thúc chuyến đi tới Cát Bà ra về là một cảm giác luyến tiếc ngập ngừng không muốn rời bước đi. Lúc đó tất cả những hình ảnh về sông núi về con người nơi đây như muốn níu giữ bức chân bạn. Sau chuyến đi này chắc hẳn bạn se có một tinh thần thoải mái để tiếp tục những công việc của mình.
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Bà Nà
Bà nà – Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách thành phố Đà Nẵng 15 km đường chim bay về phía Tây, (đường bộ dài 48 km) cao 1.482 m so vs mực nước biển ,khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C – 20 độ C. Bà Nà đã được xem là “hòn ngọc khí hậu”, là nơi lý tưởng để an dưỡng tinh thần. Bà Nà được đánh giá là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách ngang với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa…
Sau thời gian dài chiến tranh và thiên tai đã làm mất đi các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa, chỉ còn lại phế tích là những nền nhà, bức tường đã loang lổ tiêu sơ. Phải đến năm 2000, Bà Nà mới được hồi sinh để trở thành một thị trấn du lịch.
Vì nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của nước ta, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mưa khô phân lập cho nên Bà Nà – Núi Chúa có hai kiểu rừng : một là kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim, hai là kiểu rừng nhiệt đới với các loài cây lá rộng. Chính vì thế mà Bà Nà có hệ sinh thái phong phú với 544 loài thực vật, 266 loài động vật trong đó có 44 loài động vật và 6 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam như gà lôi lam mào trắng, trĩ, vượn, hổ, cá chình hoa, trĩ sao, vượn má hồng, hổ… Trên đỉnh núi Bà Nà có cây thông qùy (thân cây cong như qùy) khoảng gần trăm tuổi.
Đặc biệt, Bà Nà có nguồn dược liệu vô cùng phong phú với: 251 loài cây thuộc 89 họ thực vật phân phối ở các độ cao khác nhau, trong đó có 13 loài họ Cà phê, 12 loài họ Đậu, 10 loài thuộc loài Thầu dầu, 8 loài thuộc họ Cam, 7 loài thuộc họ Cúc. Ngoài ra, Bà Nà còn có cây trầm hương ,ba kích, cây lười ươi, cây thổ phục, bồ công anh mọc trên đỉnh núi, màng tang , chổi xuể, thông Đây đều là những loài cây có thể khai thác dùng làm thuốc.
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm.
Nét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. .
Bà Nà có loại đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa, khi nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm, treo lủng lẳng trên cành. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta, cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, có thể nói Bà Nà là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất đẹp.
Chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Tượng Phật đúc bằng xi măng, ruột đúc bằng đá xanh, bên ngoài là lớp áo trắng muốt. Và, vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi ấm cõi lòng…
Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi vì đứng từ phía dưới chân thác nhìn lên thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên. Ngoài ra , BN còn bik đến vs Suối Nai , đồi Vọng Nguyệt , thác Cầu Vồng vs những cảnh vật cũng hok kém hấp dãn
Khu du lịch Bà Nà (thành phố Đà Nẵng) vốn được biết đến như một “lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố miền Trung Đà Nẵng, nay càng trở nên hấp dẫn hơn với cáp treo ghi 2 kỷ lục thế giới.
Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Nà, du khách phải đi 16km đường đèo, với những góc cua khúc khuỷu đầy nguy hiểm. Nay chỉ mất 15 phút đi cáp treo an toàn.
Hệ thống cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m).
Từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ
Bà Nà – nơi hội tụ vẻ mông lung, lãng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của thời gian và sự tham dự có ý thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nhìn về Đà Nẵng, con người như cảm thấy mình có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh phúc khác… những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.
Thuyết minh về khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa – Bài 2
Miền Trung, nơi được ví như là đôi quang gánh nối 2 đầu là miền bắc và miền nam có biết bao nhiêu là điều kì diệu được khám phá, và tiêu biểu nhất ở miền Trung, đó chính là thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng, thành phố thơ mộng với biết bao danh lam thắng canhr tuyệt đẹp, đã chiếm biết bao là cảm tình, là nơi khơi nguồn với biết bao nhà thơ, nhà văn.Và một trong những thắng cảnh tiêu biểu ở DN, không thể không kể đến khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa.
Bà nà – Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách thành phố Đà Nẵng 15 km đường chim bay về phía Tây, (đường bộ dài 48 km) cao 1.482 m so với mực nước biển,khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C – 20 độ C. Bà Nà đã được xem là “hòn ngọc khí hậu”, là nơi lý tưởng để an dưỡng tinh thần. Bà Nà được đánh giá là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách ngang với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa…
Giải thích về tên gọi “Bà Nà”, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân lần đầu lên đây, thấy núi có nhiều chuối nên đặt là “banane”, lâu ngày người ta Việt hóa thành Bà Nà. Còn theo nhà văn Nguyên Ngọc, Bà Nà là tiếng người Katu, có nghĩa là “nhà của tôi”. Ngoài ra, “Bà Nà” còn do người dân địa phương đặt tên,”Bà” chỉ các con vật linh thiêng,”Nà”là khu đất rộng ở trên các triền núi, hay có giả thuyết nói rằng Bà Nà là tên gọi tắc của thánh mẫu Y A Na hoặc bà Ponaga.
Khu nghỉ dưỡng Bà Nà được người Pháp phát hiện vào năm 1901 và đến năm 1912, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định biến vùng núi Bà Nà thành khu bảo tồn lâm nghiệp. Sau năm 1930, hàng chục khu nhà nghỉ đã được xây dựng, có hệ thống giao thông hoàn chỉnh và trở thành khu du lịch, nghỉ mát lý tưởng dành riêng cho các quan chức của chế độ thực dân Pháp.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chiến tranh và thiên tai đã làm mất đi các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa, chỉ còn lại phế tích là những nền nhà, bức tường đã loang lổ tiêu sơ. Phải đến năm 2000, Bà Nà mới được hồi sinh để trở thành một thị trấn du lịch.
Vì nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của nước ta, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mưa khô phân lập cho nên Bà Nà – Núi Chúa có hai kiểu rừng: một là kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim, hai là kiểu rừng nhiệt đới với các loài cây lá rộng. Chính vì thế mà Bà Nà có hệ sinh thái phong phú với 544 loài thực vật, 266 loài động vật trong đó có 44 loài động vật và 6 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam như gà lôi lam mào trắng, trĩ, vượn, hổ, cá chình hoa, trĩ sao, vượn má hồng, hổ… Trên đỉnh núi Bà Nà có cây thông qùy (thân cây cong như qùy) khoảng gần trăm tuổi.
Đặc biệt, Bà Nà có nguồn dược liệu vô cùng phong phú với: 251 loài cây thuộc 89 họ thực vật phân phối ở các độ cao khác nhau, trong đó có 13 loài họ Cà phê, 12 loài họ Đậu, 10 loài thuộc loài Thầu dầu, 8 loài thuộc họ Cam, 7 loài thuộc họ Cúc. Ngoài ra, Bà Nà còn có cây trầm hương,ba kích, cây lười ươi, cây thổ phục, bồ công anh mọc trên đỉnh núi, màng tang, chổi xuể, thông Đây đều là những loài cây có thể khai thác dùng làm thuốc.
Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng của con người cũng như thiên tai, lũ lụt đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái của các loài động thực vật làm dược liệu nơi đây. Do đó, các kế hoạch bảo tồn, khai thác đảm bảo bền vững cũng như hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch sinh thái cần được tiến hành đồng bộ và thường xuyên để góp phần thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm.
Nét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. Nhờ sự ưu ái hiếm có của thiên nhiên, du khách từ trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng không gian rộng lớn: thành phố Đà Nẵng, vũng Thùng với đường viền hình cánh cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, non nước Ngũ Hành, sông Thu Bồn uốn quanh ôm lấy những cánh đồng trù phú của Quảng Nam. Xa xa về biển Đông là Cù lao Chàm nhấp nhô sóng biếc. Thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc đẹp tuyệt vời.
Rừng xanh, xanh đến ngất ngây
Sương mù lãng đãng, mây bay như dừng
(thơ Xuân Tư)
Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông và còn được gọi với cái tên ưu ái hơn “chốn thiên thai”.
Đêm về Bà Nà sâu lắng, lãng mạn, lạnh và đầy ấn tượng. Bên bếp lửa trại bập bùng hàng trăm con người cùng hát ca, nhảy múa. Đến như cỏ cây, hoa lá, các loài chim thú cũng ngơ ngác trước sự hồi sinh đến diệu kỳ ở vùng đất mà hàng chục năm vắng bóng người này. Nhiều người đến Bà Nà đều có chung nhận xét: Sống ở đây một ngày biết được bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Đúng vậy, không ít người còn ví: Bà Nà là Đà Lạt, là Sa Pa của Đà Nẵng và miền Trung. Quả là không sai.
Bà Nà có loại đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa, khi nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm, treo lủng lẳng trên cành. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta, cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, có thể nói Bà Nà là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất đẹp.
Hai bên đường từ khu biệt thự Bà Nà By night xuống chùa Linh Ứng và trong khuôn viên trước sân chùa có trồng nhiều đào chuông. Được ngắm từng “cái chuông” đang ngậm sương, gặp nắng sớm ban mai tạo ra hiệu ứng, óng ánh màu hồng như hàng trăm đôi môi người đẹp đang mỉm cười. Những người mê đào chuông, dù bận rộn bao nhiêu, cũng thu xếp một chuyến thượng sơn để ngắm hoa đào chuông Bà Nà trong gió lành lạnh và mây bay trắng xóa, bao phủ tứ bề.
Chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Tượng Phật đúc bằng xi măng, ruột đúc bằng đá xanh, bên ngoài là lớp áo trắng muốt. Và, vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi ấm cõi lòng…
Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi vì đứng từ phía dưới chân thác nhìn lên thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên. Ngoài ra, BN còn biết đến với Suối Nai, đồi Vọng Nguyệt, thác Cầu Vồng với những cảnh vật cũng không kém phần hấp dẫn.
Khu du lịch Bà Nà (thành phố Đà Nẵng) vốn được biết đến như một “lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố miền Trung Đà Nẵng, nay càng trở nên hấp dẫn hơn với cáp treo ghi 2 kỷ lục thế giới.
Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Nà, du khách phải đi 16km đường đèo, với những góc cua khúc khuỷu đầy nguy hiểm. Nay chỉ mất 15 phút đi cáp treo an toàn.
Hệ thống cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m).
Từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ điệp trùng.
Ngồi trên carbin cáp treo, lưng lửng giữa lưng chừng mây, ngắm nhìn vẻ nguyên sơ, hùng vĩ của những cánh rừng nguyên sinh, những tán cây rộng lớn, từng đàn bướm tung bay, gió thổi vi vu cùng hương thơm thoang thoảng của các loài chúng tôi khách sẽ có cảm giác phiêu lưu đầy lý thú như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Trong thời gian tới, khu du lịch Bà Nà-suối Mơ sẽ thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hơn bởi Chính phủ đã cho phép Đà Nẵng trở thành cửa ngõ quốc tế thứ ba của Việt Nam, sau Hà Nội và TPHCM, với các chuyến bay thẳng đến từ nhiều nước trên thế giới.
Bà Nà – nơi hội tụ vẻ mông lung, lãng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của thời gian và sự tham dự có ý thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nhìn về Đà Nẵng, con người như cảm thấy mình có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh phúc khác… những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.
Thuyết minh về khu du lịch Bà Nà – Bài 3
Lần đầu đặt chân tới Bà Nà, du khách sẽ ngỡ ngàng vì Việt Nam lại có quá nhiều thắng cảnh đẹp đến mê hồn như vậy. Cách trung tâm TP Đà Nẵng 40km về phía Tây, khu du lịch sinh thái Bà Nà luôn hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu luôn trong khoảng 17- 20 độ C.
Đường lên Bà Nà (nằm ở độ cao 1.482m) nhiều đèo dốc và không ít cua gấp khúc. Nhưng chính những khúc ngoặt ẩn hiện trong xứ mây đó lại khiến cho du khách trào dâng cảm xúc thú vị. Bức tranh sơn cước trải dài theo tầm mắt du khách với điệp trùng rừng cây, sông, suối, thác nước… xen lẫn những âm thanh rì rào của gió, tiếng róc rách nước chảy, tiếng đục đá lóc cóc.
Không ít người đã ví Bà Nà như Đà Lạt, như Sa Pa của miền Trung, nhưng từ Bà Nà có thể chuyển tiếp hành trình du lịch từ núi xuống biển với khoảng cách khá gần, chỉ khoảng 40km. Tại đó, có những bãi tắm tuyệt đẹp như Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An. Thực không có gì thú vị hơn bởi trong một khoảng cách gần, du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên và khí hậu của hai vùng đất.
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh
Mời các bạn cùng bài viết tham khảo những bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh được chọn lọc nhằm giúp các bạn làm bài tập tốt hơn đề tài thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Việt Nam ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với những bài thuyết minh mẫu sau ngoài việc hiểu rõ hơn về những danh lam đó với niềm tự hào của quê hương đất nước người Việt chúng ta.
Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Bài làm 1 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Hạ Long
Bài làm thuyết minh danh lam thắng cảnh lớp 8
Nói đến vịnh Hạ Long, trước hết phải nói đến vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây…
Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong số đó không thể không kể đến Hạ Long. Đó là một kiệt tác của thiên nhiên, được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Người Việt Nam ta tự hào vì được sở hữu một danh lam thắng cảnh đẹp như vậy.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Nói đến vịnh Hạ Long, trước hết phải nói đến vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Du khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy vô cùng thích thú trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long. Biển ở đây còn mang một vẻ đẹp rất riêng khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng. Cảnh sắc quyện lại dệt nên những gam màu tuyệt diệu. Khi màn đêm buông xuống, vào những đêm trăng, mặt nước như được dát bạc quyện với màu sẫm của những đảo đá mờ xa khiến cho vịnh Hạ Long trở nên huyền ảo như thật như mơ.
Hùng vĩ và bí ẩn, đầy cảm hứng và vô cùng độc đáo , vịnh Hạ Long thật xứng đáng là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất. Những hòn đảo nhỏ như được chấm lên trên nền xanh ngọc của biển, cùng theo đó là những hang động kỳ bí được tạo nên bởi sóng và gió, những cánh rừng xanh biếc rộn rã tiếng chim hót, thật kỳ ảo. Sương mù có thể làm cho tầm nhìn bị hạn chế nhưng lại góp phần làm cho vịnh Hạ Long thêm lung linh kỳ ảo. Ta đang ngỡ ngàng trước cảnh vật thơ mộng này, thoắt đã hiện lên cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Các ngõ ngách lúc khép, lúc mở, lúc là hành lang thẳng tắp lung linh nước trời, lúc uốn lượn dưới chân những quả núi cao vút đổ bóng râm huyền bí xuống mặt nước yên ắng. Có khi thuyền ta đang đi, bỗng nhiên một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên trước mặt, chắn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, khi thuyền ta lướt tới, dãy đảo như né mình, mở ra các lối ngoặt bất ngờ dẫn ta đi sâu vào rừng đảo vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cảnh vật của biển đảo Hạ long thoắt ẩn,thoắt hiện, với sự biến đổi chừng như giây lát đã làm cho biết bao du khách ngạc nhiên, say đắm.
Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Mùa xuân giữa sóng nước mênh mông trong làn sương bạc che phủ, những đảo đá trở nên uyển chuyển mềm mại, bồng bềnh trên sóng nước. Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt nước bao la. Toàn vịnh mang một màu đỏ rực chuyển dần sang màu xanh lam. Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ. Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc.
Bài làm 2 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Hạ Long
Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước. (Hết)
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng…
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Bài làm 3 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Hạ Long
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.(Hết)
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khắp thế giới.
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,… Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khắp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Bài làm 4 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới. (Hết)
Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Ở mỗi nơi đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm. Bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm.
Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật , mặt nước hồ màu xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm. Đó là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội. Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà Hồ Gươm còn là di tích lịch sử gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của đất nước ta.
Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh này ta không thể không nhắc đến lịch sử hình thành và tồn tại của hồ. Hồ Gươm đã hình thành từ rất lâu đời, cách đây khoảng 6 thế kỉ,hiện nay hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào qua Hai Bà Trung, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên Hồ Gươm còn gọi được gọi với cái tên Hồ Lục Thủy.
Vào thế kỉ XV, Hồ Gươm được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thống trả gươm thần cho rùa vàng của vị vua khai triều nhà hậu Lê người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh. Truyền thuyết kể rằng, thờ giặc minh đô hộ nước ta chúng rất hung ác gây ra nhiều tội với nhân dân ta làm cho nhân dân ta làm cho dân ta sống trong cảnh khổ cực. Khi Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ) dựng cở khởi nghĩa của Lam Sơn, có một ngư dân mò được một lưỡi gươm sau đó chính ông nhặt đươc một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi dạo thuyền trên Hồ Lục Thủy bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói “Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Lang quân” Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, vừa giơ gươm ra thì gươm liền bay về phía rùa thần. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và từ đó Hồ Lục Thủy có tên gọi mới là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh của người dân Thăng Long Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Rùa là một trong bốn con vật linh thiêng trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý nay vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hàng năm có đôi lần nhô lên mặt nước, thật may mắn cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.
Có hai lần hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỷ 19 người ta đã xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc và gọi là Chùa Ngọc Sơn. Không lâu sau đó chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thần Văn Xương Đế Quân nên đền Ngọc Sơn.
Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong Hồ Hoàn Kiếm có cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được thiết kế cong cong hình vòng cung, trông rất đẹp mắt, là lối duy nhất đưa du khách vào đền Ngọc Sơn.
Không phải là hồ nước lớn nhất thủ đô song với nguồn gốc đặc biệt, Hồ Gươm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống, tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ kính, Hồ đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có những cảnh đẹp và hơn thế hồ gắn liền với huyền sử là biểu tượng khát khao hòa bình.
Không thể dùng từ gì để thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm để có thể miêu tả hết vẻ đẹp của hồ. Hồ Gươm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa. Mùa hạ ùa về từng cơn gió lồng lộng, thổi đi cái oi bức của phố phường, đâu đó trên những cành cây râm ran tiếng ve gọi hè. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ hư thực đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông đi giữa những cơn mưa lá vàng chân nhẹ bước trên những thảm lá vừa rụng, xuýt soa với cái rét và những giọt mưa phùn lất phất bay.
Bài làm 5 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương
Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta. Trải qua bao chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn đẹp, vẫn thơ mộng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước. Mùa nào tính ấy, Hồ Gươm mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên xa xưa.(Hết)
Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo…
Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lữu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.
Chùa Tây Phương nằm trênđồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương, người ta hay nhắc đến những bậc đá ong rêu xanh, cổ kính. Từ chân núi, qua 239 bậc đá ong thì đến cổng chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: Bái đường, chính điện và hậu cung. Tường xây bằng gạch nung để trần tạo nên một không khí thô sơ mộc mạc, điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng “sắc” và “không”. Các cột trụ gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khác hình cánh sen. Mỗi nếp nhà có hai tầng mái ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn. Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuộn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đạo mái cũng bằng đất nung, đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Toàn bộ ngôi chùa toát lên vẻ hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý “Sắc sắc không không” của nhà Phật.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.
Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm: bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di đà Tam Tôn, tượng Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Bát Bộ Kim Cương và 16 pho tượng Tổ. Mười sáu vị tổ người đứng người ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với mọi vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang phân bua đắn đo hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.
Chùa Tây Phương là địa chỉ thăm quan hàng năm của rất nhiều phật tử và khách vãng lai trên mọi miền Tổ Quốc, trong đó đông đảo nhất là vào dịp hội xuân. Hội chùa Tây Phương bắt đầu từ mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch. Vào dịp này, người dân Thạch Xá có truyền thống múa rối nước thường tổ chức biểu diễn để phục vụ khách dự hội. Trải qua bao nhiêu biến đổi của lịch sử, các pho tượng của chùa đã để lại trong lòng mỗi du khách những ấn tượng sâu sắc về nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Với giá trị độc đáo về mặt nghệ thuật kiến trúc và phật học, chùa Tây Phương đã được Bộ văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.(Hết)
Bài làm 5 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Chợ Bến Thành
Tuyển chọn những bài thuyết minh danh lam thắng cảnh hay
Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng…
Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay.
Những năm gần đây chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan không thể thiếu cho bất cứ tour du lịch nào đến TP. Hồ Chí Minh. Hẳn nhiên, du khách đến chợ không chỉ đơn thuần để tìm mua những hàng hóa hay quà lưu niệm mà còn tìm ở đó chút hình ảnh riêng, một cá tính đặc trưng thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của một thành phố mà chợ chính là nơi bộc lộ rõ nhất.
Hình thành từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ngôi chợ khởi thủy nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến cận thành Quy (thành Gia Định) nên có tên là Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy. Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.
Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất. Ở đây không thiếu một thứ gì, từ củ hành, trái ớt, mớ rau, con cá, đủ loại hoa quả mùa nào thức nấy, cho tới bánh kẹo, vải vóc, giày dép, túi xách, đồ điện, điện tử, hàng lưu niệm…
Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m², trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.437 sạp, 6.000 tiểu thương, 11 doanh nghiệp, với bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.
Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây mời gọi người qua đường. Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) hấp dẫn khách hàng bởi các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.
Ngoài ra, dọc theo các hành lang bao quanh nhà lồng chợ là những gian hàng bày bán đủ các loại mặt hàng tiêu dùng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là hàng lưu niệm, quần áo may sẵn, vải tơ tằm, thủ công mỹ nghệ, tranh thêu, thổ cẩm…
Nhắc đến chợ Bến Thành thì không thể bỏ qua khu ẩm thực với sự góp mặt của đầy đủ các món ăn truyền thống khắp mọi miền đất nước. Cuối tháng 1-2012, chợ Bến Thành đã được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine nổi tiếng chọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh, chính là lời khẳng định hùng hồn cho sự phong phú đó.
Chợ Bến Thành cũng rất sôi động về đêm, bắt đầu từ 7 giờ tối, 178 quầy hàng đổ ra hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ với các quầy hàng mỹ nghệ, lưu niệm, quần áo và đặc biệt là hàng ăn.
Bài làm 6 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Chợ Bến Thành
Mặc dù xu hướng mua sắm của một đô thị hiện đại là vào siêu thị hoặc các trung tâm thương mại, nhưng đôi khi trong nhịp sống nhanh đó người ta cũng cần sống chậm đi, như một cách lấy lại thăng bằng cho tâm hồn. Đó là một trong những lý do để chợ Bến Thành nói riêng và các chợ truyền thống nói chung sẽ vẫn tồn tại mãi với thời gian. Và phần hồn của chợ Bến Thành nằm ngay trong nhà lồng, nơi đời sống đô thị diễn ra sinh động nhất qua những giao tiếp thân tình giữa con người với con người.
Giờ đây chợ Bến Thành là một trung tâm buôn bán lớn không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam…
Nằm ở trung tâm thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế khi đến tham quan du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Trước khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn năm 1859, có một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Từ xuất xứ ấy mà chợ đã mang tên ghép là Bến Thành. Chợ được xây bằng gạch, khung gỗ, lợp tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần. Năm 1911, chợ cũ bị phá đi, chợ mới được xây khang trang rộng rãi hơn và hoàn thành vào tháng 3/1914.
Sau năm 1975, chợ Bến Thành lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước. Năm 1985, chợ Bến Thành được sửa chữa lại toàn bộ bên trong, bên ngoài, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Hình ảnh chợ Bến Thành với tháp đồng hồ thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.
Giờ đây chợ Bến Thành là một trung tâm buôn bán lớn không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam.
Chợ Bến Thành được mô tả trong sử cũ như sau: Đó là một “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”. Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên chợ Bến Thành đầy hàng hóa, nào gạo, cá khô, tôm khô, cau, đường… bán ra để mua tơ lụa, quả thô, nhang, quạt, trà, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo… từ nước ngoài mang đến. Sở dĩ có tên là chợ Bến Thành là vì chợ gần bến sông và gần thành. Đây chính là khu vực mà nay dành cho thương cảng Sài Gòn. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) phố chợ Bến Thành không còn sầm uất như trước. Chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh. Sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã cho lập một nhà lồng làm chợ ở ngay trên nền đất mà nay là trường Trung học Ngân Hàng 3. Ngôi chợ này bị cháy năm 1870, nhưng đã được trùng tu với sườn sắt. Trước nhà lồng chợ có con kênh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của Ủy ban Nhân dân thành phố. Đến năm 1887-1888 thì con kênh này được lấp lại, làm cho khu vực Võ Di Nguy, Tôn Thất Thiệp trở nên náo nhiệt hơn. Đại lộ Nguyễn Huệ trước kia là đường kênh lấp. Chợ Bến Thành được chuyển đến vị trí ngày nay. Nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Thế là chợ Bến Thành xưa trở thành Chợ Cũ, còn chợ Bến Thành mới được gọi là Chợ Mới Sài Gòn. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ khoảng năm 1911 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành một chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quí hiếm của trong nước và nước ngoài.
Sau ngày giải phóng, năm 1975, chợ Bến Thành được sắp xếp và cải tạo lại một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn. Trong chợ Bến Thành ngày nay chúng ta có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày, hàng nhập cảng cũng như hàng nội hóa, từ những mặt hàng thông thường đến những hàng xa xỉ phẩm.
Bài làm 7 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Chợ Bến Thành
Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 đã cho chỉnh trang và sửa chữa lớn chợ Bến Thành. Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sữa chữa và làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Chợ Bến Thành ngày nay có hơn 3.000 hộ kinh doanh. Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hoá chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước – đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – cùng các mặt hàng công nghệ hiện đại trên thế giới.(Hết)
Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất…
Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay.
Những năm gần đây chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan không thể thiếu cho bất cứ tour du lịch nào đến TP. Hồ Chí Minh. Hẳn nhiên, du khách đến chợ không chỉ đơn thuần để tìm mua những hàng hóa hay quà lưu niệm mà còn tìm ở đó chút hình ảnh riêng, một cá tính đặc trưng thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của một thành phố mà chợ chính là nơi bộc lộ rõ nhất.
Hình thành từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ngôi chợ khởi thủy nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến cận thành Quy (thành Gia Định) nên có tên là Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy. Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.
Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất. Ở đây không thiếu một thứ gì, từ củ hành, trái ớt, mớ rau, con cá, đủ loại hoa quả mùa nào thức nấy, cho tới bánh kẹo, vải vóc, giày dép, túi xách, đồ điện, điện tử, hàng lưu niệm…
Cổng chính chợ Bến Thành với tháp đồng hồ – biểu tượng của Sài Gòn – đối diện quảng trường Quách Thị Trang. Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m², trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.437 sạp, 6.000 tiểu thương, 11 doanh nghiệp, với bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.
Bài làm 8 học sinh lớp 8 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Đà Lạt
Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây mời gọi người qua đường. Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) hấp dẫn khách hàng bởi các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm. (Hết)
Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc…
Từ Tp Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con đường sẽ đưa ta lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt ta đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt ta sẽ khám phá một “bảo tàng” của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa. Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của dân tộc từ các vùng Bắc, Trung Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, đông nhất là người Việt, sau đó là M’Nông, Mạ, Cơ Ho…Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các tỉnh Nam Bộ.
Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá.
Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp.
Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách. o được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu cũng như sự sáng tạo tuyệt vời của con người nên Đà Lạt có các điểm du lịch nổi tiếng mà không một nơi nào tại Việt Nam có thể sánh được.
Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau – nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là “Đồi Cù” lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là “Đồi Cù”; cũng có người giải thích sở dĩ có tên “Đồi Cù” vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù.
Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5, 1 km. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ. . . Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng. Hồ Suối Vàng là hồ nước ngọt lớn nhất tại Đà Lạt, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố qua đập tràn của công ty cấp nước Đà Lạt. Thung lũng Suối Vàng còn là điểm đến du lịch nổi tiếng với vườn hoa và rừng thông.
Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho người chợt ghé. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Đà Lạt còn nổi tiếng với những kiến trúc đẹp như nhà thờ Đà Lạt, Tu viện Domain de Marie, Biệt điện Bảo Đại, Dinh Toàn quyền, Ga Đà Lạt, Đại học Đà Lạt… cùng rất nhiều biệt thự rải rác khắp thành phố; chùa Linh Sơn, Linh Phong, Linh Quang, Thiên Vương Cổ Sát, chùa Sành… và đặc biệt là Thiền viện Trúc Lâm nằm trên ngọn đồi 25ha trông xuống hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Từ đầu năm 2003 đã có cáp treo đưa khách từ thành phố lên đến cổng chùa. Đà Lạt còn là quê hương của các dân tộc M’nông, Mạ, Cơho… với nhiều phong tục tập quán độc đáo.
Khác với nhiều con thác khác Camly không gây ra sự ồn ào lẫn chảy ào ạt mà như một thiếu nữ hiền thục,từ tốn dẫn dòng nước chảy xuống thác qua ghềnh đá hoa cương…
Từng được xem là ” thành phố hoa xuân” hay là nơi “tràn ngập những tình yêu nồng nàn cùng một sự trầm lắng riêng” . Ta vẫn có thể đoán được được chính la Đà Lạt. Một địa danh nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp mang đôi chút nét phương Tây khiến mọi du khách lần đầu đặt chân đến Đà Lạt đều có một ấn tượng đặc biệt về nơi này. Đà Lạt là một thắng cảnh đẹp một địa điểm hấp dẫn cho những ngày hè nóng bức,thỏa mãn những nhu cầu yêu thích thiên nhiên say mê với nhiều cảnh đẹp.Nếu muốn tìm hiểu thêm về Đà Lạt sao bạn không thử du ngoạn một chuyến,Đà Lạt hứa hẹn sẽ mang đến bạn những điều lí thú những cảnh đẹp mà bạn chưa tưởng tượng được một vẻ đẹp đậm tính rất Việt Nam rất phương Tây.
Do nằm ở vùng cao nguyên nên Đà Lạt luôn mang đến du khách một cảm giác se lạnh vào những buổi sớm và đến tối ta lại sẽ cảm nhận được thời tiết ngày càng lạnh hơn. Tuy lạnh nhưng du khách có thể thấy được đây cũng là nét đặc trưng của Đà Lạt. Đà Lạt có nhiều cảnh quan đẹp từ đồi núi đến sông ngòi, nếu nhắc đến sông nước thì ta sẽ nghĩ đến ngay được là Hồ Xuân Hương với độ dài 1477m nằm ngay trung tâm của thành phố Đà Lạt .Hồ này dc người dân gọi là Hồ Xuân Hương vì nơi đầy đã khơi lại hình ảnh đẹp đẽ của nữ ca sĩ thơ Nôm nổi danh của Việt Nam ta. Đến bây giờ xung quanh hồ cũng tổ chức nhiều thú chơi thu hút các du khách như đạp vịt, chạy ca nô hay có cả một nhà hàng trên nước điều đặc biệt ở đây là ta vừa có thể thưởng thức món ăn vừa ngắm được toàn cảnh của hồ ,nhất là vào buổi tối mặt hồ im ắng hẳn với cái thời tiết se lạnh ấy thì còn gì bằng .Cách trung tâm của Đà Lạt không xa, gần đó có một cái hồ mang tên ” Hồ Than Thở” cái tên trông gợi lên nỗi buồn ấy đã có từ trăm năm nay gắn liền với chuyện tình buồn của đôi uyên ương đã cùng nhau tự vẫn tại nơi này…ngày nay người dân đã tạo ra khu vui chơi xung quanh hồ và dường như câu chuyện buồn ấy ít ai để ý đến nữa. Nếu muốn thấy hết về cảnh đẹp của Đà Lạt thì ta không thể bỏ lỡ qua thác Frenn, con thác nằm giữa chặn đường mà ta đến
Đà Lạt đó là nơi mà ta có thể nghe thấy những bài hát mà do chính những chú chim hót ríu rít, tiếng gió lùa cây sào sạt và tiếng thác nước chảy ầm ầm là ca sĩ hình ảnh ấy gợi lên vẻ mạnh mẽ, sức mạnh hùng vĩ từ núi rừng hoang sơ.Khi đến thác Frenn du khách có thể trải nghiệm những trò chơi độc đáo như đi cáp treo ngang qua thác và nhìn xuống phía dưới để xem toàn cảnh của con thác mang sức mạnh của thiên nhiên này,du khác có thể chơi bắt cung hay thưởng thức đặc sản rượu Cần của Đà Lạt….Ngoài thác Frenn ra chúng ta còn được biết đến thác Camly,một cái tên mà người ta cho rằng đó là tên dành cho sự ngọt mát của dòng suối mà người dân nơi đây cảm nhận được.
Khác với nhiều con thác khác Camly không gây ra sự ồn ào lẫn chảy ào ạt mà như một thiếu nữ hiền thục,từ tốn dẫn dòng nước chảy xuống thác qua ghềnh đá hoa cương dưới ánh nắng vàng hiền hòa của Đà Lạt trong thật yên bình và lặng lẽ.Con thác Camly đã tạo ra một sức hút lôi cuốn cho những người yêu thiên nhiên và như là một cảm hứng vô tận cho nhiều nhà văn,nhà thơ.Đến Đà Lạt nhiều bạn trẻ không thể bỏ lỡ đó là Thung lũng tình yêu, nơi chứa đựng cả một vùng trời thơ mộng những con suối nhỏ chaỷ róc rách,những bãi cỏ xanh mướt, từng đàn cá bơi tung tăng dưới mặt hồ nước xanh trong. Những loại cây được tỉa cắt đẹp mắt cùng nhiều loài hoa quý. Với diện tích rộng lớn du khách có nhu cầu thuê xe để dạo khắp thung lũng và ngắm nhìn hết những cảnh đẹp mak không phải nơi đâu cũng thấy.
Đà Lạt là một thắng cảnh đẹp một địa điểm hấp dẫn cho những ngày hè nóng bức,thỏa mãn những nhu cầu yêu thích thiên nhiên say mê với nhiều cảnh đẹp.Nếu muốn tìm hiểu thêm về Đà Lạt sao bạn không thử du ngoạn một chuyến, Đà Lạt hứa hẹn sẽ mang đến bạn những điều lí thú những cảnh đẹp mà bạn chưa tưởng tượng được một vẻ đẹp đậm tính rất Việt Nam rất phương Tây.(Hết)
Bài làm 1 học sinh lớp 9 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Hạ Long
Bài làm thuyết minh danh lam thắng cảnh lớp 9
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới…
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,… Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long nlur một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Bài làm 2 học sinh lớp 9 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới. (Hết)
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung…
Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng . Trong số đó không thể không kể đến Hạ Long. Đó là một kiệt tác của thiên nhiên, được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Người Việt Nam ta tự hào vì được sở hữu một danh lam thắng cảnh đẹp như vậy.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Nói đến vịnh Hạ Long, trước hết phải nói đến vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Du khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy vô cùng thích thú trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long . Biển ở đây còn mang một vẻ đẹp rất riêng khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng. Cảnh sắc quyện lại dệt nên những gam màu tuyệt diệu. Khi màn đêm buông xuống, vào những đêm trăng, mặt nước như được dát bạc quyện với màu sẫm của những đảo đá mờ xa khiến cho vịnh Hạ Long trở nên huyền ảo như thật như mơ.
Hùng vĩ và bí ẩn, đầy cảm hứng và vô cùng độc đáo, vịnh Hạ Long thật xứng đáng là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất. Những hòn đảo nhỏ như được chấm lên trên nền xanh ngọc của biển, cùng theo đó là những hang động kỳ bí được tạo nên bởi sóng và gió, những cánh rừng xanh biếc rộn rã tiếng chim hót, thật kỳ ảo. Sương mù có thể làm cho tầm nhìn bị hạn chế nhưng lại góp phần làm cho vịnh Hạ Long thêm lung linh kỳ ảo. Ta đang ngỡ ngàng trước cảnh vật thơ mộng này, thoắt đã hiện lên cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Các ngõ ngách lúc khép, lúc mở, lúc là hành lang thẳng tắp lung linh nước trời, lúc uốn lượn dưới chân những quả núi cao vút đổ bóng râm huyền bí xuống mặt nước yên ắng. Có khi thuyền ta đang đi, bỗng nhiên một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên trước mặt, chắn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, khi thuyền ta lướt tới, dãy đảo như né mình, mở ra các lối ngoặt bất ngờ dẫn ta đi sâu vào rừng đảo vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cảnh vật của biển đảo Hạ long thoắt ẩn,thoắt hiện, với sự biến đổi chừng như giây lát đã làm cho biết bao du khách ngạc nhiên, say đắm.
Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Mùa xuân giữa sóng nước mênh mông trong làn sương bạc che phủ, những đảo đá trở nên uyển chuyển mềm mại, bồng bềnh trên sóng nước. Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt nước bao la. Toàn vịnh mang một màu đỏ rực chuyển dần sang màu xanh lam. Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ. Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc.
Bài làm 3 học sinh lớp 9 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước. (Hết)
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích văn hóa – lịch sử có quy mô hoành tráng của Kinh kì Thăng Long…
Năm 1010, vua Lý Thánh Tông lập ra Văn Miếu làm nơi học tập cho các thái tử. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông chính thức thành lập Quốc Tử Giám – có thể coi đó là trường Đại học đầu tiên của Đại Việt.
Đến đời Trần, năm 1236, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Tử VIện để dạy các hoàng tử, thái tử, con cháu các hoàng thân và con cháu các quan lại. Năm 1243 lại đổi về tên Quốc Tử Giám, nhưng phải đến 1252, con em các thường dân – những thư sinh tuấn tú – mới được chọn và đặc cách vào học ở đây cùng với con cái vua quan. Năm 1257, nơi này mang tên mới – Quốc Học Viện. Đến thời Lê, thập niên 30 của thế kỉ XV gọi là nhà Thái Học.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích văn hóa – lịch sử có quy mô hoành tráng của Kinh kì Thăng Long, là một nét son chói lọi của nền văn hiến Đại Việt. Trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám có các Khuê Văn, nhà Bái Đường và Hậu Cung, tuy trải qua nhiều loạn lạc, bình lửa nhưng vẫn giữ được nhiều bộ phận kiến trúc và các bức chạm thời Lê. Đặc biệt là 82 tấm bia Tiến Sĩ khắc tên họ 1306 người đỗ đại khoa trong 82 khoa thi thì 1442 đến 1779. Trong đó có một số nhà chính trị và văn học lỗi lạc như Ngỗ Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Lương Thế Vinh, Lương Nhữ Hộc, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm…
Lễ khắc tên các vị khoa danh Tiến Sĩ từ khoa thì năm 1442 trờ đi chỉ được tiến hành vào năm 1482, niên hiệu Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông.
Nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội,không thể không nhắc đến ông Nguyễn Quý Đức ( 1646 – 1720 ), quê ở Từ Liêm, đỗ Thám hoa năm 1676. Ông từng làm Thượng thự bộ Lại, kiêm Đông Các đại học sĩ, được vua Lê Hi Tông giao phó dựng 21 tấm bia Tiến sĩ, khắc tên những vị đại khoa trong 21 khoa thi, từ khoa Bính Thân ( 1656) đến khoa thi Ất Mùi ( 1715).
Bài làm 4 học sinh lớp 9 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Đền Hùng
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là ánh sao Khuê 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, là niềm tự hào của con cháu muôn đời mai sau.(Hết)
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt….
Trên đất nước Việt Nam yêu dấu có rất nhiều cảnh đẹp. Nhưng cảnh đẹp mà tôi tự hào nhất là Đền Hùng – nơi thờ các Vua Hùng thời xưa đã có công dựng nước. Đền Hùng là một thắng cảnh đẹp, một di tích lịch sử có ý nghĩa nhất đôi với người Việt Nam vì đó là nơi thờ cúng, tưởng niệm của vua Hùng, tổ tiên chung của cả dân tộc.
Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội, cách Thủ đô chưa đầy 90km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (hay còn được gọi là núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hi Cương, Hi Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiêu Sơn,…). Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh núi này là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thây dòng sống Lô hiền hoà, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thế’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sống Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.
Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.
Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Qua cổng chính là Đền Hạ. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Ngay chân Đền Hạ là nhà bia, trên đỉnh có đắp hình, nậm rượu. Nơi đây đặt bia đá ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Gần Đền Hạ có ngôi chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ. Chùa có một gác chuông được xây dựng vào thế kỉ XVII. Tiếp đến là Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để cử hành những buổi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Tiếp đến là Lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng hình vuông, tầng dưới bốn góc đắp bốn con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc”. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, hai bén cửa đều đắp kì lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bàng đá. Trong lãng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái mui luyện.
Từ Đền Thượng, đi tham quan một đoạn nữa là đến Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh), tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên dược nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời, cổng Đền Giếng có kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn.
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.(Hết)
Bài làm 1 học sinh lớp 10 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Phố Cổ Hội An
Bài làm thuyết minh danh lam thắng cảnh lớp 10
Đô thị Hội An ngày nay là một đại diện tiêu biểu, điển hình cho cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỉ 20…
Khắp dải đất hình chữ S thân thương này, đi đến đâu, ta cũng có thể bắt gặp những danh lam thắng cảnh vô cùng tuyệt mĩ. Mỗi cảnh đẹp lại có một nét hấp dẫn riêng, níu chân người ở lại. Nếu muốn tìm về với những giá trị xưa cũ của thời gian, tìm một góc bình yên giữa cuộc sống bộn bề này thì phố cổ Hội An chắc chắn là một địa điểm dành cho bạn.
Phố cổ Hội An được biết đến là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tên gọi Hội An ngày nay đã có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng không ai biết nó có từ bao giờ. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.Hội An từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu, buôn bán của những thuyền buôn phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc trong suốt thế kỉ 17 và 18. Trước thời kì này, nơi đây cũng tồn tại dấu tích của thương cảng Chăm Pa được nhắc đến với con đường tơ lụa trên biển.
Đô thị Hội An ngày nay là một đại diện tiêu biểu, điển hình cho cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỉ 20. Đến nay, Hội An vẫn được bảo toàn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây nằm dọc theo những trục phố nhỏ hẹp, được xây từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống. Kiểu nhà phổ biến nhất là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều dài sâu. Nằm giữa những ngôi nhà, dãy phố là những công trình kiến trúc, tôn giáo trải qua từng thời kì: từ lúc hình thành, phát triển đến suy vong của Hội An. Vì là một thương cảnh sầm uất, Hội An cũng là vùng đất giao thoa, pha trộn nhiều nền văn hóa. Hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ vừa giữ được những sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây. Một di tích lịch sử nổi tiếng ở Hội An là chùa Cầu. Đây là chiếc cầu cổ duy nhất còn sót lại ở Hội An, còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản. Cây cầu bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, mang một kiến trúc độc đáo khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới: bên trên là nhà, bên dưới là cầu. Theo truyền thuyết, người Nhật cho xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật hay gây ra thiên tai, lũ lụt. Nếu như chùa Cầu đại diện cho văn hóa Nhật Bản thì hội quán lại mang đậm màu sắc Trung Hoa. Đây là sinh hoạt cộng đồng của những người đồng hương. Bên cạnh chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn là nơi để duy trì tín ngưỡng.
Trải qua nhiều thế kỉ, những phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng cùng các món ăn truyền thống vẫn được lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Đến Hội An mà chưa từng thưởng thức các món ăn như mì Quảng, cao lầu, bánh “hoa hồng trắng” thì là một thiếu sót lớn. Hội An cũng nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên trong lành, êm ả, những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như làm đồ đồng, gốm. Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hóa, cuộc sống ở đây thiên về nội tâm, phảng phất chút u buồn trầm lắng.
Bài làm 2 học sinh lớp 10 – Thuyết minh danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long
Đến với Hội An, chúng ta sẽ được tìm về với không gian xưa cũ vừa giàu lịch sử lại đậm đà bản sắc văn hóa. Vào năm 1999, Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm hơn nữa để bảo tồn phố cổ trước sự băng hoại của thời gian. (Hết)
Những cảnh đá, núi, sông nước ở vịnh Hạ Long được bao trùm bởi một màu xanh diệu kì rất quyến rũ và tràn đầy sức sống…
Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh, là một phần vịnh Bắc Bộ. Nằm ở Đông Bắc Việt Nam. Vịnh Hạ Long là một trong rất nhiều những di sản thiên nhiên khác của Việt Nam được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đó là một niềm tự hào và vinh dự lớn của người dân Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Vịnh Hạ Long là một bờ vịnh gồm nhiều đảo và những hang động được tạo ra từ bàn tay của tạo hóa rất kì vĩ. Khách du lịch đến thăm đất nước ta hầu như đều không thể không tìm đến với vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, đều choáng ngợp và trầm trồ trước màu xanh kì vĩ và diễm lệ của trời mây sông nước nơi đây. Ở đây, là nơi quy tụ rất nhiều nhưng hang động, mái đá xanh tự nhiên làm mê đắm lòng người. Quả thực thiên nhiên vẫn còn là bức màn đầy bí mật đối với sự khám phá của con người và trước thiên nhiên con người vẫn thật nhỏ bé biết bao. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên bởi ba yếu tố chính là đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo nên một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kì lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mĩ lệ. Hang Bồ Câu có nửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đúng như tên gọi mang đến ve đẹp bất ngờ sửng sốt cho người khách khi đến thăm quan với những nhũ đá hình gà rưng, cóc, rồng thác nước cùng với nhiều hình hài khác như mở ra mọt thế giới của truyện cổ tích.
Những cảnh đá, núi, sông nước ở vịnh Hạ Long được bao trùm bởi một màu xanh diệu kì rất quyến rũ và tràn đầy sức sống. nhưng không chỉ có vẻ đẹp của sông nước và cảnh sắc mà vịnh Hạ Long cũng có rất nhiều loài động và thực vật quý hiếm. Tổng số loài thực vật sống trên các hòn đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy như các loài ngập mặn, các loài thực vật bờ cát ven đảo, các loài mọc ven bờ núi và vách đá.
ĐỪNG BỎ QUA: BAIVIET.COM TỔNG HỢP
Bạn đang xem bài viết Thuyết Minh Về Cát Bà trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!