Xem Nhiều 3/2023 #️ Tiềm Năng Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Ở Nam Đàn # Top 7 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tiềm Năng Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Ở Nam Đàn # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiềm Năng Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Ở Nam Đàn mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(Baonghean) – Đồng chí Đinh Xuân Quế – Phó Bí thư Huyện ủy Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn trả lời phỏng vấn báo Nghệ An.

Làng Hoàng Trù (Kim Liên, Nam Đàn) Ảnh: Sách Nguyễn

P.V: Nam Đàn được xác định là điểm đến hấp dẫn, trung tâm du lịch văn hóa của cả tỉnh. Xin đồng chí cho biết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nam Đàn giai đoạn 2015 – 2020?

Đồng chí Đinh Xuân Quế: Để khai thác tiềm năng du lịch, huyện quan tâm công tác quy hoạch, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nam Đàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 một cách đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch của huyện trong giai đoạn mới. Như vậy, du lịch Nam Đàn sẽ có 3 vùng trọng điểm:

Vùng Kim Liên – Đại Huệ: Hoạt động du lịch của vùng này chủ yếu là đón khách về thăm quê nội, quê ngoại Bác Hồ, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, thăm đền Chung Sơn, đền Tướng quân Nguyễn Đắc Đài, chùa Đạt, chùa Đại Tuệ, các trang trại, vườn cây ăn quả, thưởng thức ẩm thực… Ở khu vực này tập trung quy hoạch bãi đỗ xe, dịch vụ như nhà hàng, đồ lưu niệm, khu trưng bày sản phẩm đặc trưng của huyện tại các điểm di tích, các điểm dừng chân.

Vùng thị trấn Nam Đàn và các xã phụ cận: Bao gồm du lịch tham quan Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, đền Mai Hắc Đế và Thân mẫu của Ngài, Khu di tích Truông Bồn, Tháp Nhạn và đền Nhạn Tháp, chùa Viên Quang, du lịch sinh thái hồ Tràng Đen, đập Đá Hàn, thưởng thức ẩm thực… Ở khu vực này tập trung quy hoạch khu nhà nghỉ, khách sạn chất lượng cao, khu văn hóa ẩm thực, vui chơi giải trí, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề, khu sinh thái nghỉ dưỡng…

Vùng Năm Nam: Tập trung tại các điểm như đập Hồ Thành, mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, thành Lục Niên, di tích lịch sử đình Giáp Đông, đền, lăng bà Chúa Lãng ở xã Nam Kim; đình Hoành Sơn ở xã Khánh Sơn; đình Trung Cần, Khu lưu niệm đồng chí Trần Quốc Hoàn, đồng chí Nguyễn Tiềm, một số nhà cổ của người dân ở xã Nam Trung, thưởng thức ẩm thực… Tại khu vực này tập trung quy hoạch khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của vùng núi Thiên Nhẫn và sông Lam, một số nhà hàng ẩm thực để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, huyện tập trung quy hoạch xây dựng vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, sản phẩm hàng hóa phục vụ khách du lịch.

Chùa Đại Tuệ ở xã Nam Anh (Nam Đàn). Ảnh: Thành Cường

P.V: Để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thời gian qua Nam Đàn đã có những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư như thế nào?

Đồng chí Đinh Xuân Quế: Để đưa Nam Đàn trở thành một trung tâm du lịch của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ, hàng năm đón 2 – 2,5 triệu lượt khách, đến năm 2020 có từ 10 – 15% khách lưu trú tại địa bàn, thời gian qua, Nam Đàn đã có chủ trương ưu tiên, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, quảng bá để liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh nhằm đưa khách về tham quan du lịch tại huyện Nam Đàn. Huy động các nguồn lực, nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phục dựng, trùng tu tôn tạo các di tích, trong đó có nhiều dự án được Trung ương, tỉnh đầu tư đã hoàn thành và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch như: Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Dự án Bảo tồn và tôn tạo Khu Di tích Lịch sử Văn hoá Kim Liên gắn với phát triển du lịch… Huyện còn huy động nguồn vốn xã hội hoá để bảo tồn tôn tạo các di tích như: chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang, đền Vua Mai, đền thờ Tướng quân Nguyễn Đắc Đài. Ngoài ra, còn có 1 số dự án lớn đã và đang triển khai như đền thờ hai cụ thân sinh, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, huyện Nam Đàn đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Ngoài các chính sách ưu đãi của tỉnh, huyện còn có thêm chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư như hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đồng thời hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ đổi mới công nghệ…. và nhiều chính sách hấp dẫn khác.

Khu lăng mộ Bà Hoàng Thị Loan – Thân mầu Bác Hồ. Ảnh: Sách Nguyễn

P.V: Với những ưu thế về tiềm năng, cùng với sự vào cuộc tích cực của tỉnh, của huyện trong “trải thảm đỏ” về chính sách cũng như cơ chế cho các nhà đầu tư, xin đồng chí cho biết định hướng của Nam Đàn thời gian tới trong thu hút đầu tư phát triển du lịch?

Đồng chí Đinh Xuân Quế: Giai đoạn 2015 – 2020, huyện tiếp tục huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Tranh thủ sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh, vận động xã hội hóa để tôn tạo, tu bổ khôi phục các di tích lịch sử văn hóa, chú trọng các di tích đã được xếp hạng, di tích có tầm ảnh hưởng lớn như: đền Vua Mai, Tháp Nhạn và Đền Nhạn Tháp, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần và một số đền, chùa trên địa bàn… Tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức JICA Nhật Bản trong việc phát triển du lịch dựa vào sinh kế nhằm hình thành và phát triển tuyến du lịch cộng đồng. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các vùng du lịch, đặc biệt là các vùng du lịch trọng điểm và các khu ẩm thực. Kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn có chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện sẽ có 35 – 40 cơ sở lưu trú, trong đó có 3 – 5 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên. Có cơ chế đặc thù để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng Khu Văn hóa ẩm thực các dân tộc Nghệ An tại Kim Liên theo quy hoạch của UBND tỉnh, Khu ẩm thực tại vùng ven sông Lam các xã Vân Diên, Nam Hưng, Nam Nghĩa. Chỉ đạo thị trấn và các đơn vị có làng nghề truyền thống xây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm; kêu gọi xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị nhỏ và vừa để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách… Tất cả hướng đến mục tiêu tạo thương hiệu “Du lịch Nam Đàn thân thiện, mến khách”, xứng đáng là trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Thanh Thủy (Thực hiện)

Tiềm Năng Hấp Dẫn, Thu Hút Đầu Tư Phát Triển

(QBĐT) – Quảng Bình được mệnh danh là “vương quốc hang động” với nhiều điểm đến kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng và giàu có về tài nguyên du lịch nhân văn. Quảng Bình cũng nắm giữ lợi thế về giao thông với việc hội tụ đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Đây không chỉ là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch, dịch vụ du lịch mà còn là thế mạnh hấp dẫn các nhà đầu tư.

Giàu tiềm năng, lợi thế

Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi hội tụ đủ cả rừng, sông, suối và biển. Những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, ẩn sâu trong đó là cả một kho báu quý giá, như: suối nước nóng Bang có độ sôi tự nhiên 1050C; hệ thống các hang động khổng lồ với vẻ đẹp lộng lẫy, huyền bí.

Quảng Bình có bờ biển dài 116km, dải cát ven biển dài nhất Việt Nam với nhiều bãi tắm sạch, đẹp, như: Nhật Lệ, Bảo Ninh, Vũng Chùa, Đá Nhảy, Hải Ninh… và nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa tâm linh, như: đường Trường Sơn huyền thoại, hang Tám Cô, bến phà Long Đại, đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh…

Đặc biệt, Quảng Bình có Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, có hơn 400 hang động lớn nhỏ hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, rất đặc sắc, kỳ ảo với nhiều tiêu chí nhất thế giới, như: hang Sơn Đoòng là hang động kỳ vĩ và lớn nhất thế giới, động Phong Nha có sông ngầm dài nhất thế giới, động Thiên Đường tráng lệ nhất thế giới, hang Va có thạch nhũ đẹp nhất thế giới…

Đôi bờ sông Gianh – Tuyên Hóa.

Bà Nguyễn Thị Hương Lan, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển du lịch Primland-Phong Nha cho biết: “Tiềm năng du lịch của Phong Nha nói riêng và Quảng Bình nói chung rất đa dạng, phong phú. Phong Nha không chỉ là địa điểm du lịch có 1 không 2 của Việt Nam mà còn được cả thế giới ghi nhận.

Nhưng ngoài những thứ vốn có, cơ sở hạ tầng lẫn tính kết nối du lịch ở đây chưa được đầu tư, phát triển tối đa. Với mong muốn khách du lịch không chỉ đến mà còn muốn trở lại Phong Nha, trở lại Quảng Bình, chúng tôi rất hy vọng được đầu tư phát triển các dự án du lịch ở đây, tạo thêm địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi và thư giãn cho du khách.

Để làm được điều đó, chúng tôi rất mong sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh thông qua chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phát huy hết năng lực, cùng định hướng giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của tỉnh Quảng Bình”.

Thu hút đầu tư, tạo đột phát

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, với những tiềm năng, lợi thế có được cùng sự quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện phát triển du lịch của tỉnh, những năm qua, du lịch Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Trong 5 năm (2016-2020), ngành du lịch đã đón khoảng 17,6 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,05%/năm, tăng 90% so với giai đoạn 2011-2015, trong đó có 780 nghìn lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng 47,67%/năm, tổng thu từ khách du lịch khoảng 19,2 nghìn tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 465 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 3 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, 17 khách sạn 2 sao, 14 khách sạn 1 sao và hệ thống các nhà nghỉ du lịch, homestay, farmstay với khoảng 6.000 buồng, 12.000 giường…

Toàn tỉnh có 24 đơn vị lữ hành đăng ký hoạt động, trong đó có 15 đơn vị lữ hành quốc tế; có khoảng 600 xe ô tô phục vụ khách du lịch; 12 sản phẩm du lịch khám phá, mạo hiểm; 1 sản phẩm du lịch đường sông và khoảng 15 điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn; có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cùng các cơ sở, cửa hàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh…

Có thể thấy, du lịch Quảng Bình đã thực sự khởi sắc; nhiều loại hình du lịch được đẩy mạnh tạo sức hút du khách; không gian du lịch ngày càng mở rộng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn. Nhờ đó, hình ảnh du lịch Quảng Bình cùng các điểm du lịch đã lần lượt được du khách biết đến.

Quảng Bình là địa phương đầu tiên tổ chức chương trình quảng bá du lịch tại kinh đô điện ảnh Hollywood và được đánh giá là một trong những phim trường mới của các bộ phim bom tấn trong thời gian tới.

Để tạo bước đột phá cho du lịch phát triển, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều đổi mới về chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện các giải pháp khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và tiềm năng vốn có, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tỉnh chú trọng công tác xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch.

Ông Đặng Đông Hà cho biết thêm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho việc phát triển du lịch trong thời gian qua đã được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại hóa. Đồng thời, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND, ngày 18-7-2017 quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND, ngày 7-11-2017 về quy định thủ tục thực hiện một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND.

Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến khảo sát, triển khai dự án trên địa bàn tỉnh và hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 59 dự án của nhà đầu tư trong nước về lĩnh vực dịch vụ-du lịch với tổng mức đầu tư khoảng 21.825 tỷ đồng. Hiện nay, các thương hiệu cơ sở lưu trú hàng đầu thế giới và Việt Nam đã được đăng ký đầu tư tại Quảng Bình và đang trong quá trình đầu tư, xây dựng, như: Pullman, M’Gallery, Movenpick (Tập đoàn Acor), Melia (Tập đoàn Melia), Radison (Tập đoàn Radison), Wynham (Tập đoàn Wynham), Best Western Premier, TUI Blue (Tập đoàn TUI), Fusion, Vinpearl (Vingroup), FLC, Mường Thanh, Silkpath…

Lê Mai

Cơ Hội Đầu Tư Bđs Nghỉ Dưỡng Tại Hội An Nhờ Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch

Hội An là một thị xã nhỏ nhưng được ví như “Hòn Ngọc của du lịch Việt Nam” với nhiều địa điểm du lịch đậm nét văn hóa truyền thống. Hội An nằm bên bãi biển Cửa Đại, có dòng sông Hoài lãng đãng lững lờ trôi in bóng hình của những con thuyền độc mộc, với những phố nhỏ ngõ nhỏ trải gạch mang dấu ấn của thời gian. Khu đô thị Hội An mang nét đẹp nhẹ nhàng, phảng phất nét hoài niềm xưa.

Tiềm năng khai thác du lịch văn hóa tại Hội An

Phố cổ Hội An từng vang danh một thời là khu đô thị sầm uất nhất Đông Nam Á, và cho đến thời điểm hiện tại Hội An vẫn giữ nguyên cảnh quan với những di tích cổ như nhà cửa, đường xá,… Du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng vì thế Hội An trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh những cảnh quan sẵn có, UBND tỉnh Quảng Nam đã triển khai thành công hình thức du lịch làng nghề truyền thống như: gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều,.. Khi đến với Hội An du khách sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều đặc biệt. Tiềm năng phát triển du lịch tại Hội An là những giá trị văn hóa, lịch sử hiếm nơi nào có được.

Tiềm năng khai thác du lịch biển

Nhắc đến Hội An không chỉ nhắc đến những giá trị văn hóa truyền thống, vùng đất này còn có những bãi biển đẹp vang danh thế giới. Đó là biển An Bàng, biển Cửa Đại hai bãi biển lọt top 25 bãi biển tự nhiên đẹp nhất thế giới. Ngoài ra còn có bãi biển Hà My, biển Bình Minh.

Những con số ấn tượng của du lịch Hội An

Năm 2017 là một năm vàng son của du lịch Việt Nam, lần đầu tiên Việt Nam lọt top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Xuất sắc đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng và dẫn đầu trong khu vực Châu Á. Trong 9 tháng liên tiếp, Việt Nam đón hơn 1 triệu lượt khách và kết thúc năm 2017 Việt Nam đón 12,9 triệu lượt du khách quốc tế và 73 triệu lượt khách nội địa.

Trong 3,22 triệu lượt khách đến Hội An năm 2017, có 1,78 triệu lượt khách quốc tế và 1,44 triệu lượt khách nội địa. Riêng khách tham quan phố cổ đạt 2,38 triệu lượt (tăng 28,16%), tham quan đảo Cù Lao Chàm đạt hơn 400.000 lượt.

Gợi mở xu hướng đầu tư mới tại Hội An

Du lịch phát triển kéo theo sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực, và BĐS nghỉ dưỡng chính là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất. Muốn du lịch phát triển bền vững, tăng trưởng ổn đinh cần phải có những chính sách phát triển đồng bộ. Đó là lý do vì sao, UBND tỉnh Quảng Nam đang đưa ra rất nhiều chính sách thu hút nhà đầu tư.

Với chính sách phát triển lâu dài, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ không cấp phép xây dựng cho bất cứ dự án nào quanh khu vực phố cổ Hội An. Nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch tại Hội An nhiều “ông lớn” trong ngành địa ốc cũng đã nhanh nhạy tìm kiếm cho mình những cơ hội đầu tư mới, trong bán kính tiệm cận gần khu phố cổ.

Hội An đang thay đổi diện mạo từng ngày với hàng loạt các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao. Với tiềm năng phát triển du lịch, cơ hội đầu tư BĐS nghỉ dưỡng tại Hội An đang rất rộng mở cho các nhà đầu tư thấp cấp đang muốn tìm kiếm một kênh đầu tư sinh lời ổn định, hấp dẫn. Nếu nhà đầu tư cần tư vấn thêm vầ kênh đầu tư BĐS nghỉ dưỡng:

Tiềm Năng Phát Triển Và Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, du lịch và phát triển bền vững các nguồn nhân lực, các dự án kêu gọi đầu tư nhằm mục tiêu khai thác tốt lợi thế vùng kinh tế trọng điểm duyên hải miền Trung. Để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Thừa Thiên Huế đang tích cực thay đổi từ chủ trương đến chính sách để tạo thế mạnh của những tiềm năng tại chỗ.

Tiềm năng để phát triển

Thừa Thiên Huế có diện tích toàn tỉnh là 5.009km2, với dân số 1.150.000 người, có 128km đường bờ biển, 88km đường biên giới, 22.000ha đầm phá, hơn 200.000ha rừng và hơn 100 điểm khoáng sản. Điều kiện cơ sở hạ tầng có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp. Thừa Thiên Huế đã thành lập 6 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 2.400ha, 10 cụm công nghiệp với diện tích 353ha và 540ha diện tích khu công nghiệp, 1.000ha khu phi thuế quan trong tổng diện tích 27.108ha của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

Ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát biểu tại cuộc họp báo về Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” tháng 2/2019.

Thừa Thiên Huế có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của quốc gia, kết nối với hệ thống cảng nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú Bài; là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế, thương mại, du lịch (EWEC) Đông – Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Hệ thống giao thông đối ngoại đang được đầu tư hoàn chỉnh như: xây dựng mới hầm đường bộ thứ hai qua đèo Hải Vân, Phước Tượng, Phú Gia; thông tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan và chuẩn bị tiếp tục đầu tư tuyến cao tốc Cam Lộ – Túy Loan; hoàn thành đầu tư bến số 2, bến số 3 và đê chắn sóng cảng Chân Mây trong năm 2019; xây dựng mới nhà ga hành khách cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, hoàn thành trong năm 2020.

Với điều kiện thuận lợi này, Thừa Thiên Huế không chỉ có điều kiện để phát triển kinh tế, mở rộng giao thương mà còn có tiềm năng lớn về thu hút đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt ưu tiên hai hướng:

Một là, xây dựng Huế trở thành thành phố di sản đặc trưng của Việt Nam, với mô hình đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, thống nhất trong thực hiện mục tiêu tổng thể xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm văn hóa – du lịch, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ của cả nước và khu vực. Việc xây dựng Huế đô thị di sản sẽ được thực hiện cùng với đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu đẳng cấp quốc tế “Huế thành phố Festival của Việt Nam”, “Điểm đến 05 di sản”, “Huế – Kinh đô ẩm thực” và tạo dựng hình ảnh “Huế thành phố bốn mùa hoa”.

Hai là, tạo đột phá cho khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, sớm hình thành một tổ hợp đô thị hiện đại và quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phát triển hệ thống dịch vụ logistics chuyên nghiệp, hiện đại với trung tâm là cảng biển nước sâu Chân Mây, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo hài hòa trong tổng thể khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể. Đô thị Chân Mây – Lăng Cô trong tương lai gần sẽ trở thành cầu nối giữa cố đô Huế cổ kính, sang trọng với thành phố Đà Nẵng hiện đại, năng động; hình thành hành lang đô thị biển miền Trung: Huế – Chân Mây – Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong.

Ông Lê Hữu Minh, Q.Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế (bên trái) tại Lễ ký kết hợp tác quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế giữa Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty TNHH chúng tôi (Hồng Kông) tháng 3/2019.

Ông Lê Hữu Minh – Quyền Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết: Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, với 05 di sản văn hóa thế giới; gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa được công nhận khác. Thừa Thiên Huế còn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng, với hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại song hành với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền.

Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo trên khoảng 3.000 món ăn của cả Việt Nam, xứng tầm để xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô ẩm thực” nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực của đất cố đô. Thành phố Huế được công nhận là thành phố Festival, thành phố Văn hóa của ASEAN. Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (WorldBays) bình chọn là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với diện tích mặt nước 22.000ha, chiều dài 68km là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có hệ sinh vật ngập nước rất đa dạng và phong phú.

Đặc biệt với điều kiện sống và phát triển con người của Thừa Thiên Huế ngày càng được nâng cao. Thành phố Huế – Kinh đô xưa, với những công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử được bảo tồn nguyên vẹn trong một không gian sống xanh, sinh thái lý tưởng được bao bọc bởi thiên nhiên kỳ vỹ, đa dạng và dòng sông Hương trong xanh, hiền hòa đã đi vào nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa nổi tiếng.

Thừa Thiên Huế từ lâu được xem là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, nơi được xem là Trung tâm giáo dục lớn nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, với hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non lên đến cao đẳng, đại học. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, chuyên nghiệp, bao gồm Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện quốc tế Huế, Bệnh viện Đại học y dược và hệ thống các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, trạm xá hoàn chỉnh và đồng bộ.

Chính sách thu hút đầu tư

Với sự nỗ lực trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút khách du lịch, xây dựng và khai thác sản phẩm, liên kết xúc tiến – quảng bá và đặc biệt là trong kêu gọi đầu tư. Trong giai đoạn 2016 – 2018, tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu lớn đầu tư và mở rộng đầu tư như: Tập đoàn Banyan Tree – Singapore, Vingroup, BRG, PSH Tây Ban Nha, Carlsberg, Luks HongKong, Scavi, Công ty HBI, Công ty CP, Vigracera, Thành Thành Công – TTC, Đồng Lâm, Quế Lâm, Việt Phương,… đến đầu tư tại tỉnh; thu hút được 156 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 47.000 tỷ đồng, vượt hơn số vốn đăng ký giai đoạn 2011-2015. Trong đó, đáng chú ý là dự án phức hợp nghỉ dưỡng Laguna, dự án trọng điểm, có tính chất đầu tàu trong lĩnh vực du lịch của tỉnh đã tăng vốn đầu tư thêm 1,125 tỷ USD lên 2 tỷ USD và đã được Chính phủ cho phép bổ sung kinh doanh hoạt động casino.

Đời sống người dân ngày được nâng cao.

Trong năm 2018, tỉnh đã kiện toàn, tổ chức lại hoạt động Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đây là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ đầu tư theo tinh thần đồng hành với nhà đầu tư. UBND tỉnh thành lập Tổ Công tác theo dõi các dự án trọng điểm do ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Tổ trưởng, trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện là thành viên để theo dõi, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của dự án. Đối với mỗi dự án trọng điểm đều được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch theo dõi, hỗ trợ theo tiến độ thực hiện các thủ tục triển khai dự án, với khoảng 40 – 50 đầu việc, có cơ quan chủ trì và thời gian thực hiện cụ thể đối với từng đầu việc.

Mới đây, ngay sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên. Hội nghị được Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh thành trong khu vực và nhiều Tập đoàn lớn đánh giá rất cao về công tác tổ chức và các giải pháp được đề ra nhằm tăng hiệu quả liên kết vùng, với tinh thần “muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, được đúc kết từ những thành công được tạo ra từ sự hợp tác, bổ trợ nhau cùng phát triển. Tại hội nghị, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược với Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn, như Công ty CP Tiếp thị và Giao thông Vận tải – Vietravel, Tập đoàn Sovico Holding, Tập đoàn FLC, Công ty CP Văn Phú Invest. Việc ký kết này hy vọng sẽ là “cú hích” cho thu hút đầu tư vào tỉnh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư hạ tầng và kinh doanh du lịch – dịch vụ và thương mại.

Từ đầu năm 2019 đến nay đã có khoảng 10 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 14.646 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang xúc tiến, hỗ trợ một số dự án lớn như dự án Kim Long Motors, khu phức hợp du lịch và dịch vụ Đăng Kim Long, khu nghỉ dưỡng và sân golf BRG, khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp Lộc Bình, Tổ hợp khách sạn cao cấp trên trục đường Lê Lợi, dự án Chợ Du lịch;…

Ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để thực hiện định hướng chiến lược trên và khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nhất là tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hỗ trợ đầu tư; đồng thời tổ chức xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh.

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong tư duy quản lý và phát triển, năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 22.700 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư trên địa bàn theo hướng nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai; đối với một số dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, được hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và rà phá bom, mìn, vật nổ.

Bên cạnh việc quyết liệt chỉ đạo, tập trung việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, tỉnh sẽ đặc biệt quan tâm vấn đề giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho Nhà đầu tư vào các dự án đầu tư trọng điểm và các dự án đầu tư trong các cụm, khu công nghiệp và khu kinh tế. Đồng thời, tập trung rà soát, bổ sung, thực hiện cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ Nhà đầu tư và doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh; sớm hoàn thành xây dựng, công bố điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu tại khu kinh tế, khu đô thị, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Bạch Mã; tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến các vùng trọng điểm kêu gọi đầu tư tại các khu du lịch, các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

Thừa Thiên Huế cam kết sẽ đồng hành, sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy, lâu dài của các nhà đầu tư và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư, kinh doanh có hiệu quả cao tại tỉnh.

Cái Văn Long

Bạn đang xem bài viết Tiềm Năng Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Ở Nam Đàn trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!