Cập nhật thông tin chi tiết về Tiềm Năng Du Lịch Biển Đảo Còn Bỏ Ngỏ mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cần xây dựng nhiều sản phẩm du lịch gắn với bản sắc riêng của từng địa phương (ảnh: Biểu diễn dù bay quốc tế trên bãi biển Đà Nẵng). Ảnh: THANH LỘC
Bờ biển miền trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận dài 1.897 km, chiếm 65,3% tổng chiều dài bờ biển của Việt Nam (3.444 km), với hàng chục bãi biển đẹp nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Lăng Cô, Non Nước, Cửa Ðại, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Ninh Chữ, Mũi Né… Trong đó có những bãi biển được khách du lịch và các tổ chức quốc tế bình chọn vào top những bãi biển đẹp và quyến rũ nhất hành tinh như: Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Non Nước (Ðà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa)…
Khu vực biển miền trung còn có hơn 500 hòn đảo ven bờ, trong đó có nhiều đảo có môi trường biển trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ động-thực vật biển phong phú, với nhiều loài thủy sinh đặc hữu… là nguồn tài nguyên tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch biển. Các đảo: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa)… từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm đến trong hành trình du lịch biển đảo Việt Nam.
Trên thực tế, trong nhiều năm qua, du lịch biển đảo đã được chính quyền và người dân ở các tỉnh miền trung quan tâm phát triển, coi đây là một trong những “mũi nhọn kinh tế” của địa phương. Nhiều tỉnh, thành đã phố đã đầu tư vật lực, tài lực và nhân lực để tạo ra các sản phẩm du lịch biển đảo độc đáo và đa dạng nên đã thu hút du khách và đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển du lịch biển đảo ở địa phương.
Tuy nhiên, so sánh với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn mà 14 tỉnh duyên hải miền trung đang sở hữu thì việc phát triển du lịch biển đảo ở các địa phương này chưa tương xứng, về cả quy mô, loại hình, lượng du khách và hiệu quả kinh tế – xã hội.
Một số địa phương như: Ðà Nẵng, Khánh Hòa, Phan Thiết đã nhận thức được vấn đề này nên đã đầu tư phát triển một số loại hình, sản phẩm du lịch biển đảo mới như du lịch lặn biển, khám phá các hệ sinh thái biển, thưởng thức các trò giải trí gắn liền với biển như mô tô nước, tàu lượn, dù lượn, lướt sóng, thuyền buồm… để thu hút du khách đến và giữ chân du khách lâu hơn. Một số địa phương khác đã mở các tour du lịch đảo như Quảng Nam (đưa du khách ra Cù Lao Chàm thăm các di tích, tìm hiểu vùng dự trữ sinh quyển và khám phá hệ thủy sinh), Quảng Ngãi (đưa du khách ra đảo Lý Sơn viếng thăm di sản lịch sử – văn hóa trên đảo, tham dự lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và thưởng thức các đặc sản biển có nguồn gốc từ quần đảo Hoàng Sa và vùng biển Lý Sơn); Khánh Hòa (xây dựng tổ hợp du lịch cao cấp Vinpearl trên đảo Hòn Tre; mở các tour đưa du khách đến thăm các đảo trong vịnh Nha Trang để du khách khám phá hệ sinh thái rừng – đảo – biển và du lịch mạo hiểm trên đảo).
Năm 2013, Tổng cục Du lịch đã phê duyện đề án Phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển đến năm 2020, với bốn quan điểm chính: 1) Phát triển du lịch biển nhanh và bền vững; 2) Ưu tiên phát triển du lịch biển chất lượng cao; 3) Phát triển du lịch biển phải luôn gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng; 4) Phát triển du lịch biển phải được đặt trong quan hệ phát triển tổng thể chung về kinh tế – xã hội.
Miền trung Việt Nam là vùng trọng điểm của chiến lược phát triển du lịch biển đảo Việt Nam. Do vậy, những quan điểm được nêu ra trong đề án Phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển đến năm 2020 của Tổng cục Du lịch cũng là điều căn cốt mà ngành du lịch các tỉnh miền trung phải dựa vào để hình thành các giải pháp phát triển du lịch biển đảo miền trung trong những năm tới.
Ðể làm được điều này, các tỉnh miền trung phải đánh giá lại những tiềm năng phát triển du lịch biển đảo, lựa chọn tiềm năng nổi trội nhất, nguồn tài nguyên đặc sắc nhất, nhắm đến đối tượng du khách phù hợp nhất với địa phương mình để xây dựng định hướng phát triển du lịch biển đảo bền vững, với những sản phẩm đặc thù và đa dạng để hấp dẫn du khách.
Xu thế du lịch của du khách hiện nay không chỉ là đi để khám phá những vùng đất mới, mà còn là để thưởng thức ẩm thực, tham quan chiêm bái lễ hội, khám phá đời sống của cư dân và tự thân trải nghiệm trong không gian cư trú, không gian văn hóa, không gian tâm linh của cộng đồng dân cư ở điểm đến. Vì thế, muốn phát triển du lịch biển đảo một cách bền vững và hiệu quả thì cần phải chú trọng điểm này.
Còn Nhiều Tiềm Năng Bỏ Ngỏ
Quảng Ninh nổi lên như một điểm son liên tiếp trong những năm gần đây, từ chỉ số cải cách hành chính xếp đầu cả nước đến tăng trưởng ngoạn mục trong phát triển du lịch. Các con số như những đợt sóng dội về, sóng sau cao hơn sóng trước. Ước tính 10 tháng đầu năm 2019, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt khoảng 14 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ.Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 29.500 tỉ đồng – tăng 24,8% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch (kế hoạch 27.000 tỉ đồng); dự kiến cả năm đạt khoảng 27 ngàn tỷ đồng; đóng góp GDP vào ngân sách tăng rõ rệt, tăng 26% so với 2018.
Song hành và góp phần cho sự lột xác ngoạn mục này là các nhà đầu tư chiến lược. Không khó nhìn thấy dấu ấn của họ ở khắp mọi nơi, rõ nét nhất từ hạ tầng đồng bộ về giao thông đủ cả 3 loại hình, đường cao tốc; cảng hàng không quốc tế và cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt tại Việt Nam. Sự năng động của họ còn ở cả việc kiến tạo và vận hành nhiều sản phẩm du lịch mới. Nói như chủ tịch tỉnh tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp hồi tháng 10, doanh nghiệp đã mang khách về, tạo nên sức bật cho du lịch Quảng Ninh.
Những “công chúa ngủ trong rừng”
Dù đã “cắm cờ” số 1 trên một số lĩnh vực, nhưng sức vươn của Quảng Ninh không dừng ở đó. Địa phương này đang trên hành trình để cán mốc 50 triệu du khách vào năm 2030 theo kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ.
“Có rất nhiều việc phải làm”, ông Phạm Ngọc Thuỷ, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh khẳng định. Là bởi vì đã quá quen thuộc với Hạ Long, Bãi Cháy, người ta ít biết rằng Quảng Ninh còn rất nhiều “mỏ vàng đen du lịch”. Sự đa dạng từ di sản, kỳ quan đến từ vịnh Cửa Lục, địa hình đồi núi, rừng thường xanh núi đá trên vịnh và trên bờ, hệ thống 6 con sông và đặc biệt là khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha còn nguyên sơ có giá trị sinh thái rất lớn để khai thác và phát triển du lịch.
Ngoài vườn quốc gia Bái Tử Long vừa được “đánh thức” với đề án phát triển du lịch sinh thái, sắp tới đây Quảng Ninh còn khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha để khai thác du lịch cũng sẽ thành hình sau khi sát nhập Hoành Bồ vào Hạ Long. Tỉnh cũng chủ trương hướng mạnh tới việc giữ gìn những nơi còn nguyên sơ để làm du lịch núi rừng.
Đặc biệt, không gian du lịch trên đảo còn dư địa lớn từ các đảo Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu… Những dạng thức du lịch biển, du lịch khám phá đang giàu tiềm năng ở Bình Liêu, Ba Chẽ, du lịch nông nghiệp ở Đông Triều, Quảng Yên…
Bên cạnh đó là hệ thống chùa chiền phong phú cho du lịch tâm linh. Tới đây, sẽ thêm những con đường mới tiếp tục được mở ra: cây cầu nối liền giữa Vịnh Hạ Long và Vịnh Cửa Lục; tuyến đường 10 làn xe để đi cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, chạy dọc theo sông Hải Phòng, sông Kinh Thầy… để tiếp nối ba thành phố và thị xã Quảng Yên, Đông Triều chạy song song với TP Hải Phòng và TP Hải Dương. Trục này sẽ tạo ra không gian rất mới đặc biệt có ý nghĩa để khai thác vùng du lịch của tuyến phía Tây gồm Đông Triều; Quảng Yên và Uông Bí. Đây cũng là một trong những trọng điểm quốc gia về du lịch văn hoá tâm linh.
Cùng với đó là con đường bao biển từ Hạ Long đến Cẩm Phả; con đường nối đến trạm BOT Mông Dương và trong tương lai sẽ nối tiếp sang Vân Đồn. Tương lai, sân bay Vân Đồn sẽ đến từ 3 con đường: gồm cao tốc, con đường hiện nay và con đường bao biển.
Và đặc biệt không thể bỏ qua là tăng cường sản phẩm du lịch mới. Hiện nay, Quảng Ninh mới có 2 bãi tắm. Ngoài việc đầu tư tôn tạo các bãi biển, tỉnh cũng sẽ sớm đưa vào dự án trọng điểm như suối khoáng Quang Hanh, một sản phẩm du lịch đang được khách nước ngoài hết sức quan tâm. Đó là chưa kể tới du lịch về đêm và sự kiện mùa đông vẫn đang là khoảng trống, chờ đón những bàn tay du lịch lão luyện khai mở.
Lời đề nghị “đánh thức mùa đông” của Bí thư tỉnh uỷ
Xu thế kết hợp, liên kết du lịch, mở rộng không gian du lịch, kết hợp giữa nhà cung cấp sản phẩm để tạo nên những gói sản phẩm chất lượng cao ngày càng gắn bó với nhau. Bởi vậy, sân bay Vân Đồn và hãng hàng không, hãng tàu biển, các tập đoàn lớn, các khách sạn và cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, mua sắm… đều phải gắn bó với nhau, bởi “dây là chuyện hết sức tự nhiên và khách quan trong nhu cầu phát triển”.
Lời đề nghị Sun Group và các tập đoàn lớn “tổ chức các lễ hội, sự kiện về mùa đông” của Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký tại Hội nghị Phát động triển khai và bàn các biện pháp kích cầu du lịch Quảng Ninh mùa thấp điểm hôm 22/10 vừa qua, cho thấy sự nhìn nhận về vai trò quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược song hành với địa phương trong thời gian tới. Tiềm năng đã có, nhưng thách thức mới cũng nhiều: Làm sao không phát triển manh mún, làm sao để tiềm năng không bị lãng phí hay khai thác nửa vời. “Chúng tôi không bao giờ cho phép mình dừng lại, quyết tâm giữ vững môi trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhân phát triển kinh tế, xã hội” – lời khích lệ của lãnh đạo địa phương cho thấy cam kết mạnh mẽ. Để khai thác xứng tầm các “kho báu du lịch”, Quảng Ninh cần có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược giàu kinh nghiệm và am hiểu địa bàn tiếp tục khai thác những vùng đất mới, địa điểm du lịch có tiềm năng.
Du Lịch Cộng Đồng Ở Tây Nguyên Còn Bỏ Ngỏ?
Những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có đóng góp của ngành Du lịch dựa trên việc khai thác những yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị về văn hóa của các dân tộc, các giá trị về đời sống, phong tục tập quán, lễ hội…
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nhanh, quá trình di dân tự do, khai thác khoáng sản… đã làm mất đi những lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của khu vực nói chung và từng địa phương nói riêng, nhất là tình trạng phá rừng ngày càng nghiêm trọng, nguồn nước ngày càng khan hiếm, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa ngày càng mai một…
Theo Tiến sĩ Phạm Xuân Hoàng, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên cho rằng, đối với Tây Nguyên, đã bao đời nay rừng hiện diện trong đời sống của đồng bào các dân tộc bản địa và có giá trị vô cùng to lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội.
“Tuy nhiên, hiện nay, rừng, hệ sinh thái ở Tây Nguyên ngày càng bị suy giảm do những tác động của con người. Đáng chú ý, nạn phá rừng đã và đang khiến hệ sinh thái rừng Tây Nguyên mất cân bằng nghiêm trọng. Do vậy, cần phải bảo vệ và phát triển rừng vừa giữ gìn tài nguyên, hệ sinh thái của cả khu vực, đồng thời góp phần phát triển du lịch văn hóa sinh thái theo hướng bền vững”, Tiến sỹ Hoàng nói.
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Phòng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) lại cho rằng, Tây Nguyên là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch nói chung, du lịch văn hóa sinh thái nói riêng rất dồi dào. Tuy nhiên, ngành kinh tế mũi nhọn này vẫn chưa được “đánh thức” và phát huy được do nhận thức của các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng, quan tâm đầu tư phát triển du lịch.
“Vì vậy, để khơi dậy và đánh thức tiềm năng du lịch, các cấp, các ngành, nâng cao hơn nữa nhận thức của bản thân, của hệ thống chính trị và của nhân dân về vai trò, vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời phải mở rộng liên kết vùng, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn di sản văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người, văn hóa Tây Nguyên thì du lịch văn hóa sinh thái mới phát triển được”, Tiến sỹ Phòng đưa giải pháp.
Một lễ hội đua voi tại Đắk Lắk thu hút hàng nghìn lượt du khách.
Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Phan Công Việt (Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông) đánh giá, các tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa sinh thái, tuy nhiên lĩnh vực này chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì cơ chế, chính sách về đầu tư không có sự đột phá khác biệt so với các vùng khác. Trong khi đó, điều kiện về địa lý, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, dịch vụ phụ trợ… còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Các khu, điểm du lịch hầu như cách xa khu trung tâm, thời gian di chuyển quá lâu trong khi dịch vụ chưa cao và chưa thật đặc sắc để giữ chân du khách ở lại… Bên cạnh đó, chương trình liên kết vùng trong phát triển du lịch trong thời gian qua còn hạn chế, vẫn còn tình trạng mạnh tỉnh nào nấy làm mà chưa có sự hợp tác, hỗ trợ cho nhau…
“Vì vậy, để phát triển du lịch văn hóa sinh thái trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở Tây Nguyên thì Chính phủ cần ưu tiên hỗ trợ các tỉnh Tây Nguyên về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh chương trình liên kết vùng trong phát triển du lịch để khai thác hiệu quả các tuyến du lịch trọng điểm như “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Con đường huyền thoại – Đường mòn Hồ Chí Minh”, hợp tác phát triển du lịch khu vực tam giác Việt Nam – Lào – Campuchia… để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Tây Nguyên”, ông Việt cho biết thêm.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc một công ty du lịch lữ hành tại TP Hồ Chí Minh lại cho rằng, để phát triển du lịch văn hóa sinh thái vùng Tây Nguyên phải cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương trong vùng; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm nét Tây Nguyên.
“Đồng thời, du lịch Tây Nguyên cần mở rộng liên kết với các tỉnh miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh để kết nối thành các tour, tuyến tạo ra thị trường du lịch rộng lớn, có tác dụng kích cầu du lịch nhằm thu hút khách cho du lịch vùng Tây Nguyên, đặc biệt là hướng tới thu hút lượng khách quốc tế đến với Tây Nguyên”, ông Bình nêu ý kiến.
Theo chúng tôi
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Phú Quốc
Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc
Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối mạnh bởi quy luật của biển nên có khí hậu ôn hòa. Phú Quốc là nơi nhiều luồng tuyến giao thông vận tải hàng hải và hàng không quan trọng trong nước, khu vực và thế giới đi qua. Do đó, Phú Quốc rất thuận lợi cho tiềm năng phát triển du lịch biển đảo.
Phú Quốc phát triển du lịch biển
Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối mạnh bởi quy luật của biển nên có khí hậu ôn hòa. nơi nàylà nơi nhiều luồng tuyến giao thông vận tải hàng hải và hàng không quan trọng trong nước, khu vực và thế giới đi qua. Do đó, du lịch Phú Quốc rất thuận lợi cho tiềm năng phát triển du lịch biển đảo.
Hiện nay nơi đâyđang nhận được sự quan tâm liên tục để phát triển thành khu hành chính – kinh tế trong nhiều thời kỳ, đối với cả nước, vùng này là ngọn cờ đi đầu về mô hình phát triển mới ở Việt Nam.
Tập trung cho mảnh đất nàyphát triển không phải là cạnh tranh với các địa phương khác mà nhằm thu hút nguồn lực, tạo khả năng cạnh tranh hiệu quả, sòng phẳng với các quốc gia khác để Phú Quốc có sức hấp dẫn mang tầm quốc tế trong khu vực, thu hút các nhà đầu tư, và nhiều tiềm năng đến với mảnh đất này.
Để trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí mang đẳng cấp khu vực và quốc tế, tầm nhìn và chất lượng quy hoạch là hết sức quan trọng. So với Singapore, diện tích xấp xỉ nhưng dân số chỉ bằng 2% nên nơi nàycó cơ hội lớn để quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đón đầu tiềm năng phát triển trong tương lai. nơi đâyđang phát huy tốt các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và chuẩn bị đưa vào khai thác.
vùng này có bờ biển dài 120 km cùng nhiều đảo đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm và là nơi có núi rừng, sông suối, nhiều di tích mang đậm nét văn hóa, tạo thuận lợi cho việc khai thác hoạt động du lịch, đồng thời thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đến đầu tư. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, thu hút 2,5-3 triệu lượt khách vào năm 2020, trong đó khách quốc tế chiếm 35%, huyện phải đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường biển do rác thải là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của ngành du lịch địa phương. Để khắc phục tình trạng này, huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm làm sạch đẹp môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Hiện đảo mảnh đất nàyđang thực hiện đề án tổng thể bảo vệ môi trường biển đảo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, để xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Hiện nơi nàyluôn luôn quan tâm chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường và xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung nâng cao ý thức bảo vệ môi trường – xây dựng huyện đảo nơi đâyxanh, sạch, đẹp.
Tuy nhiênTrong phát triển phải theo đúng quy hoạch, giữ rừng và bảo vệ môi trường, đưa đảo ngọc vùng này trở thành khu kinh tế đặc biệt trọng điểm của khu vực và trong cả nước theo định hướng của trung ương và tỉnh.
Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc
Bạn đang xem bài viết Tiềm Năng Du Lịch Biển Đảo Còn Bỏ Ngỏ trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!