Cập nhật thông tin chi tiết về Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Ở Quảng Trị mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một góc trằm Trà Lộc. Ảnh: Trịnh Hoàng Tân
Hiện nay du lịch sinh thái Quảng Trị có thể dựa vào hai Khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn Đakrông, Bắc Hướng Hóa, một Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; Khu bảo vệ cảnh quan Rú Lịnh, Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Ngoài ra còn có Khu rừng đặc dụng trằm Trà Lộc và điểm du lịch mới Mũi Trèo ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh. Khu BTTN Đakrông là điểm cuối dãy Trường Sơn Bắc có đa dạng sinh học cao với 4 loại rừng kín thường xanh; có 1.452 loài thực vật bậc cao; khu hệ động vật có 333 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu đang được thế giới quan tâm. Trong khu bảo tồn còn có nhiều cảnh quan đẹp như hang Dơi, thác Đỗ Quyên, suối A Chò, động Balê… Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là khu vực duy nhất của Việt Nam có cả Đông và Tây Trường Sơn với dãy núi cao trên 1.000 m với các đỉnh cao điển hình như đỉnh Sa Mù 1.550 m và động Voi Mẹp 1.771 m… Khu bảo tồn là nơi sinh sống của các loài động, thực vật có ý nghĩa bảo tồn quốc tế với 11 loài có tên trong Sách đỏ thế giới. Khu vực còn có nhiều cảnh quan đẹp như động Brai, đường Hồ Chí Minh đi ngang khu rừng nguyên sinh, núi Voi Mẹp. Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ được đánh giá là một trong những vùng có mức độ đa sinh học cao của Việt Nam, với sự có mặt của nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, trong đó có tới 113 loài san hô đang phát triển tốt. Đây còn là khu vực tập trung các bãi đẻ của nhiều loài hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc hữu của vùng biển Trung Bộ. Hệ sinh thái rừng 3 tầng trên đảo là hệ sinh thái rừng khá hiếm của đảo núi lửa ở Việt Nam vẫn được giữ gìn và bảo vệ tốt. Cồn Cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một “bảo tàng thiên nhiên” với các thềm đá ba dan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ sụn san hô, sò điệp, cát…
Với những điểm du lịch đa dạng và phong phú nói trên là nguồn tài nguyên quý giá để Quảng Trị khai thác loại hình du lịch sinh thái khác nhau tùy theo sở thích của du khách. Trước hết phải kể đến các khu rừng nguyên sinh, các cảnh quan tự nhiên nằm ở vùng đồng bằng như: Rú Lịnh, trằm Trà Lộc. Các khu vực này có đặc điểm là diện tích nhỏ nhưng có thảm thực vật tương đối phát triển. Rú Lịnh là một hệ rừng nguyên sinh tồn tại trên nền đất đỏ ba dan duy nhất còn sót lại ở vùng Đông huyện Vĩnh Linh với diện tích tự nhiên 100 ha. Là rừng nguyên sinh nên thảm thực vật của Rú Lịnh rất phong phú. Ngoài thảm thực vật tầm thấp, Rú Lịnh còn có nhiều loài cây họ gỗ trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm. Đặc biệt Rú Lịnh có loại cây lịnh nước, một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại, Rú Lịnh còn có một hệ động vật hoang dã quý hiếm như hoẵng, trăn, quạ mỏ vàng. Thảm thực vật ngoài giá trị cảnh quan còn có các giá trị tạo bóng mát, cải thiện khí hậu bảo đảm sức khoẻ cho con người, vật nuôi, cung cấp thực phẩm và các món ẩm thực khác lạ. Các đặc trưng của thảm thực vật Rú Lịnh có giá trị cho du lịch sinh thái chính là rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm nên có giá trị cao về du lịch sinh thái. Hiện nay Rú Lịnh được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Vĩnh Linh. Đối với trằm Trà Lộc là cả một hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Bao quanh những hồ nước là từng cụm rừng với bạt ngàn loại cây lớn nhỏ, đặc biệt là cây đước và dây leo chằng chịt vắt ngang đầu người, đây cũng là nơi ở của nhiều đàn chim và khỉ. Hàng năm cứ vào mỗi vụ lúa đông xuân, người dân làng Trà Lộc lại tổ chức lễ hội “phá trằm”, đánh bắt cá, tôm, lươn, ốc…ở hồ nước trong trằm.
Một địa điểm du lịch sinh vừa mới được khám phá ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh là Mũi Trèo. Nơi này có độ cao từ 25- 30m so với mặt biển, gồm nhiều mô đất, đá nhô ra phía biển. Ở bên dưới là bờ biển với bãi cát đẹp, trải dài khoảng 4km từ xã Vĩnh Thạch đến xã Vĩnh Thái. Ngay phía sau Mũi Trèo là khu rừng nguyên sinh rú Bàu rộng 57ha với nhiều loại cây gỗ quý, những khoảng không gian được tạo ra dưới tán cây rừng chính là điểm dừng chân lý tưởng, là bãi tập kết vui chơi, ăn uống của du khách khi lưu lại Mũi Trèo. Đến Mũi Trèo, du khách được thỏa sức ngắm biển xanh, thưởng thức hàng chục loài ốc biển tự tay những người dân địa phương đánh bắt được nướng trên những bếp than thơm lừng. Vì cảnh quan đẹp, đặc biệt là sự dân dã trong ẩm thực nên địa điểm này thu hút nhiều người dân đến tham quan, dã ngoại, đặc biệt là giới trẻ.
Ngoài các cảnh quan tự nhiên kết hợp với các bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Vĩnh Thái, Triệu Lăng, Gio Hải… sẽ hình thành các chuyến dã ngoại sinh thái cuối tuần hấp dẫn bên cạnh loại hình du lịch khám phá, sinh thái chuyên sâu ở các khu bảo tồn vùng núi cao đem lại một tiềm năng lớn về du lịch sinh thái mà tỉnh Quảng Trị cần quan tâm đầu tư, khai thác.
Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Quảng Trị
Sinh cảnh rừng tại Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở giao điểm của hai hành lang phát triển quan trọng nhất của quốc gia và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là trục hành lang Bắc- Nam theo Quốc lộ 1A và Hành lang kinh tế Đông-Tây. Quảng Trị là vùng lãnh thổ có tính đa dạng sinh học cao, mang nhiều yếu tố đặc thù, đặc hữu và độc đáo do những yếu tố phát sinh tính đa dạng sinh học có những nét đặc trưng riêng. Cùng với đa dạng sinh học kết hợp với nhiều cảnh quan đẹp là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú tạo điều kiện để Quảng Trị đẩy mạnh phát triển du lịch. Về tài nguyên thiên nhiên: Quảng Trị hiện nay có 03 khu bảo tồn thiên nhiên (Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông: 37.640ha, Bắc Hướng Hoá: 23.300ha và Khu bảo tồn đường Hồ Chi Minh Huyền thoại: 5.680ha; với tổng diện tích các khu bảo tồn rừng này là: 66.620ha); 01 khu sinh thái Trằm Trà Lộc, 01 khu rừng di tích Rú Lịnh, khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Với tài nguyên đa dạng sinh học vô cùng phong phú: Theo kết quả cập nhật từ các báo cáo nghiên cứu gần đây, bước đầu Quảng Trị đã ghi nhận được 1.853 loại thực vật, 67 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát lưỡng cư, 210 loài bướm, 69 loài mối, 72 loài cá nước ngọt, 199 loài thuỷ sinh. Nhiều loài động, thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới: 24 loài thực vật; 3 loài cá; 18 loài lưỡng cư, bò sát; 15 loài chim; 28 loài thú. Nhiều loài đặc hữu của khu vực như: Gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam mào đen, thỏ vằn… Ngoài ra, rừng Quảng Trị còn nằm trong vùng chuyển tiếp của hai vùng sinh thái Nam và Bắc thuộc vùng Trung Trường Sơn, nơi đây được tổ chức Birdlife đánh giá là 1 trong 18 vùng chim quan trọng trên đất thấp của Việt Nam. Ngoài sự phong phú về tính đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn còn có một hệ thống các cảnh quan đẹp có thể khai thác cho du lịch như: Hệ thống các hang động tại cây số 10 quốc lộ 14, km49 thuộc khu vực Tà Rụt, các thác nước tự nhiên đẹp ở km12, km64 khu vực A Bung kết hợp với dòng chảy tự nhiên của sông Đakrông có thể phát triển du lịch mạo hiểm thám hiểm hang động. Tại các vùng rừng nguyên sinh có thể lập các trạm du lịch sinh thái ngắm các loài thực vật quý hiếm, cây cổ thụ, các loài động vật hoang dã thông qua các con đường mòn vào sâu trong rừng tại các khu vực Khe Làng An, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Km 32 Húc Nghì…; Tại Hướng Hóa có đèo Sa Mù, đỉnh Voi mẹp và hệ sinh thái rừng á nhiệt đới phân bổ theo đai cao là nơi có thể tổ chức các tuyến du lịch leo núi, nghỉ mát; Tại Rú lịnh có thể xem rừng tự nhiên nằm giữa đồng bằng trên một vùng đất đỏ bazan khá phong phú nằm sát biển Cửa Tùng với diện tích khoảng 100ha. Tại huyện Hải Lăng có thể thăm khu đất ngập nước khoảng 30ha, đây là nơi hội tụ các luồng lạch, mạch nước từ các cồn cát tiên ra; trên cát bao quanh trằm là thảm thực vật rừng nguyên sinh khá phong phú…
Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, huyện Hải Lăng
Sông Đakrông phía thượng nguồn Sông Thạch Hãn
Về văn hóa bản địa: Đakrông và Hướng Hoá là hai huyện có số lượng người Vân Kiều, Pacô sinh sống lớn nhất trong toàn tỉnh Quảng Trị. Đây là hai dân tộc có bản sắc văn hóa riêng và nếu khai thác được có thể xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch trao đổi văn hoá tại các bản làng của người Vân kiều và PaCô. Đây là mô hình đề cao sự bền vững về môi trường, văn hóa xã hội, do cộng đồng tham gia cùng hưởng lợi, cho phép du khách nâng cao hiểu biết về cộng đồng, về cuộc sống đời thường và các nền văn hóa khác nhau.
Du lịch cộng đồng tại Đakrông
Để biến tiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành kinh tế phát triển bền vững góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng xúc tiến đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng quy hoạch phù hợp với thiên nhiên, cảnh quan và con người. Bên cạnh đó ngành du lịch cũng đã tích cực kết nối các tour tuyến du lịch khác với du lịch sinh thái để tạo liên kết giữa các sản phẩm du lịch độc lập tạo thành hệ thống sản phẩm du lịch liên hoàn. Đồng thời đầu tư bảo tồn các di sản, di tích; khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống; đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn.
Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Ở Cà Mau
Cà Mau tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Cảnh quan thiên nhiên hoang dã nguyên sinh rất thơ mộng và du lịch văn hóa lâu đời, hấp dẫn nhiều đối tượng du khách trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và khám phá.
Cà Mau là vùng cực Nam Tổ quốc có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 254km bao bọc từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây vịnh Thái Lan với sự tương tác mạnh mẽ của động lực sông-biển hình thành nhiều bãi bồi đầm lầy ven biển, tạo ra diễn thế nguyên sinh và thứ sinh hình thành nên các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập úng trong lục địa, hệ sinh thái nông nghiệp canh tác nước trời truyền thống lâu đời với năng suất sinh học cao và tính đa dạng sinh học rất phong phú, điển hình cho vùng đất ngập nước của vùng ĐBCSL… Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ thống biển đảo khá phong phú với các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông, Hòn Đá Bạc với các sinh cảnh hữu tình, thiên nhiên hoang dã và chứng tích lịch sử.
Tiềm năng du lịch rừng
Diện tích rừng hiện nay tại Cà Mau khoảng 96.342ha, trong đó rừng tràm ngập úng 36.420ha và rừng ngập mặn ven biển là 59.922ha. Tính đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà Mau khá đa dạng và phong phú. Tổng số thực vật trong hai hệ sinh thái này có đến 239 loài, thuộc 76 họ. Lớp thú có tổng số 36 loài thuộc 17 họ, có 182 loài chim thuộc 38 họ; trong đó được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là 14 loài. Bên cạnh đó đã phát hiện mới loài chim choắt chân màng lớn, cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), bồ nông chân xám, khỉ đuôi dài, quắm trắng cà khu đã tìm thấy tại các hệ sinh thái rừng ngập nước ở Cà Mau là loại quý hiếm cần bảo vệ.
Đến với mũi Cà Mau là đến với cột mốc ghi dấu điểm cuối của Tổ quốc, đến với bạt ngàn thảm rừng ngập mặn xanh thẳm vươn xa ra phía biển và bãi triều lấn biển hoang sơ với rất nhiều loại động thực vật cùng sinh sống. Bãi Bồi Cà Mau là nơi giao thoa của hai chế độ triều biển Đông và biển Tây vịnh Thái Lan, chi phối và bồi đắp nên theo diễn thế hình thành đất, diễn thế biến đổi môi trường nước và diễn thế nguyên sinh phát triển rừng ngập mặn đã tạo ra nguồn lợi vô cùng phong phú và đa dạng, chứa đựng tiềm năng to lớn về kinh tế, sinh thái, những bí ẩn khoa học cần được nghiên cứu và khám phá ở đây. Năm 2003, khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi đã được chuyển thành “Vườn quốc gia Mũi Cà Mau”, nhằm mục tiêu bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái quốc gia và quốc tế, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Khu vực rừng tràm U Minh Hạ đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái “Vườn quốc gia U Minh Hạ”, nhằm mục tiêu bảo tồn, tái tạo cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn tái tạo nguồn gien các loài động, thực vật quý hiếm; sử dụng bền vững tài nguyên rừng, các sản phẩm dưới tán rừng, đồng thời phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, căn cứ địa của chiến khu U Minh trong chiến tranh cứu nước với nhiều chiến công oai hùng, cũng là vùng có sắc thái bản địa truyền khẩu huyền thoại Bác Ba Phi lạc quan, yêu đời và trào phúng ở Cà Mau.
Đến với Cà Mau, du khách có thể thưởng ngoạn bãi biển Khai Long sóng vỗ hiền hòa, hoang sơ cát mịn. Bãi biển Khai Long có loại cát mà hiếm ở đâu có được với thành phần rất giàu can-xi của các loại vỏ sò vỏ ốc, các loài trùng lỗ giáp xác theo thời gian phân hủy và bồi tụ tạo thành. Ở đây còn ẩn dấu huyền thoại Khai Long, nơi gặp nhau của biển, trời và đất để sinh ra Rồng của vùng biển hoang sơ. Khu vực cồn Ông Trang với các cảnh quan sinh thái tự nhiên hết sức lý thú, là vùng bồi tụ tự nhiên hình thành, gồm: Cồn trong cửa sông Ông Trang đã hình thành từ lâu đời, cồn ngoài cửa sông mới hình thành gần đây và đang phát triển với diễn thế nguyên sinh rừng ngập mặn tự nhiên, là nơi có tính đa dạng sinh học điển hình của rừng ngập mặn. Cụm đảo Hòn Khoai vừa là một thắng cảnh thiên nhiên hữu tình trên biển, vừa là một di tích lịch sử cách mạng với khởi nghĩa Hòn Khoai của nhà cách mạng Phan Ngọc Hiển oai hùng. Với thảm rừng nguyên sinh trên đảo xanh tươi, những dốc đá lối mòn vắt vẻo từ bãi cát vàng ven biển lên cao theo vách đá cheo leo dẫn lên đỉnh núi, với các mạch nước ngầm hòa thành suối nhỏ, cung cấp nguồn nước ngọt lành cho những người đi biển. Ngọn đèn báo biển trên đảo Hòn Khoai cho những chuyến tàu “không số” vượt sóng trùng khơi, đón những chuyến tàu chuyên chở vũ khí tiếp tế cho cách mạng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến. Hòn Đá Bạc ven biển Tây vịnh Thái Lan với những khối đá trơn nhẵn, những hang ngầm sát mé biển nhiều bí ẩn và thảm rừng bao phủ với những lối mòn đang được đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Khu du lịch sinh thái Lâm ngư trường 184, Lâm ngư trường Kiến Vàng… là những khu bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế với các mô hình phát triển lâm nghiệp nguyên sinh và tái sinh, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái. Cà Mau với 2 sân chim, 15 vườn chim và 2 bãi đậu… có các sinh cảnh thơ mộng, thanh bình, hấp dẫn du khách và các nhà nghiên cứu sinh học. Đặc biệt, Lâm viên Cà Mau còn có vườn chim nhân tạo và các loài chim ngập nước bay về trú ngụ ngay trong lòng thành phố, trở thành điểm vui chơi giải trí cho người dân đô thị gần gũi với thiên nhiên với các cảnh quan đặc trưng của tỉnh.
Đặc biệt, mới đây Mũi Cà Mau đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; Hòn Đá Bạc được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là những điều kiện lý tưởng để Cà Mau đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời gian tới.
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau là rất đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương. Phát triển du lịch sinh thái sẽ nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm ngập úng và các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống đặc thù. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề môi trường để hoạch định các kế hoạch phát triển bền vững tại địa phương. Các quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái cần phải triệt để tuân thủ quy trình lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đánh giá và giám định xã hội các dự án phát triển công nghiệp lớn có thể tác động đến các hệ sinh thái đất ngập nước và đa dạng sinh học trong khu vực để có các giải pháp hữu hiệu xử lý các tác động môi trường.
(Báo Ảnh Đất Mũi)
Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Biển
“Tôi đã đi rất nhiều bãi biển trên cả nước, song chưa có bãi san hô nào đẹp như ở đảo Ngọc – Đà Nẵng. Không chỉ có san hô, quần thể sinh thái tại đảo Ngọc, Sủng Cỏ rất đẹp và hoang sơ. Đó chính là những vẻ đẹp mà xu hướng du lịch mới, bền vững kiếm tìm”. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tàu cao tốc An Di thốt lên như thế khi bắt đầu câu chuyện du lịch sinh thái biển Đà Nẵng.
Vẻ đẹp của hoang sơ của các bãi biển Đà Nẵng là tiềm năng rất lớn cho loại hình du lịch sinh thái đang được nhiều du khách yêu chuộng.
Theo ông Tuấn, Đà Nẵng đang sở hữu những tiềm năng du lịch sinh thái biển rất đặc sắc, khác biệt so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Không chỉ là đảo Ngọc, là Sủng Cỏ (phía Bắc mũi Hải Vân) mà bãi Cát Vàng, Tiên Sa, bãi Bắc… ở Sơn Trà cũng là những bãi biển có thể khiến du khách say đắm.
Chính vì nhận thấy rất rõ những cơ hội du lịch sinh thái quý giá như thế, Công ty CP Tàu cao tốc An Di không ngần ngại đầu tư trên 70 tỷ đồng cho đội tàu cao tốc gồm 7 chiếc, công suất 900CV/chiếc (chở 44 khách/ tàu), đạt tiêu chuẩn 4 sao để đưa vào khai thác các tour du ngoạn, lặn ngắm san hô trên biển một cách chuyên nghiệp, an toàn.
Ông Tuấn cho biết, hiện đội tàu đã hoàn tất các thủ tục đăng ký, đăng kiểm và được phép xuất bến. Để đưa đến những trải nghiệm vừa thú vị, vừa tiện nghi cho du khách, hiện đơn vị này đang xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở các điểm đến của đảo Ngọc, Sủng Cỏ…; dự kiến đến tháng 12 này sẽ khai thác chuyến đầu tiên.
Theo khảo sát của đại diện một số hãng lữ hành, những bãi biển phía đông nam Hải Vân như bãi Chuồn, Sủng Cỏ… là mảnh đất “màu mỡ” của loại hình du lịch sinh thái. Du khách khi tham gia tour vừa có cơ hội được khám phá thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, vừa có thể thưởng thức những sản vật địa phương phong phú, vừa hòa mình vào đời sống bình dị của người dân nơi đây.
Anh Nguyễn Công Tiến (một du khách đến từ Hà Nội) chia sẻ rằng anh đặc biệt ấn tượng với lần đến Sủng Cỏ cách đây hơn hai năm.
Điểm đến mang lại cho anh cảm giác thư thái, nhẹ nhõm tuyệt diệu. “Lần này vào Đà Nẵng tôi cũng muốn trở lại Sủng Cỏ nhưng thật tiếc vì yếu tố an toàn chưa được bảo đảm, không có tàu ra”, anh Tiến bày tỏ tiếc nuối.
Bà Dương Thị Xuân Liễu, Trưởng phòng Quản lý và Khai thác du lịch tại bán đảo Sơn Trà (Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng), cho biết ở bán đảo Sơn Trà từ trước tới nay chỉ có một hoạt động thuần du lịch sinh thái là lặn ngắm san hô.
Các hoạt động mở nhà hàng, dịch vụ thuyền bè dọc tuyến đều mang tính tự phát, chưa chú trọng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và an toàn cho du khách. Các trường hợp vi phạm đều bị lập biên bản, xử lý, song vẫn có chuyện tái diễn.
thả phao định kỳ (từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm) để giữ bãi san hô quý tại Hòn Sụp mà thôi. Anh Lê Chiến – tình nguyện viên của tổ chức bảo vệ môi trường biển One Ocean đang được giao thực địa cho đề tài “Bảo tồn và tái tạo rạn san hô Sơn Trà” cho rằng, đối với bán đảo Sơn Trà nên được bảo tồn nguyên vẹn, nhất là những rạn san hô; tuyệt đối tránh các hoạt động khai thác du lịch dù ở hình thức nào.
Đại diện những người làm du lịch, lữ hành cùng ý kiến nên để Sơn Trà nhỏ bé “được yên” và nên hướng mũi nhọn khai thác loại hình du lịch thân thiện môi trường này xuống khu vực chân đèo Hải Vân rộng lớn, đa dạng, kỳ vĩ.
“Du lịch sinh thái biển là một mảng rất lớn và Đà Nẵng hoàn toàn có thể khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có theo hướng vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn thiên nhiên này. Tuy nhiên, so với Sơn Trà, các bãi biển ven chân đèo Hải Vân có nhiều lợi thế khai thác hơn”, ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam Vitours nhận định.
Ông Nguyễn Anh Tuấn thừa nhận, dù đã đầu tư rất nhiều tâm sức và tiền của cho đội tàu cao tốc, song, đối với các điểm đến chỉ đầu tư “chừng chừng” với khu tắm nước ngọt, cầu tre để du khách lên xuống bờ, chứ không dám “mạnh tay”. “Công suất đón khách tham quan theo đó cũng chỉ đạt tối đa khoảng vài trăm người/ ngày, dù nhu cầu du khách lên đến hàng ngàn lượt/ngày. Đó là điều khá đáng tiếc”, ông Tuấn nhìn nhận.
THANH TÂN
Bạn đang xem bài viết Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Ở Quảng Trị trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!