Xem Nhiều 3/2023 #️ Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Quảng Trị # Top 11 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Quảng Trị # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Quảng Trị mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sinh cảnh rừng tại Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở giao điểm của hai hành lang phát triển quan trọng nhất của quốc gia và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là trục hành lang Bắc- Nam theo Quốc lộ 1A và Hành lang kinh tế Đông-Tây. Quảng Trị là vùng lãnh thổ có tính đa dạng sinh học cao, mang nhiều yếu tố đặc thù, đặc hữu và độc đáo do những yếu tố phát sinh tính đa dạng sinh học có những nét đặc trưng riêng. Cùng với đa dạng sinh học kết hợp với nhiều cảnh quan đẹp là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú tạo điều kiện để Quảng Trị đẩy mạnh phát triển du lịch. Về tài nguyên thiên nhiên: Quảng Trị hiện nay có 03 khu bảo tồn thiên nhiên (Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông: 37.640ha, Bắc Hướng Hoá: 23.300ha và Khu bảo tồn đường Hồ Chi Minh Huyền thoại: 5.680ha; với tổng diện tích các khu bảo tồn rừng này là: 66.620ha); 01 khu sinh thái Trằm Trà Lộc, 01 khu rừng di tích Rú Lịnh, khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Với tài nguyên đa dạng sinh học vô cùng phong phú: Theo kết quả cập nhật từ các báo cáo nghiên cứu gần đây, bước đầu Quảng Trị đã ghi nhận được 1.853 loại thực vật, 67 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát lưỡng cư, 210 loài bướm, 69 loài mối, 72 loài cá nước ngọt, 199 loài thuỷ sinh. Nhiều loài động, thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới: 24 loài thực vật; 3 loài cá; 18 loài lưỡng cư, bò sát; 15 loài chim; 28 loài thú. Nhiều loài đặc hữu của khu vực như: Gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam mào đen, thỏ vằn… Ngoài ra, rừng Quảng Trị còn nằm trong vùng chuyển tiếp của hai vùng sinh thái Nam và Bắc thuộc vùng Trung Trường Sơn, nơi đây được tổ chức Birdlife đánh giá là 1 trong 18 vùng chim quan trọng trên đất thấp của Việt Nam. Ngoài sự phong phú về tính đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn còn có một hệ thống các cảnh quan đẹp có thể khai thác cho du lịch như: Hệ thống các hang động tại cây số 10 quốc lộ 14, km49 thuộc khu vực Tà Rụt, các thác nước tự nhiên đẹp ở km12, km64 khu vực A Bung kết hợp với dòng chảy tự nhiên của sông Đakrông có thể phát triển du lịch mạo hiểm thám hiểm hang động. Tại các vùng rừng nguyên sinh có thể lập các trạm du lịch sinh thái ngắm các loài thực vật quý hiếm, cây cổ thụ, các loài động vật hoang dã thông qua các con đường mòn vào sâu trong rừng tại các khu vực Khe Làng An, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Km 32 Húc Nghì…; Tại Hướng Hóa có đèo Sa Mù, đỉnh Voi mẹp và hệ sinh thái rừng á nhiệt đới phân bổ theo đai cao là nơi có thể tổ chức các tuyến du lịch leo núi, nghỉ mát; Tại Rú lịnh có thể xem rừng tự nhiên nằm giữa đồng bằng trên một vùng đất đỏ bazan khá phong phú nằm sát biển Cửa Tùng với diện tích khoảng 100ha. Tại huyện Hải Lăng có thể thăm khu đất ngập nước khoảng 30ha, đây là nơi hội tụ các luồng lạch, mạch nước từ các cồn cát tiên ra; trên cát bao quanh trằm là thảm thực vật rừng nguyên sinh khá phong phú…

Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, huyện Hải Lăng

Sông Đakrông phía thượng nguồn Sông Thạch Hãn

Về văn hóa bản địa: Đakrông và Hướng Hoá là hai huyện có số lượng người Vân Kiều, Pacô sinh sống lớn nhất trong toàn tỉnh Quảng Trị. Đây là hai dân tộc có bản sắc văn hóa riêng và nếu khai thác được có thể xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch trao đổi văn hoá tại các bản làng của người Vân kiều và PaCô. Đây là mô hình đề cao sự bền vững về môi trường, văn hóa xã hội, do cộng đồng tham gia cùng hưởng lợi, cho phép du khách nâng cao hiểu biết về cộng đồng, về cuộc sống đời thường và các nền văn hóa khác nhau.

Du lịch cộng đồng tại Đakrông

Để biến tiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành kinh tế phát triển bền vững góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng xúc tiến đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng quy hoạch phù hợp với thiên nhiên, cảnh quan và con người. Bên cạnh đó ngành du lịch cũng đã tích cực kết nối các tour tuyến du lịch khác với du lịch sinh thái để tạo liên kết giữa các sản phẩm du lịch độc lập tạo thành hệ thống sản phẩm du lịch liên hoàn. Đồng thời đầu tư bảo tồn các di sản, di tích; khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống; đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn.

Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Ở Quảng Trị

Một góc trằm Trà Lộc. Ảnh: Trịnh Hoàng Tân

Hiện nay du lịch sinh thái Quảng Trị có thể dựa vào hai Khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn Đakrông, Bắc Hướng Hóa, một Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; Khu bảo vệ cảnh quan Rú Lịnh, Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Ngoài ra còn có Khu rừng đặc dụng trằm Trà Lộc và điểm du lịch mới Mũi Trèo ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh. Khu BTTN Đakrông là điểm cuối dãy Trường Sơn Bắc có đa dạng sinh học cao với 4 loại rừng kín thường xanh; có 1.452 loài thực vật bậc cao; khu hệ động vật có 333 loài, trong đó có nhiều loài đặc hữu đang được thế giới quan tâm. Trong khu bảo tồn còn có nhiều cảnh quan đẹp như hang Dơi, thác Đỗ Quyên, suối A Chò, động Balê… Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là khu vực duy nhất của Việt Nam có cả Đông và Tây Trường Sơn với dãy núi cao trên 1.000 m với các đỉnh cao điển hình như đỉnh Sa Mù 1.550 m và động Voi Mẹp 1.771 m… Khu bảo tồn là nơi sinh sống của các loài động, thực vật có ý nghĩa bảo tồn quốc tế với 11 loài có tên trong Sách đỏ thế giới. Khu vực còn có nhiều cảnh quan đẹp như động Brai, đường Hồ Chí Minh đi ngang khu rừng nguyên sinh, núi Voi Mẹp. Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ được đánh giá là một trong những vùng có mức độ đa sinh học cao của Việt Nam, với sự có mặt của nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, trong đó có tới 113 loài san hô đang phát triển tốt. Đây còn là khu vực tập trung các bãi đẻ của nhiều loài hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc hữu của vùng biển Trung Bộ. Hệ sinh thái rừng 3 tầng trên đảo là hệ sinh thái rừng khá hiếm của đảo núi lửa ở Việt Nam vẫn được giữ gìn và bảo vệ tốt. Cồn Cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một “bảo tàng thiên nhiên” với các thềm đá ba dan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ sụn san hô, sò điệp, cát…

Với những điểm du lịch đa dạng và phong phú nói trên là nguồn tài nguyên quý giá để Quảng Trị khai thác loại hình du lịch sinh thái khác nhau tùy theo sở thích của du khách. Trước hết phải kể đến các khu rừng nguyên sinh, các cảnh quan tự nhiên nằm ở vùng đồng bằng như: Rú Lịnh, trằm Trà Lộc. Các khu vực này có đặc điểm là diện tích nhỏ nhưng có thảm thực vật tương đối phát triển. Rú Lịnh là một hệ rừng nguyên sinh tồn tại trên nền đất đỏ ba dan duy nhất còn sót lại ở vùng Đông huyện Vĩnh Linh với diện tích tự nhiên 100 ha. Là rừng nguyên sinh nên thảm thực vật của Rú Lịnh rất phong phú. Ngoài thảm thực vật tầm thấp, Rú Lịnh còn có nhiều loài cây họ gỗ trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm. Đặc biệt Rú Lịnh có loại cây lịnh nước, một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại, Rú Lịnh còn có một hệ động vật hoang dã quý hiếm như hoẵng, trăn, quạ mỏ vàng. Thảm thực vật ngoài giá trị cảnh quan còn có các giá trị tạo bóng mát, cải thiện khí hậu bảo đảm sức khoẻ cho con người, vật nuôi, cung cấp thực phẩm và các món ẩm thực khác lạ. Các đặc trưng của thảm thực vật Rú Lịnh có giá trị cho du lịch sinh thái chính là rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm nên có giá trị cao về du lịch sinh thái. Hiện nay Rú Lịnh được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Vĩnh Linh. Đối với trằm Trà Lộc là cả một hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Bao quanh những hồ nước là từng cụm rừng với bạt ngàn loại cây lớn nhỏ, đặc biệt là cây đước và dây leo chằng chịt vắt ngang đầu người, đây cũng là nơi ở của nhiều đàn chim và khỉ. Hàng năm cứ vào mỗi vụ lúa đông xuân, người dân làng Trà Lộc lại tổ chức lễ hội “phá trằm”, đánh bắt cá, tôm, lươn, ốc…ở hồ nước trong trằm.

Một địa điểm du lịch sinh vừa mới được khám phá ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh là Mũi Trèo. Nơi này có độ cao từ 25- 30m so với mặt biển, gồm nhiều mô đất, đá nhô ra phía biển. Ở bên dưới là bờ biển với bãi cát đẹp, trải dài khoảng 4km từ xã Vĩnh Thạch đến xã Vĩnh Thái. Ngay phía sau Mũi Trèo là khu rừng nguyên sinh rú Bàu rộng 57ha với nhiều loại cây gỗ quý, những khoảng không gian được tạo ra dưới tán cây rừng chính là điểm dừng chân lý tưởng, là bãi tập kết vui chơi, ăn uống của du khách khi lưu lại Mũi Trèo. Đến Mũi Trèo, du khách được thỏa sức ngắm biển xanh, thưởng thức hàng chục loài ốc biển tự tay những người dân địa phương đánh bắt được nướng trên những bếp than thơm lừng. Vì cảnh quan đẹp, đặc biệt là sự dân dã trong ẩm thực nên địa điểm này thu hút nhiều người dân đến tham quan, dã ngoại, đặc biệt là giới trẻ.

Ngoài các cảnh quan tự nhiên kết hợp với các bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Vĩnh Thái, Triệu Lăng, Gio Hải… sẽ hình thành các chuyến dã ngoại sinh thái cuối tuần hấp dẫn bên cạnh loại hình du lịch khám phá, sinh thái chuyên sâu ở các khu bảo tồn vùng núi cao đem lại một tiềm năng lớn về du lịch sinh thái mà tỉnh Quảng Trị cần quan tâm đầu tư, khai thác.

Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Việt Nam

Về các tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái, nét thể hiện rõ nhất là ở Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng.

Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như Tuế phát triển từ Đại Trung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được… Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác. Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác, và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam.

Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam là một trong những cái nôi của cây trồng nhân tạo. Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở khu vực Đông Nam Á (Nam Trung Hoa – Hymalaya; Ấn Độ – Miến Điện; Đông Dương – Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng tại Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến. Đây là tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông.

Về các hệ sinh thái tự nhiên có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch sinh thái, ở Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm:

Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giàu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, trong đó ở khu vực ven bờ phía Bắc có 95 loài, ở khu vực ven bờ phía Nam có 255 loài. Trong các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao.

Hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng có những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển trải dài suốt dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Mũi Nai (Kiên Giang). Tiêu biểu nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố một diện tích lớn các hệ sinh thái đất ngập nước, chủ yếu là các hệ sinh thái ngập mặn và các hệ sinh thái đất ngập phèn. Trong các hệ sinh thái ngập mặn thì các hệ sinh thái rừng ngập mặn châu thổ sông Cửu Long nuôi dưỡng một số lớn diệc, cò, cò lớn, cò quăm. Tại đây, có các sân chim lớn của Việt Nam. Rừng ngập mặn là nơi sinh sản, cư trú của nhiều hải sản, chim nước, chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn… Một dạng hệ sinh thái đất ngập nước điển hình khác là các đầm lầy nội địa hoặc đầm phá ven bờ, trong đó có các hệ sinh thái rừng tràm U Minh, tứ giác Long Xuyên là nổi tiếng và có giá trị cao. Các hệ sinh thái đầm lầy nội địa kết hợp với các vùng sình lầy cửa sông tạo nên các vùng đất ngập nước lớn ở hai châu thổ, nơi có số lượng lớn chim cư trú và chim di cư hàng năm cùng với nguồn lợi quý là mật ong rừng.

Hệ sinh thái vùng cát ven biển của nước ta đa dạng với 60 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung. Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên các loại cát khác nhau: hệ sinh thái vùng cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất cát đỏ. Đặc biệt lớn là khối cát đỏ ở Tây Bắc Phan Thiết với các cồn cát di động (do gió tạo nên) vừa có sức hấp dẫn lớn với du khách, vừa có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng hoa màu, dưa hấu, đào lộn hột…).

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo. Tính đến nay, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 30 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha.

Bên cạnh đó,các tiềm năng văn hóa cho phát triển du lịch sinh thái văn hóa ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú. Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị. Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Tiêu biểu nhất Hoàng Thành Thăng Long, Khu di tích danh thắng Tràng An, Thành Nhà Hồ, Cố Đô Huế; đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại (Dân ca Quan họ, Ca Trù, hát Xoan, Nhã nhạc Cung đình Huế…).

Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội truyền thống gắn liền với sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc, cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch.

Tiềm Năng Phát Triển Ngành Du Lịch Sinh Thái

Du lịch sinh thái là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch Việt Nam. Du lịch sinh thái được hiểu như sau: “Du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương” – Theo định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES) đưa ra năm 1991.

1. Việt Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái

Ngoài ra, theo thống kê, Việt Nam còn có những tiềm năng sau:

– Việt Nam là nơi cư trú của 21.000 loài thực vật, gần 12.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, nhiều loài được đưa vào Sách Đỏ của thế giới như Sao La, Vooc mũi hếch, Bò biển…

– Năm 2015, Việt Nam có: 31 vườn quốc gia; 64 khu dự trữ thiên nhiên; 16 khu bảo tồn loài – sinh cảnh và 55 khu bảo vệ cảnh quan.

– Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật (theo WCMC); một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới và là một trong các nước được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu;

– Việt Nam được UNESCO công nhận 10 khu dự trữ sinh quyển thế giới;

– Việt Nam có 8 khu Ramsar của Thế giới.

2. Phân tích SWOT ngành du lịch sinh thái Việt Nam

– Biến đổi khí hậu;

– Đa dạng sinh học bị suy thoái, thu hẹp, bị chia cắt, giảm chất lượng;

– Cạnh tranh trong khu vực;

– Nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch sinh thái.

– Xu hướng phát triển du lịch sinh thái của thế giới và Việt Nam;

– Có nhiều bài học kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch sinh thái;

– Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam với định hướng ưu tiên phát triển du lịch sinh thái;

– Điểm đến an ninh, an toàn;

– Liên kết phát triển sản phẩm trong nước và khu vực.

– Chưa có Chiến lược cũng như quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, phân vùng dành cho du lịch sinh thái;

– Đầu tư phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế;

– Sự suy giảm tài nguyên (do các hoạt động dân sinh, kinh tế khác và do thiếu đầu tư bảo vệ);

– Hoạt động du lịch sinh thái mới chỉ dừng lại ở du lịch dựa vào thiên nhiên, chưa thể hiện đặc trưng và yêu cầu của du lịch sinh thái;

– Nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái (điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái);

– Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái còn hạn chế;

– Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý phát triển du lịch sinh thái và công tác quản lý còn chồng chéo;

– Quảng bá du lịch sinh thái còn hạn chế về cả nội dung lẫn phạm vi.

– Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, đa dạng, độc đáo và được quốc tế công nhận;

– Đang dần hình thành những điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, mang tầm cỡ nổi bật toàn cầu;

– Đã có những kinh nghiệm nhất định trong tổ chức du lịch sinh thái. Nhiều công ty, hãng lữ hành đã xây dựng và bán tour du lịch sinh thái có chất lượng, uy tín đến 1 số thị trường.

Qua bảng phân tích SWOT cho thấy, ngành du lịch sinh thái Việt Nam bên cạnh những cơ hội và điểm mạnh thì còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục để phát triển bền vững.

4. Một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch sinh thái

Với những tiềm năng sẵn có, Việt Nam cần có những giải pháp mang tính chiến lược dài hạn nhằm phát triển ngành du lịch sinh thái bền vững.

Khi các tài nguyên của Việt Nam ngày càng cạn kiệt thì chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá khách quan, xây dựng một chiến lược phát triển du lịch bền vững. Điều đó cần có sự định hướng của các cơ quan nhà nước, sự chung tay xây dựng của các hiệp hội, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch và mỗi người dân sinh sống trên địa bàn khai thác du lịch.

Các doanh nghiệp có định hướng xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái cần mạnh dạn đầu tư, xây dựng chiến lược và hệ thống bài bản. Có như vậy du lịch Việt Nam mới phát triển và bảo tồn được các di sản văn hóa, tự nhiên bền vững.

Du lịch sinh thái ở Việt Nam: Một tương lai đầy thách thức – http://redsvn.net/du-lich-sinh-thai-o-viet-nam-mot-tuong-lai-day-thach-thuc/

Hoàn thiện cơ chế để phát triển du lịch sinh thái – http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/13453802-.html

Phát triển du lịch sinh thái: Hướng nào cũng khó! – https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/phat-trien-du-lich-sinh-thai-huong-nao-cung-kho/743788.antd

Những vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam – http://www.itdr.org.vn/vi/nghiencuu-traodoi/1230-nhung-van-de-dat-ra-trong-phat-trien-du-lich-sinh-thai-o-viet-nam.html

Tiềm năng và triển vọng du lịch sinh thái tại Việt Nam – http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Ti%C3%AA%CC%80m-n%C4%83ng-va%CC%80-tri%E1%BB%83n-v%E1%BB%8Dng-du-l%E1%BB%8Bch-sinh-th%C3%A1i-t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam-45737

Du lịch sinh thái ở Việt Nam: Nhiều tiềm năng nhưng chưa bài bản – https://laodong.vn/du-lich/du-lich-sinh-thai-o-viet-nam-nhieu-tiem-nang-nhung-chua-bai-ban-623072.ldo

Bạn đang xem bài viết Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Quảng Trị trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!