Xem Nhiều 4/2023 #️ Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… # Top 6 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 4/2023 # Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

​Tân Châu còn có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, vùng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xã Vĩnh Hòa, vùng cây cảnh như Vườn mai vàng xã Phú Vĩnh… Để từng bước đưa lĩnh vực du lịch trở thành ngành mũi nhọn thị xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,… đó cũng là mục tiêu mà lãnh đạo thị xã Tân Châu đã và đang đẩy mạnh quảng bá thực hiện. 

Tân Châu hiện có 11 di tích lịch sử văn hóa, trong đó đã có 02 di tích được xếp hạng. Trong các di tích được xếp hạng có nhiều di tích nổi tiếng, lưu giữ những trang sử hào hùng của dân tộc quê hương như: Chùa Giồng Thành được xếp hạng di tích thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,… Ngoài ra, hầu hết các xã, phường ở Tân Châu đều có đình, chùa – nơi sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của cộng đồng, có 10 ngôi nhà cổ còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc, giá trị lịch sử. Tân Châu còn có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú để kết hợp với phát triển du lịch như: Hoạt động đờn ca tài tử rộng khắp, các hội cúng đình, chùa miếu hội, cúng thần nông,… Trong các lễ hội ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa được thể hiện qua nhân vật tưởng niệm, lễ nghi, phong tục, ẩm thực, cùng nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc trưng rất thích hợp để gắn với việc phát triển du lịch. Những thắng cảnh, di sản và di tích nói trên là một lợi thế để phát triển du lịch của thị xã Tân châu, hình thành các tour du lịch trong địa bàn thị xã, và liên kết du lịch trong tỉnh và liên tỉnh.

Khách du lịch nước ngoài tham quan du lịch thị xã Tân Châu bằng xe lôi

Đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc trên địa bàn thị xã cơ bản thuận lợi, là tiềm năng để kết nối trong vùng nhằm hình thành các tour du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… Điều đặc biệt, du khách đến với Tân Châu, không chỉ tham quan cảnh sống nước hữu tình của dòng sông Tiền và sông Hậu, mà còn được trải nghiệm tour du lịch cộng đồng tham quan các làng nghề truyền thống như dệt lụa, dệt chiếu và dệt thổ cẩm. Theo báo cáo của ngành du lịch, hiện nay hàng tuần, cứ đến ngày thứ 2 – 4 – 6 -7 và chủ nhật, có khoảng trăm khách nước ngoài đến bằng tàu du lịch Cách Buồm Đông Dương tham quan làng nghề dệt lụa, dệt gấm, dệt chiếu UZU trên địa bàn thị xã; đến đây, du khách được tận mắt thấy, tận tay sờ những dải lụa mềm dệt bằng tơ tằm tự nhiên. Bề dày lịch sử của làng nghề trên trăm năm tuổi và tiếng tăm của chất lụa Tân Châu trên nhiều sàn diễn thời trang quốc tế đã thu hút sự chú ý của du khách.

Không riêng về làng nghề dệt lụa, Tân Châu còn có một làng nghề truyền thống gắn bó rất lâu đời với đồng bào Chăm, đó là nghề dệt thổ cẩm ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, những năm hưng thịnh có hơn 200 hộ tham gia, tuy nhiên giờ đây chỉ còn lại 3 hộ yêu thích nghề dệt thủ công của ông cha để bảo tồn nét văn hóa riêng của cộng đồng, phần lớn mặt hàng họ sản xuất ra chủ yếu bán cho khách du lịch đến tham quan tại cơ sở; sản phẩm thổ cẩm Chăm Châu Phong vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống như: Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác, túi xách luôn là những mặt hàng được khách hàng, nhất là du khách nước ngoài lựa chọn mua làm đồ lưu niệm trong mỗi chuyến du lịch ghé tham quan làng nghề.

Theo thống kê, năm 2017, trên địa bàn thị xã Tân Châu đã có gần 10,000 lượt khách đến tham quan, lưu trú. Trong đó, có trên 7.200 lượt khách quốc tế thông qua các Công ty du lịch lữ hành trên sông Mêkong và trên 2.600 lượt khách lưu trú tại các khách sạn. Ngoài ra, còn có trên 10.000 lượt khách nội địa đến tham quan ở các di tích Phù sơn tự Núi nổi, chùa Bửu sơn kỳ Hương… Về công tác quảng bá, trong năm đã tiếp nhận và hỗ trợ 10 đoàn quay phim trong nước và quốc tế đến ghi hình, phỏng vấn tại các điểm du lịch. Đặc biệt, nhân tháng Du lịch An Giang năm 2017, thị xã đã tiếp đón và hướng dẫn đoàn Famtrip gồm các đơn vị, công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên cả nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về các làng nghề như: lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm, dệt chiếu Uzu và xem loại hình chọi gà tre nghệ thuật…, nhằm quảng bá hình ảnh của Tân Châu đến với người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

Khu di tích lịch sử cách mạng Phù Sơn Tự – xã Tân Thạnh

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy các giá trị tài nguyên phát triển du lịch mang tính bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã khóa XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Với mục tiêu là từng bước hình thành ngành du lịch thị xã Tân Châu và đưa du lịch trở thành một ngành kinh tết góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương. Trong đó, mục tiêu cụ thể là tăng cường tuyên truyền quảng bá hình thành du lịch Tân Châu trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nhằm thu hút và đón du khách tham quan du lịch tại địa phương; đồng thời giải quyết cho 500 lao động có việc làm thu nhập từ du lịch. Tham gia có hiệu quả vào Chương trình phát triển du lịch tỉnh An  Giang giai đoạn năm 2015 -2016. Tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng… phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn; bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng; khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.

Để đạt được mục tiêu trên, thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ gắn sát với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, tăng cường giới thiệu về du lịch thị xã trên các trang thông tin điện tử bằng hình ảnh và phóng sự giới thiệu về các làng nghề, các địa điểm có thể thu hút khách du lịch, các món ăn đặc sản như: cơ sở dệt chiếu UZU, dệt lụa, dệt gấm, dệt khăn choàng cổ của người Chăm, cồn Vĩnh Hòa, mắm cá mè Vinh, bánh bò Út Dứt, Lạp xưởng bò tung lò mò, cải bò của người Chăm… Quản lý tốt hoạt động Nhà Truyền thống khu di tích cấp quốc gia chùa Giồng Thành; Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương. Đầu tư xây dựng, đặt tên, biển chỉ dẫn vào các điểm, các di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; thiết kế tờ rơi tuyên truyền quảng bá về mảnh đất, con người Tân Châu. Mở rộng các câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ nhu cầu văn nghệ cho khách, đồng thời giao lưu bàng hình thức dạy hát cho họ nếu có nhu cầu. Đẩy mạnh việc xây dựng các vùng sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao, mô hình kinh tế trang trại để kết hợp với du lịch. Lập kế hoạch phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn; khu du lịch sinh thái – điểm dừng chân.  Nâng cấp cải tạo và sửa chữa các tuyến đường bị sụp lún gây khó khăn cho việc vận chuyển và đi lại của người dân cũng như cho khách du lịch đến tham quan. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng… Kêu gọi đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích cấp Quốc gia; đầu tư khu du lịch sinh thái Cồn, sông nước.

Về kết nối, xây dựng các tour, tuyến du lịch. Hiện tại, ngành du lịch thị xã Tân Châu đã xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa ra kết nối theo 2 tuyến du lịch, để dẫn đến các điểm dừng chân du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thị xã. Cụ thể, đối với tuyến 1 là tham quan bằng đường thủy đi từ phường Long Châu đến xã Phú Vĩnh và xã Châu Phong. Tại phường Long Châu tham quan cơ sở dệt gấm Hồng Ngọc, dệt chiếu UZU, tiếp đến tham quan vườn mai vàng Phú Vĩnh tại xã Phú Vĩnh, sau đó dừng chân tại Trung tâm du lịch cộng đồng dân tộc Chăm xã Châu Phong tham quan các cơ sở dệt thổ cẩm, dệt khăn choàng cổ, khăn chùm đầu của người Chăm và thưởng thức các món ăn đặc sản của người Chăm. Đối với tuyến 2, là tham quan các điểm di tích lịch sử và các ngôi nhà cổ gồm: Tham quan chùa Bửu Sơn kỳ hương xã Vĩnh Xương, rồi đến tham quan di tích lịch sử cách mạng (Phù sơn tự – Giồng Trà Dênh, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên) thuộc xã Tân Thạnh, sau đó tham quan ngôi nhà cổ xã Long An, nhà cổ phường Long Thạnh (trong thời gian tham quan có phục vụ nhu cầu đờn ca tài tử nhằm góp phần tôn vinh vẻ đẹp của các ngôi nhà cổ cũng như truyền thống ca hát của quê hương); rồi đến tham quan di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (chùa Giồng Thành – Nhà truyền thống cụ Nguyễn Sinh Sắc) thuộc phường Long Sơn, su đó đến tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia (Thánh đường Mubarak Muhammadiyah xã Châu Phong).

Hội thi chọi gà tre nghệ thuật thu hút nhiều người đến tham quan

Để làm được điều đó, thị xã sẽ tổ chức tuyên truyền quảng bá và xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch khi có nhu cầu tham quan 2 tuyến trên của khách du lịch. Mở rộng mối quan hệ với các huyện trong tỉnh và Huyện Hồng Ngự – Tỉnh Đồng Tháp để chia sẻ và giới thiệu tour du lịch trên địa bàn thị xã; nhất là khai thác các tuyến du lịch xuyên dòng sông Mêkông thông qua cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương; du lịch sông nước gắn với nghỉ dưỡng, tắm cồn các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương,… Hy vọng rằng, với nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa như: Cồn bãi, sông nước, các cơ sở dệt thổ cẩm, dệt lụa, dệt gấm, dệt chiếu UZU,… sẽ từng bước sớm đưa ngành du lịch thị xã trẻ đầu nguồn biên giới Tân Châu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch đến tham quan và mua sắm trong thời gian tới. 

Bài, ảnh: Văn Phô

Tiềm Năng Và Thế Mạnh

Đô thị Huế

Nghị quyết 39/NQ/TW ngày 16/08/2004 của Bộ Chính trị, Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh, thành phố đến năm 2020, đã xác định các thế mạnh của thành phố Huế. Huế là một trung tâm văn hóa – du lịch của Việt Nam

Phát huy lợi thế thành phố của những di sản và lễ hội – nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế – du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. Dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế. Năm 1990, từ chỗ chỉ chiếm 25-35%, đến nay đã vươn lên chiếm tới hơn 43% trong tổng thu nhập kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch từ chỗ chỉ có 30 khách sạn với 150 phòng, nay đã tăng lên gần 160 khách sạn với 6000 phòng. Doanh thu từ dịch vụ du lịch ngày càng tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 30-35% năm, lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế đạt từ 300.000 lượt/năm nay đã tăng lên từ 1,7 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm. (Riêng đối với Quần thể di tích Cố đô Huế, lượng khách đến tham quan di tích năm 1993 chỉ đạt 235.000 lượt, nhưng sau 15 năm, đã có 1,8 triệu lượt khách mỗi năm đến tham quan, doanh thu đạt 80 tỷ/năm).

Hiện nay, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, Thừa Thiên Huế đã và đang là tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

Là trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành chất lượng cao và nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Việt Nam

Toàn thành phố có gần 70.000 cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề (chiếm 40% lực lượng lao động).

Đại học Huế

Hệ thống trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề trên các lĩnh vực

Là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao của cả nước

Đại học Y khoa, đại học duy nhất của vùng duyên hải miền trung và bắc trung bộ

Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện các kỹ thuật cao:ghép thận, ghép tuỷ, mổ tim hở.

Bệnh viện Đại học Y Huế: mổ não bằng dao gama, phẩu thuật nội soi, chỉnh hình, sử dụng máy tần số-phóng xạ để điều trị ung thư gan …

Là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất kinh doanh

Các mũi nhọn kinh tế của thành phố đã được xác định là: Du lịch – Dịch vụ, Công nghiệp – tiểu thủ công nghệp.

Dịch vụ: Thành phố Huế có điều kiện thuận lợi và đã được Trung ương định hướng phát trỉên thành một trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây nguyên và thành phố Festival của Việt Nam.

Công nghiệp – TTCN: Các ngành sản xuất công nghiệp-TTCN có tiềm năng được xác định như: CN dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, chế biến thực phẩm đặc sản; điện tử, cơ khí tiêu dùng và sửa chữa… Huế có nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời như: đúc đồng, thêu ren, mộc điêu khắc chạm khảm,… với đội ngũ thợ thủ công lành nghề, đông đảo.

Cụm công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại: Thành phố đã đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Hương Sơ với quy mô 48 ha, khả năng mở rộng thành 100 ha nhằm tạo điều kiện mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực SX CN-TTCN. Hiện đã có các nhà máy: Bánh kẹo, giày XK, điện tử, mộc cao cấp, bánh đa nem XK, nhựa… Ngoài ra Thành phố đã và đang quy họach phát triển nhiều khu đô thi mới như: An vân dương, Đông nam Thuỷ an, Bắc Hương sơ, Tây Hương sơ, Đông nam Thuỷ trường; các trung tâm thương mại lớn: Trung tâm thương mại Bắc trường tiền, siêu thị Metro Thuỷ an, trung tâm thương mại và dịch vụ Plaza…

Nguyên Bình Phát Huy Tiềm Năng Thế Mạnh Du Lịch

Huyện Nguyên Bình được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh đẹp, động thực vật phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ. Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Để khai thác hiệu quả những tiềm năng này, trong những năm qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp phát triển hướng đến mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình).

Nguyên Bình – mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, có Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, gắn liền với cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt, đây là nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay. Thể hiện sự tôn kính và tri ân đối với những chiến sỹ tiên phong của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, huyện luôn coi trọng đầu tư Khu di tích và được nhiều dự án tham gia bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, trong đó có 4 điểm di tích: Địa điểm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; lán nghỉ và bếp ăn của đội; mỏ nước; đỉnh Slam Cao. Với ý nghĩa, tầm vóc sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Nguyên Bình nằm trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, có khí hậu mát mẻ với hệ động thảm thực vật phong phú.

Khí hậu Nguyên Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 20 độ C, vào mùa đông thấp nhất 0,6 độ C. Nguyên Bình là địa điểm duy nhất thường xuất hiện băng giá trên đỉnh núi Phia Oắc, Phia Đén thuộc xã Thành Công, thu hút nhiều khách hiếu kỳ đến tham quan thưởng ngoạn. Cũng tại địa điểm này hội tụ nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: hà thủ ô đỏ, tam thất, gà đen… và có nhiều núi cao, hang động. Vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mang đậm nét hoang sơ là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Đặc biệt, năm 2011, Công ty TNHH Xây dựng Miền Tây triển khai dự án trồng chè chất lượng cao theo hướng hàng hóa với các loại: trà xanh truyền thống, trà xanh thơm, trà xanh hương ô long, trà ô long, trà Đông Phương mỹ nhân, Hồng trà, trà Mao tiêm, trà Long Tỉnh, trà dẹt. Công ty còn đầu tư phát triển khu nghỉ dưỡng với nhiều hạng mục: lầu vọng cảnh thưởng trà, vườn hoa, nhà nghỉ đêm, nhà ăn, phòng hát, vật lý trị liệu, xông hơi, nhà sàn sinh thái. Hằng năm, công ty đón hơn 10.000 lượt khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Một biệt thự do người Pháp xây dựng tại xã Thành Công (Nguyên Bình).

Khu vực Phia Oắc - Phia Đén còn nhiều dấu tích của các nhà nghỉ của các sỹ quan cao cấp người Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX với các khu biệt thự, khu nhà nghỉ cuối tuần tại xã Phan Thanh. Ngày nay có thêm khu nuôi cá hồi, vườn hoa cẩm tú cầu tại xã Thành Công. Ở những khu vực này, đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với truyền thống, bản sắc văn hóa độc đáo còn được lưu giữ đến ngày nay, với các nghề nhuộm chàm, thêu trang phục dân tộc Dao Tiền. Đặc biệt, có các sản phẩm nông lâm nghiệp mang lại thu nhập kinh tế cao như: dong giềng, cây dược liệu, chè. Từ củ dong, người dân chế biến thành miến, món đặc sản của bản địa được thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Khu nghỉ dưỡng tại Phia Đén, xã Thành Công (Nguyên Bình).

Tự hào với những tiềm năng có được và báu vật thiên nhiên ban tặng, huyện Nguyên Bình đã triển khai thực hiện 2 chương trình phát triển du lịch đó là Chương trình số 05-Ctr/HU ngày 30/10/2015 của Huyện ủy về việc thực hiện phát triển nông, lâm, nghiệp và dịch vụ du lịch Phia Oắc – Phia Đén giai đoạn 2015 – 2020 và Chương trình số 10/CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, đến nay đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: nhân dân sinh sống tại các điểm du lịch có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái; các sản phẩm đặc sản, đặc trưng miến dong, chè đã được đóng gói, có bao bì nhãn mác riêng; các nghề thủ công truyền thống như thểu thổ cẩm, chạm bạc đa dạng về mẫu mã, phù hợp với nhu cầu, sở thích của du khách; các điểm tham quan dừng chân ngắm cảnh, pano thuộc Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng được đầu tư xây dựng tác động tích cực đến du lịch địa phương; các dự án cải tạo, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường 202 và 212 đã hoàn thành, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan trải nghiệm.

Một trong những nghề truyền thống của người dân địa phương.

Riêng năm 2018, huyện tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong xóm Hoài Khao thuộc xã Quang Thành giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vệ sinh môi trường. Hỗ trợ một số hộ dân làm điểm về chỉnh trang nhà ở, xây dựng công trình vệ sinh, nhà tắm gọn gàng, sạch sẽ để thu hút, phục vụ khách nghỉ lại. Duy trì và phát triển một số nghề truyền thống để phục vụ du lịch, trong đó: nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, sáng tạo các mẫu gồm, khăn quàng, các loại túi, mũ trẻ em… nhằm cung ứng sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách và cải thiện môi trường lao động cho đồng bào dân tộc trong vùng; khuyến khích nhân rộng nghề chạm khắc bạc, nâng cao trình độ tay nghề cho người dân, sáng tạo các mẫu mã để đa dạng hóa sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú, nhà hàng với các loại hình dịch vụ tiện ích, phong phú đa dạng. Xây dựng, thành lập lực lượng bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực, đảm bảo an toàn, tạo sự thân thiện, tin tưởng đối với du khách, từng bước đáp ứng yêu cầu của một ngành kinh tế mũi nhọn.

Những năm gần đây, khách đến với Nguyên Bình liên tục tăng, riêng đối với Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo và khu Phia Oắc – Phia Đén ước tính mỗi năm có trên 15.000 lượt khách đến thăm quan. Với những hoạch định của huyện đã và đang thực hiện, trong tương lai không xa, tin tưởng du lịch huyện Nguyên Bình sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Nguyễn Thuấn – Nông Uyên

Tiềm Năng Và Thế Mạnh Của Du Lịch Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Lào Cai

Tiềm năng và thế mạnh của du lịch trong phát triển kinh tế ở Lào Cai

(LĐXH) – Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Lào Cai ngày một tăng, nhất là khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai được đưa vào sử dụng. Phát huy lợi thế vốn có cùng với việc triển khai thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh, đến nay du lịch thực sự trở thành thế mạnh để phát triển kinh tế của Lào Cai.

Trong  05 năm (từ năm 2011 – 2015), lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng gấp 2,1 lần, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22%. Tổng số khách du lịch đến Lào Cai năm 2011 đạt 968.970 lượt (trong đó, khách quốc tế đạt 439.620 lượt, khách nội địa đạt 529.350 lượt). Đến năm 2015, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt  2.100.000 triệu lượt (trong đó, đón được 718.000 lượt khách quốc tế và 1.373.000 lượt khách nội địa). Năm 2016, Lào Cai ước đón được tổng số 2.500.000 lượt khách; tổng thu từ du lịch ước đạt 6.300 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.  Dự kiến doanh thu du lịch năm 2020 của tỉnh đạt 10.260 tỷ đồng(tăng 2,6 lần so với năm 2015); và phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 21%, chiếm tỷ trọng 20% tổng GDP của tỉnh.

Mặt khác, Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hoàn thiện Quy hoạch đô thị Sa Pa, Bắc Hà. Đồng thời,đang xây dựng và hoàn thiện các Quy hoạch: Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, điểm du lịch Quốc gia thành phố Lào Cai; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Bắc Hà, Bát Xát, thành phố Lào Cai. Ngoài ra, Lào Cai đã xây dựng Đề án phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Đến tháng 6/2016, Lào Cai có 18 tuyến, điểm du lịch, 08 tuyến du lịch địa phương, cộng đồng được công nhận chính thức và 11 tuyến, điểm du lịch địa phương cộng đồng được khai thác thử nghiệm.

Năm 2016, Lào Cai ước đón được tổng số 2.500.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 6.300 tỷ đồng,

tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.

Về đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng từng bước được nâng cao. Cụ thể, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đưa vào sử dụng từ tháng 9/2014; toàn tỉnh có 05 tuyến quốc lộ, 10 tuyến tỉnh lộ; 03 mác tàu với trên 20 toa dành cho khách du lịch; 07 hãng xe khách chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội; 03 hãng xe khách chạy liên tỉnh với 947 đầu xe; 04 tuyến xe buýt nội tỉnh với 26 đầu xe.

Tính đến tháng 7/2016, toàn tỉnh có 662 cơ sở lưu trú với 8.680 buồng (tăng trên 200 cơ sở so với năm 2011). Trong đó, có 136 cơ sở lưu trú được xếp hạng sao với trên 3.000 phòng và 250 cơ sở homestay. Toàn tỉnh có 500 nhà hàng phục vụ du khách, hàng loạt các khu vui chơi giải trí đã và đang được hình thành như: Cáp treo Fansipan, Hàm Rồng, Cát Cát (Sa Pa), Hồ Na Hang (Bắc Hà)… Đến nay, tỉnh Lào Cai đã thu hút trên 20 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó có một số nhà đầu tư là các tập đoàn lớn như: Sun Group, Vin Group, Mường Thanh, Dầu khí Việt Nam, Genting (Malaysia)…với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng.

Toàn tỉnh đã khai thác và phát triển tốt một số loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa, Bắc Hà; du lịch sinh thái, mạo hiểm, cảnh quan; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng gắn với nghề thủ công; du lịch chợ đêm; du lịch tham quan bản làng…Một số sản phẩm du lịch đặc trưng được báo chí nước ngoài đánh giá cao như: Tuyến đi bộ hấp dẫn ở Sa Pa; chợ văn hóa Bắc Hà; ruộng bậc thang Sa Pa…; chương trình du lịch caravan.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực du lịch cũng được chú trọng đầu tư, nâng cao về chất lượng. Từ năm 2011 đến nay, số lượng học viên đã qua đào tạo tại các trường nghiệp vụ du lịch là 1.068 người; bồi dưỡng định kỳ cho gần 1.000 hướng dẫn viên và thuyết minh viên; đào tạo gần 2.000 lượt cho du lịch cộng đồng. Lào Cai hiện có 8.226 lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó, có 3.126 lao động trực tiếp và 5.100 lao động gián tiếp). Toàn tỉnh có 211 hướng dẫn viên và 335 thuyết minh viên du lịch.

Ngoài ra, Lào Cai cũng chú trọng vấn đề hợp tác quốc tế. Cụ thể, đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); hợp tác Lào Cai – ALPC (Cộng Hòa Pháp); hợp tác Lào Cai – EU; hợp tác với KOICA, hợp tác với JICA; hợp tác với SNV (Hà Lan) và Vancouver (Canada)…

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai diễn ra ngày 08/5/2016 tại Lào Cai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh:“Cần phải coi du lịch là mũi nhọn, là sản phẩm đặc biệt nhất, có lợi thế so sánh nhất của Lào Cai; gắn việc phát triển kinh tế nói chung, phát triển du lịch nói riêng với bảo tồn và phát huy văn hoá, bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, cũng cần chú trọng quảng bá,  giới thiệu tiềm năng, sức hấp dẫn, tôn vinh những giá trị văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên con người đến bạn bè trong nước và quốc tế, tạo dấu ấn để thu hút du khách và các nhà đầu tư… Tập trung phát triển các chương trình, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn./.

Thảo Lan

Bạn đang xem bài viết Tìm Giải Pháp Phát Triển Tiềm Năng, Thế Mạnh… trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!