Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Làng Chăm Châu Giang mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
An Phú là huyện đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long với hai nhánh sông Tiền, sông Hậu mênh mông, rộng lớn, cũng là nơi có đồng bào Chăm sinh sống tập trung đông nhất ở An Giang. Làng Chăm hiện nay sống tập trung thành chín xóm với hơn 2.000 gia đình sống tập trung thành những ấp, hay liên ấp, xen kẽ với người Việt từ biên giới Campuchia chạy dài theo dòng sông Hậu và sông Khánh Bình, hợp lưu ở Tam Giang rồi đổ xuống đến xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.
Qua bến phà Châu Giang ở Châu Đốc là đến làng Chăm. Một dãy nhà sàn, vách ván, lợp ngói đỏ tươi hiện ra, nằm san sát nhau bên dòng sông Châu Đốc. Con đường đất chạy dài, uốn lượn theo bờ sông. Hai hàng cây xanh tươi, mát rượi bên đường. Trên đường, nhiều đàn ông Chăm đội mũ vải màu trắng, có khi mặt áo thun, áo sơ mi hoặc ở trần, vận sà rông kẽ sọc xanh, đỏ. Phụ nữ Chăm thường ít khi ra đường, đặc biệt là khi nhà có khách là đàn ông họ lại càng tránh mặt. Người Chăm tỏ ra khá thân thiện và hiền lành. Họ sống cởi mở và dễ tiếp xúc.
Kinh tế trong gia đình người Chăm khá dư dả. Nghề nghiệp chính của bà con là buôn bán nhỏ, đánh bắt thủy sản và làm các nghề thủ công truyền thống. Người Chăm ít buôn bán qua trung gian. Phần lớn, họ trực tiếp tiếp cận thị trường. Hàng hóa do họ làm ra trực tiếp đem ra chợ bán. Chính điều này là ưu điểm giúp người Chăm có sự giao lưu văn hóa với những dân tộc khác.
Người dân ở đây có tập quán sống theo triền sông, vì vậy nghề đánh bắt thủy sản đã là nghề truyền thống từ bao đời nay. Họ không chỉ quăng lưới hay mà còn đẹp nữa. Nếu có dịp nào bạn đứng bên bờ sông Châu Đốc, thấy những người đàn ông mình trần, vận sà rong, quăng một tay lưới nặng, phủ cả mặt sông tạo thành một vòng to, lượn sóng từ không trung rồi từ từ phủ xuống mặt sông, thì đó chính là người Chăm.
Đồng bào Chăm ở An Giang còn nổi tiếng với nghề dệt lụa và thổ cẩm… Đó là do họ sở hữu được những bí quyết gia truyền của nghề như: phải dùng tơ chín, nhuộm bằng vỏ trái mặc nưa, kỹ thuật dệt hoa mây, lồng đèn, vân, lãnh… Đặc biệt xà rông hoa, tơ thổ cẩm, áo thổ cẩm, bóp, khăn thêu, hộp đựng nữ trang… cũng là những mặt hàng được du khách rất ưa chuộng, tìm kiếm. Làng nghề dệt lụa của người Chăm ở An Giang đã từng một thời nức tiếng xa gần, góp phần quan trọng hình thành nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất miền Nam trước năm 1975.
Bà con ở đây theo đạo Hồi nên họ cử thịt heo. Con trai lớn lên khoảng 13, 14 tuổi thì phải chịu lễ cắt da qui đầu, con gái thì khuê môn bất xuất. Khi dựng vợ gả chồng cho con thì đưa rể chứ không rước dâu. Mỗi ngày người Chăm hành lễ 5 lần, và mỗi năm phải chịu một tháng Ramadan, là tháng họ phải nhịn đói, không được hút thuốc và phải kiêng cử cả việc chung chạ với đàn bà.
Người Chăm có thói quen ở nhà sàn, cột thường bằng cây nguyên bào nhẵn, cao khỏi đầu người. Mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang bằng gỗ, dùng để bước lên nhà. Phía dưới sàn họ thường để trống cho mát, đôi khi chất ít củi. Bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà trải chiếu hoặc tấm thảm ra để chủ và khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ.
Trong khu vực cư trú của người Chăm thường có nhiều thánh đường để tiện cho việc hành lễ. Thánh đường được người địa phương gọi là chùa, như: chùa lớn, chùa nhỏ, trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là Thánh đường Mubarak, tọa lạc trên một sở đất rộng, bên bờ Châu Giang hiền hòa, thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc bởi bến phà Châu Giang.
Mubarak được xem là một thánh đường tiêu biểu có lối kiến trúc hết sức độc đáo của cộng đồng người Chăm ở Châu Giang. Kiến trúc công trình thể hiện đường nét riêng, mang đậm tính tôn giáo của dân tộc Chăm theo đạo Hồi. Vì vậy, Mubarak có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Nó tôn trọng những qui định về kiến trúc bên ngoài cũng như cách bay trí bên trong.
Làng Chăm Châu Giang: Về An Giang Đừng Quên Ghé Thăm
Cách trung tâm thành phố Châu Đốc theo hướng Bắc về phía đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long của xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu (nơi gặp nhau của hai nhánh sông Tiền sông Hậu chảy vào đất Việt và là nơi giáp ranh của hai thị xã Tân Châu và Châu Đốc). Làng Chăm Châu Giang là một trong những làng Chăm nổi tiếng ở An Giang về nét sinh hoạt tập quán cũng như tín ngưỡng Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần. Đặc biệt, làng Chăm là nơi lưu giữ nét phong tục, tập quán truyền thống đặc sắc theo kiểu nhà sàn tại miền sông nước.
Làng Chăm Châu Giang có gì hấp dẫn du khách?
Không khác gì mấy với những làng Chăm khác như An Khánh, An Bình, Sa Bâu, Châu Phong hay Đa Phước. Làng Chăm Châu Giang là nơi diễn ra nhiều hoạt động phong phú trong nét sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần.
Tuy nhiên, xét trên phương diện tổng thể thì làng Chăm Châu Giang có phần nổi trội hơn do còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt trong phong tục tập quán dưới bóng thánh đường. Đặc biệt là sức cuốn hút hấp dẫn dẫn bởi lối kiến trúc nhà sàn vô cùng độc đáo và quyến rũ giữa lòng châu thổ. Chính vì vậy mà làng Chăm Châu Giang là nơi được các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ chọn làm cảm hứng sáng tác trong văn học, nghệ thuật.
Đến đây, trong không gian vùng quê yên tĩnh đậm chất sông nước miền Tây bạn sẽ được cảm nhận sự thân thiện và hiếu khách của bà con. Được hòa mình trải nghiệm hoạt động chèo xuồng đi đánh cá với các chàng trai; dệt vải, thêu thùa với các cô gái; uống trà trò chuyện với các cụ già hay vui chơi, đùa giỡn với các em nhỏ … Đặc biệt là được tham quan thánh đường Mubarak – nơi tôn nghiêm trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Chăm theo Hồi giáo.
Cùng với đó, tại làng Chăm Châu Giang bạn còn được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm qua.
Nhìn chung, thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm An Giang nói chung và của người Chăm Châu Giang nói riêng rất giống với thổ cẩm của đồng bào người Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Đa phần các sản phẩm làm ra không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, chỉ có điều là hoa văn thể hiện khác nhau vì tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Chính từ điều này mà đã tạo nên điều ấn tượng riêng cho bộ trang phục truyền thống.
Tại làng Chăm Châu Giang, lúc nào bạn cũng thấy các thiếu nữ e thẹn trong chiếc khăn choàng đầu được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc với những họa tiết, hoa văn rất trang nhã. Còn đàn ông thì mặc xà-rông kẻ sọc ca-rô, áo sơ-mi cùng với chiếc nón vải tròn để đội đầu
Cùng với những điều trên, cá ấn tượng nhất trong văn hóa tính ngưỡng người Chăm Châu Giang chính là những ngôi nhà sàn gỗ đã có tuổi đời hàng trăm tuổi. Có nét văn hóa này là do điều kiện sinh sống ở vùng sông nước nên nhà sàn được làm để chống lũ.
Hầu hết, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang được cất rất cao và hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý nguyên khối cẩm lai, căm xe, cà chất… đặc biệt có nhiều ngôi nhà dùng cả gỗ giáng hương.
Theo như tìm hiểu, nhà sàn của người Chăm làng Châu Giang được thiết kế hết sức tinh tế theo không gian rộng, thoáng mát với thiên nhiên. Thông thường khi làm nhà, mặt tiền sẽ quay về hướng nam và phải có một cái thang bằng gỗ để đi lên đi xuống.
Nhà được chia thành hai loại là nhà nhỏ 4 gian và nhà lớn 5 gian. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người để khi người lạ vào nhà phải cúi thấp với ý chào chủ nhà. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà loại gỗ dùng cất nhà sẽ thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
Khác với nhà sàn của người Việt quen các con sông của đồng bằng sông Cửu Long, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang bên trong không có bàn ghế. Vì vậy mà khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Đặc biệt trong nhà có một khung cửa có màn che được trang trí tùy được trang trí bắt mắt để ngăn cách với gian nhà trong.
Song cùng những nét sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần. Người Chăm làng Châu Giang còn rất nhiều điều hấp dẫn khác về đặc sản, ẩm thực … Nếu có dịp về An Giang du lịch, bạn hãy đến tham quan làng Chăm Châu Giang một lần.
Đôi nét tập tục, tín ngưỡng hồi giáo của làng người Chăm Châu Giang
Thánh đường là nơi tôn nghiêm, sinh hoạt tôn giáo, thực hiện các nghi thức, nghi lễ quan trọng vì vậy rất được coi trọng.
Theo tín ngưỡng Hồi giáo, mỗi năm người Chăm tại An Giang phải thực hiện Tháng Ramadal (Tháng nhịn ăn) và cầu nguyện 5 lần/ngày.
Khác với người Chăm theo Bàlamôn, người Chăm hồi giáo (Islam) tại An Giang kiêng ăn thịt heo.
Không được uống rượu, không được đeo vàng … là tập tục bắt buộc với người con trai
Theo tập tục hồi giáo, ngày trước các cô gái Chăm Islam sẽ bị cấm cung từ lúc tuổi dậy thì cho đến khi lấy chồng. Tuy nhiên, ngày nay tập tục này ngày nay đã được xóa bỏ, phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội.
Di chuyển đến làng Chăm Châu Giang như thế nào?
Với khoảng cách 5km đường bộ (mất hơn 20 phút di chuyển) và 3,5km đường sông (mất hơn 15 phút di chuyển) nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Châu Đốc. Việc di chuyển đến làng Chăm Châu Giang sẽ chọn một trong hai hình thức này. Cụ thể …
Nếu di chuyển bằng đường bộ thì bạn có thể sử dụng phương tiện xe ôtô hoặc xe gắn máy để đến bến phà Châu Giang tại thị xã Châu Đốc, huyện Châu Đốc (cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km). Tại đây, bạn sẽ chờ phà để qua địa phận xã Châu Phong của huyện Tân Châu. Qua phà, bạn đi hơn 1km nữa là bắt gặp thánh đường Mubarak bên phía tay trái của người Chăm làng Châu Giang.
Cùng với việc di chuyển bằng đường bộ, đường sông thì bạn sẽ đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria khoảng 500m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia thị xã Châu Đốc để thuê tàu. Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của bạn đến những điểm nào và đi bao nhiều người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá tương đối rẻ và rất hợp lý.
Những lưu ý cần biết khi tham quan làng Chăm Châu Giang
Không sử dụng cử chỉ, hành động, từ ngữ thiếu thiện cảm, soi mói và so bì văn hóa.
Thánh đường là nơi tôn nghiêm, sinh hoạt văn hóa đạo hồi nên chỉ vào khi có sự cho phép của ban quản lý.
Hạn chế tiếp xúc, đứng cạnh với phụ nữ chưa có chồng.
Hàng hóa lưu niệm du lịch ở đây bán rất hợp lý, do vậy mà bạn đừng trả giá.
Nếu được mời vào nhà chơi, bạn nên tuân thủ những quy định, tục lệ của gia chủ.
Kafin
Làng Chăm Châu Giang (An Giang): Điểm Du Lịch Thú Vị Nên Đi
Làng Chăm Châu Giang và những điều cần biết
Tính đến thời điểm hiện tại, An Giang có 11 làng Chăm với hơn 3,500 hộ với tổng số dân hơn 15,000 nghìn người tập trung sinh sống quanh khu vực 2 bên bờ sông Châu Giang (sông Hậu Giang và sông Khánh Bình) thuộc địa bàn các huyện Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và số ít tại 2 thành phố Châu Đốc và Long Xuyên. Trong số 11 làng Chăm ở An Giang này thì làng Chăm Châu Giang hiện thuộc địa bàn quản lý của xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (nơi gặp nhau của hai nhánh sông Tiền sông Hậu chảy vào đất Việt và là nơi giáp ranh của hai thị xã Tân Châu và Châu Đốc), tỉnh An Giang.
Nhìn trên bản đồ hành chính thì làng Chăm Châu Giang chỉ cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng chừng 3km về hướng Bắc phía đầu nguồn Châu Thổ sông Cửu Long; cách bến đò Châu Phong của làng Chăm Châu Phong hơn 2km và làng Chăm Đa Phước khoảng 4,3km theo hướng đường sông Bassac. Với khoảng cách này, việc di chuyển đến làng Chăm Châu Giang khá dễ dàng. Chỉ cần đến đến bến phà Châu Giang hoặc bến phà gần công viên 30 tháng 4 thuê thuyền rồi vượt sông Bassac khoảng 8 phút, sau đó cập phà Châu Giang bên kia sông là đến làng Chăm Châu Giang.
“Năm 1699, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đem quan sang Campuchia để giúp vua Ang Em (trị vị Chân Lạp (1700 – 1701) và (1710 – 1722), hiệu là “Keo Fa III” và “Barom Ramadhipati”) để giải quyết tình hình anh em trong dòng tộc tranh chấp ngôi báo. Tại đây, một số nhóm người Chăm đã gia nhập vào đạo quân của Nguyễn Hữu Cảnh.
Năm 1840, sau khi kết thúc cuộc chiến với Xiêm La, vua Minh Mạng lệnh cho khâm sai đại thần Lê Văn Đức, phó khâm sai Doãn Quẩn và tướng quân Trương Minh Giảng rút quân từ Campuchia rút về Châu Đốc. Trong lúc hành quân, số đông người Chăm đã theo làm binh lính, cận vệ của đoàn quân Lê Văn Đức. Đến Châu Đốc, họ thành lập các ấp nhỏ và cư trú dọc đầu nguồn sông Hậu cho tới khi chúa Nguyễn mở mang bờ cõi đến một phần hai lãnh thổ miền Tây Nam Bộ bây giờ.
Năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên, vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: “Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy”. Chính vì vậy mà vua Gia Long đã hạ lệnh cho đào con kênh Vĩnh Tế vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819).
Người được giao trọng trách đào con kênh này là Thoại Ngọc Hầu. Để thực hiện nhanh tiến độ nên triều đình Huế đã thành lập người Chăm nơi đây thành các đạo quân bảo vệ thành Châu Đốc, đồng thời cùng 80,000 cư dân Khmer, Kinh gian khổ ngày đêm đào con kênh Vĩnh Tế.
Sau khi con kênh Vĩnh Tế hoàn tất, cả triều đình Huế xem đây như thành quả to tát nên đã cấp đất cho các đạo quân người Chăm thành lập 7 làng Chăm sinh sống trên mảnh đất An Giang. Khoảng thời gian sau thì phát triển thêm một số làng Chăm nữa”.
Qua những thông tin từ sử liệu này, thì có thể nói, đồng bào người Chăm ở Am Giang và Ninh Thuận, Bình Thuận đều chung một gốc. Tuy nhiên, vì những tiếp biến văn hóa trong lúc lịch sử có nhiều biến cố quan trọng nên văn hóa và tín ngưỡng có chút khác biệt. Ví dụ điển hình, người Chăm ở An Giang nói chung và làng Chăm Châu Giang nói riêng đều theo đạo hồi, gọi là Chăm Islam, Chăm Awal (Chăm mới). Còn người Chăm tại Ninh Thuận, Bình Thuận phần lớn theo đạo Bàlamôn hay còn gọi là chăm Ahier, Chăm Ấn giáo, Chăm thiêu (cuh). Một bộ phận khác theo đạo Bàni (Chăm Bàni hoặc chăm cũ) và Chăm Hồi giáo (Chăm Islam, bộ phận này ở Ninh Thuận và Bình Thuận không nhiều).
Có một điểm chung mà không thể chối cãi khi nói đến đại bộ phận người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận theo đạo Bàni và Hồi giáo và người Chăm ở An Giang là họ không ăn thịt heo, con trai không được uống rượu (ngày trước cấm hoàn toàn nhưng ngày nay đã được cởi mở), không được đeo vàng, vào tháng Ramadam phải nhịn ăn và cầu nguyện 5 lần/ngày, … đặc biệt là còn một số tục lệ như ăn bốc, cấm cung đối với các cô gái Chăm từ tuổi dậy thì đến khi lấy chồng (riêng tập tục này ngày nay đã được xóa bỏ, phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội), …Hàng năm họ có ba kỳ lễ lớn: Lễ Roja vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch; Lễ Ramadam (hay còn gọi là lễ ăn chay, tháng ăn chay) kéo dài từ ngày 1 đến hết ngày 30 tháng 9 Hồi lịch; Lễ sinh nhật của Giáo chủ Muhammed vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch.
Còn với đại bộ phận người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, Bình Thuận thì ngược lại. Họ thờ thần, thờ thánh và ông ba tổ tiên như Mẹ xứ sở Po Nư I Gar, thần Po Sha I Nư, thần Po Klaong Garai, Thần Po Rome … Họ không ăn thịt bò, theo chế độ mẫu hệ và hàng năm tổ chức nhiều lễ hội. Trong đó, 4 lễ hội lớn là lễ chuyển mùa (Yor yang), lễ tưởng nhớ những người đã khuất (Kate), lễ tưởng nhớ Mẹ xứ sở (Cabbur) và lễ mở cửa tháp (Pơh Bannơng Yang).
Khám phá làng Chăm Châu Giang
Trong số các làng Chăm ở An Giang thì có thể nói, làng Chăm Châu Giang là nơi còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập tục sinh sống nhà sàn và tín ngưỡng Hồi giáo dưới bóng thánh đường. Chính từ điều này mà làng Chăm Châu Giang thường được các các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tìm đến để lấy cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Xen lẫn với những món hàng thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng thủ công, tại cơ sở được xem như là điểm tham quan còn có những mặt hàng trang sức như vòng, dây chuyền, hoa tai, bông tai, … cũng được đồng bào Chăm nơi đây làm hết sức công phu và bắt mắt. Nếu muốn mua để sử dụng hoặc để làm quà cho người thân và bạn bè thì những món đồ này là một sự lựa chọn hợp lý.
Song cùng với nghề dệt thổ cẩm và làm trang sức truyền thống, điểm nhấn trong văn hóa tín ngưỡng người Chăm Châu Giang chính là những ngôi nhà sàn gỗ đã có tuổi đời hàng trăm tuổi. Đây mới thật sự là những điều được nhiều người quan tâm khi đến làng Chăm Châu Giang nói riêng và các làng Chăm khác ở An Giang nói chung.
Khác với những ngôi nhà sàn của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang được cất rất cao và hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý nguyên khối như cẩm lai, căm xe, cà chất… đặc biệt có nhiều ngôi nhà dùng cả gỗ giáng hương.
Qua quan sát và tìm hiểu thì mới biết, nhà sàn của người Chăm làng Châu Giang được thiết kế hết sức tinh tế theo không gian rộng, thoáng mát với thiên nhiên. Nhà khi làm sẽ được chia thành hai loại là nhà nhỏ 4 gian và nhà lớn 5 gian. Theo phong thủy thì mặt tiền luôn quay về hướng nam và phải có một cái thang bằng gỗ để đi lên đi xuống. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người để khi người lạ vào nhà phải cúi thấp với ý chào chủ nhà. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà loại gỗ dùng cất nhà sẽ thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
Có một điều khác biệt của nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang bên trong không có bàn ghế, vì vậy mà khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Đặc biệt trong nhà có một khung cửa có màn che được trang trí tùy được trang trí bắt mắt để ngăn cách với gian nhà trong. Theo tập tục, đây là khu vực sinh hoạt hoàn toàn dành riêng cho đàn bà con gái, đàn ông con trai không được vào. Do đó mà khu vực này rất được coi trọng khi có khách hoặc người là đến nhà chơi.
Bên cạnh những tập tục và sinh hoạt này, nét đẹp trong tín ngưỡng Hồi giáo nơi thánh đường Mubarak cũng là một yếu tố quan trọng tô vẽ lên bức tranh văn hóa đa màu sắc của đồng bào Chăm làng Châu Giang. Nếu có dịp về An Giang, bạn hãy một lần đến thăm làng Chăm Châu Giang để cảm nhận bao điều kỳ thú.
Cách đi và kinh nghiệm khi tham quan làng Chăm Châu Giang
Địa chỉ: Làng Chăm Châu Giang – xã Châu Phong – thị xã Tân Châu – tỉnh An Giang.
Thời gian: nên bắt đầu lúc 7h00 và kết thúc lúc 17h00.
Kinh nghiệm thuê tàu: Liên hệ thuê tàu tại lễ tân khách sạn nếu muốn đi riêng hoặc trực tiếp đến bến phà Châu Giang gần công viên 30 tháng 4 di chuyển bằng phà.
Kinh nghiệm tham quan: Làng Chăm Châu Giang không lớn, cho nên bạn có thể đi bộ khám phá mà không cần đến phương tiện nào, từ việc di chuyển bằng tàu hoặc thuyền qua sông.
Vài điều lưu ý trong giao tiếp khi đến làng Chăm Châu Giang
Hạn chế nói chuyện với phụ nữ đã có chồng và xin phép trước nếu muốn chụp hình với các cô gái tại các cơ sở dệt thổ cẩm.
Không soi mói hoặc so sánh văn hóa, con người cũng như lịch sử.
Không nhìn chầm chầm vào người phụ nữ hoặc có các hành động đi quá sự cho phép.
Thánh đường là nơi tôn nghiêm, vì vậy muốn làm gì cũng phải có sự cho phép.
Trả giá với những món hàng thổ cẩm, đồ lưu niệm là việc không nên làm ở đây.
Tìm Hiểu Về Xe Khách Hải Phòng Mộc Châu Sơn La
Mộc Châu Sơn La đang trở thành địa điểm du lịch được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của cảnh vật thiên nhiên cùng sự hiếu khách, nhiệt thành của người dân bản địa. Nhắc tới xe khách đi Mộc Châu Sơn La, người ta thường nhắc tới các loại xe xuất phát từ Hà Nội đi Mộc Châu. Vậy đối với người dân Hải Phòng, họ sẽ phải bắt xe khách Hải Phòng Mộc Châu Sơn La như thế nào để có thể tới được vùng đất thơ mộng này?
Những tuyến xe khách Hải Phòng Mộc Châu Sơn La?
Hiện nay, có rất nhiều tuyến xe khách Hải Phòng Mộc Châu Sơn La bởi nhu cầu du lịch Mộc Châu ngày càng tăng lên. Để đi từ Hải Phòng tới Mộc Châu, du khách có thể lựa chọn những tuyến xe phù hợp với thời gian đi du lịch và giá vé phù hợp với bản thân mình.
Xe khách Hồng Nga là một trong những tuyến xe khách đi Mộc Châu từ Hải Phòng được rất nhiều người lựa chọn. Như chúng ta đã biết, quãng đường từ Hải Phòng tới Mộc Châu Sơn La rất xa, thường sẽ gây cảm giác mệt mỏi cho du khách, đặc biệt đối với những người say xe. Chính vì vậy xe khách Hồng Nga được thiết kế 40 giường nằm, cung cấp khăn cùng nước uống miễn phí giúp tạo điều kiện tốt nhất cho du khách.
Tuyến xe này sẽ bắt đầu lăn bánh từ 17h30 tại bến xe Cầu Rào và mất 12 giờ đồng hồ để tới được bến xe Sơn La vào lúc 5h30 hôm sau. Giá vé cho một chuyến du lịch Mộc Châu của bạn khi đi xe khách Hồng Nga là 300.000 VND/vé.
Nếu bạn không say xe và muốn rút ngắn thời gian di chuyển tới Mộc Châu thì nên lựa chọn xe khách Hùng Long. Loại xe này được thiết kế với 41 chỗ giường nằm có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của các khách hàng.
Tuyến xe khách Mộc Châu Hải Phòng này sẽ bắt đầu lăn bánh vào lúc 15h00 tại bến xe Vĩnh Bảo và tới bến xe Mộc Châu vào lúc 22h00. Như vậy nếu so với xe khách Hồng Nga, thì xe Hùng Long chỉ mất có 7 tiếng đồng hồ. Giá của tuyến xe khách này là 200.000VND/vé.
Tuyến xe khách Kết Đoàn này sẽ khởi hành từ 17h00 chiều tại bến xe Cầu Rào và mất khoảng 11h để có thể tới bến xe Mộc Châu vào 4h00 sáng. Loại xe này được thiết kế hiện đại, sang trọng với 40 chỗ giường nằm, đảm bảo cho du khách có một không gian nghỉ ngơi thoải mái. Giá vé của xe khách Kết Đoàn là 200.000 VND/vé.
Xe khách Hải Phòng Mộc Châu Sơn La chạy trong khoảng thời gian nào?
Vì khoảng cách từ Hải Phòng tới Mộc Châu Sơn La khá xa nên các tuyến xe khách Mộc Châu Hải Phòng thường chỉ có một tuyến trong ngày. Du khách có thể bắt xe khách đi Mộc Châu vào các thời điểm khác nhau phụ thuộc vào từng địa điểm của bến xe xuất phát và bến xe điểm dừng. Nếu du khách bắt xe từ bến xe Niệm Nghĩa thì sẽ rút ngắn được thời gian hơn chuyến xe khách từ bến xe Cầu Rào từ 3 – 5 tiếng.
Bên cạnh đó, những chuyến xe khách đi tới bến xe Mộc Châu thường sẽ chạy vào buổi sáng, còn những chuyến đi tới bến xe Sơn La thì đa số sẽ đi vào buổi chiều.Tùy thuộc vào mỗi tuyến xe, địa điểm xe lăn bánh mà xe khách du lịch Mộc Châu Sơn La sẽ có những thời gian khởi hành khác nhau. Chính vì vậy mà du khách cần chủ động trong việc liên lạc với các nhà xe để tránh trường hợp lỡ xe.
Lưu ý khi bắt xe khách Hải Phòng Mộc Châu Sơn La
Giá vé xe khách Hải Phòng Mộc Châu sẽ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm bạn đi du lịch Mộc Châu. Nếu bạn đi vào thời gian cao điểm của du lịch thì rất có thể giá vé sẽ tăng và ngược lại. Chính vì vậy trước khi bắt xe, bạn cần phải hỏi thật kĩ giá xe trước để có thể có mức tính toán phù hợp cho chuyến đi của mình thật hoàn hảo.
Thông thường, đối với những tuyến xe khách đi từ tối hôm trước và sẽ tới nơi vào đêm hoặc rạng sáng hôm sau, bạn cần thuê trước nhà nghỉ để khi tới nơi đã có sẵn “chăn ấm, đệm êm” cho bạn nghỉ ngơi sau một chặng đường dài.
Khoảng cách giữa Hà Nội và Mộc Châu khá xa nên du khách sẽ mất khoảng 7 – 12 tiếng đồng hồ ngồi xe khách mới có thể tới được nơi. Đây là một khoảng thời gian khá dài, chính vì vậy bạn cần chuẩn bị đồ ăn dọc đường để đề phòng khi đói. Những tuyến xe khách đường dài này thường sẽ có những khoảng thời gian nghỉ dọc đường để du khách có thể nghỉ ngơi, tuy nhiên trong một số trường hợp thức ăn ở cửa hàng sẽ không đảm bảo được sạch sẽ hoặc không hợp khẩu vị của bạn vì vậy nên chuẩn bị đồ ăn sẵn ở nhà là điều rất cần thiết.
0
du lịch mộc châu * giá vé xe khách hải phòng mộc châu * xe khách đi mộc châu từ hải phòng * xe khách hải phòng mộc châu sơn la * xe khách mộc châu hải phòng
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Làng Chăm Châu Giang trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!