Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Cục Du Lịch Bàn Giải Pháp Cơ Cấu Lại Thị Trường Khách mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đánh giá lại thực trạng hoạt động của du lịch cùng với nhận diện những thách thức, khó khăn; tìm kiếm cơ hội song song với chuẩn bị sẵn sàng cho sự bứt phá “hậu Covid-19” là trọng tâm của Hội nghị cơ cấu lại thị trường khách du lịch do Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức tại Hà Nội ngày 19/11.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trong những năm gần đây, Du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng. Từ năm 2015 – 2019, tốc độ tăng trưởng lượng khách luôn đạt 2 con số, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế nhanh nhất thế giới, lượng khách nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng (bình quân 56%). Năm 2019, ngành Du lịch đã đóng góp 9,2% vào GDP đất nước. Ngày 22/1/2020, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó những mục tiêu đặt ra về lượng khách, doanh thu, đóng góp của ngành Du lịch vào GDP… cho thấy Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặt rất nhiều kỳ vọng vào ngành Du lịch.
Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo đề dẫn về cơ cấu lại thị trường khách du lịch cho thấy, trong những năm gần đây, khách nội địa chiếm 82,5%, khách quốc tế chiếm 17,5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam; tỷ lệ tổng thu từ khách quốc tế và nội địa hầu như không thay đổi với 55,7% thu từ khách quốc tế và 44,3% thu từ khách nội địa. Về khách quốc tế, thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, khoảng 66,8% năm 2019; thị trường ASEAN có tỷ trọng ổn định, chiếm khoảng 11,3% khách quốc tế đến Việt Nam; các thị trường truyền thống như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Khách du lịch nội địa đã tăng từ 57 triệu lượt người năm 2015 lên hơn 85 triệu lượt năm 2019, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành Du lịch, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không và nhiều ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên, du lịch là ngành hết sức nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra ngành Du lịch cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Hiện nay, du lịch vẫn tiếp tục chịu những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Theo dự báo, năm 2020 số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ sụt giảm khoảng 80%, khách du lịch nội địa giảm khoảng 50%, tổng thiệt hại đối với du lịch khoảng 23 tỷ USD, trong đó 16 tỷ USD từ thị trường khách quốc tế. Mặc dù vậy, trong bối cảnh khó khăn cũng gợi mở những cơ hội mà ngành Du lịch có thể nắm bắt để vượt qua khó khăn trước mắt, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đón khách du lịch quốc tế khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn. Nhằm chuẩn bị tốt cho sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong thời gian tới, TCDL tổ chức hội nghị này với mong muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp, đánh giá lại thực trạng hoạt động cũng như những cơ hội, thách thức đối với Du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Du lịch Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra, trong đó việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, hoạt động Du lịch Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức như: cơ cấu khách quốc tế phụ thuộc vào một số thị trường, nhiều rủi ro, chất lượng chưa cao, một số địa phương đang có tình trạng tăng trưởng khách Trung Quốc tỷ lệ nghịch với khách châu Âu, Nhật Bản; tăng trưởng nóng của một số thị trường làm quá tải một số điểm đến, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, môi trường, ảnh hưởng việc đảm bảo thương hiệu, chất lượng dịch vụ du lịch quốc gia; việc phát triển sản phẩm và thu hút khách du lịch chưa căn cứ trên nhu cầu thị trường, chưa xác định rõ ràng các phân khúc cần tập trung đẩy mạnh; trong bối cảnh đại dịch, nhiều quốc gia có xu hướng khuyến khích công dân nước mình đi du lịch nội địa thay vì du lịch quốc tế, gây ra sự khó khăn trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam… Trong bối cảnh đó, TCDL đề xuất cơ cấu lại thị trường khách du lịch tập trung vào một số nhiệm vụ như sau: nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch, cơ chế chính sách, xúc tiến quảng bá, chuyển đổi số trong phát triển thị trường khách du lịch, tăng cường phát triển nguồn nhân lực nhắm sang cơ cấu thị trường mới…
Kết luận hội nghị, Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu cảm ơn những đóng góp, chia sẻ cởi mở của các đại biểu; những ý kiến này sẽ được ghi nhận, chọn lọc để báo cáo tại hội nghịtoàn quốc về du lịch sắp được tổ chức thời gian tới. “Để thúc đẩy toàn ngành Du lịch Việt Nam phát triển, mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương đều cần thực hiện cơ cấu lại, từ đó tạo nên bức tranh tổng thể của cả nước phù hợp với bối cảnh mới”, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhấn mạnh. (http://vtr.org.vn/)
Cơ Cấu Lại Thị Trường Du Lịch: Chú Trọng Khách Nội Địa, Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ
Sáng 19/11 trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2020 (VITM 2020), Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị về cơ cấu lại thị trường khách du lịch. Trong bối cảnh du lịch thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp du lịch, nhà quản lý và các chuyên gia đều cho rằng, cần cơ cấu lại thị trường, chú trọng phát triển thị trường du lịch nội địa bằng chất lượng sản phẩm.
Phát triển du lịch nội địa để cân bằng cán cân du lịch
Thời gian vừa qua, du lịch Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng cả về lượng khách và tổng thu từ du lịch. Giai đoạn 2015 – 2019, khách quốc tế lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 7,9 triệu lên 18 triệu (tăng gần 2,3 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế đạt 22,7%/năm. Cũng trong thời gian trên, lượng khách nội địa từ 57 triệu lượt, lên 85 triệu lượt (tăng 1,5 lần). Tổng thu từ du lịch tăng từ 355 ngàn tỷ đồng lên 755 ngàn tỷ đồng (tăng 2,1 lần). Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ xếp thứ 75 năm 2015 lên thứ 63 năm 2019.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, du lịch là một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới giảm khoảng 1,1 tỷ lượt khách, thiệt hại dịch Covid 19 cho ngành du lịch lên tới 1.100 tỷ USD, khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành du lịch mất việc làm.
Ông Nguyễn Trùng Khánh- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Dự báo sau dịch, xu hướng du lịch quốc tế có nhiều thay đổi. Du khách sẽ chú trọng hơn các yếu tố an toàn sức khỏe, bảo hiểm du lịch, vệ sinh, tránh các không gian đông đúc, tránh tiếp xúc, nhạy cảm đối với vấn đề chi phí và giá cả trong việc lựa chọn điểm đến; xu hướng đi du lịch gần trong nước hoặc trong khu vực, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, nhu cầu nhiều hơn đối với các kỳ nghỉ dưỡng trong các không gian mở, biệt lập, có các điều kiện vệ sinh an toàn đảm bảo cho việc phòng dịch.
Đối với du lịch Việt Nam, ngay sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào tháng 1/2020, du lịch Việt Nam rơi vào khủng hoảng do dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2020, dự kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm trên 80% so với năm 2019. Về khách nội địa, mặc dù Bộ VHTTDL cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình kích cầu, giảm giá nhưng dự báo cũng giảm 50% so với năm 2020. Ngành du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Đến nay, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc. Ngành vận chuyển, hàng không quốc tế cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành.
Trong bối cảnh này, vấn đề chính đặt ra là toàn ngành cần đánh giá lại, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, cơ cấu thị trường du lịch Việt Nam khách nội địa chiếm 82,5%, khách quốc tế chiếm 17,5%. Về tổng thu từ khách nội địa và khách quốc tế: Giai đoạn 2015 – 2019, tỷ lệ tổng thu từ khách quốc tế và khách nội địa hầu như không thay đổi với tỷ lệ 55,7% thu từ khách quốc tế và khoảng 44,3% thu từ khách nội địa, mặc dù về số lượng, khách nội địa có số lượng gấp 4,7 lần số lượng khách quốc tế.
Đối với thị trường khách du lịch nội địa, giai đoạn 2015 – 2019 đã tăng thêm 28 triệu lượt khách, từ 57 triệu lên 85 triệu lượt, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành du lịch, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không và nhiều ngành kinh tế khác.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam khẳng định, thị trường nội địa giữ vai trò cân đối hoạt động du lịch. Đặc biệt trong bối cảnh tác động của Covid-19, thị trường quốc tế hiện nay đang dừng lại, du lịch nội địa đã thích ứng tốt. Ngành du lịch cần tính toán xem cơ cấu của ngành trong giai đoạn mới như thế nào. “Câu chuyện phát triển cân đối vùng miền, đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào thị trường chủ yếu để ngành có đề kháng trước những rủi ro”- ông Hà Văn Siêu nhận định.
Tăng chất lượng, khai thác điểm mới
Theo đại diện của Vietnam Airlines, trong thời gian ngắn hạn, du lịch khó có thể phục hồi mà phải 2-3 năm, thậm chí dài hơn nữa. Trước dịch Covid-19, mỗi năm có khoảng 9-10 triệu người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Dù số tiền chi tiêu từ lượng khách này chưa được ước tính nhưng nếu khảo sát, thu hút lượng khách này hướng đến du lịch nội địa, thì đây là lượng khách tiềm năng.
Cũng theo vị đại diện này, hiện sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn còn theo xu hướng truyền thống, trong giai đoạn này, cần xây dựng thêm sản phẩm du lịch, tăng điểm đến hấp dẫn.
“Cần có sản phẩm khuyến khích khách nội địa tốt hơn. Hiện nay du lịch Việt Nam vẫn theo xu hướng truyền thống. Cứ đi biển là nghĩ đến Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang; tour Tây Bắc thì Sapa, Hà Giang… trong khi còn nhiều điểm khác hấp dẫn. Nếu không khai thác tốt các điểm khác thì du khách trong nước họ chỉ đi 1-2 lần 1 điểm. Vì vậy cần khai thác những điểm mới, tăng sự mới lạ, hấp dẫn tại các điểm đã quen thuộc để thu hút khách nội địa”- đại diện VN Airlines cho biết.
Đồng quan điểm này, ông Trần Hùng Việt- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP HCM khẳng định: “Hiện giá của dịch vụ du lịch đang ở mức đáy, cung quá lớn so với cầu, nên khách hàng dễ dàng lựa chọn. Quan trọng để thu hút khách du lịch là sản phẩm có đáp ứng yêu cầu, có đáp ứng được chất lượng. Xu hướng hiện nay là du lịch nghỉ dưỡng, vì vậy, phải xây dựng các tour thiên về phục vụ xu hướng này và đáp ứng được nhu cầu của du khách, không vì giá rẻ mà chất lượng thấp đi”.
Ý kiến này cũng được bà Trần Thị Nguyện, Giám đốc Tiếp thị tập đoàn Sungroup tán thành. Bà Trần Thị Nguyện cho biết, thị trường nội địa là thị trường quan trọng mà Sun hướng đến. Hiện nay, giá dịch vụ đã ở mức “dưới sàn”, không còn gì để giảm nữa. Nhưng nhìn lại sản phẩm du lịch của mình, Tập đoàn Sungroup xác định, không giảm dịch vụ nữa mà nâng cao chất lượng, hướng đến đối tượng khách có điều kiện chi tiêu cao, họ không đồng tình với giá rẻ mà đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng, đẳng cấp, sự khác biệt./.
Hồng Hà
Cơ Cấu Lại Ngành Du Lịch Ninh Bình
UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch 101/KH-UBND về việc tổ chức cơ cấu lại ngành Du lịch Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu huy động các nguồn lực, tập trung khai thác lợi thế về tài nguyên, sản phẩm, thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh của tỉnh Ninh Bình tới bạn bè trong nước và quốc tế. Phấn đấu Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Du lịch Ninh Bình đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đạt tổng doanh thu từ du lịch trên 8.000 tỷ đồng; đón và phục vụ 1,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 7 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 2 triệu lượt khách lưu trú); tạo việc làm cho 30.000 lao động, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp…
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Kế hoạch đề ra các giải pháp cơ cấu lại thị trường khách du lịch; củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý; cơ cấu lại nguồn lực để phát triển du lịch; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch. Trong đó ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh đạt chuẩn tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách du lịch; chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc gia Tràng An, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Cúc Phương, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng… với các sản phẩm du lịch đa dạng, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khách sạn có chất lượng cao, nhà hàng ăn uống đạt chuẩn và các khu vui chơi giải trí hiện đại để phục vụ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch; tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lao động và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong Ngành; tích cực đổi mới các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh; quản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh; nhân rộng mô hình các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch…
PV
Vietravel Ký Hợp Tác Với Tổng Cục Du Lịch Singapore Phát Triển Thị Trường Khách Việt Nam Đến Sing
Vào ngày 10/5/2019, Tổng cục Du lịch (TCDL) Singapore và Vietravel – Công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam đã cùng nhau kí kết văn bản thoả thuận hợp tác chiến lược. Đây là lần đầu tiên Tổng cục Du lịch Singapore ký kết hợp tác chiến lược với 1 công ty lữ hành Việt Nam để thực hiện các công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Singapore tại Việt Nam, qua đó đem đến cho du khách Việt những sản phẩm du lịch chất lượng cao và trải nghiệm mới khi đến đảo quốc thông qua các chương trình kích cầu dành riêng cho thị trường Việt Nam.
“SINGA-HURA!” là tên của chiến dịch hợp tác lần này, theo đó du khách Việt Nam sẽ có thật nhiều trải nghiệm mới, thật nhiều niềm vui khi đến đây. Theo ông Trần Đoàn Thế Duy – Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietravel, trong những năm gần đây, du khách Việt đến Singapore ngày càng nhiều, do đó, chúng tôi mong muốn từ sự hợp tác này sẽ đem đến nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Sản phẩm tour Singapore được thiết kế mới thêm để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng du khách, từ khách gia đình có trẻ em, khách trẻ, khách muốn trở lại Singapore nhiều lần nhưng vẫn có những trải nghiệm khác biệt.
Ông Chang Chee Pey, Cục Phó Tổng cục Du lịch Singapore cho biết: Là đất nước với tinh thần không ngừng đổi mới, ngành du lịch Singapore đưa ra thông điệp quảng bá là “Nơi đam mê khơi mở tiềm năng” với mục tiêu khơi gợi niềm hứng khởi cho du khách khi đến với Singapore. Hàng năm, sản phẩm du lịch Singapore luôn được phát triển và mở rộng từ địa điểm tham quan, nơi tổ chức sự kiện cho khách doanh nghiệp đến các hoạt động vui chơi giải trí. Design Orchard và Floral Fantasy tại Gardens by the Bay, Bee Cheng Hiang Grillery, River Safari, Peranakan cuisine và Jewel Changi Airport là những điểm mới nhất trong năm 2019. Đặc biệt, hè này, bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon nhất tại Lễ hội Ẩm thực Singapore và mua sắm món đồ yêu thích tại Lễ hội giảm giá Singapore!
Bên cạnh việc xây dựng những hành trình du lịch mới cho khách lẻ, khách doanh nghiệp với mức giá hấp dẫn; hai bên sẽ cùng nhau quảng bá cho du khách cũng như đào tạo nhân viên bán tour những kiến thức về Singapore quốc gia, bên cạnh việc kích cầu du lịch Outbound (khách Việt Nam du lịch nước ngoài), Vietravel không ngừng nỗ lực thu hút nguồn khách Inbound (khách Việt kiều/quốc tế du lịch Việt Nam) bằng việc thiết lập các Văn phòng/ Chi nhánh tại nước ngoài. Hiện tại, Vietravel đang sở hữu các VPĐD tại Mỹ, Úc, Pháp, Nhật, Campuchia và Singapore.
Qua buổi ký kết lần này, Vietravel mong muốn có thêm nhiều cơ hội hợp tác song phương với Tổng cục Du lịch Singapore, từ đó hai bên có thể hỗ trợ 2 chiều, tại thị trường Việt Nam và Singapore.
Lê Việt
Bạn đang xem bài viết Tổng Cục Du Lịch Bàn Giải Pháp Cơ Cấu Lại Thị Trường Khách trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!