Xem Nhiều 6/2023 #️ Tổng Hợp Các Đề Tài Luận Văn Du Lịch Dễ Làm # Top 13 Trend | Samthienha.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tổng Hợp Các Đề Tài Luận Văn Du Lịch Dễ Làm # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Các Đề Tài Luận Văn Du Lịch Dễ Làm mới nhất trên website Samthienha.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

+ Tài nguyên du lịch là gì? Các cách phân loại tài nguyên du lịch

+ Khái niệm điểm du lịch và các yếu tố cấu thành điểm du lịch

40 Đề tài luận văn du lịch

1. Luận văn xây dựng chương trình du lịch mạo hiểm tại trung tâm lữ hành Hội An

2. Luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành: “Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH Du lịch và Thương mại Á Đông(chi nhánh Huế)”

3. Luận văn phát triển du lịch bền vững: Thực trạng phát triển ngành du lịch ở nước ta trong thời gian qua

4. Luận văn du lịch: Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành: Trường hợp các khu du lịch tại TP. Đà Lạt

5. Luận văn thạc sĩ du lịch: Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015

6. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam – Ảnh hưởng đối với du lịch

7. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay

8. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch

9. Luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch Làng Gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh

10. Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đế năm 2015

11. Luận văn thạc sĩ du lịch: Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai (tầm nhìn đến năm 2020)

12. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh

13. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh

14. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa của đình Hàng Kênh – Hải Phòng phục vụ cho phát triển du lịch

15. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nghiên cứu tiềm năng du lịch của huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên

16. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu hoạt động Teambuilding của sinh viên ngành Văn hóa du lịch trường Đại học dân lập Hải Phòng

17. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền – Hải Dương phục vụ phát triển du lịch

18. Luận văn thạc sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO

19. Luận văn thạc sĩ du lịch: Chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020

20. Luận văn thạc sĩ ngành du lịch: Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010

21. Luận văn thạc sỹ ngành du lịch: Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

22. Luận văn thạc sỹ du lịch: Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở thành phố Đồng Hới

23. Luận văn chiến lược phát triển du lịch: Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

24. Khóa luận tốt nghiệp ngành văn hóa du lịch: Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay – Khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc

25. Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025

26. Khóa luận văn hóa di lịch: Tìm hiểu loại hình du lich phượt trong giới trẻ hiện nay – khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc

27. Thực trạng và giải pháp của hoạt động tính giá và chính sách giá trong kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty du lịch Sao Việt

28. Luận án Tiến sĩ du lịch: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế

29. Luận văn phát triển ngành du lịch: Phân tích chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam

30. Luận văn tốt nghiệp ngành du lịch khách sạn:Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020

31. Luận văn tốt nghiệp ngành du lịch khách sạn: Tận dụng ưu đãi của thiên nhiên kết hợp khai thách hợp lý của con người để bền vững trong ngành du lịch

32. Luận văn thạc sĩ du lịch: Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020

33. Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch: Tìm hiểu nhu cầu du lịch văn hoá tâm linh-chùa Huế

34. Khóa luận tốt nghiệp Du lịch: Liên kết quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam

35. Khóa luận tốt nghiệp du lịch: Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển

36. Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch: Giải pháp phát triển ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

37. Tiềm năng ngành du lịch của Việt Nam và phương hướng tăng đầu tư cho phát triển du lịch

38. Luận văn Thạc sĩ du lịch: Hoạch định chiến lược marketing cho ngành du lịch Hạ Long đến năm 2020

39. Luận văn thạc sĩ ngành du lịch: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Preah Vihear – Campuchia đến năm 2015

40. Luận văn tốt nghiệp du lịch: “Quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, thực trạng và giải pháp”

Luận Văn Đề Tài Chùa Bái Đính

Ninh Bình với tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, là địa bàn có thể thu hút được nguồn khách trong nước và quốc tế. Vẻ đẹp tài nguyên của Ninh Bình không những là Tam Cốc – Bích Động thắng cảnh vốn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”, rừng già Cúc Phương,.hay các khu sinh thái như: khu bảo tồn ngập nước Vân Long, khu sinh thái Tràng An. Mà nó còn thể hiện với các giá trị văn hoá lịch sử là cố đô Hoa Lư là kinh đô xưa của nước Đại Cồ Việt, đền vua Đinh,.những sản phẩm nổi tiếng như mây tre nứa của vùng Kim Sơn, những món ăn cổ truyền của dân tộc như cơm cháy, thịt dê, rượu Kim Sơn.tất cả đều toát lên được cái tôi của mảnh đất Ninh Bình, của nét đẹp truyền thống. Việc nghiên cứu về đề tài này chính là nhằm tôn vinh những nét đẹp truyền thống của mảnh đất quê hương. Ninh Bình vốn là mảnh đất văn hoá của các tôn giáo (thời đại triều Lý với nền văn hoá phật giáo, triều đại Trần với nền văn hoá Đạo giáo – Thái Vi xưa, samg thế kỷ XIX với nền văn hoá Đạo Thiên Chúa giáo – Phát Diệm. Trải qua những biến cố những thăng trầm lịch sử của đất nước, mỗi tôn giáo lại tạo được những thế đứng riêng cho mình. Ninh Bình, nơi hội tụ của các nền văn hoá tôn giáo nhưng Phật giáo lại là tôn giáo gắn với đại đa số tầng lớp dân chúng hơn cả, bởi Phật giáo gắn liền với những tín ngưỡng trong đời sống cộng đồng như: đạo thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng Làng, thờ Mẫu, thờ Thánh Thần. vì thế được đa số tầng lớp nhân dân hướng tới. Tính nhân văn cao cả giúp con người sống và làm theo những tư tưởng của đạo Phật. Cho đến nay con số chùa chiền đựơc xây dựng lên để thờ cúng đức phật cùng những tín ngưỡng văn hoá của các chúng sinh và phật tử tại Ninh Bình đã lên tới con số khá lớn với khoảng hơn 200 ngôi chùa, trên 30.000 tín đồ. Tìm hiểu về tôn giáo này chính là sự tìm về với cội nguồn và bản sắc văn hoá từ các triều đại Lý – Trần, viết lên cả một giai thoại phát triển của các triều đại xưa, nhằm giáo dục và nuôi dưỡng lòng tự hào của thế hệ trẻ với thế hệ cha ông đi trước. Trước thế mạnh về tiềm năng du lịch của mình, Ninh Bình đang là một trong những tỉnh trong cả nước có khả năng phát triển và đưa ngành du lịch trở thành thế mạnh. Do một số yếu tố tác động cũng như sự chuyển mình một cách chậm chạp, du lịch Ninh Bình chưa thực sự phát triển. Nhưng trong mấy năm gần đây, sự ra đời của quần thể chùa Bái Đính (Gia Sinh), giống như một luồng gió mới thổi thêm sinh khí và mang lại diện mạo hoàn toàn mới cho ngành du lịch Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Bái Đính thu hút được đông đảo khách thập phương trong và ngoài nước, bởi sự hoành tráng đồ sộ của những công trình kiến trúc Phật giáo vĩ đại, sự huyền bí về những giai thoại lịch sử. Du khách đến với bái Đính đều mang trong lòng sự hiếu kỳ, khám phá về sự mới lạ, cũng chính là cách người ta tìm đến với chốn tâm linh thanh tịnh để xoá đi những bi ai của trần thế, cầu khấn cho những điều tốt đẹp. Bái Đính không những là một công trình kiến trúc đồ sộ mà có giá trị tâm linh lớn lao, trong tương lai sẽ là trung tâm Phật giáo của Việt Nam. Là người con trên mảnh đất Ninh Bình thân yêu, em muốn mình đóng góp một chút ông sức nhỏ bé muốn khơi dậy tiềm năng du lịch. Giúp cho cộng đồng các dân tộc trong nước, cũng như các kiều bào xa quê hương hiểu được các các giá trị văn hoá lịch sử của đồng bào mình, cùng với vẻ đẹp thiên nhiên và con người của mảnh đất “vùng quê chiêm trũng”. chính vì những lý do trên người viết đã chọn đề tài ” Chùa Bái Đính – Tiềm năng du lịch của Ninh Bình” 2. Mục đích nghiên cứu – Tìm hiểu khái quát về Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam. – Tìm hiểu các giá trị văn hoá lịch sử của Ninh Bình nói chung và quần thể Chùa Bái Đính noí riêng. nhằm tôn vinh được nét đẹp văn hoá lịch sử của cố đô Hoa Lư cũng như làm nổi bật lên các yếu tố văn hoá lịch sử của quần thể di tích chùa Bái Đính. Vì đây vốn là khu du lịch trọng tâm của tỉnh Ninh Bình để tạo đà cho sự phát triển của các khu du lịch khác. Đề tài này còn giúp con người hướng về cội nguồn những nét đẹp truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần trong đời sống văn hoá dân tộc Việt. – Trên cơ sở đánh giá về các giá trị đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả quần thể di tích này phục vụ phát triển du lịch

Luận Văn Đề Tài Quy Hoạch Du Lịch Tỉnh Quảng Nam

Đất nước Việt Nam của chúng ta tuy nhỏ bé nhưng tiềm ẩn trong mình một vẻ đẹp tuyệt vời đã làm say đắm biết bao trái tim du khách đã từng đặt chân đến nơi đây. Tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization) năm 1981, với tiềm năng đa dạng và phong phú, Việt Nam đã chứng minh được mình xứng đáng trở thành điểm đến của thế giới. Khắp dọc miền Tổ quốc từ Bắc vào Nam, nơi đâu cũng xuất hiện những danh lam thắng cảnh nức lòng người : Sapa, Hạ Long, Huế, Hội An, Đà Lạt, Nha Trang . . . mỗi nơi với mỗi vẻ đẹp khác nhau : yên bình, hùng vĩ, cổ kính . . . Đây là những điều kiện, tài nguyên cốt lõi để du lịch – một ngành kinh tế tổng hợp đóng vai trò quan trọng phát triển. Nhắc đến du lịch, nhiều người quan niệm rằng đây là “ngành công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”. Thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và cả môi trường nếu như biết khai thác hợp lí mọi tiềm năng để phát triển bền vững. Còn ngược lại, nếu không biết khai thác, quản lí phát triển đúng hướng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho tài nguyên và môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh. Vậy nên qua bài nghiên cứu này, tôi muốn góp một tiếng nói nhỏ để giúp cho nền du lịch Việt Nam được phát triển đúng hướng, bắt đầu từ một tỉnh thuộc vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ – Quảng Nam. Nhiều nguồn tài liệu lịch sử đã chỉ ra rằng tên gọi Quảng Nam có nghĩa là “mở rộng về phương Nam”. Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, trải qua quá trình phát triển từ thời vua Lê, chúa Nguyễn. Được tách ra và nhập vào nhiều lần, qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Do vậy nên Quảng Nam hiện có rất nhiều tài nguyên du lịch mang giá trị tự nhiên và văn hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu để xác lập mục tiêu quy hoạch phát triển du lịch cho địa phương này là rất quan trọng và cần thiết cho việc sử dụng nguồn tài nguyên du lịch dồi dào nơi đây được hiệu quả.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

40 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch Lữ Hành Khách Sạn

Việt Nam là một quốc gia được thế giới biết đến với sự phong phú và đa dạng về văn hóa. Ở đây, văn hóa theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả, từ những phong tục, tín ngưỡng, lối sống, nhà ở, lao động… Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay nền văn hóa nước ta đã đạt được những kết quả và thành tựu nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức đặt ra trước mắt cũng không hề nhỏ, đặc biệt, trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa Thế giới.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Mộc Châu một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, khí hậu ôn đới trong lành cùng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây cộng cư của 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Nhiều năm qua, Mộc Châu luôn là điểm đến của khách du lịch. Một trong những điểm thu hút khách du lịch là xã Đông Sang. Đến Đông Sang là đến với bản làng Thái, văn hóa Thái cùng với đồi Thông, bản Áng.

Ngày 12/11/2014, tại huyện Mộc Châu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu” và xác định Đồi Thông, bản Áng xã Đông Sang là điểm đến của cảnh quan thiên nhiên, văn hóa dân tộc Thái đã trở thành sản phẩm du lịch.

Và từ đó tôi chọn đề tài “Di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu”, để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.

3.2. Lịch sử nghiên cứu

Với các đề tài nghiên cứu về người Thái đến nay đã có một số lượng đáng kể công trình nghiên cứu về các lĩnh vực: Ngôn ngữ học, văn hóa học, dân tộc học,… những công trình nghiên cứu về nếp ăn, nếp ở, nếp mặc truyền thống của người Thái đã được các tác giả như:

Trong cuốn “Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái ở Mai Châu” của PGS. TS Nguyễn Hữu Thức đã phần nào làm rõ được văn hóa truyền thống của người Thái nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Tác giả Lê Ngọc Thắng với cuốn “Nghệ thuật trang phục Thái”, Tác giả Lâm Tô Lộc trong cuốn “Xòe Thái” đã giới thiệu một cách cụ thể về nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái ở Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có một số cuốn sách nghiên cứu về đề tài này như: “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam” (1998), của Nxb Văn hóa dân tộc; tác phẩm “Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc” (2001) của Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật; tác phẩm “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam” (2005) của chúng tôi Hoàng Lương, Nxb Trường đại học Văn hóa Hà Nội.

Tuy nhiên những công trình này chỉ dừng lại dưới góc độ tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hằng ngày của người Thái nói chung. Trên cơ sở kế thừa nguồn tài liệu đã có tác giả đi sâu vào tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái cụ thể là tại xã Đông Sang – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Đồng thời đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị đó để thấy được thực trạng, sự biến đổi của nó và qua đó gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

3.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.3.1. Mục đích nghiên cứu

Khẳng định giá trị di sản văn hóa của người Thái ở xã Đông Sang là tài sản vô giá, là sản phẩm phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch sinh thái ở Mộc Châu.

3.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về di sản văn hóa và tổng quan về khu du lịch sinh thái xã Đông Sang – Mộc Châu. Vai trò của di sản văn hóa dân tộc Thái đối với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu.

Phân tích, nêu thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

Đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Mộc Châu, coi di sản văn hóa Thái là sản phẩm du lịch của huyện Mộc Châu.

3.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu: di sản văn hóa của dân tộc Thái ở xã Đông Sang, hoạt động du lịch sinh thái tại Mộc Châu.

3.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Trọng tâm nghiên cứu là di sản văn hóa của người Thái trong phạm vi xã Đông Sang huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Có liên hệ với các điểm du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Phạm vi thời gian: Các vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm:

Phương pháp tra cứu tài liệu

Phương pháp khảo sát tại thực địa

Phương pháp liên ngành

Phương pháp phân tích, tổng hợp

3.6. Những đóng góp của luận văn

Về ý nghĩa khoa học: Từ việc khẳng định các giá trị của di sản văn hóa Thái, đề tài góp phần làm rõ mối quan hệ giữa di sản văn hóa với hoạt động du lịch. Di sản văn hóa là tài sản của du lịch.

Về ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu cho cán bộ của phòng văn hóa xã Đông Sang tham khảo nhằm xây dựng khu đồi thông, bản Áng trở thành điểm du lịch hấp dẫn

3.7. Cấu trúc của Luận văn thạc sĩ du lịch

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về di sản văn hóa và tổng quan khu du lịch sinh thái xã Đông Sang – Mộc Châu

Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang gắn phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái xã Đông Sang với phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Các Đề Tài Luận Văn Du Lịch Dễ Làm trên website Samthienha.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!