Top 4 # Bản Đồ Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Bản Đồ Tỉnh Thừa Thiên Huế【Bản Đồ Việt Nam】

Tỉnh Thừa Thiên – Huế với lợi thế có bờ biển dài hệ sinh thái đa dạng cùng hệ thống sông suối phong phú tạo thành một tiệm năm lớn cho loại hình phát triển sinh thái. Đặc điểm trong những dịp hè thì những cảnh quan của Huế cũng được đẹp hơn, trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những du khách ở trong và cũng như ngoài nước. Một khi đến với các thị xã, huyện của tỉnh Thừa Thiên – Huế các bạn sẽ được hòa mình vào không khí trong lành của cây xanh, hay các suối thác mát mẻ hoặc có thể tự mình đạp xe về các miền quê để có thể tìm hiểu cuộc sống đời thường của người dân địa phương

back to menu ↑

🏆 Danh Sách Các Đơn Vị Hành Chính Tỉnh Thừa Thiên – Huế:

back to menu ↑

🏆 Vị Trí Địa Lý Bản Đồ Tỉnh Thừa Thiên – Huế:

Tỉnh Thừa Thiên – Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liệ và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên – Huế có tọa độ địa lý như sau:

Điểm cực Bắc: 16°44′ 30″ vĩ Bắc và 107° 23′ 48″ kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

Điểm cực Nam: 15° 59′ 30″ vĩ Bắc và 107° 41′ 52″ kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

Điểm cực Tây: 16° 22′ 45″ vĩ Bắc và 107° 00′ 56″ kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

Điểm cực Đông: 16° 13′ 18″ vĩ Bắc và 108° 12′ 57″ kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Theo số liệu wikipedia

back to menu ↑

🏆 Bản Đồ Tỉnh Thừa Thiên Huế Chi Tiết Và Đẩy Đủ Nhất:

back to menu ↑

🏆 Những Địa Điểm Thú Vị Về Tỉnh Thừa Thiên Huế:

1/ Đại Nội Huế:

Nếu bận yêu thích những công trình lịch sử và yêu thích văn hóa của đất nước Việt Nam thì quần thể di tích kinh thành Huế là một địa điểm không thể bỏ qua được. Được UNESSCO công nhận là di tích văn hóa thế giới, khi các bạn đến đây sẽ được sống lại và hồi tưởng lại một thời kỳ hào hùng của nhà Nguyễn.

2/ Vườn Quốc Gia Bạch Mã:

Hòa mình vào thiên nhiên, sống suối và hít thở một không khí trong lành chính là một trong những điều tuyệt vời nhất mà vườn quốc gia Bạch Mã đem đến cho bạn. Đây chính là địa điểm du lịch hot nhất trong những năm trở lại đây.

3/ Cầu Gỗ Lim:

Với việc được xây dựng vào cuối năm 2018 với kinh phí lên đến 118 tỷ đồng, thì cầu gỗ lim đã và đang nổi lên như một hiện tượng. Tại đây bạn có thể quan sát được 1 phần của sống Hương và biểu tượng của thành phố Huế đó chính là cầu Trường Tiền.

4/ Phá Tam Giang:

Cám ởn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Thừa Thiên Huế Khổ Lớn Năm 2022

Sơ lược về tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở duyên hải miền trung Việt Nan với tổng diện tích đất tự nhiên 5.048,2 km², bao quanh tỉnh Thừa Thiên Huế là: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp biển Đông; phía Đông Nam giáp thành phố Đà Nẵng; Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam; phía Tây giáp các tỉnh Saravane và Sekong của nước Lào.

Huế là một thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, khi nhắc đến Huế người ta thường nghĩ ngay đến các cung điện, lâu đài hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng. Hiển nhiên, ai trong chúng ta cũng muốn một lần du lịch Huế để tận mắt nhìn thấy những bằng chứng sinh động của triều đại phong kiến cuối cùng.

Bên cạnh đó, nét dịu dàng thư thái và cuộc sống chậm rãi nơi đây cũng được nhiều người yêu thích. Vị trí của Huế nằm hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách thành phố Đà Nẵng 105 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.

Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021

Bản đồ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Huế 

Bản đồ hành chính thành phố Thừa Thiên Huế khổ lớn

Thành phố Huế được chia làm 36 đơn vị hành chính, bao gồm 29 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú và 7 xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thủy Bằng.

Hiện nay, Huế là thành phố thuộc tỉnh có nhiều đơn vị hành cấp xã nhất Việt Nam với 36 đơn vị, đồng thời là thành phố thuộc tỉnh có số phường nhiều thứ hai ở Việt Nam (sau thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa với 30 phường và có cùng 29 phường như thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Bản đồ hành chính thị xã Hương Thủy

Thị xã Hương Thuỷđược chia làm 10 đơn vị hành chính, bao gồm 5 phường: Phú Bài, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phương và 5 xã: Dương Hoà, Phú Sơn, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh.

Bản đồ hành chính thị xã Hương Trà

Thị xã Hương Trà được chia làm 9 đơn vị hành chính, bao gồm 5 phường: Hương Chữ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Tứ Hạ và 4 xã: Bình Thành, Bình Tiến, Hương Bình, Hương Toàn.

Bản đồ hành chính huyện A Lưới

Huyện A Lưới được chia làm 18 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn A Lưới và 17 xã: A Ngo, A Roàng, Đông Sơn, Hồng Bắc, Hồng Hạ, Hồng Kim, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hồng Thủy, Hồng Vân, Hương Nguyên, Hương Phong, Lâm Đớt, Phú Vinh, Quảng Nhâm, Sơn Thủy, Trung Sơn.

Bản đồ hành chính huyện Nam Đông

Huyện Nam Đông được chia làm 10 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Khe Tre và 9 xã: Hương Hữu, Hương Lộc, Hương Phú, Hương Sơn, Hương Xuân, Thượng Lộ, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Quảng.

Bản đồ hành chính huyện Phong Điền

Huyện Phong Điền được chia làm 16 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Phong Điền và 15 xã: Điền Hải, Điền Hòa, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn, Phong An, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hải, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Thu, Phong Xuân.

Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc

Huyện Phú Lộc được chia làm 17 đơn vị hành chính, bao gồm 02 thị trấn Phú Lộc (huyện lỵ), Lăng Cô và 15 xã: Giang Hải, Lộc An, Lộc Bình, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì, Lộc Vĩnh, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Xuân Lộc.

Bản đồ hành chính huyện Phú Vang

Huyện Phú Vang được chia làm 14 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Phú Đa và 13 xã: Phú An, Phú Diên, Phú Gia, Phú Hải, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Thuận, Phú Xuân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Thanh, Vinh Xuân.

Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền

Huyện Quảng Điền được chia làm 11 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Sịa và 10 xã: Quảng An, Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thái, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Vinh.

Liên Hiệp Các Hội Khkt Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả nghiên cứu

– Tài nguyên rừng

Theo niên giám thống kê năm 2014 của tỉnh được xuất bản năm 2015, diện tích rừng hiện có là 325.208,8 ha, trong đó 134.954,3 ha là rừng sản xuất chiếm 41,50%, rừng phòng hộ là 101.120 ha chiếm 31,09% và 89.134,5 ha rừng đặc dụng chiếm 27,41%. Rừng ở Thừa Thiên Huế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng phòng hộ và điều hòa khí hậu khu vực và đặc biệt sự đa dạng sinh học của rừng ở đây có giá trị rất cao, cả trong lĩnh vực khai thác sử dụng phục vụ lợi ích cộng đồng cũng như bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt có những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như : Sao La, Mang Trường Sơn và Mang lớn.

– Tài nguyên biển và ven biển

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông, có tiềm năng to lớn về hải sản, có hơn 500 loài cá trong đó 30 – 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 – 50.000 tấn/năm. Ngoài ra, ngư dân Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm trong việc di chuyển ngư trường theo mùa vụ nên hàng năm có thể mở rộng ngư trường khai thác hải sản từ phía biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và ra đến vùng biển Trường Sa.

Thừa Thiên Huế còn có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như : tôm hùm, cá mú,… là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản quý như : tôm hùm, ngọc trai.

Ngoài ra, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế còn có hệ thống đầm phá hàng năm khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá, tôm, cua các loại. Ngoài ra, nhân dân còn khai thác vài trăm tấn rau câu và khoảng 15.000 tấn rong tươi làm phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi lồng cá trắm cỏ ở vùng phía Bắc đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

– Tài nguyên du lịch

Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao.

Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biển rất kỳ thú và hết sức hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng, như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, phá Tam Giang… Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới với những công trình kiến trúc về cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

– Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Thừa Thiên Huế có một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp trong tỉnh: Đá vôi, đá granít, Kaolin…… phân bố ở các huyện vùng núi và gò đồi dùng làm vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng ở huyện Phong Điền đang khai thác, nhưng quy mô còn nhỏ.

Khoáng sản có tiềm năng lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là sa khoáng titan, khoáng chất công nghiệp kaolin, cát thuỷ tinh, than bùn, vàng và vật liệu xây dựng. Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất và giàu tiềm năng là khoáng chất công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nguyên liệu cát trắng nguyên liệu thủy tinh, gốm sứ ….. Các mỏ sa khoáng titan của tỉnh phân bố tập trung trên các dãi cát ven biển xen lẫn khu vực dân cư. Các mỏ sa khoáng này đều chứa khoáng vật nặng; Trong đó, có các khoáng vật chứa các nguyên tố mang tính phóng xạ tự nhiên. Thừa Thiên Huế còn là tỉnh duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ có mỏ Pyrit thuộc Bản Gôn huyện Nam Đông. Ngoài ra, trong một số văn liệu còn ghi nhận nhiều điểm khác song có trữ lượng thấp, ít có triển vọng khai thác với quy mô công nghiệp.

Ngoài các khoáng sản, khoáng chất công nghiệp nêu trên, Thừa Thiên Huế còn có than bùn, quặng sắt, vàng, khoáng sản thiếc và wolfram, đá ốp lát. Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. Trên địa bàn tỉnh còn có một số nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn. Hiện tại, đã khai thác, nhưng chưa được tập trung đầu tư lớn để khai thác chế biến để có giá trị kinh tế cao hợp lý phục vụ cho lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Giới Thiệu Du Lịch Thừa Thiên Huế

Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 03 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam năm 2019, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức chương trình quảng bá, giới thiệu du lịch tại Singapore.

Chương trình được tổ chức từ 13h30 dến 17h00 ngày 15/10/2019 tại The Fullerton Hotel Singapore với sự tham dự của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, đại diện cơ quan du lịch Singapore, đại diện cơ quan du lịch và các doanh nghiệp du lịch Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cùng gần 90 đơn vị lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí tại Singapore.

Singapore là một trong những thị trường trọng điểm với sức mua lớn tại khu vực Đông Nam Á, là điểm trung chuyển quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Việc xúc tiến, quảng bá, giới thiệu thông tin, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ du lịch của Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam giúp quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thị trường quan trọng này, tăng cường hợp tác giữa các bên, thu hút thêm nhiều du khách đến với miền Trung – Việt Nam..

Chương trình được tổ chức ngay trước thềm Hội chợ Du lịch Quốc tế ITB Asia cũng là dịp để nhiều doanh nghiệp miền Trung – Việt Nam tham gia. Nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch quảng bá thường niên tại ITB Asia, được đánh giá là hội chợ du lịch hàng đầu của châu Á.

Với slogan “Tinh hoa Việt Nam”, du lịch Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam là nơi hội tụ của các giá trị văn hóa đặc sắc, thiên nhiên tươi đẹp, bờ biển trải dài và ẩm thực hấp dẫn. 03 tỉnh, thành phố chúng tôi liên kết để trở thành một điểm đến du lịch lý tưởng cho du khách với 03 nhóm sản phẩm du lịch chính: Con đường di sản; Nghỉ dưỡng biển và con đường sinh thái – du lịch cộng đồng. Chúng tôi muốn giới thiệu đến khách du lịch quốc tế một bức tranh hài hòa và hoàn thiện hơn về du lịch miền Trung Việt Nam với những sản phẩm đa dạng, giàu bản sắc địa phương, được quản lý bởi nhiều thương hiệu nghỉ dưỡng quốc tế, mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và nhiều cung bậc cảm xúc. Chúng tôi tin rằng điểm đến miền Trung Việt Nam sẽ mang đến cho quý vị thêm nhiều lựa chọn về một điểm đến mới, hấp dẫn tại châu Á.

Trong sự kiện lần này, chúng tôi mong muốn tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các hãng lữ hành quốc tế, các công ty truyền thông tại Singapore, đồng thời giới thiệu đến quý vị du lịch 03 địa phương – 01 điểm đến: Thừa Thiên Huế – Đà Nằng – Quảng Nam với tinh thần sẵn sàng họp tác cùng phát triển.

Bài viết mới cập nhật