Top 9 # Các Giai Đoạn Phát Triển Của Du Lịch Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Các Giai Đoạn Phát Triển Của Ngành:

Tải bản đầy đủ – 32trang

III. Các giai đoạn phát triển của ngành:

1. Từ 1960- 1992: Ngành kinh doanh khách sạn và dịch vụ lưu trú ở Việt Nam mới bắt đầuxuất hiện từ những năm 1960, khi Công ty Du lịch Việt Nam nay là Tổng cục6Du lịch Việt Nam được thành lập vào ngày 09071960. Nói chung, trong giai đoạn triển khai, từ năm 1960 đến năm 1992, ngành du lịch cũng như kinh doanhkhách sạn của Việt Nam không mấy phát triển do thiếu tính thống nhất về mơ hình tổ chức ở các địa phương. Trong vòng 32 năm từ năm 1960 đến năm 1992đã có 6 lần chuyển đổi tổ chức bộ máy ngành Du lịch. Vì vậy sự chỉ đạo trực tiếp của bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương mất tínhliên tục, hạn chế hiệu quả khiến cho ngành Du lịch trong nước bị tụt hậu so với các nước có điều kiện tương đồng. Đến thời điểm năm 1988, nghĩa là 28 nămsau ngày Công ty du lịch Việt Nam được thành lập, Việt Nam chỉ đón lượng khách du lịch quốc tế bằng 110 Philippines, 15 Indonesia và xấp xỉ 140Malaysia, Thái Lan hoặc Singapare. Tổ chức bộ máy cũng chưa thực sự ngang tầm với vị trí, vai trò và tiềm năng vốn có của du lịch Việt Nam. Cán bộ phântán, khơng có tính thừa kế và cơ chế quản lý khơng bao quát. Sự kém phát triển của ngành du lịch nói chung làm cho ngành kinh doanhkhách sạn và dịch vụ lưu trú không mấy phát triển. Đa số các cơ sở lưu trú trên cả nước vào giai đoạn này đều có quy mơ nhỏ, khơng đạt chuẩn, phục vụ chủyếu cho nhu cầu nghỉ của cán bộ các ngành, một số chuyên gia và lượng khách du lịch ít ỏi. Các khách sạn 5 sao thời kỳ này còn rất thưa thớt, chỉ có một sốkhách sạn đã được xây dựng và tồn tại từ thời Pháp thuộc như Sofitel Metropole Hanoi khách sạn 5 sao đầu tiên tại Việt Nam hay khách sạn Caravelle ở Sàigòn. Hầu hết những khách sạn này đều được đầu tư xây dựng bởi các tập đoàn hoặc chủ đầu tư quốc tế, với bộ máy quản lý và nhân viên đa số là người nướcngoài. 1. Từ 1992 đến nayNgành kinh doanh khách sạn Việt Nam mới thực sự bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng từ đầu thập kỷ 90 khi Việt Nam mở cửa, mở rộng quan hệhợp tác quốc tế đa phương và bước vào nền kinh tế thị trường. Ngày 17101992, chính phủ đã có nghị định 05CP thành lập lại Tổng cục du lịch, quy định lại vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức lại bộ máy của Tổng cục. Đồng thời các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung cũng tạo điều kiện cho dulịch hoạt động thông thoáng. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn cũng được đưa ra, đặt ra tiêu chuẩn về chất lượng cho các cơ sở lưu trú. Chính trị ổn định, lại thêm7sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cũng làm tăng sức hấp dẫn về đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngồi.Từ chỗ chỉ đón tiếp khoảng 250 000 khách quốc tế vào năm 1990, đến năm 2011, số lượng du khách đến Việt Nam đã vượt ngưỡng 5 triệu. Nếu như 20năm trước, cả nước mới có khoảng vài trăm cơ sở lưu trú với khoảng hơn 10000 phòng thì hiện nay số cơ sở lưu trú trên cả nước đã lên tới hơn 10000 với hơn200000 buồng. Trong đó, có khoảng 2000 khách sạn được xếp hạng, cung ứng khoảng hơn 70000 buồng phục vụ nhu cầu lưu trú của khách.Bảng 1. Số lượng cơ sở lưu trú 1990-tháng 62009Năm 19901994 19961998 20002002 20042006 20072008 6 thángđầu năm 2009Số lượngCSLTDL 3501928 25402510 32674390 58476720 855010.400 10.800Số buồng100016 3650 6172,2 92,5125,4 160,5184,8 205213,2Nguồn: Tổng cục du lịch Việt NamBảng 2. Khách sạn xếp hạng tính đến tháng 62009Stt Hạng Số lượng Số buồng1 5 sao 338.564 2 4 sao90 10.9503 3 sao 17612.674 4 2 sao850 31.4505 1 sao 99020.790 6 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu3.100 46.724Tổng cộng 5.239131.152Nguồn: Tổng cục du lịch Việt NamTrong 2 năm gần đây, sau khi bị ảnh hưởng bởi suy thối tồn cầu năm 2009, ngành kinh doanh khách sạn Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi vàtiến lên đà phát triển. Cơng suất th phòng, giá phòng cũng như doanh thu lợi nhuận đều tăng trung bình 3,4năm. Dự báo trong thời gian tới, ngành nghềkinh doanh khách sạn sẽ còn tiếp tục phát triển, do tiềm năng du lịch của ta còn dồi dào, mức sống được cải thiện tạo ra nhiều nhu cầu hơn cùng với sự rađời của hàng loạt những khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới với cơ sở vật chất tiện nghi hiện đại nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng gia tăng đó.8CHƯƠNG IIPHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ

I. Mơi trường chính trị

Khái Quát Phát Triển Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 2010

– Trong giai đoạn vừa qua, Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhiều điểm đến trong nước được du khách quốc tế yêu thích và bình chọn. Sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và tính cạnh tranh. Cơ sở vật chất của ngành Du lịch từng bước được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại. Đóng góp của ngành Du lịch ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo đà cho du lịch phát triển

Thời gian qua ngành Du lịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cho đến người dân trên cả nước. Qua đó hệ thống cơ sở pháp lý của ngành đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Luật Du lịch đã được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Du lịch, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Qua 10 năm triển khai thực hiện, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho sự phát triển của Ngành, Tổng cục Du lịch đang tập trung hoàn thiện Luật Du lịch (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét. Tổng cục Du lịch cũng đang xây dựng và trình Chính phủ, Bộ Chính trị Đề án phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Gần đây, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các nghị quyết và chỉ thị nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch như Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/06/2015 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch…

Chính phủ đang từng bước tháo gỡ những hạn chế về chính sách visa, tạo thuận lợi để thu hút khách bằng việc ban hành Nghị quyết 39/NQ-CP ngày 01/06/2015 về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân nước Cộng hòa Belarus; Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 18/06/2015 về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và tiếp tục được gia hạn 01 năm (đến 30/6/2017) bằng Nghị quyết 56/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2016. Đồng thời triển khai áp dụng miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam bằng việc ban hành Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/9/2015.

Đóng góp của ngành Du lịch ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân

Kết quả đạt được trong giai đoạn 2010-2015, khách quốc tế đến duy trì đà tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn so với giai đoạn 2006 – 2010 (9,48% so với 8,95%). Năm 2015, ngành Du lịch đã đón trên 7,94 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,57 lần so với năm 2010 là 5,05 triệu; khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tăng hơn 2 lần so với 28 triệu lượt của năm 2010; tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng, tăng hơn 3,5 lần so với 96.000 tỷ đồng của năm 2010. Theo Báo cáo tác động kinh tế của ngành Du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015 đóng góp của du lịch Việt Nam xếp hạng 40 thế giới; về giá trị tương đối (tỷ lệ đóng góp trong GDP), du lịch Việt Nam xếp hạng 55 trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 năm 2011-2015, xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của nước ta, trong khoảng 67-71% (năm 2015 tính sơ bộ khoảng 7,3 tỷ đô-la Mỹ).

Đẩy mạnh liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch

Trong giai đoạn toàn ngành đã tập trung khai thác, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, dựa trên 4 dòng sản phẩm chủ đạo là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch gắn với thiên nhiên và du lịch thành phố. Việc liên kết đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo 7 vùng (Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Đông Nam bộ) được chú trọng trong thời gian qua, tạo ra sự độc đáo, khác biệt và thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế. Từng bước hình thành rõ hơn các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam, bao gồm: Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình; Quảng Bình -Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Khánh Hòa – Lâm Đồng; Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Giang (Phú Quốc). Việc liên kết hỗ phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương được thực hiện trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, triển khai đồng bộ và thiết thực hơn, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa giữa các vùng và các địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng được ưu tiên phát triển trên cơ sở khai thác những giá trị, bản sắc văn hóa của mỗi địa phương được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, tạo việc làm ổn định cho bà con các dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không, đường bộ và các cảng biển cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất ngành Du lịch đã góp phần kết nối điểm đến du lịch Việt Nam và quốc tế. Tốc độ tăng trưởng trung bình về lưu lượng hành khách qua các cảng hàng không tăng 16%/năm trong giai đoạn 2005-2015; đạt 63 triệu lượt năm 2015, tăng 24,3% so với năm 2014. Việt Nam hiện có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 54 đường bay quốc tế kết nối với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang… Bên cạnh đó, phải kể đến sự tham gia vào thị trường hàng không của các hãng hàng không giá rẻ như AirAsia Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air, Indonesia AirAsia… đã đem lại cơ hội đi du lịch thuận lợi cho du khách. Với 48 đường bay nội địa hiện nay đã kết nối chặt chẽ các điểm đến du lịch trong nước tương đối dễ dàng. Hệ thống đường bộ cao tốc được xây dựng và nâng cấp trong cả nước, nâng cao khả năng kết nối và liên kết phát triển du lịch giữa các vùng và các địa phương, đem lại sự thuận tiện cho du khách.

Du lịch phát triển còn thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư của xã hội cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn đầu tư chiến lược trong nước như VinGroup, SunGroup, Mường Thanh, FLC, BIM, Tuần Châu… xây dựng các khu vui chơi giải trí, khách sạn có quy mô và chất lượng mang tầm quốc tế tại các địa bàn du lịch trọng điểm như Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang và hơn 30 tỉnh/thành trong cả nước tạo ra động lực và đòn bẩy cho sự phát triển du lịch của điểm đến. Sự đầu tư đó đã từng bước hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại, đồng bộ tại nhiều địa phương trong cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng.

Cùng với đó là sự gia tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú. Năm 2010, cả nước có 12.352 cơ sở lưu trú với hơn 237.000 buồng thì đến hết năm 2015, cả nước có 18.800 cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng, tăng khoảng 1,5 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010-2015 là 8,76%/năm về số cơ sở và 8,42%/năm về số buồng. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2010-2015, số lượng các khách sạn từ 3-5 sao tăng cao hơn mức tăng trung bình chung (tăng 16% đối với khách sạn 5 sao, 14% đối với khách sạn 4 sao và 13% đối với khách sạn 3 sao). Về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, năm 2010 cả nước có 888 doanh nghiệp thì đến hết năm 2015 có 1.573 doanh nghiệp, tăng 1,77 lần, tốc độ tăng trung bình khoảng 12,1%/năm.

Hình ảnh Việt Nam ngày càng được nâng cao thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch

Trong thời gian qua, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao, bạn bè trên thế giới càng hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện; góp phần củng cố tình hữu nghị, giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế giữa Việt Nam với các nước. Nhiều tổ chức, website và báo chí quốc tế đã bình chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng hấp dẫn đối với du khách…

Nhận thức về vai trò phát triển du lịch của các cấp, các ngành và toàn xã hội chuyển biến theo hướng tích cực. Qui mô và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và quốc tế được đầu tư mở rộng. Chất lượng hoạt động xúc tiến du lịch được cải thiện, công tác xúc tiến từng bước chuyên nghiệp hơn. Nhằm tạo đột phá cho phát triển du lịch gần đây Chính phủ đã đồng ý với chủ trương cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch trên cơ sở xã hội hóa với một phần vốn nhà nước, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến cho du lịch Việt Nam.

“Phát Triển Du Lịch Tỉnh Lào Cai Giai Đoạn 2022

Nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án số 3 “Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020”, vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện năm 2017.

Theo đó nội dung nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: Mục tiêu thực hiện đến hết năm 2017, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai năm 2017 đạt 3.100.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 760.000 lượt, khách nội địa đạt 2.340.000 lượt; tổng doanh thu du lịch khoảng 8.559 tỷ đồng.

Nội dung thực hiện Đề án được nêu rõ với việc phát huy vai trò là trung tâm kết nối tour, tuyến du lịch, tiêu biểu là việc xây dựng các quy hoạch chiến lược như: Triển khai Quyết định số 1845/QĐ-TTg, ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030; Phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Bắc Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch huyện Bát Xát đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch thành phố Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết dự án Khu vui chơi giải trí Bát Xát, huyện Bát Xát; Quy hoạch chi tiết Công viên Văn hóa Sa Pa.

Phát triển dịch vụ được chú trọng trong việc đầu tư, khai thác quần thể khu du lịch dịch vụ và vui chơi giải trí cáp treo Fansipan (Sa Pa) gắn với du lịch tâm linh (Công ty TNHH cáp treo Fansipan); đầu tư mới các dịch vụ lưu trú cao cấp từ 3 – 5 sao; phát triển các khu du lịch cao cấp, làng du lịch, dự án khu du lịch sinh thái 5 sao tại xã Tả Phìn, dự án triển khai khu du lịch sinh thái thung lũng đồi con gái thị trấn Sa Pa, khu du lịch sinh thái Việt Nhật huyện Sa Pa, khu nghỉ dưỡng Indochina Sa Pa tại xã Lao Chải.

Phát triển các sản phẩm du lịch tiêu biểu như: Xây dựng các các sản phẩm du lịch cộng đồng, xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch gắn với Di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong chương trình “Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộc bậc thang – Tây Bắc, khai thác các chợ phiên cùng cao phục vụ khách du lịch, khai thác sản phẩm du lịch tâm linh dọc Sông Hồng, khai thác và xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề về Hoa trong chương trình “Sắc hoa Tây Bắc”, khai tác và xây dựng sản phẩm du lịch trong chương trình du lịch “Chinh phục đỉnh cao”, xây dựng và triển khai chương trình du lịch thể thao độc đáo, khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch lịch sử gắn với các di tích lịch sử – văn hóa, xây dựng sản phẩm du lịch gắn với các lễ hội truyền thống, khám phá thiên đường ẩm thực Lào Cai, xây dựng sản phẩm du lịch MICE (thông qua các chương trình hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm) quy mô khu vực và quốc tế.

Bên cạnh việc việc đầu tư cở sở hạ tầng, các sản phẩm dịch vụ phục vụ thì lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cũng được chú trọng như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền (chủ động tăng cường lồng ghép, tổ chức truyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, phổ biến “Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai”; Tổ chức các lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ du lịch trong khuôn khổ Năm DLQG; Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ trong khuôn khổ dự án Phát triển hạ tầng du lịch tiểu vùng Mê Công mở rộng.

Xúc tiến quảng bá du lịch như: Triển khai thực hiện Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 theo Kế hoạch số 307/KH-BTC, ngày 19/12/2016 của Ban Tổ chức Năm du lịch quốc gia 2017 tỉnh Lào Cai; Triển khai xây dựng mô hình hoạt động Nhà du lịch Bắc Hà (tại Dinh Hoàng A Tưởng) theo mô hình Nhà du lịch Sa Pa, xây dựng – hoàn thiện trình phê duyệt phương án giá dịch vụ tại Dinh hoàng A Tưởng; khai thác hiệu quả trang thiết bị của Trạm dữ liệu vệ tinh trong công tác thông tin, xúc tiến du lịch của tỉnh và các chương trình trong Năm Du lịch quốc gia 2017, xây dựng bộ công cụ xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai gồm bản đồ du lịch, tập gấp du lịch, bộ ảnh và các poster quảng cảo du lịch…

Một số nhóm giải pháp được hoạch định rõ như: Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông phục vụ phát triển du lịch; nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch; nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; nhóm giải pháp về xã hội hóa, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch; nhóm giải pháp về tăng cường công tác quản lý, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động chỉ đạo, điều hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án số 3 căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2017.

Phạm Kính

Hiến Kế Phát Triển Du Lịch Huế Trong Giai Đoạn Mới

Trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Huế 2020 được tổ chức sáng 31/5, nhiều ý kiến tâm huyết đã đóng góp nhằm thúc đẩy phục hồi ngành du lịch Huế hậu đại dịch COVID-19. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, ngành du lịch sẽ sớm phục hồi và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

* Ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Du lịch Vietravel: “Huế nên nghiên cứu khai thác tiềm năng về biển và hệ thống đầm phá”.

Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, song khách đến Huế đã đến một lần thì rất ít khi quay lại vì đa phần cho rằng Huế không có gì mới để quay lại.

Đối với doanh nghiệp lữ hành, chúng tôi thật khó khi chỉ xây dựng một sản phẩm thuần đến Huế mà phải bắt buộc kết hợp Huế với Quảng Bình, Đà Nẵng, Hội An… để tăng tính hấp dẫn và đa dạng của dịch vụ. Điều này cho thấy sản phẩm Huế cần đa dạng hơn nữa, không thể chỉ có một màu xoay quanh việc tham quan di sản và di tích.

Theo tôi, Huế cần nghiên cứu khai thác tiềm năng về biển và hệ thống đầm phá. Tỉnh cần phải có kế hoạch quy hoạch tổng thể dự án đầu tư vào các bãi biển đẹp, như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, đầm Lập An, phá Tam Giang và nên có kế hoạch cụ thể kêu gọi một chủ đầu tư lớn có tiềm lực quy hoạch tổng hợp và đồng bộ.

Để níu giữ khách du lịch, Huế cần kêu gọi đầu tư vào các loại hình du lịch giải trí và dịch vụ, các trung tâm mua sắm.

Loại hình du lịch tham quan di sản, di tích, tâm linh gần như đã đem lại lợi thế khác biệt cho Huế, làm nên một thương hiệu Huế rất riêng trong thời gian qua, nhưng dường như đã “quá cũ” trong mắt của khách du lịch, cảm hứng về một nét Huế xưa thông qua các giá trị vật chất đang dần bị quên lãng và mai một. Vậy tại sao không “làm mới” và “làm khác”, nâng cao chất lượng thông qua việc thường xuyên trùng tu, kêu gọi các doanh nghiệp dịch vụ chuyên nghiệp xây dựng được một sản phẩm đặc biệt, mang nét riêng khác biệt chỉ có tại Huế. Chẳng hạn, trải nghiệm “một ngày làm Vua” đưa du khách vào không gian tái hiện Huế xưa, trải nghiệm văn hóa cung đình và các hoạt động trong hoàng cung, hay “du lịch thiền tịnh”, đưa du khách vào không gian tâm linh, thanh tịnh, thiền kết hợp xu hướng du lịch chữa bệnh. Ngoài ra, Huế phải tạo thêm được những sản phẩm theo mùa cho khách nội địa nhằm đa dạng được sản phẩm quanh năm.

* Ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Công ty tư vấn OutBox Consulting: “Dịch bệnh COVID-19 chỉ làm gián đoạn dự định đi du lịch của du khách”.

Hiện nay, du khách Việt Nam ngày càng có xu hướng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn và phân khúc khách millennials (18 – 35 tuổi) đang tăng trưởng nhanh chóng. Khách du lịch Việt thường có thói quen lập kế hoạch du lịch ngắn hạn trước điểm khởi hành và có xu hướng đi du lịch cùng gia đình.

Theo tôi, dịch bệnh COVID- 19 không phá hủy mà chỉ làm gián đoạn dự định đi du lịch của khách Việt Nam. Do đó, mức độ an toàn là yếu tố mới nổi quyết định ý định đi du lịch của khách Việt bên cạnh chi phí và sở thích.

Các địa điểm du lịch cần có sự liên kết bởi đó là giải pháp tối ưu để đa dạng hóa sản phẩm

* Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam: “Cần tạo ra sản phẩm mới hoặc chi tiết mới trong sản phẩm cũ”.

Dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng du lịch là ngành có khả năng hồi phục nhanh nhất, thúc đẩy các ngành khác phát triển. Thừa Thiên Huế đã chứng tỏ thế mạnh về du lịch, luôn đi đầu trong việc phát triển, phục hồi ngành du lịch.

Tôi cho rằng, ngành du lịch Huế nói chung và cả nước nói riêng cần phải khẳng định sự an toàn của một điểm đến, không chỉ an toàn đối với dịch bệnh COVID-19 mà phải an toàn với tất cả các dịch vụ. Riêng Thừa Thiên Huế, cần thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn trong việc thu hút khách du lịch để tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong việc thu hút khách nội địa.

Trong bối cảnh hiện nay, phải khuyến khích nhiều hơn những đoàn khách đông vì mang lại những hiệu ứng to lớn. Nếu có đơn vị lữ hành đưa được những đoàn khách lớn 100 hay 1.000 người đến Huế thì lãnh đạo tỉnh nên tổ chức chào đón họ để du khách cảm nhận được tinh thần mến khách của địa phương.

Sẽ có nhiều hình thức để thu hút du khách như, giảm giá vé, miễn phí tham quan. Song, chi phí thấp nhưng dịch vụ phải hoàn hảo. Đồng thời, phải có những sản phẩm mới hoặc những chi tiết mới trong sản phẩm cũ. Với Huế, cần chú ý đặc biệt đến dịch vụ ẩm thực, sớm đưa Huế trở thành một trung tâm ẩm thực của cả nước.

Trong việc kích cầu du lịch Huế cũng cần nâng cao vai trò của hàng không trong việc đưa khách đến địa phương. Ngoài ra, thay đổi công tác quản lý, kinh doanh, con người làm du lịch trong tình thế mới.

* Ông Lý Đình Quân – Giám đốc & Nhà sáng lập Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn: “Đẩy mạnh du lịch thông minh”.

Chúng ta đang hướng tới mục tiêu du lịch bền vững với 3 trụ cột đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường.

Hiện nay, thực trạng các doanh nghiệp sử dụng internet rất phổ biến nhưng chưa ứng dụng giải pháp công nghệ 4.0 giải quyết khó khăn vào thực tiễn. Do vậy, cần cấu trúc lại ngành kinh tế du lịch Việt Nam. Chúng tôi đang xây dựng công nghệ thực thế ảo để có thể chuyển hóa các mô hình kinh doanh trên nền tảng online. Với giải pháp này, chi phí sẽ rất rẻ vì hầu hết giải quyết số lượng lớn. Khó khăn nếu có sẽ nằm ở chi phí tư duy nhận thức và công nghệ.

Chúng ta cần ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ 4.0 vào việc số hóa điểm đến, kết nối với tập đoàn truyền thông để lan tỏa điểm đến. Các sở ngành phải xúc tiến du lịch thông qua trực tuyến, đẩy mạnh du lịch thông minh.

Lê Thọ – Đức Quang (thực hiện)