Top 6 # Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Giúp Huế Trong Chiến Lược Phát Triển

Sau thời gian chuẩn bị, Hội đồng Tư vấn Du lịch Thừa Thiên Huế chính thức ra mắt chiều 14/3. Đến dự có Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao.

Lãnh đạo tỉnh trao đổi với đại biểu tại buổi ra mắt Hội đồng tư vấn du lịch cấp tỉnh đầu tiên

Phát biểu tại buổi ra mắt, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết, thời gian qua, du lịch Huế có tốc độ phát triển ổn định nhưng chất lượng chưa cao. Trong bối cảnh hiện nay, du lịch Huế cần những động lực, thiết chế mới, nhân lực và cả nguồn lực. Đó là lý do tỉnh thúc đẩy thành lập hội đồng tư vấn với mong muốn đón nhận những đóng góp cho du lịch Huế phát triển.

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Thiên Minh cho biết, đây là hội đồng tư vấn du lịch cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Các thành viên tham gia hội đồng là các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực lữ hành, lưu trú, truyền thông, hàng không…Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác quản lý, các chính sách vĩ mô, các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch; tạo diễn đàn cho các vấn đề…

Ông Trần Trọng Kiên phân tích, thế mạnh của Huế là văn hóa, thiên nhiên, con người…nhưng sản phẩm thiếu đa dạng; nhân lực quản lý cao cấp du lịch còn thiếu; hạ tầng giao thông, sân bay ở Huế chưa đáp ứng được cạnh tranh; định vị thương hiệu du lịch Huế chưa rõ.

Từ đánh giá thực tế, hội đồng tư vấn đã có những đóng góp đầu tiên về chiến lược phát cho Huế trong thời gian đến.

Ông Trần Trọng Kiên cho rằng, Huế sớm có chính sách để tăng số lượng nhân lực chất lượng cao về quản lý; xây dựng chuỗi sản phẩm đặc trưng của Huế, kết hợp với danh hiệu thành phố xanh; tập trung nâng cấp hạ tầng, quan trọng nhất là sân bay, công suất sân bay ở Huế phải được nâng lên 5-10 triệu lượt khách/năm.

Hội đồng tư vấn đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ giúp Huế thu 1,8 tỷ USD trực tiếp từ du lịch, bằng cách có 6 triệu đến Huế, nâng số ngày lưu trú trung bình của khách lên 3 ngày, mức chi tiêu trung bình lên 200 USD người/ngày, đem lại thu nhập cao, khoảng 12 triệu đồng/tháng cho nhân lực phục vụ trực tiếp.

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội đồng tình với việc Huế cần sớm nâng cấp sân bay. Theo ông Adam, Huế cần có chiến lược thu hút đầu tư mang tính dài hạn. Kêu gọi các tập đoàn lớn để điều hành và khai thác tại sân bay. Với mối quan hệ của các nhà đầu tư lớn sẽ kêu gọi thêm những nhà đầu tư khác vào khai thác sân bay hiệu quả hơn. Theo dự báo, các sân bay lân cận Huế sẽ quá tải trong ít năm nữa nên Huế có nhiều cơ hội để phát triển.

Các đại biểu đều cho rằng, Huế phải xác định rõ thương hiệu riêng, dựa trên thế mạnh sẵn có và định hướng trong tương lai. Từ đó, phân khúc đúng dòng khách về độ tuổi, thu nhập… để xúc tiến và xây dựng các sản phẩm phù hợp. “Văn hóa, ẩm thực, sự mến khách của người dân, sông Hương… là những lợi thế so sánh của Huế, đó là những thương hiệu có thể tạo nên “bản sắc” riêng”, ông John Tuệ Nguyễn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đường Mòn Đông Dương góp ý.

Ông Ho Kwon Ping, Chủ tịch Banyan Tree Holding and Resort Pte chia sẻ, Huế cần tạo nên “sức sống” cho di sản bằng các dịch vụ, bằng cách có chính sách hợp tác rõ ràng với khối tư nhân để doanh nghiệp tạo “sức sống”. Cần có cơ sở dữ liệu, thông tin cung cấp cho mỗi doanh nghiệp khi đến Huế đầu tư.

Ông Võ Quang Liên Kha, Phó Tổng Giám đốc Vietravel nói: “Tôi đề xuất ẩm thực sẽ là định dạng thương hiệu cho du lịch Huế thời gian đến, bằng slogan “Kinh đô ẩm thực”. Huế chiếm đến 60% các món ăn trong cả nước thì không “dại gì” không khuếch trương thương hiệu này”.

Phát biểu kết thúc buổi ra mắt, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh, định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế là tập trung nâng cao chất lượng, nâng mức chi tiêu của khách. Tỉnh sẽ tăng cường làm việc với Chính phủ để sớm nâng cấp sân bay Phú Bài. Xác định cụ thể thị trường và phân khúc để phát triển trong thời gian đến.

Với sự ra đời của hội đồng tư vấn, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn có những đóng góp mang tầm chiến lược để đưa du lịch Huế phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Bài, ảnh: Đức Quang

Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Hội An

Thứ sáu – 06/03/2015 02:01

Xây dựng điểm đến hấp dẫn, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững sự phát triển… là những kế hoạch mang tính chiến lược mà ngành du lịch Hội An đang hướng đến.

Xây dựng lộ trình

Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Con số 1,7 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan thành phố năm 2014 là minh chứng cho sức hấp dẫn của thương hiệu du lịch này. Không gian du lịch Hội An không chỉ là phố cổ mà còn được mở rộng đến các vùng quê, làng nghề, biển đảo… Điều này đã đáp đứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám phá đến trải nghiệm, vui chơi… Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thị trường cũng như những tác động nội tại và bên ngoài như hiện nay (suy giảm thị trường khách châu Âu, châu Mỹ do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, chính trị, sắc tộc; xu hướng sụt giảm khách nội địa; sạt lở biển Cửa Đại…) đã trở thành những thách thức đòi hỏi thành phố có sự chuyển hướng phù hợp để giữ vững thương hiệu và tốc độ tăng trưởng khách.

Du lịch cộng đồng được ngành du lịch của Hội An ưu tiên trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020. Ảnh: V.L

Thực tế, những năm qua Hội An đã có nhiều giải pháp và hướng đi phù hợp nhằm đa dạng hóa điểm đến cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Thu Thủy – Trưởng phòng Thương mại và du lịch Hội An, để hướng đến sự phát triển bền vững, thời gian tới thành phố cần tập trung vào 5 vấn đề cụ thể. Trước mắt là từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm; thứ hai là tiếp tục đầu tư những sản phẩm mới, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái, nhất là những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ (Cẩm Châu)… Đặc biệt, sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho những sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi cũng như phát triển loại hình du lịch lưu trú trên thuyền. Ngoài ra, phát triển các điểm vui chơi giải trí, các khu giải trí đêm để tạo thêm điểm vui chơi cho khách lưu trú. Thứ tư, tiếp tục nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, vì hiện tại thành phố rất thiếu các nhà hàng dành cho đối tượng khách cao cấp. Và cuối cùng là phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm. “Phố cổ Hội An sẽ đóng vai trò là trung tâm thu hút khách còn điểm lan tỏa là các vùng ven phục vụ cho đối tượng khách nghỉ dưỡng. Đồng thời sẽ phát huy các mô hình du lịch cộng đồng theo đúng định hướng của thành phố để người dân được hưởng lợi bền vững” – bà Thủy cho biết.

Phân vùng phát triển

Phân vùng, xây dựng 6 cụm phát triển du lịch Theo định hướng, du lịch Hội An sẽ được phân vùng thành 6 cụm phát triển với các chương trình cụ thể gồm cụm du lịch di sản thế giới phố cổ Hội An; cụm du lịch biển Cửa Đại – Cẩm An; cụm du lịch biển Cù Lao Chàm; hệ thống chuỗi du lịch sinh thái sông nước Thu Bồn, Cổ Cò, Đế Võng và rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh; hệ thống chuỗi du lịch cộng đồng gắn với làng nghề, làng quê. Tương ứng với mỗi cụm du lịch trên là những sản phẩm tham quan, trải nghiệm độc đáo. Ngoài ra, Hội An cũng sẽ phát triển mạng lưới sản phẩm lưu trú có sức cạnh tranh khu vực để đến năm 2020 sẽ bổ sung thêm 2.000 phòng cho cả 3 loại hình lưu trú: khách sạn, biệt thự du lịch và homestay. Đặc biệt, ưu tiên khuyến khích phát triển loại hình biệt thự nhà vườn, nhà có sân vườn, các cụm homestay để giữ gìn cảnh quan làng quê sinh thái, tập trung đầu tư hình thành các cụm du lịch Cửa Đại, Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Phô; cho phép xây dựng mô hình khách sạn với số lượng và quy mô vừa đạt tiêu chuẩn 2 – 3 sao, dưới 50 phòng/khách sạn tại một số tuyến nhằm thúc đẩy sự phát triển khu vực…

Theo ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An, để đảm bảo du lịch Hội An phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội, phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 3,09 triệu lượt khách (trong đó 1,58 triệu lượt khách quốc tế); phục vụ 1,47 triệu lượt khách lưu trú (gồm 1,18 triệu lượt khách quốc tế). Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2015 – 2020 đạt 13 – 17%/năm và khách nội địa đạt 8 – 10%, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13 – 17%/năm. Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế đạt 3 – 3,5 ngày, tạo việc cho hơn 26.000 lao động trực tiếp và hơn 53.000 lao động gián tiếp. “Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng sẽ quan tâm phát triển các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học – nghiên cứu… Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ” – ông Sơn phân tích.

Để thực hiện thành công những mục tiêu trên, theo ông Sơn, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày… Khi đó, mục tiêu xây dựng Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 mới có thể trở thành hiện thực được.

Tác giả bài viết: VĨNH LỘC

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Thừa Thiên Huế Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững

Huế được biết đến với vẻ đẹp mộng mơ

Một năm nhiều bứt phá

Ngay từ đầu năm, tỉnh đã thành lập Hội đồng Tư vấn du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với sự quy tụ của nhiều nhà quản lý cấp cao, nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành du lịch ở trong nước và quốc tế để tư vấn, đề xuất các chính sách vĩ mô, các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch, phát hiện, thẩm định các vấn đề mà ngành Du lịch đang phải đối mặt để đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm đưa Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Và vào những ngày cuối năm 2018, Thừa Thiên Huế lại đón nhận tin vui: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Lăng Cô – Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với kỳ vọng sẽ tạo được hành lang pháp lý và môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, KDLQG Lăng Cô – Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.

Cũng trong năm 2018, ngành Du lịch đã triển khai tổ chức thử nghiệm một số lễ hội gắn với du lịch: Lễ hội Sen “Truyền thuyết một loài hoa” và Ngày hội Lân Huế 2018, góp phần khẳng định danh hiệu Huế – thành phố Festival của Việt Nam, từng bước xây dựng hình ảnh Huế – kinh đô lễ hội và nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng xã hội. Ngoài ra, một số hoạt động sự kiện thế thao gắn với du lịch (Cuộc đua xe đạp quốc tế Coupe de Huế 2018 và Ngày hội chạy bán Marathon Huế 2018) đã được tỉnh tạo điều kiện cho tổ chức khá thành công, tạo một ấn tượng mới về một “Huế năng động” trong việc mạnh dạn đưa thêm hoạt động sự kiện mới nhằm thu hút sự quan tâm của du khách và cộng đồng.

Một số sản phẩm, điểm đến mới đã được chính thức đưa vào vận hành, khai thác:cụm lăng Vua Gia Long, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật Kỳ Đài kết hợp tái hiện cảnh bắn súng Thần công….. Khu vực phố đêm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu tiếp tục được chỉnh trang, nâng cao chất lượng và đa dạng các hoạt động, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và cộng đồng địa phương, tạo một điểm nhấn thu hút khách về đêm trên địa bàn thành phố Huế. Một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực du lịch- dịch vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc được khởi công triển khai ráo riết để đưa vào vận hành trong năm 2019. Trong đó dự án Trung tâm Thương mại Vincom và Khách sạn 5 sao Vinpearl của Tập đoàn Vingoup đưa vào hoạt động từ tháng 4 và tháng 9 năm 2018, góp phần làm sang trọng hơn cho khu vực trung tâm phía Nam đô thị Huế; có dự án Khu biệt thự sinh thái biển Lăng Cô Resort của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng du lịch Hồng Phúc,… Đáng chú ý là dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô của Công ty CP Quốc tế Minh Viễn được chính thức khởi công năm 2018 và sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 của dự án trong năm 2019. Ngoài ra, Giai đoạn 2 của dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Laguna Lăng Cô, trong đó có khai thác dịch vụ casino, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nâng tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD và đang hoàn thiện thủ tục triển khai.

Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô đã chính thức khởi công (ảnh mô hình)

Hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế đã được nâng tầm cả về quy mô và hình thức triển khai; tần suất đón các đoàn Famtrip, Presstrip tăng lên nhiều lần, việc tham gia các hội chợ trong và ngoài nuớc đã kêu gọi được sự hưởng ứng, chung tay của các doanh nghiệp nên chất lượng được nâng cao.

Với những nỗ lực như trên, năm 2018, du lịch Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng rất mạnh về các chỉ tiêu về du lịch. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn định . Thừa Thiên Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018 đạt 4.332.673 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 1.951.461 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 2.094.581 lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ ; trong đó khách quốc tế đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ . Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ , doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11,3 ngàn tỷ đồng

Kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2019

Năm 2019 là năm thứ ba Ngành Du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trên cơ sở các Nghị quyết, tỉnh Thừa Thiên Huế t iếp tục phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững với những hoạt động, dịch vụ đẳng cấp, để thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực ; đồng thời tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ hài hòa với quy hoạch phát triển đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, như: Du lịch văn hóa, di sản; du lịch biển, đầm phá; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch vui chơi, giải trí; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch tâm linh…. Trước mắt, tập trung nguồn lực để thực hiện giải tỏa, di dời dân cư ở khu vực Thượng thành và Eo Bầu để đẩy nhanh tiến độ trùng tu khu vực 1 Kinh thành Huế sớm trả lại không gian lịch sử của khu vực di tích quan trọng này. T riển khai thực hiện một số nhiệm vụ, hoạt động của dự án hệ sinh thái du lịch thông minh thuộc Đề án thành phố thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ và phát triển du lịch ; xây dựng đề án Huế – Kinh đô Ầm thực Việt nhằm tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ thiết chế văn hóa ẩm thực phục vụ khách du lịch (Bảo tàng Văn hóa ẩm thực, các khu ẩm thực tập trung, chuỗi nhà hàng ẩm thực Huế cao cấp) đi đổi với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế. Ngành tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa di sản, tập trung khu vực Đại nội nhằm phục hồi và tái hiện không gian văn hoá Cung đình và vùng phụ cận theo xu hướng xã hội hóa các nguồn lực. Trong năm 2019, ngoài Festival nghề truyền thống được tổ chức định kỳ vào cuối tháng 4, tỉnh sẽ triển khai tổ chức thử nghiệm Festival 4 mùa, tiếp tục tổ chức Cuộc đua xe đạp quốc tế Coupe de Huế 2019 và Ngày hội chạy Marathon Huế 2019 hay thử nghiệm đua xe đạp lòng chảo sân vận động Huế là những sự kiện thể thao gắn với du lịch đồng thời cổ động cộng đồng có lối sống lành mạnh, ưa chuộng thể thao, tiến đến việc hình thành những sản phẩm du lịch định kỳ thường niên của Huế.

Du lịch Di sản là đặc trưng của mảnh đất Cố đô

Tỉnh cũng cho n ghiên cứu và hình thành các trung tâm thông tin du lịch (mô hình “Stop and Go”) trên địa bàn thành phố Huế phục vụ nhu cầu trải nghiệm các dịch vụ tại chỗ vừa thực hiện công tác hỗ trợ thông tin và quảng bá cho du lịch và sản phẩm lưu niệm địa phương.

Một số dự án du lịch mới sẽ được hoàn thành, đáng chú ý là DA Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô của Công ty CP Quốc tế Minh Viễn sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 trong năm 2019, dự án khách sạn nghỉ dưỡng Movenpik Địa Trung Hải dự kiến đi vào vận hành trong quý 1/2019. Ngoài ra, sẽ còn một số dự án đáng chú ý khác cũng được khẩn trương chuẩn bị khởi côngnhư: dự án Công viên biển và Bảo tàng Huế của Tập đoàn PSH tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), đã hoàn thiện các thủ tục và sẽ triển khai trong năm 2019; dự án Khu nghỉ dưỡng Thái Y Viện ở đường Đặng Dung của Công ty Đại Nam Thái Y Viện,….Hay dự án Khu du lịch Hương Hồ của Công ty TNHH MTV Hue Spirit Sanctuary và dự án khu nghĩ dưỡng cao cấp Nama ở đường Nguyễn Chí Diễu của Công ty CPDL Hương Giang, là những dự án tuy mức đầu tư chưa phải “khủng”, song khi hoàn thiện sẽ là 02 dự án du lịch đẳng cấp 6 sao đầu tiên của Huế. Đây thực sự là những dự án lớn, với dịch vụ đẳng cấp, khi hoàn thành sẽ thêm nhiều lựa chọn cho dòng khách cao cấp khi đến Huế du lịch, nghỉ dưỡng.

Trong năm 2019, trên cơ sở các khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các thị trường trọng điểm được thực hiện trong năm 2018, Ngành du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục quảng bá, xúc tiến thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á và ASEAN thông qua hình thức tham gia Hội chơ ITB Berlin – Đức, Hội chợ Hanatour tại Hàn Quốc, hội chợ Travex 2019 tại Quảng Ninh và hội chợ JATA Nhật Bản.

Với kế hoạch cụ thể được được đề ra, Lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2019 dự báo đạt khoảng 4,5- 4,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 8% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% – 45%); khách lưu trú đạt từ 2,2 – 2,3 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch dự kiến tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt từ 4.700 – 4.900 tỷ đồng, doanh thu xã hội ước đạt 12 – 13 nghìn tỷ đồng.

Phát triển ngành du lịch đồng bộ, bền vững, đạt chất lượng cao và thực sự chuyên nghiệp là mục tiêu tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm đạt được trong giai đoạn tới, hy vọng rằng, với những nỗ lực chung của các cấp ban ngành của tỉnh, sự phối hợp đồng hành của cộng đồng và doanh nghiệp, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, ngành du lịch Thừa Thiên Huế sẽ liên kết ngày càng chặt chẽ, hiệu quả với các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như các thị trường khách trọng điểm và tiềm năng; đẩy mạnh thu hút đầu tư và sớm đưa các dự án du lịch trọng điểm đi vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, đưa du lịch, dịch vụ thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch Thừa Thiên Huế sẽ được phát triển theo các tiêu chí: Di sản văn hóa được bảo tồn, cảnh quan môi trường và lịch sử được gìn giữ và tôn trọng, con người thân thiện và cơ ứng xử văn mình, các hoạt động dịch vụ đậm giá trị văn hóa truyền thống.

4 Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Năm 2013, Hiệp hội Du lịch Việt Nam có nhiều hoạt động sôi nổi, đã thực sự giúp cơ quan định hướng và quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch và các Doanh nghiệp Du lịch Việt Nam. Tạo cơ hội mới phát triển như Bảo vệ quyền lợi Doanh nghiệp Du lịch, trong bối cảnh còn thiếu các văn bản Luật pháp hỗ trợ cho các Doanh nghiệp hoạt động du lịch như: thuế đất, vận chuyển, chế độ miễn giảm Visa Du lịch. Đặc biệt là việc tổ chức tốt các tuyến điểm du lịch quốc gia hấp dẫn giới thiệu với các Tổ chức du lịch quốc tế.

— Để hấp dẫn du khách nước ngoài đến Việt Nam nhiều hơn nữa theo Ông, Ngành Du lịch Việt Nam cần tập trung vào lĩnh vực nào?

Đặc biệt, năm 2013 cũng là năm đầu tiên Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Triển lãm Hội chợ Du lịch Quốc tế lần thứ I (VITM) tại Hà Nội đã có sự tham gia trưng bày của 400 gian hàng, trong đó có các gian hàng triển lãm của 25 Quốc gia và Vùng lãnh thổ: Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia… Theo kế hoạch, vào tháng 4 năm 2014, Triển lãm Hội chợ Du lịch quốc tế lần 2 tổ chức tại Hà Nội, dự kiến có sự tham gia của 50 gian hàng quốc tế và Vùng lãnh thổ, cùng các Doanh nghiệp Du lịch trong nước. Ban Tổ chức sẽ thực hiện nhiều chuyến Farmtrip cho các doanh nghiệp quốc tế ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, để các Doanh nghiệp quốc tế có điều kiện tạo mối quan hệ, liên kết với Ngành Du lịch địa phương.

– Tất cả quốc gia trên Thế giới khai thác Du lịch đều tập trung vào 4 chiến lược:

1. An ninh, an toàn: Để du khách yên tâm, có cơ chế bảo vệ du khách. Vừa qua, ngày 4/11/2013 tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Tổng Cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã đề xuất thành lập Trung tâm Bảo vệ Du khách, Chính phủ, Bộ đã thống nhất cao và là mô hình chủ đạo cần triển khai ở các địa phương khác… Trên thế giới, việc bảo vệ – an ninh – an toàn cho du khách quốc tế phải có tổ chức riêng, như các nước có Cảnh sát Du lịch (CSDL) như Thái Lan, Campuchia, Singapore…Vì cơ chế nước ta hiện nay chưa đủ điều kiện để thành lập CSDL như ở nước bạn, nhưng tại TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã có sáng kiến thành lập Lực lượng Bảo vệ Du khách với cùng mục đích và nhiệm vụ như CSDL. Để tạo an toàn – an tâm cho du khách quốc tế, các Trung tâm Bảo vệ Du khách trên cả nước dự kiến chọn 1 số Điện thoại Khẩn cấp (cộng với mã vùng) để kịp thời hỗ trợ du khách khi cần thiết.

2. Sản phẩm Du lịch: Việc du khách lựa chọn đến địa điểm du lịch nào, không phải là vì dự định ban đầu, mà là tìm một nơi phù hợp với sở thích của họ. Thí dụ, du khách thích chơi Golf sẽ tìm đến điểm đến nào có sân golf đẹp; hoặc thích Spa thì sẽ tìm đến nơi có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên; Chính vì vậy, một tuyến điểm hấp dẫn là một tuyến điểm có nội dung phù hợp với ý thích của du khách. Bên cạnh đó, còn phải nhờ vào các chất lượng dịch vụ du lịch ở nơi lưu trú Khách sạn, Nhà hàng, và chất lượng dịch vụ khác như vận chuyển, giao thông vận tải, visa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách khi đến Việt Nam. Xây dựng sản phẩm mới phải có ý thức bảo vệ môi trường

3. Chiến lược quảng bá, tiếp thị: Khi đã có được những yếu tố trên, việc xây dựng chiến lược quảng bá là bước kế tiếp cần phải thực hiện, nhưng cần phải quảng bá, xây dựng chiến lược tiếp thị với kế hoạch cụ thể cho từng địa phương.

— Ông có nhận xét gì về Ngành Du lịch TPHCM trong các hoạt động đa dạng và nhạy bén phục vụ du khách nội địa và quốc tế? — Ông có tâm sự gì nhân ngày Tết với các doanh nghiệp du lịch trên cả nước?

4. Nguồn nhân lực: Cần đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chuyên nghiệp, có ngoại ngữ giỏi, có khả năng tiếp cận kiến thức nhân loại, hội nhập nhanh. Mỗi đơn vị, Công ty có nguồn nhân lực có ngoại ngữ thông thạo, sẽ làm tăng giá trị tài sản hàng triệu đô la.

Xin cám ơn Ông, Kính chúc Ông cùng các thành viên Hiệp hội Du lịch Việt Nam năm mới, thắng lợi mới!

– TP Hồ Chí Minh là đơn vị Du lịch lớn nhất nước, có sự chỉ đạo sâu sát và nhạy bén của Thành Ủy, UBND TPHCM và sự năng động, sáng tạo của Sở VHTTDL TPHCM, Hiệp hội Du lịch TPHCM và các doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp Du lịch lớn mạnh đều đóng chân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một lực lượng giỏi, năng động, sáng tạo, tạo sự sôi nổi, phối hợp phát triển Du lịch trên cả nước. Trong năm 2013, đã có nhiều hoạt động có sức lan tỏa đến các vùng, miền Du lịch trên cả nước, giúp các doanh nghiệp Du lịch đoàn kết, phát triển. Đặc biệt TPHCM cần tăng cường chiến lược bảo vệ an ninh – an toàn cho du khách quốc tế. Tháng 10/2013, Ngành Du lịch Thái Lan đã tổ chức Hội nghị Bảo vệ Du khách, đến tham dự có lãnh đạo Cảnh sát Du lịch quốc tế, các doanh nghiệp. TPHCM đạt số lượng 4,1 triệu khách quốc tế trong năm 2013, chúng ta cần có kinh nghiệm thực tiễn, phát triển và xây dựng an ninh – an toàn cho du khách quốc tế đến Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh. Nếu TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Quốc tế này, sẽ là dịp để thế giới khẳng định Việt Nam là đất nước an ninh – an toàn – thân thiện, dư luận và truyền thông thế giới sẽ góp phần quảng bá cho Du lịch Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh.

– Tiềm năng Du lịch quốc gia, địa phương trong kế hoạch chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Thực sự tiềm năng Du lịch Việt Nam không thua bất cứ nước nào trên khu vực Châu Á và thế giới, có nơi còn nổi trội hơn như Đồng bằng Sông Cửu Long – Tây Bắc – Sapa, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng Sông Hồng. Riêng với Sapa, vừa qua chính phủ đã chỉ đạo quyết tâm bảo vệ môi trường và an ninh, an toàn trước sự kiện xây dựng hệ thống Cáp treo Sapa dài 7km, với sự đầu tư của quốc tế là 36 triệu USD. Hiện nay, là thời đại công nghệ thông tin, nên các Doanh nghiệp Du lịch Việt Nam đều cần phải cơ cấu lại tài chính, hoạt động kịp thông tin thời đại. Chúng ta phải cơ cấu lại để kinh tế Du lịch phát triển, tiềm năng trở thành thế mạnh phải đạt 4 yếu tố chiến lược, tạo bước nhảy vọt cho Du lịch Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, 5 quốc gia đạt số lượng khách quốc tế cao: 1-Malaysia, 2-Thái Lan, 3-Singapore, 4-Indonesia, 5-Việt Nam. Chúng ta phấn đấu trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất khu vực.

Ÿ Ông là thành viên trong Hội đồng Cố vấn của Tạp Chí Du lịch TPHCM trong nhiều năm qua, Ông có điều gì tâm đắc?

– Tạp Chí Du lịch TPHCM hiện nay, là bước phát triển của Tạp chí Người Du lịch của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, được Bộ Văn hóa-Thông tin và UBND TPHCM cấp Quyết định thành lập được xuất bản từ năm 1994. Đến năm 1997, Tạp Chí Người Du lịch được chuyển về Sở Du lịch TPHCM, đổi tên thành Tạp Chí Du lịch TPHCM. Từ ấy đến nay, Tạp Chí Du lịch TPHCM đã tròn 20 tuổi. Sự tồn tại và phát triển của Tạp Chí Du lịch TPHCM cùng trang web hiện nay cho thấy tập thể Cán bộ lãnh đạo, Phóng viên, Tạp Chí Du lịch TPHCM hết sức yêu Ngành, yêu Nghề, đã quyết tâm phấn đấu trong 20 năm qua. Tập thể đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Ngành Du lịch Việt Nam,Ngành Du Lịch TPHCM. Văn hóa kiệt xuất Nguyễn Công Trứ đã nói: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả. Anh hùng hào kiệt có hơn ai”! Theo tôi, sự gian khổ là cần thiết để có thể thành công hôm nay. Tôi may mắn là người gắn bó với Tạp Chí từ năm 1994 đến nay – 2014. Mong rằng dịp Kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển Tạp Chí Du lịch TPHCM, có thêm những thành tích mới. Xin chúc mừng năm mới đến Ban Biên tập, Phóng viên, Tạp Chí Du lịch TPHCM, Năm mới Giáp Ngọ – 2014: Sức khỏe-Thành đạt!