Chính sách phát triển du lịch đô thị của một số nước và bài học cho Việt Nam
(Bài tham luận cho Hội thảo Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, tháng 8-2018)
1- Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch đô thị
Kể từ du lịch phát triển trong những năm 1960 thì du lịch ở nhiều thành phố trên thế giới phát triển nhanh nhất, lượng khách du lịch đến các thành phố không ngừng tăng về số lượng và tính chất dẫn đến đẩy nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch cung cấp cho khách tại các thành phố này.Hiệu quả và lợi ích từ kinh tế du lịch mang lại không nhỏ các nơi này.Trong giai đoạn 2007-2015, trên toàn thế giới số lượng thành phố các chuyến đi tăng 82% và đạt được thị phần 22%, đặc biệt là trong cả các ngày lễ, ngày nghỉ của cư dân hay các sự kiện quan trọng như thể thao, văn hóa, văn nghệ hay nhân vật được được “suy tôn”(IPK International, 2015/2016, tr. 8). Trong năm 2016, thì khách du lịch đến các thành phố đạt được 21%Châu Âu, 17% ở Bắc Mỹ, 25% ở châu Á-Thái Bình Dương và 22% ở châu Mỹ Latinh (1).
Xem xét nguồn khách du lịch các nước trên thế giới cho thấy: Lượng khách đến các đô thị, thành phố cổ kính chủ yếu tham, nghiên cứu thường thức giá trị các di sản, di tích lịch sử, công trình kiến, cũng như giá trị phong tục tập quán, lễ hội… được bảo tồn lưu lại qua nhều thế hệ. Còn khách đến tham quan các thành phố, đô thị mới tập trung tham quan, thưởng thức giá trị dịch vụ cao cấp như cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp.Do sự hình thành, phát triển, tác động của bộ máy quản lý, đặc điểm xã hội của hai thời kỹ khác nhau dẫn đến tính chất đặc điểm đô thị, thành phố cũng khác nhau cũng khác nhau tạo ra giá trị tài nguyên cũng khác nhau nên sự thu hút khách du lịch, sự kiến tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch có tính chất khác nhau.
Đối với đô thị cổ kính với kiến trúc cổthì sự mở rộng không gian khó khăn, lượng cư dân ít có thay đổi thì số lượng khách lựa chọn và các điểm tham quan đã thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn so với khách du lịch nội địa; cònthành phố hiện đại gắn liền với quá trình đô thị hoá thay đổi kết cấu hạ tầng với không gian mở,cộng thêm sự phát triển các ngành công nghiệp, phát triển khoa học công nghệ đã thu hút một số số lượng cư dân sống ở các thành phố ngày càng tăngvà áp lực công việc, quá trình đô thị hóa; cũng như sự hình thành nên các khu dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp…dẫn đến xu hướng cư dân trong khu vực tận dung để nghỉ nghơi ngắn hạn sau thời gian lao động mệt mỏi với cuộc sống ồn ào đô thị, đồng thời cũng kích thíchvà thu hút số lượng khách du lịch nội địa đến thm quan nghỉ ngơi nhiều hơn; phân đoạn ngày càng tăng của hiện tượng du lịch ở các nước có nền kinh tế đang phát triển (2).
Theo sự tính toán và dự báo của các chuyên gia và Tổ chức du lịch thế giới thì lượng khách quốc tế đến các thành phố hay đi qua các thành phố trung tâm trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt 1,4 triệu vào năm 2020 và 1,8 tỷ năm 2030 (3), (4). Một nghiên cứu tại Châu Âu với hơn 2.600 người dân tại thành phố Copenhagen – Đan Mạch, thành phố Berlin, Munich- Đức, thành phố Amsterdam – Hàn Lan và thành phố Barcelona và Lisbon – Tây Ban nha là khu vực có cả thành phố cổ kính và hiện đại đều đánh giá: Khu vực phố cổ, số lượngkhách du lịch quốc tế đến thành phố ngày càng tăng và còn khách du lịch trong nước đến tham quan các trung tâm công nghiệp mới, hiện đại gắn liền với phát triển khoa học công nghệ; du lịch cũng đã mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ, cơ sở để góp phần thúc đẩy người dân bảo vệ và phục hồi các phần lịch sử của thành phố và kiến trúc truyền thống (5).
Trong chính sách 2017, UNWTO đã đưa ra quan điểm thúc đẩy tầm nhìn chung và phương pháp tiếp cận chiến lược để tái xác định các công cụ để thích ứng với các mô hình mới trong du lịch đô thị trong khi đạt được sự gắn kết giữa các hoạt động du lịch, chính sách phát triển đô thị, lợi ích kinh tế và xã hội cho người dân địa phương để thúc đẩy quản trị hiệu quả, quản lý kiến thức và tính chuyên nghiệp trong hoạt động tại các du lịch đô thị.
2- Khái niệm du lịch đô thị và đô thị du lịch
Để làm rõ vấn đề trên cần phải phân tích bản chất đô thị, du lịch và mối quan hệ trong nội dung này:
2.1. Đô thị, phân loại đô thị trên quan điểm phát triển du lịch
Hiện nay,nhiều chuyên gia đô thị, kinh tế du lịch của các nước trên thế giới đã đưa ra khái niệm đô thị, đô thị du lịch trên góc nhìn và thực trạng của từng nước như:
Tại Canada:Đô thị được phân chia thành đô thị hiện đại và đô thị cổ, đối với đô thị hiện đạiđược quy định bởi một vùng có trên 400 người trên một cây số vuông và tổng số dân phải trên 1.000 người; nếu có hai đô thị hoặc nhiều hơn trong phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập thành một đô thị duy nhất. Các ranh giới của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh giới của các khu tự quản (thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang. Đô thị cổ là khu vực nơi trải qua nhiều triều đại nhà nước quản lý với tàn tích cổ đại, này lại nằn trong hay liền kề với đô thị hiện đại, những khu này không rang buộc bởi yếu tố dân cư và tính hiện đại. Đây là khu vực có nhiều lợi thếtiềm năng thu hút khách du lịch như: Tài nguyên du lịch, khách du lịch, cơ sở dịch vụ nằm trong Vùng (8).
Tại Trung quốc, đô thị du lịch gồm đô thị du lịch cổ gồm các kiến trúc, các đặc trưng vốn có được hình thành và xây dựng qua nhiều triều đại nhà nước phong kiến trước đời nhà Thanh, không phụ thuộc vào diện tích, quy mô dân số; đô thị du lịch hiện đại là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có mật độ dân số hơn 1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có mật độ dân số ít hơn 1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống trong các đường phố, nơi có dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là dân số thành thị ; đây là khu vực có nhiều điểm tài nguyên du lịch, khu dịch vụ và đang thu hút khách du lịch(9)
Tại Pháp, một đô thị du lịch là một khu vực bao gồm một vùng phát triển do xây cất như một “đơn vị thành thị”và đặc điểm về tài nguyên về kiến trúc, dịch vụ, số lượng khách đến tham quan đạt trên 1 triệu khách cho một năm (10)
Tại Thụy Sĩ, đô thị du lịch được cho là đơn vị hành chánh được gọi là thành phố, hoặc là nó có hơn 10 ngàn dân hoặc dưới thời Trung cổ nó được ban cho quyền được gọi là thành phố. Phân loại đô thị cổ và đô thị công nghiệp, nơi thu hút được trên 01 triệu khách du lịch hàng năm (11).
Tại Nhật Bản, các đô thị được định nghĩa như là các vùng cận kề nhau gồm các khu dân cư đông đúc. Điều kiện cần thiết là đô thị du lịch phải có mật độ dân số trên 4.000 người trên một cây số vuông, với tiềm năng tài nguyên và dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn. Phân loại đô thị du lịch cổ gắn liền với di tích, thành phố cổ của các triều đại Nhật Hoàng, có các điểm tham quan là cung điện, nhà, di tích cổ… và đô thị du lịch mới, hiện đại được hình thành phát triển với kiến trúc mới với khoa học, công nghệ phát triển, dân số đông, mới và có các dịch vụ du lịch hiện đại với nhiều khu vui chơi giải trí (12).
Tại Hoa Kỳ, xác định hai loại khu đô thị. Thuật từ urbanized area in tourism dùng để chỉ một khu đô thị có từ 50.000 dân trở lên, hay độ thị công nghiệp với phát triển du lịch. Các khu đô thị dưới 50.000 dân, có tổng mật độ dân số ít nhất là 500 người trên một dặm vuông hay 193 người trên một cây số vuông dân được gọi là urban cluster in tourism, găn liền với các khu vực cổ gắn với tài nguyên du lịch và khách du lịch đến tham quan (13).
Đối với Việt Nam, theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, một đơn vị hành chính được công nhận là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau: Có chức năng đô thị; quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên; mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn cứ theo các khu phố xây dựng tập trung; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động; đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật); đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị. Còn đô thị du lịch được nếu tại văn bản Luật du lịch 2005,đô thị có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là đô thị du lịch: Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề; có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch; ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ. Nếu xem xét khái niệm trên cho thấy: Đô thị du lịch Việt Nam quy định chưa cụ thể về phạm vi, diện tích đô thị có thể phát triển du lịch; chưa xác định về số lượng khách, đặc điểm số lượng và cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu khách.
Trên góc độ chuyên gia xã hội học của một số nước châu Âu đưa ra các đặc trưng đặc trưng cơ bản về du lịch đô thị và so sánh với du lịch nông thôn sau ( ):
Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức, v.v… Còn đối với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v…Nhóm giai cấp đó đã tạo ra những giá trị về phong tục tập quán, sinh hoạt, kiến trúc…thu hút được khách, người lạ đến tham quan
Về lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ du lịch, thương nghiệp, sản xuất tinh thần, v.v… Còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ du lịch, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, thì đối với nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,… đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,… ngay cả đến hệ thống đường sá, năng lượng, nhà ở đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống tách biệt nhau. Đây là đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn, lối sống văn hóa cộng động tạo tiền đề cho tài nguyên du lịch và thu hút khách du lịch.
Đô thị hay thành phố là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn.
2.2. Du lịch đô thị và tiêu chí cơ bản xác định du lịch đô thị
Dựa trên quan điểm của các chuyên gia kinh tế, nhà quản và chuyên gia xã hội học của các nước cho thấy:
Du lịch đô thị là loại hình du lịch được hình thành trong các đô thị (cổ hoặc hiện đại), nơi đó đã từng phát triển không gian vềhệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hệ thống tài nguyên du lịch (có thể kiến trúc cổ hoặc hiện đại; có tài nguyên du lịch văn hóa: phong tục tập quán lễ hội được bảo tồn, giá trị đời sống, sinh hoạt cộng đồng…) và được gắn kết với hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch khi đến tham quan.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra quan điểm Du lịch Đô thị như một loại hoạt động du lịch diễn ra trong không gian đô thị với các thuộc tính vốn có của nó đặc trưng bởi nền kinh tế phi nông nghiệp như quản lý, sản xuất, thương mại và dịch vụ. vận tải. Các điểm đến đô thị / thành phố cung cấp một loạt các trải nghiệm và sản phẩm văn hóa, kiến trúc, công nghệ, xã hội và tự nhiên đồng nhất và đa dạng để giải trí, kinh doanh. Vì vậy, UNWTO kiến nghị cần phải đưa ra giải pháp thúc đẩy tầm nhìn chung và phương pháp tiếp cận chiến lược để tái xác định các công cụ, biện pháp để thích ứng với các mô hình du lịch trong đô thị trong khi đạt được sự gắn kết giữa các hoạt động du lịch, chính sách phát triển đô thị và lợi ích kinh tế và xã hội cho người dân địa phương. quản trị hiệu quả, quản lý kiến thức và tính chuyên nghiệp trong hoạt động ( 6).
Từ những nội dung trên, một số nước đã đưa ra quan điểm về tiêu chí xác định du lịch đô thị hay đô thị được cho là phát triển du lịch là;
Phải là thành phố, thị trấn, nơi đó có kiến trúc mang màu sắc đô thị (có thể là kiến trúc cổ hoặc thành phố hiện đại) với hệ thống các khu phố được gắn kết với hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước…
Là khu vực, vùng có các ngành nghề quản lý, sản xuất, thương mại, các dịch vụ gắn liền với trao đổi mua bán, trao đổi…
Có số lượng dân cư nhất định với lối sống, sinh hoạt, phong tục tập quán mang đặc trưng của vùng, khu vực
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ du lịch phù hợp với đặc điểm khu đô thị.
Thu hút được lượng khách du lịch đến tham quan, lưu trú nhất định.
3- Một sốđịnh hướng, chính sách phát triển du lịch đô thị của một số nước và bài học cho du lịch Việt Nam.
3.1. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có định hướng lựa chọn một số thành phố để phát triển du lịchngay từ khi có sự manh nha, xu hướng khách du lịch đến tham quan tăng.
– Hầu hết ở các nước phát triển như Pháp, Anh, Đan Mạnh…đã lựa chọn thủ đô các nước, nơi gắn kết giữa đô thị cũ và mới, là trung tâm đầu kinh tế, chính trị hiện nay với đầu mối cơ sở hạ tầng giao thông cả nước và quốc tế.Thủ đô ở các nước phát triển thường là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều triều đại, nhà nước trước đó nên được đầu tư phát triển so với các khu vực khác trong cùng thời kỳ;vùng, khu vực đó có hệ thống cơ sở hạ tầng hơn các khu vực khác, giá trị tài nguyên du lịch, dịch vụ vượt trội hơn các khu vực khác. Hiện nay, thủ đô mỗi nước đều được ưu tiên đầu tư xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng có chất lượng cao; là khu vực được ưu tiên các dịch vụ như điện nước, hệ thống thông tin…là điều kiện để phát triển du lịch; đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: cơ sở lưu trú, vận chuyển, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao đã được ưu tiên đầu tư .
– Một số nước khu vực châu Á như Trung Quốc, Malaisia, Thái Lan, Lào, Campuchia…lựa chọn các khu vực, nơi đó là cố đô của các triều đại trước đó để phát triển du lịch. Vì các khu vực này phản ánh lên được quá trình lịch sử phát triển của một nước, một dân tộc thông qua hệ thống kiến trúc hạ tầng, nhà cửa, đền thờ, phong tục, tập quán, lễ hội, lối sống, sinh hoạt cộng đồng…, đặc biệt để lại nhiều di sản, các di tích lịch sử, nhiều phong cảnh… thu hút được nhiều khách du lịch (14).
– Một số nước ASEAN, Bắc Á và Trung Đông đã lựa chọn các thành phố buôn bán, trung tâm thương mại…để phát triển du lịch đô thị. Vì, các khu vực này thu hút được một số lượng khách du lịch đến tham quan, kết hợp trao đổi mua bán hàng hóa được một số; trong quá trình hình thành phát triển các khu vực này đã được khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trở thành đô thị du lịch đáp ứng nhu cầu khách đến mua bán. Sự sầm uất và hình thành nên nét văn hóa trao đổi mua bán bán hàng hóa tại các khu phố chợ, trung tâm thương mại đã tạo nên tính đặc sắc về tài nguyên du lịch.
– Một số nước có trình độ khoa học phát triển, hay là các nước đang phát triển mạnh về công nghiệp, kỹ thuật đã lựa chọn các thành phố công nghiệp trở thành các đô thị du lịch. Các khu vực này có kiến trúc hạ tầng hiện đại, được ưu tiên các dịch vụ như điện nước, vệ sinh môi trường đảm bảo đáp ứng nhu cầu, nơi đây cũng được đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở vật chất kỹ thuật là điểm nhấn cho khu vực đô thị.
3.2. Chính sách phát triển du lịch tại các khu vực đô thị, thành phố.
– Các khu vực đô thị phát triển du lịch đều có quy hoạch tổng thể và cụ thể gắn liền với định hướng phát triển du lịch .
Theo các chuyên gia các nước, do tích chất đặc điểm các thành phố, cố đô, thị trấn có sự khác nhau: Đối với đô thị cổ thì đặc điểm về hệ thống đường xá, nhà cửa, công trình công cộng, trung tâm thương mại…được hình thành lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nên có không gian đều hẹp, khó điều chỉnh và được gắn kết với nhau, gắn kết với cuộc sống, phong tục tập quán, kiến trúc và nghệ thuật cư dân trong từng khu vực, từng dân tộc nên khó xây dựng mới, khó điều chỉnh và lồng ghép các cơ sở dịch vụ và hạ tầng cho du lịch. Do tính chất trên nếu phát triển thêm về hạ tầng, các công trình cộng cộng dễ dẫn đến phá vỡ kiến trúc cũ đã hình thành nên sản phẩm du lịch. Đối với các thành phố mới hiện đại có đặc điểm bắt đầu xây dựng, có định hướng phát triển từ đầu, có không gian kiến trúc rộng.Vì vậy, cần xây dựng quy hoạch từ đầu là cơ sở định hướng cho phát triển sản phâm du lịch, bảo tồn giá trị tài nguyên cho du lịch.
– Ưu tiên bảo tồn giá trị di sản, di tích cho các đô thị cổ và chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường cho các đô thị mới.
Do kiến trúc các đô thị cũ đã được hình thành và định hình trải qua nhiều năm, nhiều triều đại khác nhau không gian đô thị cũ chất hẹp; do tác động điều kiện tự nhiên, con người và yếu tố thời gian nên một số tài nguyên dễ bị mất đi hư hỏng, đặc biệt tài nguyên nằm dưới đất, nước và tài nguyên dẽ bị thất lạc như các vật cổ; do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu cuộc sống cơ dân nên không gian dễ bị phá vở. Vì vậy, cần thiết xây dựng các bản quy hoạch nhằm xác định rõ khu vực cần được ưu tiên; cần sớm đưa các kế hoạch về thời gian, tài chính, nguồn nhân lực cho việc tìm kiếm, khảo cổ để lưu giữ hiện vật và bảo tồn giá trị tài nguyên.
Đối với các thành phố đô thị mới, hiện đại với ưu thế về diện tích, không gian mở nên việc định hình các dịch vụ, cơ sở hạ tầngdu lịch đễ dang hơn, đặc biệt là khu vui chơi giải trí, không viên cây xanh cần được đưa vào với quy mô diện tích lớn được định hình trong quy hoạch để đảm bảo các dịch vụ du lịch hài hòa trong không gian thành phố hiện đại. Thường các thành phố mới tốc độ phát triển đô thị nhanh do nhu cầu dân cư và phát triển kinh tế nếu không có quy hoạch chi tiết dễ dẫn đến phá vỡ cảnh quan.
-Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ du lịch phải hài hòa về quy mô, số lượng, kiến trúc, mỹ thuật đối với các đô thị, thành phố cổ
Trên góc nhìn của các chuyên gia các nước: Cái giá trị thành phố, đô thị cổ đối với xã hội hiện đại là “không được thêm bới”. Do tính chất đặc điểm hình thành thành phố cổ luôn gắn liền với kiến trúc thượng tầng của mỗi chế độ trong từng giai đoạn nay, mỗi giai đoạn phát triển lịch sử, xã hội đều để lại hay là phản ánh lên giá trị văn hóa, nghệ thuật, nến văn hóa, phong tục tập quán, tốn giáo tín ngưỡng xã hội lúc đó, nay có thể trở thành tài nguyên được khách du lịch lựa chọn để tham quan nghiên cứu. Do thời gian ra đời các tài nguyên đó khác nhau lại được thiết kế, xây dựng trong giai đoạn với các quan điểm, tầm nhìn và ảnh hưởng, tác động bởi quản lý xã hội, chi phối tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau nên có các hiện vật cũng rất khác nhau. Bên cạnh đó, động cơ mục đích và nhu cầu của khách du lịch khi đến các khu vực đó là để tham quan, nghiên cứu, tìm kiếm giá trị nguyên sơ, giá trị cổ kính. Vì vậy, phát triển xã hội nói chung và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch phải được ẩn “mình” và hài hòa trong giá trị tài nguyên sẵn có.
– Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ ở các thành phố mới, hiện đại cần phải có quy mô, hiện đại và đạt chất lượng cao
Theo các các điểm các chuyên gia thì các thành phố mới phát triển sau thường năm ngoài hoặc liền kề với các đô thị cổ có điều kiện không gian, chưa bị áp lực về cơ sở hạ tầng xã hội, ngành nghề và kỹ thuật nên cơ hội mở cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đầu tư và các doanh nghiệp du lịch tính toán xây dựng phát triển các dịch vụ, cơ sở kinh doanh có chất lượng cao trước đòi hỏi về nhu cầu của khách du lịch có mức chi tiêu cao. Xây dựng phát triển quy mô về hệ thống vật chất kỹ thuật du lịch phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị gắn liền với phát triển du lịch đã được phê duyệt về loại hình, quy mô và chất lượng. Việc lựa chọn các nhà đầu tư tại các đô thị mới cần được tính toán đến năng lực các nhà đầu tư cả về tài chính và chuyên môn.
– Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận điểm đếntài nguyên trong không gian đô thị
– Chính sách xã hội hóa du lịchtài nguyên du lịch trong các đô thị, thành phố cổ
Do tính chất hình thành các đô thị cổ trải qua nhiều thời gian, nhiều chế độ xã hội khác nhau, sự ảnh hưởng, tác động của quan điểm, cách nhìn của cộng đồng và cơ quan quản lý cũng khác nhau nên dẫn đến tài nguyên không thuộc sở hữu nhất định của cơ quan quản lý nhất định mà có thể thuộc sở hữu của rất nhiều đối tượng khác nhau, trong đó tập trung sở hữu và quản lýcộng đồng dân cơ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Để tạo ra sự đa dạng tài nguyên cổ và để phản ánh lên giá trị tài nguyên trong từng thời kỳ cần có ự tập hợp tính đang dạng tì nguyên thông qua công tác xã hội hóa và cộng tác của cộng đồng.Vì vậy, cần có chính sách xã hội hóa của cơ quan quản lý nhà nước để động viên cộng đồng, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia. Các nước đã đưa ra nhiều chính sách xã hội hóa như: Phối hợp nghiên cứu, khảo sát và đầu tư tài chính, nguồn lực cho việc khôi phục bảo tồn tài nguyên thuộc sở hữu của cộng đồng; chính sách phối hợp khai thác và cùng hưởng lợi ích chung; chính sách quản bá, giới thiệu giá trị tài nguyên; chính sách mua bán chuyển sở hữu từ nhân sang sở hữu cộng đồng, nhà nước quản lý…
– Chính sách hợp tác nghiên cứu, tìm kiếm đối với tài nguyên tại các khu phố cổ và đầu tư phát triển tài nguyên tại các khu phố, đô thị mới
Chuyên gia các nước khẳng định: Giá trị tài nguyên ở các đô thị cổ trải qua nhiều giai đoạn lịch sở, mỗi giai đoạn đều ứng với nền văn minh khác nhau nên một chuyên gia hoặc các chuyên gia mỗi nước đều không thể hiểu biết hết giá trị tài nguyên ở các khu đô thị cổ nên cần có sự hợp tác chuyên gia khoa học, hợp tác của các nước để cùng nghiên cứu, tìm kiếm và khai thác mới dưa ra hết thông tin giá trị tài nguyên. Đối với thành phố hiện đại, thành phố mới, các tài nguyên và cơ sở hạ tầng mới bắt đầu nên nhu cầu đầu tư rất lớn, đặc biệt là tài nguyên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại cần có nhu cầu đầu tư lớn, vốn nhiều nên cần có sự hợp tác của các bên có quan tâm.
Phát triển du lịch đô thị không phải là vấn đề mới đối với nhiều nước trên thế giới vì họ xem đô thị và các yếu tố tạo nên đô thị là tài nguyên du lịch trên góc độ kinh tế du lịch, một số nước đã xem du lịch đô thị là loại hình thu hút khách du lịch quan trong và mang lại hiệu quả cao trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Trong thực tế của một chuyến đi du lịch, khách bao giờ cũng trải nghiệm ít nhất một lần thăm quan du lịch, đi qua hoặc được biết đến thành phố nào đó khi đến một quốc gia và lãnh thổ. Thành phố hay đô thị phát triển phụ thuộc vào lịch sử từng quốc gia, trong sự phát triển đó đã tạo nên các loại tài nguyên du lịch ở các dạng khác nhau mà chỉ có các chuyên gia du lịch mới nhận biết. Còn việc khai thác tài nguyên đó cho phát triển du lịch đô thị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, cộng đồng dân cư của từng quốc gia. Nếu coi đó là tài nguyên du lịch thì hãy chung tay cùng với ngành du lịch khai thác tài nguyên đó cho du lịch phát triển trong đô thị, thành phố. Bên cạnh đó, du lịch là ngành tham mưu cần phải có chiến lược, quy hoạch và kế hoạch khai thác và bảo tồn để định hướng đưa đô thị, thành phố trở thành một trong những điểm đến của khách du lịch.
1 – Report of IPK International, 2016
2 – The Ashworth, 1989; Jansen-Verbeke, 1986; Maitland và Ritchie, 2009; Selby, 2004
3 – The report of UNWTO, 2016
4 – TheBrooks, 2016; Terzibasoglu, 2016
5 – Koens và Postma-2017
6 – The report of UNWTO, 2017
7 – Australian Bureau of Statistics.
8 – Canada Statist-2013
9 – Scenario Analysis on Urbanization and Rural-Urban Migrantion in China -2016
10 – Nomenclatures D’efinitions-M’thodes-Aire Unbaine-2017
11 – Polish official population figures-2016
12 – Japan statistics-2016
13 – USA statistics-2015
14 – UrbanTourisminDevelopingCountriescases ofMalaisia, Laos, China, Gemany, Austalia…