Top 9 # Chính Sách Phát Triển Du Lịch Huế Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Chính Sách Phát Triển Du Lịch Nhật Bản Và Những Bài Học Cho Xây Dựng Chính Sách Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt kỷ lục 28,7 triệu lượt năm 2017, tăng 19% so với năm trước và đang dần tiến tới mục tiêu của chính phủ Nhật là đón 40 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến năm 2020.

Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Nhật năm 2017 đạt 4.400 tỷ Yên, tăng 17% so với năm 2016. Du lịch quốc tế hiện là nhân tố chính khiến giá đất tại Nhật tăng cao ở các điểm đông khách du lịch.

Hoa anh đào nở rộ bên bờ sông Matsukawa ở Toyama (JNTO)

Theo Cơ quan du lịch quốc gia Nhật Bản, khoảng 75% khách du lịch quốc tế đến Nhật chọn lưu trú tại khách sạn, 18% ở tại các khách sạn kiểu Nhật, 12% ở nhà dân và phòng trọ gọi là “minpaku” cho khách du lịch thuê. Tỷ lệ kín phòng ở các khách sạn trong thành phố và khách sạn công vụ đạt khoảng 80% trên toàn quốc, nhưng thường kín phòng tại Tokyo và các thành phố chính như Nagoya, Osaka và Fukuoka và các khu vực phụ cận. Tuy nhiên, tỷ lệ kín phòng của các khách sạn truyền thống kiểu Nhật vẫn khá thấp, đạt khoảng 50-60%, lý do thường bởi các khách sạn này không ở địa điểm thuận tiện hoặc có dịch vụ phù hợp với khách du lịch nước ngoài.

Chiến lược phát triển Du lịch Mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản (tháng 3/2016)

Chiến lược đặt mục tiêu: ” Ngành công nghiệp du lịch đẳng cấp thế giới!” Nhật Bản sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trên toàn quốc gia. Chính phủ mong muốn khuyến khích sự giao lưu văn hóa đa quốc gia để Nhật Bản có thể thực sự mở cửa với thế giới, nhanh chóng phát triển dịch vụ mới và các sáng kiến trong lĩnh vực du lịch để từ đó hình thành động lực cho phát triển kinh tế và công nghiệp của các vùng.

– Lượng khách du lịch quốc tế đến đạt 40 triệu người năm 2020, 60 triệu người năm 2030 (Mục tiêu cũ: 20 triệu năm 2020 và 30 triệu năm 2030)

– Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt 8.000 tỷ Yên năm 2020, 15.000 tỷ Yên năm 2030 (Mục tiêu cũ: 4.000 tỷ Yên trong năm đầu tiên có 20 triệu khách QT)

– Số đêm khách quốc tế nghỉ ngoài 3 khu đô thị chính đạt 70 triệu đêm/2020 và 130 triệu đêm/2030.

– Lượng khách du lịch quốc tế quay lại Nhật đạt 24 triệu năm 2020 và 36 triệu năm 2030.

– Chi tiêu của khách du lịch nội địa cho du lịch đạt 21.000 tỷ Yên năm 2020 và 22.000 tỷ Yên năm 2030.

Để đạt được các mục tiêu đề ra và khắc phục vấn đề hiện tại, chiến lược đưa ra 3 tầm nhìn và 10 vấn đề cần cải cách:

– Tầm nhìn 1: Tối đa hóa sự hấp dẫn của các tài nguyên du lịch để đưa du lịch thành nền tảng cho sự khôi phục cấp vùng.

+ Thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế vào tham quan các điểm di sản công

+ Điều chỉnh sự cân bằng trong chính sách di sản từ “chỉ tập trung vào công tác bảo tồn” sang khuyến khích khách du lịch tìm hiểu nhiều hơn về điểm di sản (sử dụng tài sản văn hóa là cốt lõi cho 200 trung tâm du lịch; hình thành khoảng 1.000 dự án xây dựng hướng dẫn thông tin dễ hiểu cho du khách đa ngôn ngữ).

+ Nâng cấp các vườn quốc hiện tại thành các vườn quốc gia đẳng cấp thế giới (mục tiêu 5 vườn quốc gia của Nhật Bản).

+ Xây dựng các kế hoạch cải tạo cảnh quan cho các khu vực du lịch chính.

– Tầm nhìn 2: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo trong du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và đưa du lịch thành một trong những ngành công nghiệp chính.

+ Rà soát các quy định và quy tắc để ngành du lịch đạt hiệu quả cao hơn.

+ Tập trung phát triển các thị trường mới, thời gian lưu trú dài ngày hơn (thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc; thị trường khách MICE).

+ Cải tạo và nâng cấp các khu resort nước suối khoáng nóng và các khu thị trấn địa phương thông qua cải cách phương án quản lý (xây dựng các mô hình DMOs đẳng cấp thế giới).

– Tầm nhìn 3: Đảm bảo tất cả du khách có trải nghiệm thoải mái, thỏa mãn và stress-free.

+ Nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm đề khách du lịch có thể hưởng thụ môi trường cơ sở lưu trú tốt nhất trên thế giới.

+ Hoàn thành việc xây dựng “hành lang khôi phục cấp vùng” để khách du lịch có thể di chuyển một cách thoải mái tới tất cả các điểm đến trên nước Nhật (khách du lịch quốc tế được mua Thẻ đi tàu toàn quốc khi tới Nhật, nâng cấp các tuyến tàu cao tốc Shinkansen, xây mới các sân bay nội địa).

+ Hoàn thiện hệ thống “ngày làm việc” và “ngày nghỉ” tạo điều kiện cho người dân Nhật có kỳ nghỉ dài để đi du lịch.

Để thực hiện các tầm nhìn và giải pháp trên, mỗi tầm nhìn sẽ có 8 đến 10 Dự án chính để có thể triển khai Chiến lược đạt mục tiêu đề ra. Các Dự án chính được thực hiện bởi nhiều dự án nhỏ với thời gian, địa điểm và quy mô dự án cụ thể được đưa ra.

Ví dụ: với Tầm nhìn 1 – Tối đa hóa sự hấp dẫn của các tài nguyên du lịch để đưa du lịch thành nền tảng cho sự khôi phục cấp vùng, hành động cần làm là Thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế vào tham quan các điểm di sản công.

Dự án cần thực hiện sẽ là: Các điểm di sản nổi bật về giá trị lịch sử và truyền thống của Chính phủ sẽ được mở cửa cho tất cả các đối tượng du khách, như Nhà khách chính phủ ở Kyoto, Nhà khách Chính phủ ở Akasaka.

Các dự án nhỏ: 1) Mở cửa tự do cả năm vào thăm Nhà khách Chính phủ ở Akasaka, bắt đầu từ 19/4/2016, trừ khi nơi này được sử dụng cho các sự kiện của chính phủ; 2) Mở cửa thử nghiệm từ ngày 28/4 đến 9/5 cho Nhà khách chính phủ ở Kyoto, dựa vào đó, mở cửa quanh năm muộn nhất vào cuối tháng 7/2016; 3) Việc mở cửa tự do cho các điểm của chính phủ khác sẽ được cân nhắc nếu có giá trị khai thác cho du lịch.

Một số chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển du lịch của Chính phủ Nhật Bản thời gian qua

– Coi du lịch là động lực để phát triển cho các khu vực phụ cận vào nông thôn (không phải là các trung tâm đô thị chính);

– Năm 2013, thực hiện thỏa thuận “Bầu trời mở”, cho phép tăng chuyến bay tới các sân bay quốc tế;

– Năm 2014, miễn thị thực cho công dân của Thái Lan và Malaysia. Năm 2015, đơn giản hóa thủ tục xin visa cho công dân Trung Quốc, theo đó, người Trung Quốc với mức thu nhập trên mức quy định có thể có visa 5 năm vào Nhật Bản;

– Hạ giá trị đồng Yên xuống 30% so với đồng Đô la Mỹ trong giai đoạn 2012-2015

Bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam

– Xây dựng chiến lược với tầm nhìn, giải pháp, kế hoạch thực hiện nhất quán, đồng bộ để đạt được mục tiêu chung đề ra.

– Các giải pháp/hành động cụ thể, rõ ràng, với hoạt động cụ thể, thực hiện được, xác định được thời gian.

– Các chính sách phát triển được thực hiện đồng bộ, sự kết hợp liên ngành thể hiện rõ ràng trong từng chính sách, trong đó đặt phát triển du lịch là trọng tâm.

Chính Sách Hỗ Trợ Đầu Tư Phát Triển Du Lịch

Về nguyên tắc áp dụng, trong cùng một thời điểm, nếu có nhiều CSHT đầu tư từ Nhà nước với cùng nội dung và đối tượng HT thì được hưởng mức HT cao nhất từ nguồn kinh phí của địa phương. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân được hưởng cùng lúc nhiều CS ưu đãi và HT đầu tư tại quy định này nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện ưu đãi và HT đầu tư theo quy định.

Theo đó, một số CSHT được quy định, như: XD mới và sửa chữa, nâng cấp cơ sở lưu trú DL; XD nhà hàng kết hợp bán đặc sản An Giang; XD khu mua sắm, nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách DL; đầu tư khai thác DL sông nước; HT PTDL cộng đồng; hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư PT loại hình DL cộng đồng.

Về XD mới và sửa chữa nâng cấp cơ sở lưu trú DL, tỉnh HT đầu tư xây cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao tại các huyện: Chợ Mới, Châu Thành, Phú Tân, An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú và TX. Tân Châu, với mức HT mỗi dự án tối đa 2 tỷ đồng, mỗi địa phương được thực hiện 1 dự án.

Đầu tư xây mới hoặc sửa chữa cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao được HT 50 triệu đồng/phòng ngủ tại TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc, mức HT tối đa 3 tỷ đồng/dự án, mỗi địa phương được HT 1 dự án. Đầu tư xây mới hoặc sửa chữa cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao được HT 60 triệu đồng/phòng ngủ tại TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc, mỗi địa phương được HT 1 dự án, mức HT tối đa 4-6 tỷ đồng/dự án.

XD nhà hàng kết hợp bán đặc sản An Giang, tỉnh HT XD mới 10 dự án nhà hàng kết hợp bán đặc sản An Giang gắn với các khu, điểm DL trọng điểm của tỉnh, điều kiện HT là diện tích xây dựng từ 200m2 trở lên (không bao gồm bãi đỗ xe, khuôn viên và công trình phụ trợ) đáp ứng năng lực phục vụ tối thiểu 100 khách cùng một lúc.

Nhà hàng đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước, gồm: phòng ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh có hồ sơ, thiết kế xây dựng được duyệt, có báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng. Mức HT 500.000 đồng/m2 (gồm cả hạng mục nhà vệ sinh; không gồm các hạng mục khuôn viên, tiểu cảnh, hoa viên tạo cảnh quan), mức HT tối đa 500 triệu đồng/dự án.

XD khu mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách DL, tỉnh HT XD mới 10 dự án khu mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách DL gắn với các khu, điểm DL trọng điểm của tỉnh hoặc trạm dừng chân, mức HT 500.000 đồng/m2 (gồm cả hạng mục nhà vệ sinh nếu có; không gồm khuôn viên, tiểu cảnh, hoa viên tạo cảnh quan), mức HT tối đa 100 triệu đồng/dự án. XD nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách DL, HT đầu tư 20 dự án XD mới nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm DL, khu vui chơi giải trí, trạm dừng chân được tỉnh phê duyệt danh sách hàng năm sau khi có báo cáo đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Mức HT 10% tổng mức phí của dự án, mức HT tối đa 20 triệu đồng/dự án.

Đầu tư khai thác DL sông nước, HT đầu tư khai thác tuyến DL đường sông trên địa bàn có giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan, đủ điều kiện tổ chức đầu tư khai thác DL đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, đảm bảo điều kiện và tính khả thi khai thác, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. HT đầu tư tàu, bến tàu, cầu tàu đón khách DL và các trang thiết bị bảo đảm an toàn cho du khách.Địa bàn HT khai thác tại các tuyến DL đường sông tại các huyện: An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, TX. Tân Châu, TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc. Mỗi địa phương HT đầu tư 1 dự án XD mới, với định mức HT 10% tổng mức chi phí của dự án, mỗi dự án tối đa 2 tỷ đồng.

HT PTDL cộng đồng, kinh doanh loại hình nhà có phòng cho khách DL thuê (loại hình homestay). HT các tổ chức, hộ gia đình làm kinh doanh loại hình nhà ở có phòng cho khách DL thuê (loại hình homestay) tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nơi có giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan, môi trường đủ điều kiện khai thác DL có quy mô đón, phục vụ tối thiểu từ 20 khách trở lên. Nội dung hỗ trợ, gồm: kinh phí mua sắm trang thiết bị, cải tạo cảnh quan, thiết kế kiến trúc trong nhà phục vụ khách lưu trú. Mức hỗ trợ 50 triệu đồng cho một dự án có qui mô đón, phục vụ từ 20 khách đến dưới 40 khách. Hỗ trợ 80 triệu đồng cho một dự án với quy mô đón, phục vụ từ 40 khách trở lên.

HT lãi suất cho vay đầu tư PT loại hình DL cộng đồng đối với các đối tượng là các tổ chức hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển loại hình DL cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Mỗi tổ chức hoặc hộ gia đình được hỗ trợ 1 lần. Mức HT 50% lãi suất tiền vay trong hạn khi vay vốn ở các ngân hàng để đầu tư PT loại hình DL cộng đồng, số nợ vay HT tối đa không quá 2 tỷ đồng/tổ chức hoặc hộ gia đình. Các nội dung HT nêu trên được thực hiện sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, đủ điều kiện được thẩm định và công nhận theo quy định.

MINH THƯ

Thái Lan Điều Chỉnh Chính Sách Phát Triển Du Lịch

Bộ trưởng Kobkarn cho biết, từ thực tế, Cục Du lịch Thái Lan cũng xây dựng kế hoạch tương tự. Ví dụ như chương trình 12 thành phố du lịch không thể bỏ qua, thu nhập từ du lịch của các thành phố tham gia chương trình này trong năm ngoái đã tăng 15%. Những ý tưởng giúp du lịch thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, giúp dân nghèo tăng thu nhập đang được áp dụng vào công tác phát triển du lịch của Thái Lan. Nhà chức trách Thái Lan cho rằng, nếu nâng cao việc thu thập dữ liệu thì có thể nêu bật rõ hơn mục tiêu của công tác này.

Cùng với việc điều chỉnh chính sách phát triển, Thái Lan cũng mới ban lệnh cấm kinh doanh dịch vụ du lịch trên 3 đảo

Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/5 tại ba hòn đảo đang là điểm hút du khách quốc tế ở Thái Lan: Koh Khai Nok, Koh Khai Nui và Koh Khai Nai. Tại các địa điểm này, song song với sự gia tăng du khách là hàng loạt nhà hàng, khách sạn… mọc lên như nấm. Lệnh cấm chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng chính quyền Thái Lan hy vọng nó sẽ phần nào bảo vệ được tài nguyên của nước mình.

Việc du khách dành nhiều giờ để bơi, cho cá ăn, lặn biển… ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, đặc biệt là trên các rặng san hô. Do đó, các nhà chức trách Thái Lan đã ban hành lệnh cấm kinh doanh du lịch tại ba hòn đảo trên. Người dân sẽ phải tháo dỡ các thiết bị và công trình xây dựng phục vụ du khách như ghế, dù che, các cửa hàng, nhà hàng trên đảo. Các công ty lữ hành cũng được thông báo về việc này trong một cuộc họp vào ngày 24/5.

Trước đó, một lệnh cấm tương tự đã được ban hành tại đảo Koh Tachai, ngoài khơi bờ biển phía tây của Thái Lan. Nhữnglệnh cấm này được ban hành ra với mong muốn những tuor du lịch thân thiện với môi trường có “đất” để phát triển.

Thể Chế Chính Sách Mở Đường Cho Du Lịch Phát Triển

Để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, thể chế chính sách được coi là nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa mở đường cho du lịch phát triển.

1. Thể chế, chính sách với phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay

“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30 tháng 12 năm 2011 (Quyết định số 2473/QĐ-TTg) và “Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt ngày 22 tháng 01 năm 2013 ( Quyết định số 201/QĐ-TTg) là những mốc quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Để cụ thể hoá các định hướng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể cấp quốc gia, giai đoạn 2013 – 2017 công tác quy hoạch cấp vùng, các khu du lịch quốc gia, các địa phương đã được quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển ở cả cấp độ quốc gia, cấp vùng và địa phương. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 – 2014 là giai đoạn khó khăn của ngành du lịch do nhiều yếu tổ chủ quan và khách quan mang lại. Các chỉ tiêu tăng trưởng du lịch đều rất thấp. Năm 2014, ngành Du lịch đã đón được 7,87 triệu lượt khách quốc tế (tăng 3,96% so với năm 2013, trong 4 năm mới tăng khoảng 1,8 triệu lượt) và phục vụ khoảng 38.5 triệu lượt khách nội địa (tăng 10% so với năm 2013). Mức tăng trưởng khách bình quân cho cả giai đoạn đạt khoảng 9,4% đối với khách quốc tế và 8,67% đối với khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch năm 2014 đạt 230 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013, tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn đạt 20,9%.

Trước bối cảnh khó khăn của ngành du lịch chưa có lối thoát, ngày 8/12/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới. Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng yếu, mang tính đột phá nhằm thúc đẩy du lịch phát triển như: Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch; Tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho phát triển du lịch; Tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn để thu hút khách và phát triển du lịch; Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch;

quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương, khu, điểm du lịch còn chưa nghiêm, còn để xảy ra nhiều tình trạng ăn theo du lịch như cò mồi, chèo kéo, trộm cắp, cướp giật tài sản của khách, ăn xin,… gây ảnh hưởng lớn tới hình ảnh du lịch quốc gia; chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế; môi trường du lịch, vệ sinh, an toàn chậm được cải thiện; sức cạnh tranh còn thấp, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch. Chỉ thị 14 được triển khai trong thực tế đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại của ngành du lịch, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch và phát triển du lịch.

Hiệu lực, hiệu quả của các Văn bản pháp quy được ban hành trong hai năm 2014, 2015 đã tạo chuyển biến tích cực trong ngành du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch được nâng cao; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch được cải thiện; những tiêu cực ở các khu, điểm du lịch gây ảnh hưởng tới khách du lịch giảm thiểu rõ rệt; với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước, các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng được cải thiện và nâng cao; công tác xúc tiến quảng bá được đẩy mạnh; môi trường kinh doanh du lịch được đảm bảo, năng lực cạnh tranh du lịch được nâng cao. Năm 2015, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2013, xếp hạng 75/141 quốc gia; khách quốc tế tuy tăng nhẹ so với năm 2014 (tăng 0,9%) nhưng khách nội địa đã tăng đột biến, đạt 57 triệu lượt khách (tăng 48% so với năm 2014); tổng thu từ khách du lịch cũng tăng đáng kể, đạt 337,83 nghìn tỷ đồng (tăng 46,9% so với năm 2014). Có thể coi năm 2015 là năm tạo đà cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trịđã ban hànhNghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề hết sức quan trọng và tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của du lịch trong giai đoạn mới. Cũng trong năm 2017, Luật Du lịch sửa đổi (Luật số 09/2017/QH14 được ban hành ngày 19 tháng 6 với nhiều yếu tố mới , có độ cởi mở cao , đã trở thành khung pháp lý vững chắc cho sự phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh, tình hình hiện nay.

Để tăng cường thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, việc tạo thuận lợi về thủ tục visa và nhập cảnh là hết sức quan trọng. Từ năm 2015 đến năm 2017, Chính phủ đã triển khai thí điểm các chính sách miễn thị thực và cấp thị thực điện tử cho khách du lịch của một số quốc gia trên thế giới. Cụ thể, và Nghị quyết số 39/NQ-CP và Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân 6 nước; Nghị định số 0 7Nghị quyết số 124/NQ-CP của Chính phủ quy định cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân 46 nước. Đây là điểm nhấn quan trọng về cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch quốc tế.

Các thể chế, cơ chế, chính sách của Đảng và Chính phủ đã được ban hành và triển khai vào thực tế trong 03 năm qua (2015-2017) đã mang lại hiệu quả rất lớn, tạo hiệu ứng tích cực đối với ngành du lịch, đưa du lịch Việt Nam vượt qua thời kỳ có khăn, bước vào gia đoạn phát triển mới, với diện mạo mới và vị thế mới trong khu vực và trên thế giới. Năm 2017, ngành du lịch đã thu hút được hơn 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng 63% (5,03 triệu lượt khách) so với năm 2014 và phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tăng 90% (34,7 triệu lượt khách) so với năm 2014. Tổng thu từ khách du lịch năm 2017 đạt 541 nghìn tỷ đồng, tăng 135,2% (311 nghìn tỷ đồng) so với năm 2014. Các chỉ số khác về cơ sở lưu trú, lao động du lịch, đóng góp của du lịch vào GDP cả nước,… cũng tăng lên đáng kể.

Do xu thế phát triển nhanh chóng của du lịch cũng như những tác động của các vấn đề mới nảy sinh trên thế giới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển nhanh chóng của ngành hàng không – đặc biệt là sự xuất hiện của hàng không giá rẻ, các chính sách nới lỏng về thị thực và nhập cảnh với khách du lịch, tác động của các vấn đề kinh tế – thương mại toàn cầu (chiến tranh thương mại), cạnh tranh du lịch quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt,… đã đặt du lịch Việt Nam trước những thách thức to lớn để thích ứng và phát triển. Mặc dù hệ thống chính sách, pháp luật về du lịch của Việt Nam hiện nay tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch, tuy nhiên, thể chế, chính sách về du lịch của nước ta vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra. Cụ thể:

– Một số c hính sách phát triển du lịch chưa thực sự thông thoáng, hiệu quả chưa cao; Nh iều văn bản quy phạm hướng dẫn triển khai chính sách pháp luật về du lịch còn chậm, nên tính thực thi bị hạn chế. Một số quy định chưa phù hợp, mang tính hình thức nên không áp dụng được hoặc áp dụng khó khăn . Hoạt động tuyên truyền hướng dẫn thực hiện văn bản, chính sách pháp luật du lịch chưa tốt, nên tính hiệu quả của văn bản chưa cao . Nhiều v ăn bản còn thiếu đồng bộ, một số văn bản ra đời chậm so với yêu cầu thực tiễn , hiệu quả và hiệu lực thấp. Thiếu những chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

3. Một số giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới

Thứ nhất: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp; tăng cường hợp tác công – tư; nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để huy động tối ưu và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội cho phát triển du lịch; xây dựng chiến lược đầu tư du lịch bền vững; chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, nhất là các khu vực động lực, địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và đào tạo nhân lực du lịch; chính sách phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên;

Thứ hai: Bổ sung, hoàn thiện và ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối đa, đơn giản hóa thủ tục thị thực nhập cảnh và hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; h oàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch;

Thứ ba: Ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành d u lịch ; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn đa quốc gia về du lịch chuyên nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư hình thành các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ du lịch phức hợp , các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế tại các khu vực động lực và địa bàn trọng điểm.

Thứ tư: Dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, động lực và khu vực còn khó khăn nhưng có tiềm năng du lịch ; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch ; đ ầu tư các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ.

Thứ năm: Đ ẩy mạnh thực hiện chính sách “mở cửa bầu trời”, tạo điều kiện cho các hãng hàng không mở các đường bay mới kết nối Việt Nam với thị trường nguồn, tăng cường tần suất các đường bay hiện có; giải quyết các điểm nghẽn và tình trạng quá tải tại các cảng hàng không , xây dựng sân bay mới, hiện đại tại một số địa bàn trọng điểm; t ập trung đầu tư một số cảng biển và cảng thủy nội địa chuyên dụng tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch đường biển và đường sông ; c ải thiện hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt phục vụ khách du lịch;

Thứ sáu: Ưu tiên ngân sách nhà nước và có cơ chế thích hợp huy động nguồn vốn từ xã hội để đầu tư cho công tác xây dựng quy hoạch du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch , xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, lễ hội dân gian , làng nghề truyền thống phục vụ du lịch và phát triển du lịch cộng đồng.