Top 13 # Chính Sách Phát Triển Du Lịch Quảng Ninh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Quảng Ninh Tăng Cường Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

Biên phòng – Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đề cập như một nội dung quan trọng trong phiên họp vừa qua. Cụ thể là xây dựng thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong 5 năm tới tại các địa bàn vùng khó như: Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ và Đầm Hà.

Thi làm bánh tại Ngày hội Kiêng gió xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, năm 2020. Ảnh: Hải Ninh

Những địa bàn trọng điểm của đề án này ưu tiên tiêu chí là vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bản sắc văn hóa riêng, lấy nền tảng văn hóa để phát triển toàn diện các mặt kinh tế – xã hội. Ngoài ra, địa bàn phải có tài nguyên thiên nhiên như rừng, mặt hồ, bãi biển, sông suối, có thể sẵn sàng chuyển đổi cơ cấu kinh tế đa dạng và nhiều phương pháp. Phát triển du lịch cộng đồng nhằm kéo giãn thời gian lưu trú, thời gian trải nghiệm của khách du lịch trên các vùng đất thưa thớt hoặc đang là địa bàn trống hoạt động du lịch, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Theo đề án này, việc phát triển du lịch cộng đồng nhanh cả về quy mô và chất lượng tương xứng với tiềm năng và các loại hình du lịch khác của tỉnh Quảng Ninh một cách đa dạng và chuyên nghiệp. Về tương lai, đề án tạo ra những sản phẩm đặc thù, đặc trưng riêng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh thắng, văn hóa các dân tộc; tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Quảng Ninh hiện có 38 điểm du lịch có tiềm năng được các địa phương đề xuất phát triển du lịch cộng đồng. Trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh Quảng Ninh lựa chọn 9 điểm du lịch có ưu thế theo tiêu chí cao, có các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng như: Có cơ sở hạ tầng, có sản phẩm du lịch, được các doanh nghiệp du lịch, du khách biết đến và bước đầu khai thác, phục vụ khách, nay cần có sự hỗ trợ để phát triển đột phá tạo hình mẫu cho việc mở rộng mô hình sau này. Đề án đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh.

Các mục tiêu cụ thể của đề án này gồm có mục tiêu đến năm 2025, Quảng Ninh sẽ đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 5.950 tỷ đồng. Năm 2030 sẽ đón 3 triệu lượt khách nội địa và 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 12.160 tỷ đồng. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2025, du lịch cộng đồng tạo ra 4.200 việc làm và 9.500 việc làm vào năm 2030. Như vậy, các địa bàn trọng yếu ở miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng thụ lợi ích này.

Một yêu cầu khác của đề án là phải khuyến khích người dân địa phương tham gia vào làm du lịch và phát huy được vai trò chủ thể của người dân. Mục tiêu của đề án không chỉ hướng tới việc tạo được các sản phẩm du lịch khác biệt, hấp dẫn cho du khách khi tới Quảng Ninh, mà quan trọng là góp phần thay đổi cuộc sống người dân bản địa, nhất là ở những vùng khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh là tỉnh giàu bản sắc văn hóa, có cảnh đẹp thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng, đây là những điều kiện quan trọng để phát triển và tạo được ra những sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc. Tuy nhiên, tránh hoàn toàn việc phát triển nóng, tự phát, cần hướng trọng tâm, trọng điểm và có sự chung tay của Nhà nước, kết nối sự tham gia của các đơn vị kinh doanh lữ hành. Quan trọng hơn cả là vai trò chủ thể của chính người dân bản địa. Tạo ra môi trường để người dân làm giàu chính đáng bằng sức lao động và tiềm năng sẵn có của vùng đất là mục tiêu cho 5 năm tới. Có được những yếu tố này, chắc chắn Quảng Ninh sẽ sớm phát triển được các điểm du lịch cộng đồng đặc sắc, tạo thêm điểm đến cho du khách khi tới Quảng Ninh nhằm nâng cao đời sống cho người dân.

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, du lịch cộng đồng ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số hiện nay bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực, đóng góp không nhỏ vào công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo nguồn thu nhập cho người dân và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Song các địa phương đều thiếu chính sách để có thể hỗ trợ phát triển du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số như hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; thiếu chính sách cơ bản về du lịch như đào tạo nghiệp vụ du lịch, xây dựng năng lực đón tiếp cho bà con dân tộc thiểu số; phát hiện, lựa chọn các giá trị văn hóa phù hợp để xây dựng sản phẩm du lịch gắn liền với bảo tồn; hỗ trợ tìm kiếm, kết nối thu hút khách du lịch, xúc tiến du lịch; hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số về xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ khách. Những yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào những đề án mà địa phương dựa trên những đặc thù riêng để xây dựng.

Trên cơ sở thực trạng và đánh giá đúng những thuận lợi, khó khăn, đối tượng thụ hưởng ở các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh sẽ có chính sách sát thực tế và nâng cao năng lực của người dân để tự thân họ có thể bảo tồn văn hóa phục vụ phát triển du lịch…

Hải Ninh

Chính Sách Phát Triển Du Lịch Nhật Bản Và Những Bài Học Cho Xây Dựng Chính Sách Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt kỷ lục 28,7 triệu lượt năm 2017, tăng 19% so với năm trước và đang dần tiến tới mục tiêu của chính phủ Nhật là đón 40 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến năm 2020.

Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Nhật năm 2017 đạt 4.400 tỷ Yên, tăng 17% so với năm 2016. Du lịch quốc tế hiện là nhân tố chính khiến giá đất tại Nhật tăng cao ở các điểm đông khách du lịch.

Hoa anh đào nở rộ bên bờ sông Matsukawa ở Toyama (JNTO)

Theo Cơ quan du lịch quốc gia Nhật Bản, khoảng 75% khách du lịch quốc tế đến Nhật chọn lưu trú tại khách sạn, 18% ở tại các khách sạn kiểu Nhật, 12% ở nhà dân và phòng trọ gọi là “minpaku” cho khách du lịch thuê. Tỷ lệ kín phòng ở các khách sạn trong thành phố và khách sạn công vụ đạt khoảng 80% trên toàn quốc, nhưng thường kín phòng tại Tokyo và các thành phố chính như Nagoya, Osaka và Fukuoka và các khu vực phụ cận. Tuy nhiên, tỷ lệ kín phòng của các khách sạn truyền thống kiểu Nhật vẫn khá thấp, đạt khoảng 50-60%, lý do thường bởi các khách sạn này không ở địa điểm thuận tiện hoặc có dịch vụ phù hợp với khách du lịch nước ngoài.

Chiến lược phát triển Du lịch Mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản (tháng 3/2016)

Chiến lược đặt mục tiêu: ” Ngành công nghiệp du lịch đẳng cấp thế giới!” Nhật Bản sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trên toàn quốc gia. Chính phủ mong muốn khuyến khích sự giao lưu văn hóa đa quốc gia để Nhật Bản có thể thực sự mở cửa với thế giới, nhanh chóng phát triển dịch vụ mới và các sáng kiến trong lĩnh vực du lịch để từ đó hình thành động lực cho phát triển kinh tế và công nghiệp của các vùng.

– Lượng khách du lịch quốc tế đến đạt 40 triệu người năm 2020, 60 triệu người năm 2030 (Mục tiêu cũ: 20 triệu năm 2020 và 30 triệu năm 2030)

– Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt 8.000 tỷ Yên năm 2020, 15.000 tỷ Yên năm 2030 (Mục tiêu cũ: 4.000 tỷ Yên trong năm đầu tiên có 20 triệu khách QT)

– Số đêm khách quốc tế nghỉ ngoài 3 khu đô thị chính đạt 70 triệu đêm/2020 và 130 triệu đêm/2030.

– Lượng khách du lịch quốc tế quay lại Nhật đạt 24 triệu năm 2020 và 36 triệu năm 2030.

– Chi tiêu của khách du lịch nội địa cho du lịch đạt 21.000 tỷ Yên năm 2020 và 22.000 tỷ Yên năm 2030.

Để đạt được các mục tiêu đề ra và khắc phục vấn đề hiện tại, chiến lược đưa ra 3 tầm nhìn và 10 vấn đề cần cải cách:

– Tầm nhìn 1: Tối đa hóa sự hấp dẫn của các tài nguyên du lịch để đưa du lịch thành nền tảng cho sự khôi phục cấp vùng.

+ Thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế vào tham quan các điểm di sản công

+ Điều chỉnh sự cân bằng trong chính sách di sản từ “chỉ tập trung vào công tác bảo tồn” sang khuyến khích khách du lịch tìm hiểu nhiều hơn về điểm di sản (sử dụng tài sản văn hóa là cốt lõi cho 200 trung tâm du lịch; hình thành khoảng 1.000 dự án xây dựng hướng dẫn thông tin dễ hiểu cho du khách đa ngôn ngữ).

+ Nâng cấp các vườn quốc hiện tại thành các vườn quốc gia đẳng cấp thế giới (mục tiêu 5 vườn quốc gia của Nhật Bản).

+ Xây dựng các kế hoạch cải tạo cảnh quan cho các khu vực du lịch chính.

– Tầm nhìn 2: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo trong du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và đưa du lịch thành một trong những ngành công nghiệp chính.

+ Rà soát các quy định và quy tắc để ngành du lịch đạt hiệu quả cao hơn.

+ Tập trung phát triển các thị trường mới, thời gian lưu trú dài ngày hơn (thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc; thị trường khách MICE).

+ Cải tạo và nâng cấp các khu resort nước suối khoáng nóng và các khu thị trấn địa phương thông qua cải cách phương án quản lý (xây dựng các mô hình DMOs đẳng cấp thế giới).

– Tầm nhìn 3: Đảm bảo tất cả du khách có trải nghiệm thoải mái, thỏa mãn và stress-free.

+ Nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm đề khách du lịch có thể hưởng thụ môi trường cơ sở lưu trú tốt nhất trên thế giới.

+ Hoàn thành việc xây dựng “hành lang khôi phục cấp vùng” để khách du lịch có thể di chuyển một cách thoải mái tới tất cả các điểm đến trên nước Nhật (khách du lịch quốc tế được mua Thẻ đi tàu toàn quốc khi tới Nhật, nâng cấp các tuyến tàu cao tốc Shinkansen, xây mới các sân bay nội địa).

+ Hoàn thiện hệ thống “ngày làm việc” và “ngày nghỉ” tạo điều kiện cho người dân Nhật có kỳ nghỉ dài để đi du lịch.

Để thực hiện các tầm nhìn và giải pháp trên, mỗi tầm nhìn sẽ có 8 đến 10 Dự án chính để có thể triển khai Chiến lược đạt mục tiêu đề ra. Các Dự án chính được thực hiện bởi nhiều dự án nhỏ với thời gian, địa điểm và quy mô dự án cụ thể được đưa ra.

Ví dụ: với Tầm nhìn 1 – Tối đa hóa sự hấp dẫn của các tài nguyên du lịch để đưa du lịch thành nền tảng cho sự khôi phục cấp vùng, hành động cần làm là Thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế vào tham quan các điểm di sản công.

Dự án cần thực hiện sẽ là: Các điểm di sản nổi bật về giá trị lịch sử và truyền thống của Chính phủ sẽ được mở cửa cho tất cả các đối tượng du khách, như Nhà khách chính phủ ở Kyoto, Nhà khách Chính phủ ở Akasaka.

Các dự án nhỏ: 1) Mở cửa tự do cả năm vào thăm Nhà khách Chính phủ ở Akasaka, bắt đầu từ 19/4/2016, trừ khi nơi này được sử dụng cho các sự kiện của chính phủ; 2) Mở cửa thử nghiệm từ ngày 28/4 đến 9/5 cho Nhà khách chính phủ ở Kyoto, dựa vào đó, mở cửa quanh năm muộn nhất vào cuối tháng 7/2016; 3) Việc mở cửa tự do cho các điểm của chính phủ khác sẽ được cân nhắc nếu có giá trị khai thác cho du lịch.

Một số chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển du lịch của Chính phủ Nhật Bản thời gian qua

– Coi du lịch là động lực để phát triển cho các khu vực phụ cận vào nông thôn (không phải là các trung tâm đô thị chính);

– Năm 2013, thực hiện thỏa thuận “Bầu trời mở”, cho phép tăng chuyến bay tới các sân bay quốc tế;

– Năm 2014, miễn thị thực cho công dân của Thái Lan và Malaysia. Năm 2015, đơn giản hóa thủ tục xin visa cho công dân Trung Quốc, theo đó, người Trung Quốc với mức thu nhập trên mức quy định có thể có visa 5 năm vào Nhật Bản;

– Hạ giá trị đồng Yên xuống 30% so với đồng Đô la Mỹ trong giai đoạn 2012-2015

Bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam

– Xây dựng chiến lược với tầm nhìn, giải pháp, kế hoạch thực hiện nhất quán, đồng bộ để đạt được mục tiêu chung đề ra.

– Các giải pháp/hành động cụ thể, rõ ràng, với hoạt động cụ thể, thực hiện được, xác định được thời gian.

– Các chính sách phát triển được thực hiện đồng bộ, sự kết hợp liên ngành thể hiện rõ ràng trong từng chính sách, trong đó đặt phát triển du lịch là trọng tâm.

Thái Lan Điều Chỉnh Chính Sách Phát Triển Du Lịch

Bộ trưởng Kobkarn cho biết, từ thực tế, Cục Du lịch Thái Lan cũng xây dựng kế hoạch tương tự. Ví dụ như chương trình 12 thành phố du lịch không thể bỏ qua, thu nhập từ du lịch của các thành phố tham gia chương trình này trong năm ngoái đã tăng 15%. Những ý tưởng giúp du lịch thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, giúp dân nghèo tăng thu nhập đang được áp dụng vào công tác phát triển du lịch của Thái Lan. Nhà chức trách Thái Lan cho rằng, nếu nâng cao việc thu thập dữ liệu thì có thể nêu bật rõ hơn mục tiêu của công tác này.

Cùng với việc điều chỉnh chính sách phát triển, Thái Lan cũng mới ban lệnh cấm kinh doanh dịch vụ du lịch trên 3 đảo

Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/5 tại ba hòn đảo đang là điểm hút du khách quốc tế ở Thái Lan: Koh Khai Nok, Koh Khai Nui và Koh Khai Nai. Tại các địa điểm này, song song với sự gia tăng du khách là hàng loạt nhà hàng, khách sạn… mọc lên như nấm. Lệnh cấm chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng chính quyền Thái Lan hy vọng nó sẽ phần nào bảo vệ được tài nguyên của nước mình.

Việc du khách dành nhiều giờ để bơi, cho cá ăn, lặn biển… ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, đặc biệt là trên các rặng san hô. Do đó, các nhà chức trách Thái Lan đã ban hành lệnh cấm kinh doanh du lịch tại ba hòn đảo trên. Người dân sẽ phải tháo dỡ các thiết bị và công trình xây dựng phục vụ du khách như ghế, dù che, các cửa hàng, nhà hàng trên đảo. Các công ty lữ hành cũng được thông báo về việc này trong một cuộc họp vào ngày 24/5.

Trước đó, một lệnh cấm tương tự đã được ban hành tại đảo Koh Tachai, ngoài khơi bờ biển phía tây của Thái Lan. Nhữnglệnh cấm này được ban hành ra với mong muốn những tuor du lịch thân thiện với môi trường có “đất” để phát triển.

Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Từ Thực Tiễn Tỉnh Quảng Nam (Luận Văn

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ ĐÌNH TUẤN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCHTỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ ĐÌNH TUẤN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Chính sách côngMã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNGNgƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. LÊ ANH VŨ

HÀ NỘI, năm 2017

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành được luận văn này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôicòn nhận rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể, cá nhân trong vàngoài Học viện. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong khoa Chính sách côngthuộc Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trìnhhọc tập, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Anh Vũ là người đã trựctiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến lãnh đạo cáccơ quan trong tỉnh, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ,động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luậnvăn không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của quý thầy,cô và bạn bè.Tôi xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩChính sách công về “Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn tỉnh QuảngNam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnhvực.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.Tác giả luận văn

Ngô Đình Tuấn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

: Các nước khu vực Đông Nam Á

EU

: Liên minh Châu Âu

FDI

: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FIDR

: Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế

ILO

: Tổ chức Lao động quốc tế

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

MICE

: Du lịch công vụ

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốcWTTC

: Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế

WAP

: Chương trình liên minh đất ngập nước

DANH MỤC CÁC BẢNGSố hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Thị trường khách quốc tế

32

2.2.

Khách quốc tế và nội địa qua các năm

37

2.3.

Doanh thu qua các năm

37

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiNgày nay, hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành mộtngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làmvà nâng cao thu nhập cho người dân. Hoạt động du lịch càng phát triển càng tạo rasự tiến bộ trong xã hội, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia,qua đó quảng bá hình ảnh đất nước với cộng đồng thế giới.Với ưu điểm nổi bật của mình, ngành du lịch được xem là “ngành công nghiệpkhông khói” mang lại lợi nhuận cao mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn cóđược. Hiện, Việt Nam đang từng bước đưa ngành du lịch trở thành một ngành quantrọng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềmnăng sẵn có. Ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động vềnạn “chặt chém”, bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụkém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Hơn 20 năm phát triển du lịch,Việt Nam mới chú trọng khai thác tài nguyên thiên nhiên mà thiếu định hướngchiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch.

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Nam)Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam1

Là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, Quảng Nam sở hữu hai di sảnvăn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng với khu dự trữsinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và nhiều tài nguyên du lịch khác. Phát triển dulịch trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, gắnvới an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đối với một tỉnh hạnchế về quỹ đất nông nghiệp và các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều kiện kết cấu hạtầng kinh tế – xã hội nhìn chung còn khó khăn; hoạt động du lịch đã và đang làphương thức tiếp cận có hiệu quả để phát triển kinh tế – xã hội và qua đó góp phầnđảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.Thời gian qua, doanh thu từ du lịch cũng như từ những dịch vụ hỗ trợ đã thựcsự cải thiện cuộc sống của người dân Quảng Nam nói riêng và làm thay đổi diệnmạo kinh tế-xã hội của địa phương nói chung. Từ những chương trình, dự án pháttriển du lịch hiệu quả đã tạo được diện mạo mới cho hai di sản văn hóa thế giới đôthị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm đượcquản lý và phát huy tốt hơn. Đồng thời, chiến lược phát triển du lịch Quảng Nam trởnên rõ ràng hơn nhờ sự giúp sức của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO.Tuy vậy, phát triển du lịch cũng có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực cả vềkinh tế, văn hóa và môi trường cho Quảng Nam nếu không có sự quản lý đúng đắn,hiệu quả; nếu thiếu những chính sách phù hợp.Với một tỉnh có di sản văn hóa thế giới vốn nhạy cảm với biến đổi khí hậu,công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong những năm tới còn rất nhiềukhó khăn, thách thức. Ngoài ra, lượng khách đông và đều mang lại nguồn thu ổnđịnh; song nếu lượng khách đến quá đông sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cũngnhư tác động tiêu cực tới an ninh, môi trường của đô thị cổ này.Nguồn nhân lực làm du lịch của Quảng Nam vẫn là một trong những điểmnghẽn của tỉnh. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứngđược yêu cầu đón tiếp khách. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra đối với du lịch QuảngNam hiện nay là sự hiểu biết của người dân, của người làm chính sách du lịch cònhạn chế dẫn đến các chính sách đề ra nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao. Phát triển

2

du lịch một cách bền vững và chuyên nghiệp đang là một thách thức lớn của tỉnhQuảng Nam. Với những lý do trên, nên tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách pháttriển du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn của mình.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiChính sách phát triển du lịch nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực, ưuđãi về đất đai, tài chính đối với các cá nhân, tổ chức trong nước và nhà đầu tư nướcngoài để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ở nước ta chínhsách phát triển du lịch được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu.Cho đến nay, du lịch luôn được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu, đặcbiệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề du lịch tiêubiểu như:Đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trênđịa bàn tỉnh Lâm Đồng” (2008) của Nguyễn Tấn Vinh. Đây là luận án đi sâu vềquản lý nhà nước trên địa bàn một tỉnh, hệ thống hoá các lý thuyết về quản lý nhànước trong du lịch và phân tích thực trạng quản lý nhà nước trong du lịch, đề xuấtcác giải pháp mang tính khả thi.Đề tài “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hộinhập kinh tế Quốc tế” (2011) của Nguyễn Duy Mậu. Tác giả đã đánh giá toàn diệntiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch TâyNguyên trong phát triển vùng và quốc gia. Làm rõ thực trạng hoạt động du lịch trênđịa bàn qua lượng khách và thu nhập từ du lịch; cơ sở vật chất cho du lịch; khai tháctài nguyên du lịch phát triển các loại hình sản phẩm du lịch. Luận án đánh giá về tổchức không gian lãnh thổ, công tác xúc tiến, quảng bá liên kết; đầu tư phát triển dulịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách, quản lýnhà nước về du lịch. Đồng thời, luận án phân tích tác động của du lịch với quá trìnhphát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.Trần Sơn Hải với đề tài luận án tiến sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực ngành dulịch khu vực duyên hải Nam Trang Bộ – Tây Nguyên”. Luận án phân tích điều kiện

3

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full