Top 12 # Clip Quảng Bá Về Du Lịch Đà Nẵng – Huế – Hội An Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Kênh Truyền Hình Bbc Sẽ Quảng Bá Video Clip Du Lịch Đà Nẵng

BNEWS Kênh truyền hình quốc tế BBC sẽ quảng bá video clip du lịch Đà Nẵng với độ dài 30 giây, phát trên kênh truyền hình BBC ở khu vực châu Á Thái Bình Dương với hàng trăm quốc gia.

Ngày 10/6, đại diện Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, được sự ủy quyền của Sở, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng đã ký kết hợp tác quảng bá du lịch với Global Book Corporation – đại diện truyền thông chính thức của Kênh truyền hình quốc tế BBC.

Đây là sự kiện truyền thông lớn nhằm khôi phục nền kinh tế, trong đó có ngành Du lịch sau dịch COVID-19.

Với chương trình ký kết, Kênh truyền hình quốc tế BBC sẽ quảng bá video clip du lịch Đà Nẵng với độ dài 30 giây, phát trên kênh truyền hình BBC ở khu vực châu Á Thái Bình Dương với hàng trăm quốc gia.

Video sẽ phát mỗi ngày trong thời gian 1 tháng (tháng 6/2020) với 98 lần phát sóng vào các giờ cao điểm 6h00-9h30, 9h30-17h00, 17h00-19h00, 19h00-24h00.

Những hình ảnh về du lịch Đà Nẵng tươi đẹp, năng động, duyên dáng; con người Đà Nẵng thân thiện, hiếu khách; văn hóa Đà Nẵng phong phú; ẩm thực độc đáo; xã hội ổn định, an toàn… sẽ được lan tỏa đến người xem trên kênh truyền hình quốc tế BBC.

BBC World News là kênh thời sự có kinh nghiệm quảng bá du lịch cho nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới.

Từng có tới hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, hãng hàng không lớn sử dụng dịch vụ quảng bá, giới thiệu mình trên BBC.

Các quốc gia có tiềm năng du lịch hàng đầu như Australia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ… cũng đã từng quảng bá du lịch trên kênh truyền hình nổi tiếng thế giới này.

Hiện nay, nội dung của kênh truyền hình đã có sẵn trên 178 tàu du lịch, 53 hãng hàng không, trong đó có 13 kênh phân phối trực tiếp trên kênh và 23 mạng điện thoại di động.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là kênh truyền hình mang chiều sâu và cái nhìn sâu sắc về du lịch ở các nước trên thế giới nhất mà họ cảm nhận.

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các chương trình quảng bá xúc tiến, chương trình hành động về du lịch để mời, ký hợp đồng với các đoàn truyền hình quốc tế vào quảng bá cho du lịch Đà Nẵng, hay đón các đoàn làm phim, báo chí và truyền hình nước ngoài vào làm sản phẩm quảng bá Đà Nẵng bị hạn chế.

Vì vậy, sự xuất hiện của Đà Nẵng, Việt Nam trên một trong những kênh truyền thông quốc tế lớn nhất thế giới – BBC World News là điều rất đáng quý và tự hào.

Thông qua chiến dịch lần này sẽ giúp du khách quốc tế có ấn tượng tốt về Đà Nẵng, góp phần thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Đà Nẵng sau khi Việt Nam mở cửa trở lại./.

Hàn Quốc Quảng Bá Du Lịch Huế, Đà Nẵng, Nha Trang

I. Công chiếu phim tài liệu giới thiệu quảng bá văn hóa – du lịch Huế

Du lịch Huế độc đáo không nơi nào có được; 2. Vì thế, ngành du lịch Huế có lẽ cần có giải pháp để nâng cao chất lượng từ dịch vụ lưu trú đến ăn uống. Đó là các dịch vụ: Vui chơi giải trí, thưởng thức các giá trị nghệ thuật của mưa Huế (nhạc nước, múa rối nước, nghe thơ, vẽ tranh, chụp ảnh. Đông đảo du khách vào dự “Đêm Hoàng cung”.

Dự án đã giúp trường có những chương trình đào tạo mới, đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng thừa nhận rằng, thời gian qua việc khai thác du lịch vẫn còn không ít khó khăn, thách thức về cơ sở hạ tầng, về dịch vụ phục vụ du lịch, công tác quy hoạch du lịch. Được chọn là đại diện, tâm điểm của Năm Du lịch Quốc gia 2012 với nhiều sự kiện lễ hội mang tính kết nối, Huế đã có những hoạt động gì để phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư du lịch trong vùng? Ngay từ đầu năm 2011, Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến du lịch tại Hà Nội và TP. Công ty TNHH MTV TM&DV Toàn Gia Phát đã có văn bản xin Sở GTVT và Thanh tra Sở GTVT Thừa Thiên Huế gia hạn thêm thời gian để khắc phục lỗi của “hộp đen” đã lắp đặt cho HTX Vận tải Du lịch Huế, nhưng sau đó không khắc phục được Ông Hà Thúc Chí – Phó chủ nhiệm HTX Vân tải Du lịch Huế lôi ra một mớ “hộp đen” do Công ty TNHH MTV TM&DV Toàn Gia Phát đã lắp đặt nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn đã bị tháo ra “xếp xó”, rồi bức xúc cho biết: “Sau khi có phản ánh những “hộp đen” Công ty TNHH MTV TM&DV Toàn Gia Phát đã lắp đặt cho các xe của HTX không đạt yêu cầu, chúng tôi đến làm việc với Công ty trên và họ cam kết sẽ hoàn lại tiền cho các chủ xe. Tôi định ra hỏi những người chở xích lô tại sao chở chúng tôi đến những nơi buốn bán hàng lưu niệm “trá hình” thế này thì nghe bên ngoài to tiếng: “Tau đã nói là chở thằng hướng dẫn viên đó đi chỗ khác đi mà không nghe, mấy thằng hướng dẫn viên này ghê lắm, chở ra cầu Tràng Tiền rồi đuổi nó xuống”. Cùng trên tuyến đường quốc lộ 1 từ Huế vào Đà Nẵng, Huế còn được ưu ái có thêm một bãi tắm biển và nghỉ mát lý tưởng vào mùa hè như Cảnh Dương, Tư Hiền.

II. Du lịch Huế: đến với đất mẹ Thần Kinh

Phí phạm “chất Huế” Bên cạnh biểu tượng di sản văn hóa thế giới, chùa chiền, cung điện… chính “chất Huế” đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thương hiệu du lịch cho Huế, cho dù đến nay chưa có định nghĩa chuẩn mực nào về “chất Huế” ấy. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ chuyển 16 bộ phim tài liệu giới thiệu quảng bá về văn hóa – du lịch Huế, vừa được Sở Thông tin và Truyền thông bàn giao đầu tháng 4/2010, cho Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh lên kế hoạch phát sóng rộng rãi đến công chúng. chúng tôi cũng đang chờ”. Trong tổng số 4,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2011 thì chỉ có 500. Trên mặt tường thành khu vực cửa Nhà Đồ và cửa Hữu còn có những thửa ruộng trồng hoa màu trải dài hàng trăm mét. Vào lúc 14h30 chiều nay 30.

III. Tọa đàm về Festival Huế 2014 và phát triểnsản phẩm du lịch Huế

Cuộc Thi Video Clip Quảng Bá Du Lịch Việt Nam

Các clip dự thi Cuộc thi video clip quảng bá du lịch Việt Nam cần thể hiện được quan điểm độc đáo, sáng tạo, truyền cảm hứng thu hút khán giả. Đây chính là tiêu chí được Ban Tổ chức đưa ra tại buổi lễ phát động Cuộc thi video clip quảng bá du lịch Việt Nam diễn ra sáng ngày 15/5/2020 tại Hà Nội.

Hội An – Quảng Nam

Cuộc thi nhằm đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến văn hóa, hình ảnh đất nước con người Việt Nam, qua đó khuyến khích, truyền tải tình yêu và khát vọng khám phá du lịch Việt Nam của du khách bốn phương.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới, việc tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch bằng công nghệ số hiện đại đang là hoạt động được Tổng cục Du lịch ưu tiên trong chuỗi những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong thời điểm hiện nay.

Theo Ban Tổ chức, với đề tài khám phá vẻ đẹp của đất nước, con người, văn hoá và các điểm đến du lịch, các tác phẩm dự thi thể hiện phong cảnh đẹp và những trải nghiệm thú vị, kể về câu chuyện truyền cảm hứng, sáng tạo và vui vẻ. Mỗi tác giả tham gia có thể gửi tối đa 5 tác phẩm dự thi và mỗi tác phẩm dự thi sẽ có thời lượng tối thiểu 30s và tối đa 2 phút.

Thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam

Các tác phẩm dự thi phải đảm bảo được các tiêu chí: quan điểm độc đáo từ cách dựng clip đến cách thể hiện quan điểm sáng tạo; truyền tải kinh nghiệm/ trải nghiệm của bản thân với mục đích giới thiệu, quảng bá Du lịch Việt Nam; câu chuyện được kể truyền cảm hứng và thu hút khán giả. Bên cạnh đó, các clip dự thi không ghi chú thích, chữ ký trên màn hình hiển thị clip, không sử dụng các sản phẩm đã đạt giải tại các cuộc thi khác.

Với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, văn hóa bản địa đặc sắc cùng sự thân thiện của con người Việt Nam, tất cả cùng hòa vào nhau, tạo nên một bức tranh du lịch tươi đẹp, an toàn, văn minh, mến khách mời gọi du khách đến và cảm nhận Việt Nam theo một cách rất riêng, Ban Tổ chức hi vọng một Việt Nam đầy sức sống, vươn mình phát triển mạnh mẽ nhưng lại rất đỗi gần gũi sẽ được thể hiện trong những video clip, qua đó thu hút, truyền cảm hứng, gợi sự khám phá tò mò với du khách về dải đất hình chữ S.

Mỳ Quảng – một trong nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của Quảng Nam được nhiều du khách quốc tế yêu thích

Cuộc thi kéo dài từ ngày 15/5 – 15/6/2020, công tác chấm thi dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6/2020 và công bố tác phẩm, người đạt giải vào tháng 7/2020. Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo tới người đạt giải và cập nhật tại website của Tổng cục Du lịch: www.vietnamtourism.gov.vn .

Phần thưởng của cuộc thi là những chuyến du lịch trong nước trọn gói, các voucher nghỉ dưỡng ở các khách sạn cao cấp. Cuộc thi cũng chính là sự kiện hưởng ứng 60 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2020).

Văn Hùng

Quảng Bá Du Lịch Việt: Có Cần Clip Triệu Đô?

Theo người viết, clip quảng bá chỉ là vấn đề rất nhỏ. Quan trọng hơn là du lịch Việt Nam phải biết định vị mình để tạo nên một vị thế nổi bật so với các quốc gia khác trong khu vực…

Định vị du lịch

Định vị một doanh nghiệp dễ dàng hơn nhiều so với việc định vị một quốc gia. Du lịch – ngành công nghiệp không khói với đặc thù xuất khẩu tại chỗ – luôn được coi là một phương tiện hiệu quả truyền bá hình ảnh một quốc gia ra thế giới một cách hữu hiệu nhất. Định vị ngành du lịch một cách đúng đắn sẽ có tác động mạnh tới định vị quốc gia.

Xét trên bình diện vĩ mô, khi một quốc gia có quá nhiều thứ cần phải phát triển, cần phải thúc đẩy, ngành nghề nào cũng là “trọng điểm”, là “mũi nhọn” thì việc định vị không hề dễ dàng chút nào.

Các chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch quốc gia luôn phải rơi vào hai thái cực:

Một: Đưa vào quá nhiều thông tin, thành ra thông tin nào cũng “quan trọng” và rốt cuộc, không có một thông tin nào được nhấn mạnh.

Hai: Để có thể hài lòng tất cả, các chương trình quảng bá quốc gia thường chọn cho mình những khẩu hiệu chung chung, vô thưởng vô phạt.

Cả hai cách thức đó đều dẫn đến những khẩu hiệu du lịch không có gì để nhớ.

Đầu năm 2012, công ty Brand USA, công ty được chọn làm đối tác tư vấn cho ngành du lịch Mỹ đã tung ra một chương trình quảng bá tổng thể trị giá 200 triệu USD với mục tiêu thu hút khách du lịch đến Mỹ. Slogan của chương trình là: “Hợp chủng quốc của những khả năng tuyệt diệu” (United States of Awesome Possibilities), cùng với đó là việc ra mắt trang web quảng bá

www.discoveramerica.com.

CEO Chris Perkins của Brand USA đã phát biểu trong buổi lễ khởi động chương trình: “Chúng tôi sẽ thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới bằng cách trưng ra những điều tốt đẹp nhất của nước Mỹ, rằng nước Mỹ sẽ chào đón mọi người với vòng tay rộng mở”.

Ý định tốt. Nhưng “khả năng tuyệt diệu” (awesome possibilities) có vẻ là một định vị tồi. Trưng ra những điều tốt đẹp nhất cũng là một ý tưởng tồi. Tại sao?

Bất kỳ một chiến dịch marketing nào để thành công được cũng cần phải tạo ra một và chỉ một yếu tố đáng giá nhất (và chưa có đối thủ nào chiếm lĩnh). Đồng thời, chiến dịch marketing phải nhấn mạnh vào yếu tố đó để đưa định vị của sản phẩm/thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Theo cách đó, những từ quá chung chung đều đáng bị loại bỏ. “Những khả năng tuyệt diệu” (awesome possibilities) cũng nằm trong số này!

Nhìn sang nước bạn

Điều kỳ lạ là rất nhiều quốc gia lại chọn những khẩu hiệu rất chung chung dù nó là “kẻ thù” của một chiến lược định vị hiệu quả. Hãy xem thử một vài chiến dịch quảng bá du lịch của một số quốc gia với những khẩu hiệu đáng quên.

Brazil: “Brazil! Rung động” (Brazil. Sensational!) Đức: “Đơn giản là truyền cảm hứng” (Simply inspiring) Hàn Quốc: “Năng động” (Dynamic) Hy Lạp: “Trải nghiệm chân thực” (True experience) Singapore: “Duy nhất” (Unique) Kenya: “Kỳ diệu” (Magical) Ấn Độ: “Sửng sốt” (Incredible)

Có lẽ ta cũng cần phải liệt kê slogan “Welcome to Vietnam” (Xin mời đến Việt Nam) nằm trong danh sách những slogan đáng quên. Những slogan trên quá chung chung. Không nêu bật lên được những đặc điểm thực sự khác biệt, có thể mời gọi du khách.

Hãy xem lại quảng cáo của iPhone 4. iPhone 4, đó là điện thoại có khả năng tương tác mạnh với Twitter, khả năng chụp ảnh cực nét và chỉnh sửa ảnh với phần mềm tích hợp. Máy ảnh trong máy iPhone 4 có góc chụp rộng. Ngoài ra, máy còn có khả năng chạy internet 4G với tốc độ nhanh hơn hẳn so với các đối thủ.

Theo như giới thiệu của Steve Jobs, đó là cuộc cách mạng với khoảng với 200 tính năng mới. Làm cách nào để có thể cho cả 200 tính năng đó vào một shot quảng cáo? Đó dường như là nhiệm vụ bất khả thi!

Nhưng CEO huyền thoại Steve Jobs đã không làm vậy. Quảng cáo iPhone 4 chỉ đơn giản nhấn mạnh vào một tính năng độc đáo nhất, định vị nó sâu vào trong tâm trí khách hàng.

Đó là: “Liệu cuối tuần mình có cần ô không nhỉ?” (Will I need an umbrella this weekend?). Trả lời: “Bạn hỏi. Siri sẽ giúp. Hãy gửi lời chào tới chiếc iPhone tuyệt nhất” (You speak. Siri helps. Say hello to the most amazing iPhone yet).

Ai cũng muốn giới thiệu tất cả mọi ưu thế sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cố gắng nói mọi thứ nghĩa là bạn sẽ chẳng nhấn mạnh được điều gì. Sản phẩm cũng vậy. Một quốc gia cũng vậy.

Tập trung và hiệu ứng hồi quang

Dĩ nhiên sẽ có tranh cãi. Nếu chỉ tập trung nói về một thứ thì những thứ hay ho khác để đâu? Nếu chúng ta không nói ra, liệu khách hàng có lãng quên?

Tâm lý học có thuật ngữ “hiệu ứng hồi quang” (The halo effect). Nghĩa là một sản phẩm có một thứ tốt đẹp, khách hàng sẽ dễ suy ra những thứ khác xung quanh sản phẩm cũng sẽ tốt đẹp.

Đó cũng là phương thức định vị tốt nhất dành cho sản phẩm. Hãy chọn ra một yếu tố có giá trị nhất của sản phẩm, tập trung vào yếu tố đó, những yếu tố khác hãy để dành cho hiệu ứng hồi quang.

Loại tương cà của Heinz định vị bằng tính năng “đặc sánh” với câu slogan tuyệt vời: “Loại tương cà chảy chậm nhất miền Tây” (Slowest ketchup in the West). Lẽ ra Heinz có thể nói rằng loại tương cà “ngon nhất, đặc nhất, tuyệt vời nhất”. Nhưng chỉ cần yếu tố “chảy chậm nhất – đặc sánh nhất” đi vào trong tâm trí khách hàng, hiệu ứng hồi quang sẽ khiến khách hàng nghĩ rằng loại tương cà “đặc sánh nhất” này cũng đương nhiên ngon nhất.

Trang web bán giày Zappos định vị thế nào? “Miễn phí giao hàng. Cả hai chiều” (Free shipping. Both ways). Zappos có thể nói rằng chúng tôi có những loại giày đẹp, mua hàng trên trang của chúng tôi rất đảm bảo. Không cần thiết! Chỉ cần “Miễn phí giao hàng. Cả hai chiều”, khách hàng sẽ ấn định trong đầu những ưu thế còn lại.

Những slogan đó dĩ nhiên đi vào tâm trí khách hàng hơn hẳn những slogan chung chung. Hãy xem “Sức mạnh để làm nhiều hơn” (The power to do more), “Cho những ai thực hiện” (For those who do), “Ý tưởng dành cho cuộc sống” (Ideas for life), “Tạo ra. Tin tưởng”… Những slogan đó không nêu được bất cứ đặc tính đáng nhớ nào của những thương hiệu Dell, Lenovo, Panasonic và Sony.

Tuy đó vẫn là những công ty có thành công nhất định nhưng những câu slogan trên không tồn tại trong tâm trí khách hàng.

Thử định vị du lịch Việt Nam

“Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam, the hidden charm). “Việt Nam, điểm đến của thiên niên kỷ mới” (Vietnam, the new destination for the new millenium), “Việt Nam – vẻ đẹp bất tận” (Vietnam – timeless charm), “Xin mời tới Việt Nam” (Welcome to Vietnam) đều là những slogan không thể hiện bất kỳ tính cách đặc biệt nào.

Du lịch Việt Nam phải định vị lại, bằng những yếu tố Việt Nam có mà những quốc gia trong khu vực không có.

“Malaysia, một châu Á thực sự” (Malaysia, truly Asia) là một định vị hay. Bởi Malaysia cộng đồng của ba dân tộc lớn thuộc khu vực châu Á cùng chung sống, đó là tộc người: Hoa, Ấn và Malay. Câu định vị trên còn lợi hại ở chỗ, nó lôi kéo du khách bằng cách nói: “Các bạn chỉ cần đến Malaysia, các bạn có thể nhìn thấy toàn bộ một châu Á thực sự”.

Điểm đặc biệt nhất của Việt Nam là gì? Biển? Các quốc gia khác trong khu cũng sở hữu vùng biển đẹp. Và du lịch biển đã được Bali (Indonesia) định vị mạnh trong tâm trí du khách mỗi khi muốn đi biển, nghỉ ngơi ở khu vực Đông Nam Á. Rừng? Các quốc gia khác cũng có những khu bảo tồn quốc gia, thậm chí còn được bảo tồn chuyên nghiệp hơn nước ta rất nhiều. Núi? Núi ở Việt Nam đa số chỉ có độ cao trung bình, vùng cao nguyên tuy có văn hóa đặc sắc, hệ thống hang động tuy ấn tượng nhưng cơ sở hạ tầng, giao thông còn nghèo nàn, khó khăn. Thật khó có thể định vị Việt Nam ở địa hạt này so với các nước bạn.

Theo người viết, điểm độc đáo nhất mà Việt Nam cần định vị trong tâm trí khách hàng, chính là vị thế địa lý – chính trị nằm ở trung tâm của khu vực Đông Dương. Vùng đất Đông Dương là một vùng đất cổ với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, phong phú và được thừa hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên. Trong đó, Việt Nam chính là quốc gia có vị thế nổi trội ở khu vực trên nhiều mặt, là “cánh cửa” để thế giới bước vào khám phá khu vực độc đáo này.

Xin mạo muội đề xuất một slogan “Việt Nam, cánh cổng Đông Dương” (Vietnam, the Gate of Indochina).

“Cánh cửa” cũng là hình ảnh thể hiện sự mời gọi, lòng hiếu khách.

Dù cho các đơn vị chức năng có ý định như thế nào thì trước khi bỏ một triệu USD để làm clip quảng bá du lịch Việt, hãy định vị mình trước, thật nghiêm túc.