Top 7 # Đi Du Lịch Bụi Quanh Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Bụi Quanh Hà Nội

Hà Nội từng ngày phát triển nhưng vẫn mang trong mình một nét văn hóa riêng và vẻ đẹp cổ kính. Những ngày đầu năm, Hà Nội lại trở về với ngàn xưa trong không khí trầm tĩnh, thanh lịch đúng với tên gọi Thăng Long.

Hà Nội vào thu, những hàng sấu trên các tuyến phố như Phan Đình Phùng, Trần Phú, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay,… bắt đầu trút lá vàng. Cả đoạn đường trải thảm một màu vàng tươi.

Quán cà phê:

– Các quán Highlands Coffee, đặc biệt là Highlands ở cạnh Nhà hát Lớn, Highlands Hồ Tây (là một cái tàu lớn được neo lại, rất đẹp và lãng mạn) – Paris Deli đối diện với khách sạn Hilton (bánh ngọt kiểu Âu rất ngon) – Các quán cà phê đẹp có chơi nhạc buổi tối thì chi chít trên các phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ … – Kem Fanny (kem tươi Pháp rất ngon, hương vị tự nhiên) trên phố Lê Thái Tổ nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm

Chỗ giải trí:

– Biểu diễn nhạc trẻ, vui và ồn ào: Hồ Gươm Xanh (cạnh kem Fanny) – Nhà hát chèo Hà Nội: phố Nguyễn Đình Chiểu – Phim: rạp Tháng Tám (phố Hàng Bài); rạp Mega (cực kỳ hiện đại, nhiều buổi chiếu trong ngày) ở tầng 7 toà nhà Vincom – Múa rối nước: rạp Thăng Long trên phố Đinh Tiên Hoàng (nên mua vé trước) – rạp xiếc HN: phố Trần Nhân Tông – Biểu diễn các ca khúc trữ tình: 52 phố Trần Hưng Đạo

Nếu định thuê khách sạn thì nên ở khu vực phố cổ HN hoặc gần Hồ Gươm, tiện đi lại, di chuyển và tham quan.

Đi Hạ Long-Sapa:

Bạn có thể mua tour đi Hạ Long ở bất kỳ Travel agents nào nhan nhản trong khu phố cổ, các tour này khởi hành hàng ngày và phần lớn là khách du lịch nước ngoài.

Tour đi Hạ Long có thể chọn đi Hạ Long 2 ngày, Hạ Long – đảo Cát Bà 2 ngày hoặc 3 ngày, tour Hạ Long ngủ đêm trên tàu… rất đa dạng. Giá cũng phải chăng, bao gồm ăn ngủ, đi lại, tàu tham quan vịnh, vé thắng cảnh mà cũng chỉ vài ba trăm nghìn thôi.

Đi Sapa thì bạn cũng có thể mua tour hoặc tự đi. Vé tàu hỏa từ HN đi Lào Cai có thể ra ga HN mua, hoặc mua luôn tại các đại lý du lịch ở khu vực phố cổ. Có nhiều loại vé tàu tùy chọn theo túi tiền của bạn. Từ Lào Cai đi Sapa bằng xe bus địa phương, 25k/người, rất nhiều xe chờ sẵn ở ga Lào Cai, đợi đủ khách là khởi hành. Nếu có phòng ks rồi thì nói xe chở đến khách sạn, còn thường thì họ trả khách ở chợ Sapa, khu trung tâm thị trấn. Ks tôi ưa thích ở Sapa là Auberge Đặng Trung, ngay chợ, tiện đi lại, mà điều thú vị là họ có nhà hàng rất ngon, nhiều món kiểu Pháp, lại có một vườn hoa bên núi rất đẹp, nhiều loại hoa châu Âu.

Các điểm tham quan tại Hà Nội:

– Lăng Bác và quảng trường Ba Đình (muốn vào thăm Lăng Bác thì nên đi buối sáng sớm hẳn – tầm 7h để tránh phải xếp hàng dài, chờ lâu). Khu vực Lăng Bác có thể thăm Lăng Bác, Nhà sàn Bác Hồ, Ao cá Bác Hồ, chùa Một Cột, vườn và quảng trường Ba Đình. Lăng Bác mở cửa vào các buổi sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ bảy và Chủ nhật. Mùa nóng (từ 1-4 đến 31-10): Từ 7h30 đến 10h30. Mùa lạnh (từ 1-11 đến 31-3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00. Ngày lễ, thứ bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hiện nay phí vào cửa là miễn phí và khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem điện thoại, máy ảnh và giữ trật tự trong lăng. – Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tại khu vực phố Văn Miếu hoặc phố Quốc Tử Giám (nếu đi từ khu Quảng trường Ba Đình đến tiện rất tiện, đi bộ khoảng 10 phút tới). – Xem tranh của các họa sĩ VN thì vào Bảo tàng Mỹ thuật tại phố Nguyễn Thái Học, đối diện với Văn Miếu-Quốc Tử Giám. – Tìm hiểu Lịch sử tại các Bảo tàng Lịch sử VN tại phố Tông Đản, Bảo tàng Cách mạng VN tại phố Phạm Ngũ Lão (mấy phố này đều nằm bên hông Nhà hát Lớn, rất dễ tìm). – Khu vực Hồ Gươm tham quan Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc. Đi dạo quanh hồ cũng đẹp, dễ chụp ảnh. – Khu vực Hồ Tây: đền Quan Thánh, Chùa Trấn Quốc – Khu vực phố cổ HN: nên đi một tour xích lô chừng 40k đi trong vòng 1h, người ta sẽ đưa bạn đi vòng vòng khu vực 36 phố phường với các Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Giấy, Hàng Giầy, Hàng Mã, Hàng Đường, Đông Xuân, Thuốc Bắc… và kết thúc tour có thể ở Nhà thờ Lớn HN. Từ đấy bạn đi bộ ra Hồ Gươm rất gần (3 phút đi bộ). Khu vực phố cổ cũng là khu thương mại, mua bán sầm uất của HN (tưởng tượng giống như khu vực Chợ Lớn ở TP HCM vậy). – Bảo tàng Dân tộc học VN: rất sinh động, là bảo tàng có diện tích ngoài trời lớn nhất nước. Nên xem bảo tàng này cho biết đời sống của các dân tộc VN

. Khu vực phụ cận Hà Nội:

– Các làng nghề: làng lụa Vạn Phúc thuộc Hà Đông, cách trung tâm HN chừng 10km. Các mặt hàng làm từ lụa rất nhiều mẫu mã, màu sắc và rất rẻ. – Làng gốm sứ Bát Tràng: trên đê sông Hồng, cách trung tâm Hn khoảng 8km. Có thể thuê xe máy tự đi, rất đơn giản. Xe máy cho thuê có ở rất nhiều cửa hàng ở khu vực phố cổ, vì khu vực này chuyên phục vụ Tây Ba Lô, nên tìm ở mạn các phố Mã Mây, Hàng Bạc, Lương Ngọc Quyến…

Giá vé tham quan tại Hà Nội: – Chùa không mất vé vào cửa – Đền Quán Thánh 2.000/người – Bảo tàng 10.000/người, riêng Bảo tàng Mỹ thuật 20.000/người – Văn Miếu-Quốc Tử Giám: 5.000 – Đền Ngọc Sơn: 10.000/người

Du Lịch Hà Nội, Kinh Nghiệm Du Lịch Bụi Quanh Hà Nội 1 Ngày Của Tôi

Trở lại sau hơn 4 tháng xa, tôi vào vai một người khách để ngắm thành phố quen thuộc ở một góc nhìn khác. Tôi sống ở Hà Nội gần 4 năm, thời gian không quá dài nhưng đủ để hiểu và dành tình yêu cho nơi này. Với tôi, Hà Nội như quê hương thứ hai. Dù đi đâu tôi cũng không thể quên được bạn bè, những kỷ niệm gắn liền với nơi đây… chẳng thể quên được những buổi chiều ngồi ngắm hoàng hôn trên câu Long Biên, quên được hương hoa sữa, Phố Cổ, Hồ Gươm, quầy sách hạ giá Đinh Lễ và ly trà nóng những ngày đông.

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Tháp rùa tại Hồ Gươm (Tác giả: Trương Bửu Lâm)

Hà Nội của tôi ồn ào, náo nhiệt và xô bồ là thế. Nhưng Hà Nội đẹp, bình dị, thân thương có lẽ ít người nhận ra. Có thể vì bạn chưa từng một lần đặt chân đến và họ (những người sống ở đây) chưa xa Hà Nội bao giờ, chưa xa cái không khí ngột ngạt giờ tan tầm, chưa xa mùi hương hoa sữa nhức mũi, chưa xa cái lạnh miền Bắc… những điều ấy quá đỗi thân thuộc đến mức khó nhớ, khó thấy đẹp, khó yêu.

Có thể nói thật khó để tim thấy một nơi nào trên đất nước này giống như Hà Nội. Khó có thành phố nào có cả nét thơ mộng của Đà Lạt, náo nhiệt của Sài Gòn và nét cổ kính của Huế, Hội An…

Thời gian thích hợp để đi du lịch Hà Nội

Hà Nội 4 mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là mùa thu vào khoảng tháng 8 đến tháng 11. Khi ấy Hà Nội là của hương hoa sữa, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh vàng và gió heo may se lạnh… quãng thời gian tuyệt vời nhất trong năm, Hà Nội bỗng trở nên dịu dàng và lãng mạn sau cái nóng oi bức của mùa hè. Với tôi tới Hà Nội mùa thu là thích nhất!

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Mùa thu Hà Nội trên đường Kim Mã (Tác giả: Ngô Dung)

Mùa xuân và mùa đông Hà Nội lạnh, nhiều bạn bè của tôi ở Sài Gòn tò mò về cái lạnh của Hà Nội. Nếu bạn chưa từng tận hưởng giá rét miền Bắc thì đi du lịch Hà Nội mùa đông cũng rất thú vị. Khi ấy ra đường nhìn ai cũng dễ thương như con gấu bông, thở ra khói, quần áo thì đủ màu và còn quàng khăn cổ, đội mũ len, đeo găng tay nữa.

Mùa hè Hà Nội thì khỏi nói, nóng – oi bức – kẹt xe – bụi đường… nóng tới mức lúc nào cũng chỉ muốn nhảy xuống hồ bơi hoặc chui vào một quán bia hơi nào đấy lấy bia dội lên đầu cho khỏi nóng. Mùa hè ở Hà Nội thường người ta đi , hoặc Cát Bà, Hạ Long… để tránh nóng.

Đi du lịch Hà Nội bằng phương tiện gì?

Bạn có thể đến Hà Nội bằng máy bay, xe ô tô khách, xe máy hoặc tàu hỏa (tàu lửa). Nếu ở xa tôi nghĩ rằng thuận tiện nhất là đi máy bay. Ở gần thì có thể chọn đi xe ô tô khách, tàu hỏa hoặc xe máy.

– Máy bay: Giá vẻ Jetstar Pacific và Vietjet Air tuyến Sài Gòn – Hà Nội giá vé dao động từ 1.200.000 đ đến 1.300.000 đ cho một chiều. Vietnam Airlines là 1.800.000 đ đến 2.300.000 đ một chiều.

Tuy nhiên sân bay Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 30km, nếu đi đông bạn có thể chọn đi taxi (khoảng 300 – 400.000 đ/chuyến), xe bus của sân bay (40 – 50.000 đ/chuyến) hoặc tự bắt xe bus công cộng (theo tuyến 07 hoặc 17 để về trung tâm thành phố.)

Lưu ý: bạn nên hỏi giá trước khi bắt đầu đi và nên chọn những hãng taxi lớn như Mai Linh hoặc Nội Bài để tránh trường hợp bị chém.

– Tàu hỏa (tàu lửa): Giá vé tàu Bắc – Nam giao động từ 750.000 đ đến 1.300.000 đ một chiều chiều tùy thuộc vào loại vé (ghế cứng, mềm, giường nằm). Mất hơn 2 ngày (45 – 50h để đến Hà Nội)

– Ô tô khách: Có hai hãng xe khách lớn chạy tuyến Bắc Nam là Hoàng Long và Mai Linh. Bạn có thể mua vé tại bến xe miền Đông, xe thường chạy từ khoảng 6h chiều. Giá vé gần đây nhất khoảng 900.000đ/vé giường nằm.

– Xe máy: Nếu bạn đi bằng xe máy thì quá tuyệt! Hành trình này cực kì đẹp, khoảng 1 tuần chạy xe là tới Hà Nội. Trên đường đi bạn có thể ghé Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị… chơi. Bạn sẽ được chinh phục những con đèo đẹp tuyệt vời như Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân và chinh phục cả quốc lộ 1A nữa.

Khi tới Hà Nội: di chuyển bằng taxi, xe ôm (hoặc thuê xe máy) và xe bus trong thành phố. Nhưng tốt nhất là thuê một chiếc xe máy để tiết kiệm chi phí. (Giá khoảng 50 – 200.000 đ/1 ngày). Và nhớ hỏi trước giá khi đi xe ôm.

– Địa điểm văn hóa:Hà Nội có rất nhiều địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng như Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn Miếu, Hoàng Thành, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm, hồ Tây, phố Cổ.

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, người Hà Nội thường tới đây xem lễ hạ kéo cờ (6h sáng) và hạ cờ (9h tối). Khi ấy tất cả mọi người đứng trang nghiêm – Ảnh: Trần Đức Khôi

– Địa điểm lãng mạn: cầu Long Biên, hồ Gươm, hồ Tây, bãi đá sông Hồng, công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ.

– Địa điểm vui chơi: nhà thờ lớn. Trà đá vỉa hè ở bất cứ đâu. Bia hơi Tạ Hiện, café bờ hồ (Hồ Hoàn Kiếm), cafe Lâm, bar cỏ dành cho dân bụi ở Phố Cổ, Vincom Bà Trị, Vincom Maga Mall Royal city (Nguyễn Trãi), công viên nước Hồ Tây, rạp chiếu phim quốc gia, The Garden Mễ Trì, tòa nhà Keangnam hơn 70 tầng…

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Nhà thờ lớn nằm trên Phố Nhà Thờ, nơi nổi tiếng với những quán trà chanh

Phố Tây của Hà Nội – Tạ Hiện. Giống như Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện của Sài Gòn nhưng không đông bằng.

Các địa điểm du lịch gần Hà Nội

– Làng gốm Bát Tràng (cách Hà Nội 15km về phía Long Biên)

– Làng cổ Đường Lâm (cách Hà Nội hơn 30km về phía Hà Tây, đi lối Nhổn hoặc đại lộ Thăng Long)

– Thành Cổ Loa (nằm ở phía huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km)

– Vườn quốc gia Ba Vì (Nằm ở phía Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km)

– Tây Thiên thiền viện & Tam Đảo (cách Hà Nội 50km về phía Vĩnh Phúc)

– Chùa Hương (cách Hà Nội khoảng 50km)

Bạn có thể tìm thông tin về lịch trình đi du lịch ở phần dưới.

Ẩm thực Hà Nội

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Món phở cuốn mà tôi yêu thích

Ẩm thực Hà Nội mang đậm nét văn hóa của người Tràng An xưa, có hương vị đặc trưng rất riêng. Có rất nhiều món ngon để bạn thưởng thức:

– Phở: món ăn đặc trưng nhất của Hà Nội. Tôi đã ăn Phở ở Sài Gòn và Nam Định nhưng thấy Phở Hà Nội là ngon nhất. Hà Nội có đủ loại phở: phở bò (nổi tiếng phở Thìn bờ hồ hoặc 11 Lò Đúc), phở gà (172 Tôn Đức Tháng và Quán Thánh), phở cuốn (Tây Hồ), phở trộn (Lãn Ông) và phở áp chảo (Bát Đàn). Mỗi loại phở đều có một đặc trưng riêng và món nào cũng rất ngon. Tôi đặc biệt thích món phở cuốn.

Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn ngọn đặc trưng khác như cốm Làng Vòng, thịt chó Nhật Tân, chả cá Lã Vọng, bún chả, bún thang, bánh cuốn Thanh Trì, bánh Tôm Hồ Tây, chân gà nướng, nầm bò nướng, bún đậu mắm tôm…

Khách sạn tại Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ. Không khó gì để có thể tìm được một phòng cho mình, giá từ 150 – 300.000 đ/1 đêm là loại trung bình. Còn khách sạn 3 sao, 4 sao ở Phố Cổ thì đắt hơn và chủ yếu dành cho khách du lịch nước ngoài. Bạn có thể tìm khách sạn, nhà nghỉ ở Long Biên, quận Hai Bà Trưng.

Nếu bạn đi bụi và cần trợ giúp về phòng nghỉ tôi có thể cho bạn ở nhờ, phòng tôi ở Mỹ Đình cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km.

Lịch trình du lịch Hà Nội

Du lịch quanh Hà Nội 1 ngày

– 6h: bạn có thể đi bộ quanh khách sạn tìm một hàng Phở, bún chả để ăn sáng. Sau đấy kiếm một quán cafe hoặc quán trà đá để uống một cốc “trà Bắc” sẽ tốt cho tiêu hóa.

– 8h00: xuất phát từ khách sạn đi thăm quan Lăng Bác (chú ý về giờ mở cửa Lăng Bác, Lăng đóng cửa vào ngày thứ 2 và thứ 6). Nếu lăng đóng cửa bạn có thể đi lòng vòng bên ngoài chụp ảnh và vòng ra đằng sau thăm chùa Một Cột (phương án khi mà bạn phải đi vào thứ 2 và thứ 6). Lưu ý là bạn sẽ phải gửi xe cũng như đăng ký vào viếng Lăng ở cửa sau, trên phố Ngọc Hà.

– 9h30: bạn rời chùa Một Cột đi đến Văn Miếu, cách đấy khoảng 1km (bạn có thể hỏi người dân hoặc các chú cảnh vệ nếu không có bản đồ).

tiếp tục thăm quan chùa Trấn Quốc, một ngôi chùa cổ kính lâu đời tại Hà Nội. Khoảng cách từ Lăng đến chùa khoảng 2,5km. Bạn cũng có thể chọn đi chùa trước sau đó mới vào Lăng.

– 12h00: Sau khi thăm quan chùa Trấn Quốc và Hồ Tây bạn có thể tìm một quán Phở bò hoặc Phở Cuốn ở khu hồ Trúc Bạch ngay sát Hồ Tây, hoặc ăn một chiếc kem ở cửa hàng kem đối diện chùa Trấn Quốc.

– 13h30: Buổi chiều bạn có thể đi thăm Bảo Tàng Dân Tộc Học ở phố Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy, cách trung tâm khoảng 8km). Ở đây bạn có thể tìm hiểu về mọi nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Đây là website của bảo tàng dân tộc học

– 15h00: quay lại trung tâm Hà Nội, di chuyển thẳng đến Hồ Hoàn Kiếm. Gửi xe và đi thăm quan Đền Ngọc Sơn. Sau khi kết thúc thăm đền Ngọc Sơn, nếu bạn thích tản bộ thì có thể đi dạo quanh Hồ Gươm và Phố Cổ, ghé vào mọi quán ăn vỉa hè để thưởng thức những món ăn độc đáo.

– 17h30: Sauk hi tham quan hết những địa điểm lớn trước bạn về lại khách sạn tắm, ăn tối.

– 20h00: Buổi tối bạn có một số lựa chọn sau. Đi chơi chợ đêm nếu ở vào cuối tuần (từ thứ 6 đến chủ nhật). Chợ đêm khá đông và bán đồ lưu niệm, các đồ linh tinh, đa số nhập từ Trung Quốc về. Bên cạnh đó cũng có một số đồ Second Hand, đồ Handmade cũng khá hay. Một số lựa chọn nếu bạn thích : có thể đạp xe đạp hoặc đi xe máy lên cầu Long Biên, hóng gió, ngồi uống trà chanh trên cầu, ngắm Hà Nội về đêm. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà chanh trên phố Nhà Thờ giao Lý Quốc Sư (đoạn đối diện Nhà Thờ Lớn). Du lịch Hà Nội 2 ngày hoặc nhiều hơn

Những địa điểm này bạn nên đi trong ngày, ngoại trừ Tây Thiên Trúc Lâm Thiền Viện & Tam Đảo thì nên ở lại. Còn các địa điểm khác bạn đi và về Hà Nội vào buổi tối. Tôi nghĩ sau ngày thứ nhất bạn nên đi làng gốm Bát Tràng trước, sau đấy ngày tiếp theo có thể ghé Tây Thiên Trúc Lâm Thiền Viện & Tam Đảo (nơi này rất đẹp).

Kết hợp du lịch Hà Nội – Sapa hoặc Hà Nội – Ninh Bình

Với các bạn ở miền Trung hoặc miền Nam ra Hà Nội, mình khuyên các bạn nên kết hợp du lịch Hà Nội với các địa điểm nổi tiếng ở miền Bắc như:

– Sapa (ít nhất 2 ngày 1 đêm): một trong những địa điểm Việt Anh thích nhất ở miền Bắc. Sapa thích hợp cho cả du lịch nghỉ dưỡng, khám phá và những chuyến đi lãng mạn. Bạn có thể tham khảo bài viết Kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc và Lịch trình du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm của Việt Anh

– Cát Bà (2 ngày 1 đêm): đây là niềm tự hào quê hương Hải Phòng của Việt Anh. Nơi Việt Anh thích hơn Hạ Long rất nhiều!!!! Xem bài viết Kinh nghiệm du lịch Cát Bà của Việt Anh ở đây

Những điều tôi thích ở Hà Nội

Đầu tiên có thể kể đến con gái Hà Nội, chắc chắn bạn sẽ ấn tượng bởi những cô gái với nước da trắng và giọng nói nhẹ nhàng ở đây.

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Nét đẹp người con gái Hà Nội (Tác giả: Italyphoto)

Mùa thu Hà Nội đẹp tuyệt vời! Có lẽ là đẹp nhất trong tất cả các mùa thu mà tôi từng biết.

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Một góc Hà Nội về đêm

Hà Nội có 4 mùa, tôi rất thích mùa đông ở Hà Nội được thở ra khói và quàng khăn.

Hà Nội có thể thoải mái nghe điện thoại ngoài đường mà chẳng sợ bị giật như Sài Gòn.

Hà Nội cũng thơ mộng, tuy không bằng Đà Lạt nhưng ít mưa hơn Đà Lạt rất nhiều.

Hà Nội có nhiều mùa hoa: hoa sữa trên đường Nguyễn Du (mùa thu), hoa sưa trên đường Phan Đình Phùng (mùa xuân – tháng 3), hoa đào ở Nhật Tân (mùa xuân – tháng 2), hoa ban trắng gần Lăng Bác (mùa đông), hoa sen ở Hồ Tây (mùa hè tháng 5 – 6)

Và còn rất nhiều điều nữa để bạn tự khám phá!

Đi phượt đêm ở Hà Nội

Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Hà Nội

Người Hà Nội thích uống cafe và trà nóng, nhưng thường ngồi lâu để bàn công việc chứ không để giải khát như ở Sài Gòn.

– Du lịch Hà Nội vào mùa hè nên chọn trang phục gọn nhẹ, thấm mồ hôi vì thời tiết lúc đó rất nóng bức. Ngược lại nếu đến Hà Nội vào mùa đông nên mang theo áo khoác, trang phục lạnh vì nhiệt độ có khi xuống dưới 10 độ.

– Ở Hà Nội có rất nhiều đền, chùa nên các bạn ở trong Nam đi du lịch Hà Nội nên mặc trang phục kín đáo, không mặc váy ngắn, quần short… đến những nơi linh thiêng hoặc vào thăm lăng Bác.

– Phố cổ Hà Nội như một mê cung, đi đến đây tốt nhất bạn nên mang theo một tấm bản đồ du lịch.

“Em chưa biết về Hà Nội của anh Nhiều như những bài thơ anh viết Chỉ biết rằng nó tự nhiên thân thiết Bình yên và giản dị biết bao nhiêu”

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Cầu Long Biên – Tác giả: Đăng Quang Trần

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Đường ray cầu Long Biên chụp ảnh rất đẹp, tuy nhiên bạn nên chú ý giờ tạu chạy

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Khóa tính yêu trên cầu Long Biên.

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Hoa lộc vừng trên hồ Gươm, hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Màu của mùa thu Hà Nội (Tác giả: Ngô Dung)

Hoàng thành Thăng Long – Tác giả: Quốc Nguyên

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Góc cửa ô (Tác giả: Cao Anh Tuấn)

Du lịch Hà Nội 1 ngày: Một góc Hà Nội về đêm (Tác giả: Komasu VN)

Video du lịch Hà Nội

Bạn có thể copy bài viết, nhưng vui lòng ghi rõ nguồn và có trích dẫn link đầy đủ về bài viết gốc. Cảm ơn!

Làng Hoa Quanh Hà Nội

Giới thiệu Làng hoa quanh Hà Nội

Trước đây, bên cạnh những phố phường đông đúc, Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng như: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá… Hầu hết những làng này đều nằm ở ven Hồ Tây, một thắng cảnh nổi tiếng của đất Hà Nội. Cứ mỗi nǎm vào dịp Tết, dưới làn mưa xuân lất phất, các ngả đường Hà Nội lại nườm nượp những gánh hàng hoa với trǎm ngàn màu sắc.

Ảnh chụp người dân vận chuyển hoa tại làng hoa Nghi Tàm năm 1973

Và ngày nay

Vận chuyển Hoa ở Mê Linh

Giấy báo bao bọc những xe chở hoa cũng mong manh trước nắng và gió

Mấy nǎm nay, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, đất trồng hoa bị thu hẹp lại hoặc chuyển tới ngoại thành Hà Nội. Mỗi sớm mai, từ mọi ngả đường ngoại thành, hoa tươi tràn vào các cửa ô Hà Nội, rực rỡ sắc màu. Trong triệu triệu bông hoa khoe sắc hồng, đỏ, vàng, tím… ít ai biết có rất nhiều bông được hái từ những làng lúa, làng hoa Hà Thành…

Làng hoa Tây Tựu – Cúc Vàng rực rỡ, thược dược, lay ơn đủ màu:

Nếu như Huyện Từ Liêm được đánh giá là vùng hoa lớn nhất ngoại thành với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu chiếm tới 66% diện tích toàn huyện. Hàng năm, xã Tây Tựu đã cung cấp cho thị trường tiêu dùng hoa trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa. Với những thuận lợi và thế mạnh vốn có của mình, làng hoa Tây Tựu đang trở thành nơi cung cấp hoa lớn nhất nội thành Hà Nội, các tỉnh phía Nam trong tương lai sẽ có mặt trên khắp thế giới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 km, làng hoa Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm có nghề trồng hoa lâu đời và ngày càng phát triển mạnh. Cả xã có 2.600 hộ dân thì có tới 95% số hộ tham gia trồng hoa với diện tích trên 300 ha. Hoa ở đây được trồng chuyên canh rất nhiều, nhưng loại hoa được trồng nhiều nhất vẫn là hoa cúc, hoa hồng và một phần nhỏ diện tích hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn…Hàng năm, làng hoa Tây Tựu cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa. Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, làng hoa sẽ là nơi cung cấp chính các loại hoa đẹp để sử dụng phục vụ cho ngày Đại lễ.

Vượt ngã tư Nhổn chừng 2 cây số, du khách sẽ thấy hai bên con đường trải nhựa phẳng lỳ là những cánh đồng hoa bát ngát, rực rỡ của làng Đăm. Sáng sớm, ngược đường lên Sơn Tây, lẫn trong sương mù, ta thấy rất nhiều xe máy thồ hoa vào Hà Nội. Chợ hoa làng Đăm họp từ 3 – 4h sáng, ngợp trời đủ loại hoa, nhiều nhất là hoa hồng, hoa cúc. Khoảng 8 – 9h chợ vãn để sau đó họp lại giữa làng.

Nghề trồng hoa ở các làng hoa Hà Nội cũng là một nghề truyền thống được truyền từ nhiều đời. Cùng với nhiều giống hoa mới, kỹ thuật lai tạo, trồng tỉa, các làng hoa Hà Nội hàng ngày vẫn làm đẹp cho Thủ đô bằng hàng chục, hàng trǎm loại hoa và cây cảnh.

Nếu như Huyện Từ Liêm được đánh giá là vùng hoa lớn nhất ngoại thành với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu chiếm tới 66% diện tích toàn huyện. Năm 1994, toàn xã mới chỉ có 18ha trồng hoa thì nay đã lên tới hơn 300 ha, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã. Cả xã có 2.600 hộ dân thì có tới 95% số hộ tham gia trồng hoa. Thu nhập nhờ đó cũng tăng lên đáng kể, cao hơn 3-4 lần trồng lúa.

Ngoài canh tác trên đất trong xã, người dân xã Tây Tựu còn thuê thêm ruộng của các xã lân cận như Thượng Cát, Liên Mạc, Xuân Phương… để chuyên canh hoa. Xã Tây Tựu trồng chuyên canh rất nhiều loại hoa nhưng được trồng nhiều nhất là hoa cúc và hoa hồng và một phần nhỏ diện tích hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn trồng nhà lưới, nhà nilon. Trong đó, hoa hồng thu hoạch quanh năm tạo thu nhập thường xuyên. Còn hoa cúc sau 3 tháng trồng cho thu hoạch kéo dài, ngay cả khi thu hoạch rộ, giá cúc cũng ổn định.

Nghề trồng hoa đòi hỏi đúng kỹ thuật và sự kiên trì, bền bỉ từ khâu chọn cành, ươm giống, tỉa cành đến khâu thu hái là những việc cần làm thường xuyên. Hoa cúc có sức chịu đựng tốt với thời tiết, còn hoa hồng thì ngược lại. Hoa hồng có đặc điểm là dễ bị nấm xâm hại, nên việc phun thuốc bảo vệ với loại hoa này là rất quan trọng. Muốn có được những bông hoa hồng nở đẹp và đúng thời điểm ngoài đáp ứng những đòi hỏi trên còn phải chú ý lúc hoa bắt đầu nở, người trồng hoa phải dùng giấy cuốn vào từng nụ nhằm bảo vệ hoa trước thời tiết và sâu bệnh. Với sự cần cù, chịu khó, của người dân Tây Tựu hoa cũng không phụ người dân nơi đây.

Làng Hoa Ngọc Hà

Với vị trí nằm ở ven ngoại thành Hà Nội nên làng hoa Tây Tựu được đánh giá là làng nằm trong cụm các công trình trọng điểm về dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Nhiều dự án tổng thể phát triển vùng hoa Tây Tựu được đầu tư và triển khai. Với những thuận lợi và thế mạnh vốn có của mình, làng hoa Tây Tựu đang trở thành nơi cung cấp hoa lớn nhất nội thành Hà Nội, các tỉnh phía Nam trong tương lai sẽ có mặt trên khắp thế giới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nhắc đến nơi trồng hoa, cung cấp hoa cho Hà Nội phải nhắc đến làng Ngọc Hà đầu tiên, rồi mới đến các làng Hữu Tiệp, Đại Yên… Làng hoa này hình thành từ lâu lắm… Sách xưa có chép thời cuối nhà Trần, tướng Trần Châu đem quân về Thăng Long vào năm 1526, có đóng quân ở chợ Hoàng Hoa.

Thời Pháp thuộc, làng hoa Ngọc Hà rất nổi tiếng. Hoa ở đây tuy không trồng đào như Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, song là những thứ hoa quanh năm, suốt tháng như hoa hồng, hoa cúc, vi-ô-lét, lay-ơn, hoa păng-xê, bướm, hoa loa kèn, cẩm chướng…

Làng Quảng Bá – Cây Quất chủ lực:

Làng Hoa Nhật Tân – nổi danh “Hoa đào Nhật Tân”

Phường Nhật Tân cách trung tâm thủ đô Hà Nội 7Km về phía tây bắc, Phường nằm ven Hồ Tây, có đường Âu Cơ đi Chèm (Thụy Phương) và đường Lạc Long Quân, thuộc quân Tây Hồ thành phố Hà Nội. Hàng năm cứ khoảng 20 tháng Chạp vườn đào Nhật Tân rực lên trong cái nắng mùa đông và trong không khí nhộn nhịp của ngày giáp Tết. Hoa đào Nhật Tân đã trở thành một nét riêng, một thương hiệu của đất Hà Thành; mà dường như không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Đào bích Nhật Tân không chỉ khoe sắc trên khắp mọi miền đất nước, mà còn sang cả các nước bè bạn trên thế giới.

N ắng lên, hoa đào nở rộ, đỏ thắm các vườn tại làng hoa Nhật Tân.

Đào bích luôn được người chơi đào chọn chơi dịp Tết

Làng hoa Mê Linh Vựa hoa mới của thủ đô Hà Nội (80% là hoa hồng):

Tuy không lâu đời như làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân, song mấy năm nay làng hoa Mê Linh được nhiều người biết đến bởi đây là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc vào các dịp lễ.

Cánh đồng hoa bất tận

Mê Linh đã chính thức trở thành một phần của Hà Nội. Đồng nghĩa với điều này, lịch sử của Thủ đô đã rộng dài với những trang sử mới. Và Hà Nội cũng ôm gọn vào lòng một làng hoa đa sắc. Là xã chiếm tới 80% diện tích hoa của huyện, Mê Linh không chỉ là “vựa hoa” mới của Thủ đô mà còn là địa chỉ quen thuộc cung cấp hoa cho nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, diện tích trồng hoa của Mê Linh rộng gần 300ha. Hoa ở Mê Linh có khoảng 10 loại, trong đó hoa hồng chiếm tới 80%, còn lại là các loại cúc, tầm xuân, mẫu đơn, loa kèn, phăng…

Những ngày đầu tháng 3, nhiều loại hoa tại Mê Linh đua nở.

Những đồng hoa cúc cũng chúm chím hé nụ.

Theo nhiều người dân, hoa cúc năm nay có giá bán bằng mọi năm và lượng hoa này thì không thiếu.

Những người dân đang nỗ lực chăm bón để một số loại hoa nở vào đúng dịp.

Để có thể thu hoạch vào đúng dịp 8/3, nhiều bông hoa đang được ém lại.

Trong tổng số 405 ha đất nông nghiệp thì toàn xã Mê Linh có khoảng 240ha (khoảng 60%) dành trồng hoa với khoảng 10 loại, trong đó hoa hồng chiếm tới 80%.

Làng Nghi Tàm

Men theo Hồ Tây và sông Hồng chừng hơn 1 km chúng ta lại bắt gặp một làng hoa khá nổi tiếng, đó là Quảng Bá. Những ruộng, vườn quất cảnh trĩu cành quả và cây nào cũng được uốn tỉa, tạo dáng rất công phu. Cái nổi tiếng của quất cảnh ở đây không phải là cây sai quả mà dáng đẹp, quả to khi chín thì vàng rộ và lá xanh to bản, lộc tốt tươi.

Chẳng thế mà những nhà vườn ở Quảng Bá đâu có phải mang cây vào phố bán rong, mà những người sành quất cảnh đều lên tận vườn để chọn, dẫu rằng có đắt hơn nhiều so với giá mua dưới chợ hoa Hàng Lược. Ngoài quất cảnh chủ lực ra, nhiều loại hoa lá chất lượng cao với giống nhập ngoại như cúc Hà Lan, Nhật: Ly Thái Lan, hoa hồng Pháp… cũng được trồng nhiều trên diện tích đất bồi ven sông Hồng.

Trong làng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá, những cây quất đã trĩu trịt quả. Năm nay quất được mùa và quả tròn đều, màu đẹp. Giá quất có nhỉnh hơn năm ngoái một chút. Từ hơn một tuần nay, đã có rất nhiều người ghé qua vườn quất, chuẩn bị chọn cho gia đình và công sở những cây quất ưng ý nhất. Những cây được chọn sẽ được đánh dấu và trở đến nơi trước ngày ông Công ông Táo lên chầu giời 23 tháng chạp.

làng chuyên trồng đào nổi tiếng đất Hà Thành đã sẵn sàng cho xuân tới. Hoa đào đã bắt đầu chúm chím môi xinh. Một vài cây đã nở những bông hoa đầu tiên. Những cành đào cũng đã được chọn. Cây đào cho thuê năm nay có giá lên đến 40 triệu đồng.

Xung quanh Hà Nội, các làng hoa Tây Tựu, Mê Linh với các loại hoa cúc, thược dược, layon, hoa hồng và hoa violet cũng đã bắt đầu những nụ đầu tiên. Làng hoa nhộn nhịp chuẩn bị đón một cái Tết tưng bừng. Người trồng hoa cẩn thận với từng bông từng cành hoa.

Lớp trẻ lại tranh thủ thời gian đến với vườn hoa, đón xuân sớm và khoe sắc dưới vòm hoa yêu kiều của mùa xuân vừa đến.

Từ trung tâm Thủ đô ngược đê sông Hồng, qua cửa ô Yên Phụ chừng 2 km chúng ta bắt gặp làng hoa Tứ Liên với những ruộng hoa bạt ngàn phía bãi ven sông Hồng. Mặc dù chịu nhiều áp lực từ cơn sốt đất của thời đô thị hoá, song làng hoa này vẫn giữ được đất canh tác và nghề trồng hoa. Nơi đây nổi tiếng với các loại hoa cảnh. Ngoài diện tích trồng hoa các loại ngoài ruộng, đồng ra thì những mảnh vườn góc sân, thậm chí cả ban công sân thượng ở nhà cũng được bà con tận dụng để trồng và chiết ghép, uốn tỉa cây cảnh. Nơi đây được nhiều người chơi cây cảnh biết tới vì làng quê kề sát với làng cây cảnh Nghi Tàm.

Thú chơi Hoa ở Hà Thành

Những ruộng hoa được người nông dân chăm sóc cẩn thận.

Thú chơi hoa, chơi cây cảnh đã thành một phong tục tao nhã lâu đời của người Thăng Long – Hà Nội.Từ xa xưa, Thăng Long đã có những làng hoa, vườn hoa nổi tiếng.

Khu đất cổ truyền vẫn gọi là Đồng Bông (bông là hoa). Các làng Võng Thị, Trích Sài cũng đều có đồng hoa cổ từ thời Lý. Làng Yên Hoa ở cửa ô Yên Hoa (nay là Yên Phụ), cũng là nơi người ở chen với hoa từ lâu đời. Tây Hồ, Quảng Bá, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên nối tiếp nhau thành đất hoa. Xa hơn là dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân). Các tên làng, tên phường cũng nói lên xứ sở ngàn hoa: Hồng Mai, Hoàng Mai, Tương Mai, gọi nôm là Kẻ Mơ, một rừng mơ ở phía nam đô thành. Lại có cả một đường hoa: Hòe Nhai – đường Hoa Hòe. Ngay Hồ Tây xưa cũng là một nơi mọc đầy sen “Trăng còn soi mãi vũng sen Tây Hồ. . . “. “Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác”…

Hoa là biểu trưng cho cái đẹp. Mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm, cho người giàu tâm hồn. “Phú quý lòng hơn phú quý danh” (Nguyễn Trãi). Mẫu đơn là vua hoa, hoa phú quý, hoa “thiên hương quốc sắc”. Đào đầm ấm khí dương xuân, phù hợp với mọi người, mọi nhà. Lan được gọi là “vương giả hương”, thanh nhã, không phàm tục. Thủy tiên với vẻ đẹp trắng trong tiêu biểu cho sự tinh khiết. Trà mi, hải đường, nụ lớn hoa to, cánh dày mà hương kín đáo, biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu. Rồi hoa nhài thoang thoảng, hoa mộc ngát đậm, hoa hồng thanh cao, hoa huệ trang nghiêm dành cho nơi thờ tự tôn kính. Nhà dân, phong cách dân gian nhất, thông thường nhất là bao bên ngoài một hàng rào dâm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi, một hàng duối lốm đốm quả vàng, hoặc một hàng găng xén phẳng như bức tường. Một giàn “thiên lý thơm nghìn dặm xa” (Phùng Khắc Khoan), đón khách vào cổng, đi trên con đường nhỏ hai bên viền cỏ tóc tiên, một luống hồng, một luống huệ, mấy khóm nhài. Bên bể nước là một cây lan tiêu hoặc một gốc dạ hợp. Trước hiên nhà một bụi sói, một cây tầm xuân “nụ tầm xuân nở ra cánh biếc”. Hoặc trồng ngâu thì phải trồng đôi, vì ngâu kiêng trồng lẻ. Ngâu to thành bụi thì cắt tỉa tạo hình tròn, đầy như chiếc mâm xôi, hoặc thành đôi hạc đứng chầu. Hương hoa ngâu từ tốn, kín đáo như phong vị quê hương.

Mùa xuân về, người Thăng Long từ ngàn xưa đã có tập quán chơi đào. Đào có mấy thứ đào bích, hoa đỏ thắm, cành xếp xít nhau; đào phai hoặc đào phớt, hoa kép màu phấn hồng; đào bạch, họa đơn màu trắng. Cái đẹp của đào là từ gốc gân guốc chồi ra những cành nhánh gầy guộc, cong vút lên tua tủa theo một thế thẳng đứng, lá xanh biếc man mác, nụ bám cành như những chiếc cúc tròn hồng ngọc, hoa nhỏ nhưng dày, chen cánh, đan nhau tạo thế như một cánh rừng. Cái khó của người trồng đào, là phải hãm hoa cho nở đúng vào dịp Tết. Hãm bằng cách tiện vỏ cây một vòng tròn, không tưới nước cho cây đứng, cây xuống cành thì đem giâm, rồi lại tuốt lá điều khiển cho cây ra hoa theo yêu cầu, tùy thời tiết rét hay ấm, Tết đến sớm hay muộn. Hoa đào thường nở ba đợt thì tàn. Xong Tết, lại bứng cây ra vườn trồng lại cho sang năm. Ngoài các loại đào trên, Hà Nội còn có giống đào Thất Thốn (bảy tấc), hoa mọc đôi rất đặc biệt. Hiện nay giống đào này chỉ còn thấy ở một vài tư gia.

Cùng họ với đào là mai. Hà Nội có giống mai trắng đẹp. Chơi mai phải chọn thế cây phóng túng, cành thoáng, thân gầy mà hoa to. Một gốc mai già, dáng “cằn cỗi”, bỗng nảy chồi vút lên một nhánh cao dài là cây quý, gọi là điềm “lão mai sinh trưởng cán”. Làng Đông Mỹ, huyện Thanh Trì lại có giống mai đặc biệt, hoa cũng như quả đều từng đôi một, gọi là “song mai”. Quả song mai to, thịt thơm, được coi là một thứ quả quý, đặc sản của Hà Nội.

Thanh nhã thì chơi lan, địa lan hoặc phong lan. Hoa lan đa dạng, thứ như đàn bướm bay, thứ như thiên nga vỗ cánh, thứ như một chiếc hài gấm. Các giò hoa cao thấp giao nhau, xen nhau, đẹp ở chỗ không đơn điệu. Lan đẹp cả ở lá, nào lá hình trụ, hình củ, hình kiếm, lại có thứ như gióng trúc, có thứ mượt như nhung, có thứ mang gân vàng lấp lánh. Lá kiếm nếu thẳng đuột cả cũng kém vui, mà lại phải có chiếc đang vút lên bất ngờ quặt lại như một đường “hồi kiếm”.

Những người cầu kỳ và khéo tay thì chơi hoa thủy tiên vào dịp tết. Củ thủy tiên mua rất đắt nên không phải ai cũng dám chơi, trồng củ vào trấu tưới nước thì hoa, lá mọc thẳng tự nhiên. Nhưng cái thú c

Du Lịch Quanh Hà Nội Lý Tưởng

1.Phố đi bộ hồ Gươm – Một điểm du lịch Hà Nội không thể bỏ qua

Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm nằm tại trung tâm thủ đô, được xem như là trái tim của Hà Nội. Xung quanh hồ là những hàng cây xanh rợp bóng mát và những công trình kiến trúc trăm tuổi như tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc đỏ rực dẫn vào đền Ngọc Sơn đã trở thành một biểu tượng mỗi khi nhắc về Hà Nội. Mỗi cuối tuần, từ tối thứ 6 đến hết ngày chủ nhật sẽ diễn ra phố đi bộ xung quanh hồ Gươm để người dân lên đây tản bộ, ngắm cảnh, tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí, ăn uống… cùng người thân, bạn bè.

Phố cổ nói chung hay Hà Nội 36 phố phường nói riêng là nét đẹp cổ kính ngàn năm giữa lòng thủ đô hoa lệ. Phố cổ nằm ở phía Tây và phía Bắc của hồ Gươm, bao gồm 36 phố phường, là nơi sinh sống của những người con Hà Nội từ xa xưa. Mỗi con phố ở đây lại tập trung bán một loại mặt hàng nhất định. Nếu bạn đến Hà Nội vào dịp lễ tết, trung thu có thể lên phố Hàng Mã – con phố được trang hoàng rực rỡ sắc màu với đèn lồng, đèn nháy, bóng bay… Nếu bạn muốn tìm một địa điểm để “chill” cuối tuần, hãy đến với phố Tây Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến. Con phố đông đúc mỗi buổi tối đặc biệt là vào cuối tuần, các bạn trẻ thường tụ tập để ăn uống, nhậu nhẹt.

Phố cổ Hà Nội – Du Lịch Quanh Hà Nội

Sẽ thật thiếu xót khi đến phố cổ mà không ghé vào chợ Đồng Xuân – khu chợ sầm uất, tấp nập, đầy đủ mặt hàng nhất trong phố cổ. Bạn có thể đến chợ Đồng Xuân để lựa chọn quà mua mang về. Buổi tối cuối tuần, chạy dọc từ phố hàng Đào đến hết chợ Đồng Xuân sẽ là chợ đêm Hà Nội. Cũng như chợ đêm tại các địa phương, đến đây bạn có thể mua được gần như tất cả mọi thứ với giá bình dân. Phố cổ Hà Nội chính xác là nơi để bạn khám phá được trọn vẹn nét cổ xưa, truyền thống đúng chất Hà Nội xen lẫn sự hiện đại, nhộn nhịp của phố thị xa hoa.

3.Nhà thờ lớn Hà Nội – Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Quanh Hà Nội

Nếu Sài Gòn nổi tiếng với nhà thờ Đức Bà thì nhà thờ lớn nằm tại 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống là biểu tượng tôn giáo lớn tại thủ đô. Với lối kiến trúc Gothic trung cổ cùng không gian rộng rãi, thoáng mát, đây còn là địa điểm lui tới quen thuộc của giới trẻ và khách du lịch tứ phương.

Nhà thờ lớn giữa lòng thủ đô Hà Nội

Phố nhà thờ còn được xem như là khu ẩm thực đa quốc gia giữa lòng Hà Nội. Từ những món Việt bình dân ở vỉa hè như trà chanh, nem chua nướng ngõ Ấu Triệu, bánh rán mặn ngọt phố Nhà Chung,.. đến những quán ăn đồ Hàn Quốc, quán pizza mỳ ý thương hiệu 4p’s trứ danh, kem dừa Thái Lan… Tất cả tạo nên một khu phố giúp du khách ăn uống thả ga ẩm thực khắp thế giới.

4.Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác chủ tịch Hồ chí Minh Một địa điểm du lịch Quanh Hà Nội

Quảng trường Ba Đình – chứng nhân lịch sử, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nằm trên đường Hùng Vương, nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam với tòa nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa vào sáng thứ 3, 4, 5, 7 và chủ nhật. Khi vào viếng Lăng, du khách chú ý ăn mặc chỉnh tề, không đem theo các thiết bị điện tử ghi hình và giữ trật tự.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Vì vậy, trước những kì thi quan trọng, Văn Miếu cũng là địa điểm ghé đến của nhiều sĩ tử trên khắp cả nước.

Đầu năm 2017, chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Nằm trên một bán đảo phía Nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam.

Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Đến chùa, bạn sẽ được thanh lọc tâm hồn, tận hưởng không gian Phật pháp linh thiêng nhưng không kém phần nên thơ lãng mạn vào mỗi chiều hoàng hôn, mặt trời dần dần lặn xuống trên mặt hồ Tây.

Nếu ai đó hỏi về điểm du lịch Quanh Hà Nội nào lãng mạn, nên thơ, làm day dứt nỗi lòng bao người con Hà Nội xa quê nhất thì chắc chắn phải kể đến hồ Tây. Giới trẻ thủ đô hay những người dân đang sinh sống ở đây, ít có ai mà chưa từng cùng người yêu, bạn bè hoặc chỉ một mình, trên con xe máy lượn vòng khắp hồ Tây.

Đi qua con đường Thanh Niên được ví von là đường Hàn Quốc, đường tình yêu với những hàng cây xanh rì rào trong gió, lặng ngắm mặt nước hồ trong lành, yên ả. Ghé thăm Phủ Tây Hồ – một trong những chốn linh thiêng ở Hà Nội, chụp ảnh đầm sen, ăn bánh tôm, kem hồ Tây…

Hoàng hôn trên Hồ Tây là thời điểm đẹp nhất trong ngày để có thể cảm nhận vẻ đẹp bình yên và thơ mộng, sự tĩnh lặng giữa phố phường sôi động. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn là du khách đến Hà Nội mà không một lần ghé hồ Tây và đặc biệt hơn là vào một chiều hoàng hôn.

Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049 dưới triều đại nhà Lý. Bên cạnh tháp Rùa và Khuê Văn Các thì chùa Một Cột được xem là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa với kiến trúc độc đáo tạo dáng như bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên được gọi là Liên hoa đài. Đến chùa, du khách sẽ được tìm hiểu và khám phá giá trị tâm linh cũng như văn hóa cổ xưa mang đậm tính dân tộc.

Để đảm bảo an toàn, hiện nay, cầu Long Biên không cho xe hơi lưu thông. Du khách có thể ghé qua khu chợ ngoài trời họp buổi chiều ở gần cầu để mua hoa quả tươi, rau xanh và đồ ăn. Bình minh và hoàng hôn là những thời điểm lý tưởng để qua cầu và ngắm nhìn sắc mây trời phản chiếu xuống mặt sông. Du khách có thể vừa đi vừa thư giãn trong dòng người đi bộ và đạp xe ngang qua.

10. Cầu Nhật Tân Hà Nội

Cầu Nhật Tân – một trong bảy cây cầu huyết mạch của thủ đô Hà Nội, là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam. Đây được xem là một biểu tượng mới của thủ đô. Trên cầu được lắp đặt hệ thống chiếu sáng vô cùng hiện đại đẹp mắt. Vào các dịp lễ, ngày kỷ niệm trọng đại của cả nước, hệ thống đèn led được chiếu sáng cho toàn bộ các trụ, thành cầu và dây văng trên cầu tạo thành một bữa tiệc ánh sáng siêu hoành tráng.

Đêm xuống, cây cầu khoác lên mình một bộ áo mới đa sắc màu, ánh sáng thay đổi nhịp nhàng sáng rực cả một khúc sông Hồng. Vì vậy, cầu Nhật Tân cũng là địa điểm các bạn trẻ ở Hà Nội hay lui tới hóng gió vào khi đêm xuống. Đứng trên cầu gió lộng mát, lắng nghe tiếng sóng vỗ chân cầu, thỉnh thoảng nghe tiếng phà từ xa xa chạy lại.

Xem Thêm: Tour du lịch Miền bắc 2 ngày 1 đêm