Top 7 # Dia Chi Du Lịch Chùa Hương Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Chùa Hương, Kinh Nghiệm Phượt Bụi Chùa Hương

Nên tới Chùa Hương khi nào

Hàng năm Lễ Hội Chùa Hương tổ chức từ 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Nếu bạn mong muốn đi thưởng lãm phong cảnh và thư giãn thì nên đi vào các thời gian còn lại trong năm.

Các ngày không phải lễ hội Chùa Hương vẫn đón khách bình thường, các dịch vụ Cáp treo, thuyền đò, bán vé thắng cảnh vẫn hoạt động.

Ngoài ra Chùa Hương còn được các bạn yêu nhiếp ảnh tới đây vào mỗi dịp mùa Hoa Súng. Hoa nở đẹp ở dọc 2 bên dòng suối Yến, giai đoạn từ tháng 10 – 11 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất để bạn có những bức ảnh đẹp về Suối Yến.

Đi đến Chùa Hương

Có nhiều cách để tới Chùa Hương, nhưng do thắng cảnh Chùa Hương không nằm trên các con quốc lộ lớn nên xe khách không có nhiều. Sẽ có 2 tuyến đường chính đi tới Chùa Hương là đi theo quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì, tới thị trấn Đồng Văn thì rẽ vào quốc 38, rồi rẽ tiếp vào tỉnh lộ 74.

Hai là đi theo đường Nguyễn Trãi tới Ba La, bạn rẽ trái đi Vân Đình, rồi tới Chùa Hương. Đường này thì xe máy và xe bus công cộng đi được. Ngày hội đường này khá đông và hay tắc đường. Về phương tiện thì có các phương tiện sau :

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi bằng xe buýt. Đây là cách đi tiết kiệm nhất, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn đi các phương tiện khác.

Xe bus số 78, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 78 này. Từ Tế Tiêu bạn đi thêm khoảng 11km tới Bến suối Yến (đi xe ôm hoặc taxi).

Ngoài ra còn có xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa đi thẳng tới bến xe Hương Sơn. Từ bến xe Hương Sơn bạn đi bộ khoảng 300m là tới Suối Yến. Gần hơn đi xe 78, nhưng bạn phải xuống tận bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

Để thuận tiện thì bạn có thể đi xe 78 tới Tế Tiêu rồi lại bắt xe 75 đi bến xe Hương Sơn.

Đi xe Máy tới Chùa hương

Du lịch Chùa Hương

Chùa Hương tấp nập đông du khách vào mùa lễ hội. Nếu đi bộ hành hương lên Hương Tích thì sẽ khá vất vả để chen chân, cáp treo cũng đông khách mua vé đi cáp. Nhưng trong không khí Xuân và lòng thành kính đi lễ Phật thì đó sẽ không phải vấn đề quá quan trọng.

Du lịch Chùa Hương được chia ra làm các tuyến thăm quan chính như sau, tùy vào số ngày đi nhiều hay ít mà các bạn có thể thăm quan được nhiều tuyến.

Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn

Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính), đi trong 1 ngày từ và về lại Hà Nội.

Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm (tuyến nên đi thứ 3)

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn (tuyến nên đi thứ 2)

Với tuyến 1 thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân. Các tour du lịch hay đi tuyến (tuyến chính), với 2 điểm thăm quan là chùa Thiên Trù và động Hương Tích.

Kết Hợp đi Chùa Hương và Hồ Quan Sơn

Nếu bạn có dự định đi 2 ngày Chùa Hương thì bạn có thể đi Chùa Hương ngày đầu tiên, ngày thứ 2 bạn đi Hồ Quan Sơn. Đây là 1 thắng cảnh đẹp ở gần Chùa Hương, nơi bạn có thể ngồi thuyền thưởng lãm phong cảnh đẹp. Hanoi trip sẽ giới thiệu về điểm thăm quan này trong 1 bài viết khác.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.

Ăn gì ở Chùa Hương

Khi đi vào mùa lễ hội thì vấn đề này khá dễ dàng với nhiều hàng quán dọc 2 bên đường từ Bến Trò lên tới tận động Hương Tích. Một số quán ăn ngon và phục vụ chu đáo thường nằm ngay dưới chân núi, gần chùa Thiên Trù. Đây cũng là điểm thuận lợi về ăn uống khi đi , vì bạn có thể thăm Hương tích xong thì xuống ăn. Gợi ý nhà hàng Mai Lâm, phụ vụ quanh năm, ngay cả vào thời điểm không lễ hội nhà hàng vẫn phục vụ ăn uống cho các đoàn tour.

Lưu ý khi đi Chùa Hương

Vào các ngày lễ hội thì tình trạng chặt chém và chèo kéo khách khá phổ biến. Do vậy các bạn đi nên chuẩn bị tinh thần trước để không bị bỡ ngỡ và bực mình. Một số ví dụ có thể gặp phải như:

Xe ôm bám theo xe ô tô từ tận Hà Đông để mời đi đò. Họ hỏi bạn cứ trả lời bình thường, họ có thể bám theo, nhưng ko vấn đề gì

Giá cả ăn uống tăng cao gấp đôi (ko tính giá đò và vé thắng cảnh)

Nạn xin tiền bo của lái đò khi đi thuyền

Lễ hội đông nên các bạn nhớ bỏ rác đúng nơi qui đình

Hạn chế đặt tiền lễ quá nhiều, chỉ cần đặt công đức ở 1 số hòm là ok

Tour du lịch Chùa Hương

Hàng ngày vẫn có tour Du lich Chua Huong đi từ Hà Nội, các tour thường đi trong ngày, thăm quan 2 điểm chính là chùa Thiên Trù và Động Hương Tích (chùa chính), có thể đi cáp treo hoặc đi bộ lên. Giá tour giao động từ 550.000 đ – 650.000 đ / khách, tùy thời điểm. Bạn có thể tham khảo lịch trình tour Du lịch Chùa Hương

Du Lich Chua Huong, Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương, Thông Tin Lễ Hội Chùa Hương, Tour Chua Hương

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương , hành trình về một miền đất phật . Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành , để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh .

Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng , của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hêt tháng 3 âm lịch.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật . Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục . Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động ” (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy” (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như : Chu Mạnh Trinh , Cao Bá Quát , Xuân Diệu. Chế Lan Viên , Hồ Xuân Hương …..

Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

Đức, thành phố Hà Nội . Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh

– Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận chùa Hương. – Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới Thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu qua khhu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Chùa Hương .

Các tuyến thăm quan .

Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh , hình thành lên 3 tuyến tham quan .

– Tuyến thứ nhất: Tuyến chính – Tuyến hương Tích

Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Cửa Võng – Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh

– Tuyến thứ hai: Tuyến Thanh Sơn Hương Đài

Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài – Chùa Long Vân Động Long Vân – Chùa Cây Khế

– Tuyến thứ ba: Tuyến Tuyết Sơn

Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài – Động Ngọc Long – Chùa Cá

Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.

Tour Du Lịch Chùa Hương, Tour Đi Chùa Hương 1 Ngày

Du lịch Chùa Hương (Thời gian: 1 ngày, phương tiện ôtô)

Du lịch Chùa Hương1 ngày đưa quý khách đến Khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương nổi tiếng với hội Chùa Hương hàng năm bắt đầu từ sau tết Nguyên đán kéo dài đến tháng ba âm lịch. Du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh núi cao rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hoà, xếp đặt tài tình giữa một vùng đồng bằng ruộng lúa xanh tươi. Người Việt Nam – Phật tử hãy đến Chùa Hương để lễ cầu Phật, cầu phúc và để được hoà mình với thiên nhiên cao rộng.

Xe Ô tô và hướng dẫn viên của Du lịch quốc tế Ánh Sao Mới – ASM Travel đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Chùa Hương, sau 2 giờ đi ô tô đến bến Đục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền dọc suối Yến Vĩ chừng 3km tới chùa Thiên Trù. Leo núi 2 giờ thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động “Nam thiên đệ nhất động” là nơi phong cảnh hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát,đi xuống 1 giờ sau đó nghỉ ăn trưa tại nhà hàng MAI LÂM, chùa Thiên Trù.

Sau khi ăn trưa du khách lên thăm quan và thắp hương tại chùa Thiên Trù – Bếp của Trời

Quay trở lại thuyền về bến lên xe ôtô về Hà nội.

Xe đưa quý khách về tới Hà nội. Kết thúc chuyến Du lịch Chùa Hương1 ngày hấp dẫn.

Giá trọn gói cho một khách: 380.000 VNĐ (Áp dụng cho đoàn từ 20 khách, tour chất lượng cao)

Ghi chú: Giá trên mang tinh tham khảo và có thể thay đổi tuỳ vào thời gian khởi hành và số lượng khách đăng ký. Vui lòng liên hệ trực tiếp để được giá tốt nhất!

(Tour ghép lẻ liên hệ) * Giá trên bao gồm:

– Phương tiện: Xe ôtô đời mới có máy lạnh, âm thanh hiện đại.

– Mức ăn: 80.000đ/ bữa chính(1 bữa trưa).

– Hướng dẫn viên: Chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình, thành thạo, chu đáo xuyên xuốt tuyến.

– Vé thăm quan: Khách được mua tiền vé vào cửa các thắng cảnh

– Thuyền tham quan theo chương trình

-Bảo hiểm: Khách được mua bảo hiểm du lịch trọn tour, phí bảo hiểm mức đền bù tối đa là 10 000 000đ/ người.

– Khuyến mại : Nước uống trên xe.

* Giá trên không bao gồm:

– Thuế VAT, điện thoại cá nhân, ăn uống ngoài chương trình,vui chơi giải trí cá nhân.

– Cáp treo khứ hồi.

– Trẻ em từ dưới 5 tuổi: miễn phí dịch vụ, ngủ chung giường với bố mẹ. Gia đình tự lo cho bé ăn và tự trả phí tham quan (nếu có). Nhưng không quá 20% tổng số thành viên trong đoàn.

– Trẻ em từ 5 – dưới 10 tuổi: tính 50% giá tour, tiêu chuẩn ăn như người lớn, ngủ chung giường cùng bố mẹ.

– Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: giá tour như người lớn.

– Cung cấp danh sách đoàn gồm : Họ tên, năm sinh, giới tính, quốc tịch, để làm các thủ tục mua bảo hiểm và chuẩn bị hồ sơ đoàn.

ĐIỀU KIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH:

I. GIÁ VÉ DU LỊCH Giá vé được tính theo tiền Đồng (Việt Nam – VNĐ). Trường hợp khách thanh toán bằng USD sẽ được quy đổi ra VNĐ theo tỉ giá của ngân hàng VIETCOMBANK Hà nội tại thời điểm thanh toán. Giá vé chỉ bao gồm những khoản được liệt kê một cách rõ ràng trong phần “Bao gồm” trên các chương trình du lịch. Du lịch quốc tế Ánh Sao Mới – Newstarlight Travel không có nghĩa vụ thanh toán bất cứ chi phí nào không nằm trong phần ” Không Bao gồm”. II. THANH TOÁN Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản ngân hàng của Du lịch quốc tế Ánh Sao Mới – Newstarlight Travel như sau:

1. Tài khoản Công ty:

– Chủ tài khoản: Công ty TNHH Du lịch quốc tế Ánh Sao Mới

– Số tài khoản VNĐ: 0021000250541 Tại ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Hà Nội

– Địa chỉ: Số 365, Bạch Đằng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2. Tài khoản cá nhân:

– Chủ tài khoản: Nguyễn Huy Đàn

+ Số tài khoản VNĐ: 0021000250697 Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội + Số tài khoản VNĐ: 19026948301016 Techcombank – Chi nhánh Hà Nội + Số tài khoản VNĐ: 1260201086457 Agribank- Chi nhánh Hồng Hà. + Số tài khoản VNĐ: 711A01285728 Vietinbank – Chi nhánh Huế + Số tài khoản VNĐ: 12410002977847 BIDV – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Newstarlight Travel nhận được đủ tiền vé trước lúc khởi hành hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Bấtkỳmọi sự thanh toán chậm trễ dẫn đến việc hủy dịch vụ không thuộc trách nhiệm của Du lịch quốc tế Ánh Sao Mới – Newstarlight Travel.

Chùa Hương Ở Đâu? Hành Trình Du Lịch Chùa Hương Năm 2022

Chùa Hương vốn đã nổi tiếng từ lâu bởi ý nghĩa tâm linh sâu sắc và sở hữu phong cảnh thiên nhiên hữu tình tuyệt đẹp. Chính vì điều đó mà nơi đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến hành hương, tham quan.

Chùa Hương ở đâu?Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất miền Bắc trong những ngày đầu năm mới.

2. Cách di chuyển đến chùa Hương?

Chùa Hương nằm ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 75km. Để có thể di chuyển đến chùa Hương thực sự không quá khó. Có rất nhiều phương tiện để bạn có thể lựa chọn khi đi du lịch chùa Hương. Đi chùa Hương bằng ô tô, xe bus và đặc biệt là xe máy.

Di chuyển bằng ô tô:

Các bạn đi tới cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ, tới núi giao thông Đồng Văn rẽ phải, sau đó đi vào quốc lộ 38, đi thêm 15km theo hướng cho Dầu là tới chùa Hương.

Di chuyển bằng xe bus:

Các bạn sẽ đi tuyến 103: Mỹ Đình – Hương Sơn hoạt động từ 5h đến 20h hàng ngày, tần suất 15 phút/chuyến với giá vé 9.000 đồng/lượt.

Di chuyển bằng xe máy: Bạn có thể di chuyển theo 2 cung đường sau:

Đi từ đường Nguyễn Trãi – Hà Đông, đến ngã Ba Lan rẽ trái hướng đi Vân Đình. Đến Tết Tiêu bạn hỏi người dân đường đi chùa Hương.

Cung đường thứ 2: Đi theo hướng quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

3. Nên đi chùa Hương vào thời gian nào?

Các bạn có thể đến chùa Hương vào bất cứ thời gian nào trong năm tùy theo lịch trình, mục đích của chuyến đi. Mỗi một mùa, chùa Hương lại có những vẻ đẹp khác nhau.

Chùa Hương hiện tại có 4 tuyến tham quan chính:

Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – chùa Hinh Bồng (đây là chuyến chính).

Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Thông thường, mọi đường đi chùa Hương chỉ đi ngày nên chỉ chọn tuyến chính là Hương Tích và Thanh Sơn, nếu bạn không quá bận bịu thì hãy ở thêm một ngày nữa để tham quan nốt 2 tuyết còn lại cũng rất thú vị.