Tổng Hợp Các Địa Danh Cao Bằng?
NHỮNG MÓN ĂN TỐI NGON TẠI CAO BẰNG
Pác Bó – hai tiếng gọi ngân lên làm lòng người thổn thức về quần thể di tích lịch sử năm xưa. Nơi khiến trái tim người Cách mạng – chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cũng phải xuyến xao để tức cảnh sinh tình ‘Sáng ra bờ suối tối vào hang’. Pác Bó vốn dĩ đã đẹp, nay lại càng đẹp hơn. Ngược lên nơi đây xa xôi, dừng chân ở Pác Bó, khách du lịch không chỉ có cơ hội hoài niệm về quá khứ hào hùng của cha ông mà còn được dịp chiêm ngưỡng bức tranh tuyệt đẹp như bồng lai tiên cảnh. Những vách đá sừng sững, những con suối róc rách tỉ tê, những lòng hồ miên man màu nước tựa trời thu cùng rừng cây xanh ngát đổi màu theo mùa đem lại cho Pác Bó khung cảnh đẹp đến nghẹt thở, cứ ngữ đang lạc miền cổ tích.
Đến với nơi đây, bạn có thể trải nghiệm nhiều hành trình thú vị. Bạn sẽ biết thêm nhiều điều về người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, vì đây là nơi Bác đặt chân đầu tiên khi trở về sau hơn 30 năm bôn ba ra đi tìm đường cứu nước. Không những thế, nếu bạn là một người thích leo núi thì nơi đây quả là địa điểm lí tưởng. Leo núi giữa không khí trong lành, mát mẻ mang đôi chút hoang sơ, vắng vẻ sẽ là một trải nghiệm thú vị khi bạn đặt chân đến vùng đất này
Men theo dòng chảy của suối Lê-nin, bạn có thể thăm quan các di tích trong quần thể di tích lịch sử của Pác Bó như: hang Cốc Bó – nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, núi Các Mác, suối Nậm, lán Khuổi Nặm, bàn đá nơi diễn ra những cuộc bàn bạc cách mạng năm xưa… Tất cả gắn kết với nhau tạo thành một bức tranh thủy mặc đầy chất thơ, khiến con người ta phải lưu luyến. Sự bình yên dường như sẽ khiến cho du khách muốn sống ở nơi đây, hài lòng với cuộc sống tự tại giữa thiên nhiên, không còn chút vướng bận, yên bình mà vui vẻ.
Hang Cốc Bó (trong tiếng Nùng, Cốc Bó có nghĩa là “đầu nguồn”) là một hang đá nằm bên sườn núi Các Mác, ở gần chỗ dòng nước chảy ngầm ra từ trong núi thành suối Lê Nin địa thế hiểm trở. Hang ăn thông ra một con đường kín dẫn sang bên kia biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ… Trước năm 1979 hang rộng khoảng 15m³. Bác Hồ từng ghi lại trên vách đá dòng chữ: “Ngày 8 tháng 2 năm 1941”, ghi lại ngày Bác đến ở trong hang này. Trong lòng hang tối tăm, ẩm tấp, nhỏ hẹp và lạnh, nằm sâu trong khe núi, thời đó không mấy ai để ý tới.
Trong hang còn lại chiếc “giường: Bác nằm nghỉ và cũng là chỗ làm việc của Bác. Đó là tấm ván cũ, đã nức nẻ. Sâu bên trong là tượng Các Mác bằng thạch nhũ mà năm xưa Bác Hồ đã đặt tên…Trong chiến tranh biên giới năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch.
Tên ngọn núi trước cửa hang được Bác đặt tên theo nhà tư tưởng vĩ đại Các Mác, cùng với suối Lê Nin, đây là 2 nhà tư tưởng đã có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp hoạt động của Bác.
Nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt – Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
Lán Khuổi Nặm cách hang Pác Bó khoảng một cây số. Đường quanh co men theo chân núi, càng đi càng dốc lên. Được biết, đường vào lán xưa kia chỉ là một lối mòn cheo leo, nay được mở rộng hơn và lát đá cho tiện đi lại. Còn khe núi trên đường vào lán ngày trước rậm rạp um tùm giờ là những thửa ruộng bậc thang tiếp nối nhau chạy ngược đến tận phía rừng xa.
Đây là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
Thác Bản Giốc là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Cao Bằng, thắng cảnh thơ mộng đẹp nhất vùng này mà bạn không thể bỏ qua. Thác Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.
Thác Bản Giốc gồm có hai phần, phần chính nằm giữa biên giới Việt – Trung, được phân chia ranh giới bởi dòng sông Quây Sơn chảy phía dưới và phần còn lại nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam. Với độ cao tính từ đỉnh thác xuống chân thác khoảng 100 m nên nước đổ xuống trắng xóa giống như dải lụa óng ả mượt mà. Nếu đi du lịch Thác Bản Giốc thì bạn nên tới vào mùa hè bởi vì thời gian này nước nhiều, thác nước trở lên hùng vĩ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên muốn đi thì bạn cũng phải cần xem dự báo thời tiết trước, không nên đi vào thời điểm mưa bão vì đường trơn trượt rất nguy hiểm.
Hệ thống thạch nhũ tự nhiên cùng măng đá đã tạo nên một tuyệt tác động Ngườm Ngao sinh động và kỳ thú. Động có tổng chiều dài vào khoảng 2114m với 3 cửa chính bao gồm Bản Thuôn, Ngườm Lồm và Ngườm Ngao. Đặt chân vào trong hang động như lạc vào thế giới thần tiên. Khách du lịch Đông Bắc có thể thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng xem các tượng đá có hình thù gì: đây là tiên cô, kia là Đức Phật, bên cạnh nữa là tượng ông tượng bà,… Đặc biệt hơn, trong động có cả những cây đàn đá mà khi gõ vào, tiếng nhạc du dương như tiếng đàn Tơ-rưng sẽ phát ra khiến nhiều du khách thích thú.
Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh mảnh đất này ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển,Hồ Tháng Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo dòng mũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thang Hen có hình thoi, rộng khoảng 300m, dài hơn 1.000m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm.
Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ, trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.
Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, nằm ở hướng Tây Nam cách thị xã Cao Bằng 50 km. Đây là khu rừng nguyên sinh vẫn giữ được vẻ hoang sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15 – 20 độ C. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây rất lý tưởng cho các chương trình nghiên cứu, du lịch sinh thái đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nơi lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng, có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam; gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Là nơi chứng kiến ngày thành lập Đội và diễn biến hai trận đánh đầu tiên đồn Phai Khắt và đồn Nà Ngần. Trong khu di tích có 34 ngôi mộ của các vị chiến sĩ anh hùng và nhà tưởng niệm các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc. Một số địa điểm du lịch tại khu di tích này đó là đền thờ đại tướng Võ Nguyên Giáp, chinh phục đỉnh núi Slam Cao, đồn Phai Khắt, Nà Ngần và nhà trưng bày trong khu di tích. Nếu còn nhiều thời gian bạn hãy tới khu du lịch sinh thái Phja Đén gần đó hay chinh phục đỉnh Phja Oắc để ngắm nhìn phong cảnh đẹp nơi này một cách toàn diện nhất.
Một trong những điểm đến khiến giới trẻ yêu thích du lịch khám phá phải ngỡ ngàng sửng sốt và liên tục được chia sẻ trên các trang mạng xã hội thời gian gần đây là địa danh núi thủng Nặm Trá thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Dân “phượt” đặt cho nơi đây cái tên mỹ miều “Tuyệt tình cốc”.
Sau khi ngắm núi “Mắt Thần”, rẽ sang bên phải là hồ Nặm Trá, men theo đường đất khoảng 600 m là đến thác Nặm Trá. Điểm tô thêm cho vẻ đẹp của thác là những cây xanh và các sắc hoa rừng bao quanh nên cảnh sắc rất sinh động. Tuy nhiên nếu đến vào mùa cạn, sẽ không được chứng kiến cảnh thơ mộng của thác nước Nặm Trá.
Tọa lạc tại Tổ 6, phường Ngọc Xuân, thành phố nơi đây Thiên Sơn Thịnh An Gia được giới trẻ ví như là “Đà Lạt của mảnh đất này”.Mặc dù còn khá mới mẻ thế nhưng Thiên Sơn Thịnh An Gia đã thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến đây tham quan, du lịch và đặc biệt đây là địa điểm vô cùng lý tưởng cho những bạn yêu thích check-in sống ảo
Đây giống như phiên bản thứ hai của Đà Lạt mộng mơ với không gian bình yên, cảnh vật tĩnh lặng khiến nhiều người cứ ngỡ như lạc vào chốn thần tiên đầy những mơ mộng.
Có đến 5 cửa khẩu trong tỉnh, đó là: Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Cửa khẩu Trà Lĩnh, Cửa khẩu Pò Peo, Cửa khẩu Lý Vạn, Cửa khẩu Sóc Giang. Trong đó Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng là địa điểm nổi tiếng nhất.
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại bản Pò Tập, thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là cửa khẩu chính của tỉnh. Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tại cửa khẩu còn có cột mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc nên các bạn có thể checkin điểm đến này nữa trong hành trình của mình.
Bản Pác Rằng, thuộc xã Phúc Sen, nằm ven Quốc lộ 3, từ thị xã vùng này đi Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, phía trước Bản là cánh đồng nhỏ hướng ra Quốc lộ, sau lưng là những ngọn núi đá hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh tạo một không gian thanh bình, xanh mát mà bất cứ du khách nào cũng có thể cảm nhận được khi tới khu vực này. Đây là nơi cư trú của 51 hộ gia đình dân tộc Nùng An, với khoảng hơn 250 nhân khẩu.
Điều dễ nhận thấy nhất khi tới bản Pác Rằng là các hộ gia đình vẫn lưu giữ được kiểu kiến trúc nhà sàn gỗ truyền thống kết cấu 2 tầng. Tầng một là chuồng trại gia súc, công trình vệ sinh, phía bên là lò rèn. Tầng 2 là không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, gồm: các phòng ngủ, gian tiếp khách và bếp. được bố trí khoa học và hợp vệ sinh. Tầng lửng được dùng làm kho chứa nông sản.
Đèo Mã Phục cao khoảng 620 m (để lên tới đỉnh phải vượt qua bảy vòng dốc).Đường đèo không rộng và cũng không quá nguy hiểm lắm, phía Nam con đèo đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua, đổ dốc phía Bắc là vào địa phận huyện Trùng Khánh.