Top 10 # Định Hướng Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Lạng Sơn: Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển

Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là nơi có khá nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên; có đường biên giới giáp với Quảng Tây – Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ biên giới;

Lạng Sơn còn có các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế chạy qua; có nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá, di tích lịch sử, như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Chùa Tiên, khu du lịch nghỉ mát Mẫu Sơn, hệ thống các hang động ở Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia và Bắc Sơn,…

Lạng Sơn là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống, là sự hoà nhập của cộng đồng, những tập quán sinh hoạt, những phong tục hội hè, những phiên chợ vùng cao, những ngày hội Lồng thồng, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, cũng như những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn …. đều say đắm lòng người. Ngoài ra quê hương Xứ Lạng còn có những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc mang đậm những phong vị riêng như: phở chua, vịt quay, khau nhục, xá xíu, thịt lạp, xôi ngũ sắc, bánh cuốn, bánh phồng, măng ớt, khẩu Shi … Cùng với các món ăn đó, các loại hoa quả tại vùng quê Xứ Lạng cũng đa dạng phong phú như: mơ, lê Tràng Định, mận Bình Gia, quýt Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn… Sự phong phú, đa dạng và độc đáo của các sản phẩm ẩm thực của Lạng Sơn sẽ là ấn tượng sâu sắc đối với du khách sau mỗi lần đến thăm, tìm hiểu và thưởng thức.

Vị trí của Lạng Sơn trở nên quan trọng cho ngành du lịch của tỉnh nhà và cho ngành du lịch cả nước. Đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối chính sách đổi mới và hội nhập, các hệ thống trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới tại Lạng Sơn được xây dựng và nâng cấp, cùng với các thủ tục hành chính được cải cách thuận tiện…. Nên việc giao lưu buôn bán và tham quan du lịch ngày càng diễn ra sôi động, từng bước đưa Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm giao lưu buôn bán, tham quan quan du lịch với các loại hình như: du lịch mua sắm, du lịch tâm linh, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch biên giới và sang nước bạn Trung Quốc.

Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ về phát triển du lịch, đặc biệt là Chương trình hành động quốc gia về du lịch và sự quan tâm giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch của tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Lạng Sơn các giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 – 2010; tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh và ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch các giai đoạn 2000 – 2005; 2006 – 2010; đề xuất xây dựng các quy định ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch. Do đó những năm qua tốc độ tăng trưởng ngành du lịch dịch vụ bình quân đạt 13,2 %, chiếm 38,8 % trong cơ cấu GDP của tỉnh.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được ổn định và kiện toàn đáp ứng yêu cầu công việc; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh như: Công an, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh giải quyết kịp thời thuận lợi các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch.

Công tác xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Những năm qua ngành luôn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như: hội chợ, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động xúc tiến khác nhằm quảng bá cho khách du lịch, nhà đầu tư về tiềm năng du lịch Lạng Sơn.

Xác định du lịch biên giới là một thế mạnh của du lịch Lạng Sơn, do đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh đã thường xuyên trao đổi để hợp tác với Cục Du lịch Quảng Tây – Trung Quốc ký các biên bản thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa hai bên để tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp lữ hành của hai bên hợp tác trao đổi khách với nhau, phối hợp về xúc tiến quảng bá để khai thác nguồn khách mở rộng thị trường, mặt khác trao đổi và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng như phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Về quy hoạch và các dự án đầu tư: Hiện nay Lạng Sơn đang triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Lập Dự án điều chỉnh Quy hoạch khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng mở rộng quy mô lớn hơn; Một số quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn đã phê duyệt, được triển khai, quản lý và thực hiện theo các quy định hiện hành.

Về hoạt động du lịch dịch vụ: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được các doanh nghiệp đầu tư mới và thường xuyên cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Nâng số cơ sở lưu trú đến thời điểm hiện nay lên hàng trăm cơ sở, với hơn 3000 giường. Hoạt động kinh doanh lữ hành có sự chuyển biến tích cực, các đơn vị đã chủ động khai thác nguồn khách và thị trường du lịch, nhất là thị trường Trung Quốc, với nhiều loại hình du lịch, nhiều tour, tuyến khác nhau như: du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch gắn với khảo sát thị trường tạo cơ hội kinh doanh, hội thảo khoa học, mua sắm ….

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thì du lịch Lạng Sơn cũng còn nhiều khó khăn bất cập, đặc biệt là tiềm năng và thế mạnh về du lịch chưa được khai thác tương xứng. Vì vậy trên cơ sở các chủ trương, định hướng của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn xác định một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển du lịch trong thời gian tới như sau:

Về quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển du lịch: Sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, các khu, điểm du lịch như: Phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng mở rộng với nhiều nội dung phong phú và riêng biệt hướng tới thành khu lịch quốc gia; Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án tại các khu du lịch Nhị Tam Thanh, thành Nhà Mạc, khu du lịch sinh thái Hồ Nà Tâm, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố và các cửa khẩu; Triển khai thực hiện các đề án về quy hoạch tổng thể, quy hoạch các khu, các điểm du lịch và các ngành nghề truyền thống của tỉnh. Đầu tư các khu, điểm du lịch gắn kết, đan xen để phát triển một số loại hình du lịch là thế mạnh của tỉnh như: du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, hang động; du lịch mua sắm; du lịch cửa khẩu và tham quan các danh lam thắng cảnh.

Đặc biệt là cùng với các trung tâm thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã được đầu tư và trở thành điểm du lịch mua săm hấp dẫn, Lạng Sơn còn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh – (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (Việt Nam), mặt khác Chính Phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và ban hành Quy chế hoạt động. Với các chính sách đầu tư mở rộng, cơ chế quản lý năng động sẽ mở ra cho du lịch Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển.

Nghiên cứu quy hoạch tôn tạo các di tích, danh thắng, khôi phục những nét văn hóa đặc sắc như: hát then, sli, lượn, các món ăn ẩm thực truyền thống có chất lượng và mang đậm tính riêng của vùng đất Xứ Lạng để phục vụ khách du lịch.

Đẩy mạnh phát triển các tour tuyến du lịch: Tiếp tục phát huy những tour du lịch truyền thống, trong đó đặc biệt là chú trọng phát huy thế mạnh về loại hình du lịch như: du lịch mua sắm tại các khu cửa khẩu và trung tâm thành phố Lạng Sơn; du lịch cửa khẩu biên giới và đi vào nội địa Trung Quốc; du lịch tâm linh, du lịch hang động và cảnh quan môi trường sinh thái. Tạo điều kiện cho các danh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết khảo sát và xây dựng các tour, tuyến du lịch mới với các hình thức và phương tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường hàng không; trong đó tập trung những tour tuyến nhằm khai thác nguồn khách đầy tiềm năng từ các tỉnh, thành phố lớn của đất nước như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu về tiềm năng, các điểm đến của Lạng Sơn với du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách như: ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, các thủ tục quản lý xuất nhập cảnh và các thủ tục hành chính khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho du khách và nhà đầu tư đến với Lạng Sơn. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ CBCNV làm du lịch bằng nhiều hình thức. Về hợp tác phát triển: Chú trọng phát huy những kết quả đạt được từ sự hợp tác với các tỉnh bạn, với Quảng Tây Trung Quốc. Đặc biệt là tiếp tục liên kết và hợp tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các, tỉnh thành phố lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng để cùng thúc đẩy tạo cơ hội mới cho du lịch phát triển hiệu quả và bền vững hơn.

Với những nhiệm vụ cơ bản nêu trên, cùng với sự nỗ lực các cấp các ngành, đặc biệt là bằng năng động sáng tạo của các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng du lịch Lạng Sơn sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.

Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực Việt Nam

Du khách quốc tế trải nghiệm gói bánh chưng Việt Nam. Ảnh: Hồng Lĩnh

Trong xu thế phát triển ngày càng đa dạng về nhu cầu du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch.

Theo báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực của Tổ chức Du lịch thế giới, du khách thường chi trung bình 1/3 ngân sách chuyến đi cho ẩm thực. Ðồng thời, có tới hơn 80% số đơn vị, tổ chức du lịch khi được điều tra đều xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, là động lực quan trọng cho phát triển du lịch. Bên cạnh việc thưởng thức, mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, ẩm thực còn giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương, từ đó tăng cường ấn tượng về điểm đến. Với những quốc gia có nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn, nếu bỏ qua việc tận dụng lợi thế về ẩm thực có nghĩa là đã bỏ qua cả “mỏ vàng” để phát triển du lịch. Du lịch ẩm thực chính là cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế địa phương và đất nước, tạo điều kiện gia tăng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, đồng thời giữ gìn và quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới… Những năm qua, di sản văn hóa ẩm thực được hình thành qua hàng ngàn năm của Việt Nam đã làm say lòng bao khách du lịch nước ngoài khi đến thăm dải đất hình chữ S. Hàng chục món ăn nổi tiếng của Việt Nam như phở, bún chả, bánh mì, nem… đã được các tổ chức thế giới, tạp chí ẩm thực, kênh truyền thông quốc tế uy tín vinh danh. Không chỉ đa dạng, hài hòa, tinh tế, dễ thưởng thức, ẩm thực nước ta còn chứa đựng tính nghệ thuật cao, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, nhân văn trong chế biến. Ðiều này cho thấy, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và thế mạnh để phát triển thương hiệu du lịch quốc gia một cách bền vững thông qua ẩm thực.

Nhằm khai thác lợi thế của ẩm thực trong phát triển du lịch, thời gian gần đây, một số công ty du lịch trong nước đã bắt đầu xây dựng những tua khám phá ẩm thực cho du khách, như đưa khách đi cùng đầu bếp ra chợ để chọn thực phẩm, cùng tham gia vào quá trình chế biến; hay tổ chức các lớp học nấu ăn (kéo dài nửa ngày, một ngày) với sự hướng dẫn của các đầu bếp nổi tiếng; hoặc dẫn khách tới những khách sạn lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thường Quân, Chủ tịch Hội Ðầu bếp Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam), du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đầu được phát huy ở một số địa phương là trọng điểm du lịch như Hà Nội, Hội An (Quảng Nam), Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…; các địa phương còn lại dù giàu tiềm năng vẫn lúng túng và gặp khó khăn trong phát triển du lịch ẩm thực. Nhiều người làm du lịch còn hạn chế về kiến thức ẩm thực nên cũng khó để xây dựng những sản phẩm thật sự hấp dẫn. Ðối với hình thức du lịch này, đòi hỏi từ người xây dựng tua tới người dẫn tua, hướng dẫn viên đều phải am hiểu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực mới có thể mang đến những trải nghiệm giá trị cho du khách.

Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn là cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống đó. Nên theo các chuyên gia, việc xây dựng những sản phẩm du lịch ẩm thực cần tính tới khả năng liên kết theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn để khách du lịch có được những trải nghiệm thực tế sinh động. Không chỉ dừng lại ở cung cấp món ăn ngon, trải nghiệm, những người làm du lịch cần quan tâm chia sẻ với du khách về không gian ăn, hay những văn hóa ứng xử trong khi ăn theo truyền thống của người Việt, từ đó nâng hành trình khám phá du lịch ẩm thực lên một tầm cao mới, cũng là để quảng bá những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Một trong những rào cản lớn nhất để phát triển du lịch ẩm thực hiện nay chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là khi Việt Nam nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đường phố và phần lớn du khách khi đến nước ta đều muốn khám phá nét văn hóa này. Sản phẩm có hấp dẫn đến mấy mà gây ra sự cố về vệ sinh thực phẩm thì mọi nỗ lực cũng vô nghĩa. Do đó, bảo đảm vệ sinh, an toàn trong lựa chọn, chế biến, cung cấp thực phẩm là yếu tố hàng đầu để phát triển du lịch ẩm thực. Và để thực hiện điều này cần sự phối hợp của nhiều cấp, ngành liên quan. Bên cạnh đó, không thể quên vai trò của khâu quảng bá, xúc tiến du lịch ẩm thực. Trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa những món ăn tiêu biểu, đặc trưng của các vùng, miền có khả năng tích hợp, đưa vào xây dựng sản phẩm du lịch, ngành du lịch cần có chiến dịch quảng bá rộng rãi về văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua những sự kiện quốc tế được tổ chức trong nước và ngoài nước, nhất là ở những quốc gia là thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam và những khu vực có đông cộng đồng người Việt sinh sống, học tập. Ðây cũng là cách để Việt Nam từng bước khai thác thành công chuỗi giá trị từ sự kết hợp giữa du lịch, văn hóa và ẩm thực.

Để Du Lịch Ẩm Thực Cao Bằng Phát Triển

Du lịch ẩm thực (food tourism) là loại hình du lịch kết hợp giữa nhu cầu trải nghiệm việc thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương và tham quan các địa danh du lịch trên hành trình khám phá các điểm đến của du khách. Ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch.

Theo báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực của Tổ chức Du lịch thế giới, du khách thường chi trung bình 1/3 ngân sách chuyến đi cho ẩm thực. Đồng thời, hơn 80% số đơn vị, tổ chức du lịch khi được điều tra đều xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, là động lực quan trọng cho phát triển du lịch.

Bên cạnh việc mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, ẩm thực còn giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương, từ đó tăng cường ấn tượng về điểm đến. Du lịch ẩm thực là cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế địa phương và đất nước, tạo điều kiện gia tăng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, đồng thời giữ gìn và quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới…

Những năm qua, nền ẩm thực truyền thống của các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã làm say lòng bao khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều món ăn, đồ uống nổi tiếng của Cao Bằng như: bánh cuốn, bánh khẩu sli, bánh khảo, bánh áp chao, lợn sữa quay, vịt quay bảy vị, lạp sườn hun khói, xôi trám đen, xôi ngũ sắc, thạch đen sương sáo, thạch trắng mác púp, chè Phja Đén, rượu táp ná,… đã được các tạp chí du lịch, ẩm thực, kênh truyền thông trong nước khen ngợi. Không chỉ đa dạng, hài hòa, mang đặc trưng miền núi, dễ thưởng thức mà ẩm thực Cao Bằng còn chứa đựng tính nghệ thuật cao, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến.

Bên cạnh đó, Cao Bằng đã và đang chú trọng phát triển loại hình du lịch cộng đồng với các cơ sở dịch vụ homestay, đây là loại hình du lịch có mối quan hệ tương hỗ, gắn kết với du lịch ẩm thực vùng miền, địa phương. Bởi thế, Cao Bằng cần phát huy những điều kiện này để phát triển thương hiệu du lịch “Non nước Cao Bằng” một cách bền vững trong thời gian tới.

Tuy nhiên, hiện nay, du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đầu được phát huy ở một số địa phương là trọng điểm du lịch như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hội An (Quảng Nam),… Tỉnh Cao Bằng dù giàu tiềm năng vẫn lúng túng và gặp khó khăn trong phát triển du lịch ẩm thực. Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế về kiến thức ẩm thực nên cũng khó để xây dựng được những sản phẩm thật sự hấp dẫn. Các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng tour khám phá ẩm thực cho du khách (chẳng hạn như: đưa khách đi cùng đầu bếp hoặc dân bản địa ra chợ, đến các nông trại để chọn thực phẩm, cùng tham gia vào quá trình chế biến; tổ chức các lớp học nấu ăn ngắn hạn với sự hướng dẫn của các đầu bếp hoặc dẫn khách tới những khách sạn, nhà hàng lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu…)

Ðối với hình thức du lịch này, đòi hỏi từ người xây dựng tour tới người dẫn tour, hướng dẫn viên đều phải am hiểu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực mới có thể mang đến những trải nghiệm giá trị cho du khách.

Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống đó. Bởi vậy, việc xây dựng những sản phẩm du lịch ẩm thực có thể liên kết theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn để khách du lịch có được những trải nghiệm thực tế sinh động. Không chỉ dừng lại ở đó, những người làm du lịch cần quan tâm chia sẻ với du khách về không gian, văn hóa ứng xử trong ẩm thực theo truyền thống của người dân bản địa, từ đó nâng hành trình khám phá du lịch ẩm thực lên một tầm cao mới, cũng là để quảng bá nét đẹp văn hóa ẩm thực Non nước Cao Bằng.

Bên cạnh đó, khâu quảng bá, xúc tiến du lịch ẩm thực có vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa những món ăn tiêu biểu, đặc trưng có khả năng tích hợp đưa vào xây dựng sản phẩm du lịch, ngành du lịch tỉnh cần có chiến dịch quảng bá rộng rãi về văn hóa ẩm thực địa phương đến với các tỉnh bạn và thế giới thông qua những sự kiện du lịch, văn hóa ẩm thực được tổ chức trong và ngoài nước. Ðây cũng là cách để Cao Bằng từng bước khai thác thành công chuỗi giá trị từ sự kết hợp giữa du lịch, văn hóa và ẩm thực./.

12 Bước Vận Hành Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực

DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

Ẩm thực là kiến ​​thức lý luận về những gì chúng ta Ăn và cách chúng ta thưởng thức món ăn. Đây là một lĩnh vực liên ngành, là một chuyển tải văn hóa xã hội. Trong đó việc chế biến, phân phối và tiêu thụ tốt thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của con người và phúc lợi xã hội.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH  DU LỊCH ẨM THỰC TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN

Lập kế hoạch và quản lý du lịch ẩm thực tại địa phương.

Khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch được quyết định bởi kế hoạch và chiến lược quản lý của nó. Lợi thế so sánh và cạnh tranh dựa trên việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, tạo ra trải nghiệm khác biệt và làm tăng giá trị cho khách du lịch.

Dựa trên thực tế và tiềm năng của điểm đến, các nhà quản lý du lịch địa phương hoặc doanh nghiệp cần:

Thiết lập lộ trình phát triển loại hình du lịch ẩm thực

Linh hoạt ứng phó với các kịch bản vì sự thay đổi của các yếu tố khách quan như các tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn cung hoặc vùng nguyên liệu.

Do đó, chiến lược phát triển du lịch ẩm thực được xem như:

một kế hoạch lồng ghép vào chương trình phát triển du lịch quốc gia để phối hợp thực hiện về chính sách cũng như các hỗ trợ khác.

Kế hoạch phát triển du lịch ẩm thực sẽ không khác gì với các kế hoạch phát triển bền vững khác. Tuy nhiên, điều khác biệt nhất là đòi hỏi một phạm vi rất rộng và đa dạng của các bên cùng tham gia.

Kế hoạch sẽ bao gồm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn tiền dự án bao gồm các hoạt động

 Giới thiệu sáng kiến dự án phát triển du lịch ẩm thực. Giai đoạn này, hình thành bộ máy hoạt động phù hợp với phạm vi và phương pháp cũng như tiêu chuẩn nhân tài để đáp ứng mục tiêu và quỹ thời gian của dự án.

Giai đoạn I: Phân tích và chẩn đoán tình huống.

Đối với mục tiêu này, các khía cạnh khác sẽ được phân tích như sau:

Các yếu tố tạo nội lực:

Tính vùng miền và bối cảnh của sản phẩm du lịch ẩm thực.

Rà soát và đánh giá nguồn tài nguyên ẩm thực.

Phân tích nguồn cung ứng du lịch và các hợp phần ẩm thực.

Xác định các tác nhân của mô hình du lịch ẩm thực hiện có của địa phương.

Xác định tất cả sản phẩm du lịch ẩm thực tiềm năng, vị trí và địa điểm nhằm tạo nên giá trị khác biệt.

Các yếu bên ngoài:

Phân tích xu hướng du lịch;

Phân tích nhu cầu thực tế và tiềm năng của du lịch ẩm thực

Phân tích lợi thế của du lịch ẩm thực trong tổng đặc tính du lịch của địa phương; và

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Giai đoạn II: Soạn thảo chiến lược của Kế hoạch.

Giai đoạn III: Lập kế hoạch hoạt động.

Giai đoạn IV: Truyền thông và phổ biến kế hoạch

    Các yếu tố để phân tích tài nguyên, sản phẩm và ẩm thực của điểm đến

    Di sản ẩm thực

    Nhà sản xuất, sản phẩm ẩm thực, ngành công nghiệp thực phẩm

    Ngành khách sạn: lưu trú và dịch vụ ăn uống

    Đặc tính thương mại ngành ẩm thực của địa phương

    Các sự kiện và hoạt động để quảng bá sản phẩm du lịch ẩm thực

    Địa điểm cho việc đào tạo ẩm thực

    Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ẩm thực

      Phân tích xu hướng du lịch ẩm thực

      Cần xác lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường để chúng ta có thể giải thích xu hướng toàn cầu về ẩm thực du lịch. Mục đích chính là để cải thiện và điều chỉnh kế hoạch du lịch ẩm thực kịp thời.

      Bao gồm những phần việc như sau:

      Nâng cao vai trò của quản lý nhà nước về du lịch các cấp trong việc xúc tiến, giám sát vận hành du lịch ẩm thực

      Phát huy hoạt động của Trung tâm dữ liệu du lịch ẩm thực

      Hệ thống dịch vụ thông minh của điểm đến tương quan đến du lịch ẩm thực

      Hoạt động phổ biến thông tin.

        Phân tích lợi thế cạnh tranh của du lịch ẩm thực tại điểm đến và các phân tích đối thủ cạnh tranh.

        Các tiêu chí sau đây là nền tảng để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch ẩm thực tại mỗi điểm đến:

        Môi trường tự nhiên và văn hóa

        Sản phẩm: chất lượng ẩm thực từ chuỗi nguyên liệu cung ứng

        Các bước chuẩn bị

        Chất lượng dịch vụ

        Giá thành

        Giá trị trải nghiệm thông qua dịch vụ ẩm thực

        Sự kết nối với các điểm đến khác

        Truyền thông điểm đến du lịch ẩm thực

        Sự đa dạng của sản phẩm ẩm thực

        Tính chuyên nghiệp trong dây chuyền sản xuất sản phẩm ẩm thực

        Các giá trị lợi ích bền vững của du lịch ẩm thực mang lại

        Định vị giá trị sản phẩm ẩm thực

        Giá trị hiện diện của du lịch ẩm thực trên thị trường

        Mức độ đổi mới sáng tạo trong từng hoạt động thúc đẩy du lịch ẩm thực phát triển.

          Các phân tích định lượng và định tính của khách du lịch ẩm thực

          Nghiên cứu thị trường

          Xác định và đánh giá thói quen tiêu dùng trong du lịch và thị hiếu và hành vi du khách

          Phân tích cường độ du lịch và du lịch ẩm thực tại điểm đến

          Phân tích mức độ hài lòng của du khách về ẩm thực địa phương

          Phân tích tác động về kinh tế – xã hội – môi trường của du lịch ẩm thực đối với điểm đến

            Phân tích hình ảnh điểm đến và định vị giá trị ẩm thực.

            Nghiên cứu và phân tích khả năng lan tỏa thị trường của du lịch ẩm thực

            Phân tích hành trình của du khách đối với du lịch ẩm thực

            Phân tích các yếu tố về marketing của du lịch ẩm thực

              Xác định chiến lược cạnh tranh của điểm đến

              Đặc tính du lịch của địa phương cần phát triển

              Chiến lược phát triển vùng miền

              Chiến lược cạnh tranh của du lịch ẩm thực và

                Thúc đẩy phát triển và đổi mới sản phẩm

                Chọn và xác định biểu tượng của du lịch ẩm thực

                Cấu trúc mới sản phẩm du lịch ẩm thực từ các đề xuất của thực khách

                Ban hành các ấn phẩm về hướng dẫn chế biến ẩm thực

                Quảng bá và tổ chức các trung tâm, vườn ươm và khu vực đổi mới sáng tạo trong ẩm thực

                Tổ chức mở rộng mạng lưới tham gia cho các hoạt động du lịch ẩm thực

                Áp dụng công nghệ vào sáng tạo sản phẩm du lịch ẩm thực

                Cần xác định được du lịch ẩm thực là để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm đa dạng của du khách

                  Đào tạo, chuyên nghiệp hóa và tạo việc làm từ sản phẩm du lịch ẩm thực

                  Vốn con người là một yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của bất kỳ ngành công nghiệp nào. Đặc biệt trong du lịch, nhân lực là chìa khóa để mở ra sự hài lòng của khách hàng.

                  Theo yêu cầu của du lịch ẩm thực, việc đào tạo phải là đa ngành, linh hoạt và phát triển. Thúc đẩy sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh theo xu hướng mới nhất trong tiêu dùng ẩm thực để giúp cộng đồng có thể được áp dụng nhanh chóng trong lĩnh vực du lịch ẩm thực này.

                  Khi phát triển du lịch ẩm thực sẽ tạo ra vô số việc làm cho người dân địa phương. Từ đó, hình thành đa dạng các doanh nghiệp nhỏ. Cải thiện tài chính vi mô cho hộ gia đình. Đặc biệt là việc làm cho phụ nữ.

                  Ẩm thực còn có thể được lồng ghép vào chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhỏ để hình thành thói quen hiểu biết và duy trì di sản văn hóa ẩm thực của địa phương.

                    Cung cấp cho khách du lịch bằng trải nghiệm đáng nhớ mãi: đảm bảo chất lượng dịch vụ.

                    Quản lý chất lượng dựa trên các quy trình đang diễn ra và cải thiện chúng trong các doanh nghiệp du lịch và điểm đến. Trong đó, tất cả các dịch vụ được công nhận mức độ hài lòng cao.

                    Các địa phương hoặc doanh nghiệp có mong muốn phát triển du lịch ẩm thực, cần tuân thủ các quy định sau:

                    Bảo vệ và nhận biết các giá trị của sản phẩm địa phương;

                    Phát triển dựa trên năng lực cạnh tranh bằng thế mạnh mang lại sự hài lòng cao nhất về trải nghiệm cho du khách

                    Chuyên môn hóa chuỗi giá trị du lịch ẩm thực cho nguồn nhân lực thông qua việc phát huy nội lực và các huấn luyện liên tục

                    Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung bằng sản phẩm du lịch ẩm thực để tăng sự hài lòng của du khách

                    Xây dựng và chọn một phương pháp để xác định và hiểu được mức độ hài lòng của du khách

                    Hành động cụ thể bao gồm:

                    Làm cho các “nhãn hiệu xanh” trong chuỗi giá trị du lịch ẩm thực được “sống” vững trên thị trường

                    Cấp chứng nhận và công nhận sản phẩm, nhà cung cấp , nhà hàng…

                      Quản trị du lịch ẩm thực: sự liên kết giữa khu vực công và tư nhân

                      Điều chỉnh phù hợp các lợi ích giữa các bên trong quá trình vận hành du lịch ẩm thực

                        Cơ chế quản lý, giám sát du lịch ẩm thực

                        Ở mỗi địa phương hoặc doanh nghiệp cần:

                        Thành lập bộ phận quản lý, giám sát (độc lập//bên thứ ba). Bộ phận này thu thập và phân tích các dữ liệu đánh giá từ cộng đồng và đề xuất các cải thiện năng lực canh cho các bên cùng tham gia.

                        Ban hành và minh bạch hóa các tiêu chí đánh giá đến cộng đồng dân cư và du khách.

                        Đội ngũ GapEdu.

                        —————————-

                        Quý đối tác có nhu cầu phát triển du lịch ẩm thực, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết kế hoạch hành động.

                        Email: info@gapedu.vn

                        Website: www.gapedu.vn