Top 12 # Định Hướng Phát Triển Du Lịch Cần Thơ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Định Hướng Phát Triển Ngành Du Lịch Cần Thơ Đến Năm 2022 99Trang

I). LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Vấn đề xác định cho mình hướng đi, một chiến lược phát triển riêng của ngành du lịch Cần Thơ được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này vì những lý do sau:

Một là, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới, chi phối tất cả các nền kinh tế. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã đặt các doanh nghiệp trong nước đứng trước rất nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn lao. Về phương diện du lịch nhân tố này có nghĩa du khách vào Việt Nam sẽ đông hơn, phức tạp hơn và du lịch là một thị trường rất lớn cần được đáp ứng và khai thác, tạo nền tảng phát triển cho các ngành khác.

Hai là, thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta còn kém so với nhiều nước trong khu vực, chứ chưa nói đến việc so sánh với mặt bằng du lịch quốc tế.

Ba là, Cần Thơ là thành phố có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để có thể phát triển du lịch. Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), là một thành phố trẻ, vừa mang dáng dấp của một đô thị sông nước miệt vườn vừa có tầm vóc của một thành phố công nghiệp hiện đại, thành phố Cần Thơ đang từng ngày phấn đấu vươn lên để trở thành thành phố động lực của vùng Tây Nam Bộ. Do vậy, để tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nhiều mặt của du dịch Cần Thơ đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực trong việc tìm kiếm và hoạch định ra các hướng đi riêng cho mình.

Từ đó đặt ra câu hỏi: ngành du lịch Cần Thơ nên phát triển theo hướng nào? Đầu tư ra sao? Lộ trình thế nào? Phát triển theo hướng nào để tạo nét riêng biệt, tạo ưu thế so với những tỉnh khác? Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Định hướng phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020” làm đề tài luận văn cao học của mình.

II). MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

II.1). Mục tiêu chung:

Đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, xác định các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành qua đó đề ra các chiến lược và giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến 2020, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

II.2). Các mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa các lý thuyết và phân tích thực trạng hoạt động du lịch Cần Thơ trong thời gian 05 năm 2004-2008.

– Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh, vận dụng mô hình hoạch định chiến lược kết hợp với việc sử dụng các công cụ phân tích từ đó định hướng và đề xuất một số giải pháp đầu tư phát triển ngành du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch đồng thời đào tạo nguồn nhân lực du lịch cùng các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.

Luận Văn Luận Văn Định Hướng Phát Triển Ngành Du Lịch Cần Thơ Đến Năm 2022

Vấn đề xác định cho mình hướng đi, một chiến lược phát triển riêng của ngành du lịch Cần Thơ được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này vì những lý do sau: Một là, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới, chi phối tất cả các nền kinh tế. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã đặt các doanh nghiệp trong nước đứng trước rất nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn lao. Về phương diện du lịch nhân tố này có nghĩa du khách vào Việt Nam sẽ đông hơn, phức tạp hơn và du lịch là một thị trường rất lớn cần được đáp ứng và khai thác, tạo nền tảng phát triển cho các ngành khác. Hai là, thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta còn kém so với nhiều nước trong khu vực, chứ chưa nói đến việc so sánh với mặt bằng du lịch quốc tế. Ba là, Cần Thơ là thành phố có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để có thể phát triển du lịch. Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), là một thành phố trẻ, vừa mang dáng dấp của một đô thị sông nước miệt vườn vừa có tầm vóc của một thành phố công nghiệp hiện đại, thành phố Cần Thơ đang từng ngày phấn đấu vươn lên để trở thành thành phố động lực của vùng Tây Nam Bộ. Do vậy, để tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nhiều mặt của du dịch Cần Thơ đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực trong việc tìm kiếm và hoạch định ra các hướng đi riêng cho mình. Từ đó đặt ra câu hỏi: ngành du lịch Cần Thơ nên phát triển theo hướng nào? Đầu tư ra sao? Lộ trình thế nào? Phát triển theo hướng nào để tạo nét riêng biệt, tạo ưu thế so với những tỉnh khác? Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Định hướng phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020” làm đề tài luận văn cao học của mình.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Định Hướng Phát Triển Du Lịch Năm 2022

Để đạt được chỉ tiêu, tỉnh đã đề ra hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quyết liệt đưa ngành du lịch phát triển. Trước tiên là tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tại các điểm đến trọng điểm; tập trung đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia núi Sam. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch khu vực quản lý nhà nước, khu vực cộng đồng và khu vực doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch An Giang qua các lễ hội

Tăng cường tuyên truyền chủ trương của tỉnh về ban hành quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh An Giang; các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch An Giang đến năm 2030… Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang bằng nhiều hình thức, duy trì tổ chức thường niên “Tuần văn hóa ẩm thực An Giang” dịp Tết Nguyên đán tại TP. Long Xuyên và “Tuần lễ văn hóa ẩm thực An Giang” gắn liền lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tại TP. Châu Đốc. Chủ động tham gia các kỳ hội chợ, sự kiện du lịch trong và ngoài nước để tạo mối liên kết với các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng. Tổ chức các chuyến xúc tiến du lịch ngoài nước đến thị trường du lịch trọng điểm của An Giang để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang. Qua đó, tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển du lịch, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch

Ông Triều cho biết, tỉnh tăng cường tổ chức các chương trình biểu diễn lưu động để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang đến du khách trong và ngoài nước. Lồng ghép các chương trình lễ hội, các loại hình văn hóa, giới thiệu nét văn hóa lịch sử để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương. Tổ chức các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch tại các thị trường quốc tế như: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Malaysia, Campuchia…. nhằm thu hút, đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch tại các thị trường này. Tỉnh tăng cường kêu gọi đầu tư để xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn, hiện đại, gắn với phát triển các dịch vụ ăn uống, mua bán sản phẩm du lịch, các sản phẩm tiêu dùng cần thiết. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh để mời gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách.

Xã hội hóa các hoạt động xúc tiến du lịch. Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến An Giang. “Trong hệ thống các giải pháp, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển du lịch. Nghiên cứu khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững; đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực du lịch và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về du lịch” – ông Triều thông tin.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị, năm 2019, ngành văn hóa – thể thao và du lịch tiếp tục chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt chương trình công tác năm 2019; tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản về lĩnh vực văn hóa – thể thao và du lịch, nhất là các chế độ chính sách. Triển khai thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực của toàn ngành, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác du lịch. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa – thể thao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

Định Hướng An Toàn Cho Du Lịch Cần Thơ

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch một lần nữa đối mặt với nhiều khó khăn. Riêng tại TP Cần Thơ, công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được thực hiện chủ động và từ rất sớm, đã xác định nhanh các tiêu chí an toàn cho du khách. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều trở ngại, nhưng du lịch Cần Thơ vẫn có những kết quả lạc quan với những định hướng phù hợp, có sự đồng lòng của chính quyền lẫn người dân.

Du khách chủ động đeo khẩu trang y tế khi đến tham quan Khu du lịch Lữ gia Xẻo Nhum.

Công văn số 2240/UBND-KGVX về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới của UBND TP Cần Thơ ban hành vào ngày 28-7-2020, trong đó có nội dung vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Các hoạt động du lịch vẫn được thành phố cho phép, nhưng hạn chế và phải đảm bảo nghiêm các quy định về các tiêu chí an toàn.

Thực tế, để ứng phó và thích ứng với diễn biến của dịch bệnh COVID-19, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) TP Cần Thơ đã xây dựng bộ tiêu chí an toàn dành cho cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và các khu, điểm du lịch. Theo đó, đối với cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn từ 1 đến 5 sao, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho thuê…) có 10 tiêu chí du lịch an toàn, đơn cử như: khai báo y tế, khai báo lịch trình đối với khách theo mẫu của ngành y tế; niêm yết các khuyến cáo và thông tin hướng dẫn đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi đón tiếp, cập nhật thông tin về dịch bệnh; đảm bảo khoảng cách an toàn trong khi tiếp xúc từ 1 mét trở lên; có bố trí dự phòng địa điểm cách ly cho người nghi nhiễm COVID-19, cho khách có triệu chứng như ho, sốt, khó thở… Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, 10 tiêu chí được xác định, trong đó có: đăng ký đường dây nóng, bố trí cán bộ là đầu mối thông tin hỗ trợ khách về cơ quan chức năng; thực hiện đeo khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt cho người lao động, nhân viên và khách du lịch, hướng dẫn viên có nhiệm vụ nhắc nhở khách du lịch về các biện pháp phòng chống dịch bệnh; khuyến cáo khách tự kiểm tra sức khỏe, các biện pháp phòng chống COVID-19 khi tham gia chương trình du lịch; số lượng khách tham gia chương trình theo quy định… Đối với các khu, điểm du lịch cũng gồm 10 tiêu chí, nhấn mạnh đến bố trí khu vực ngồi ăn, uống cho khách phù hợp, đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng theo quy định và thực hiện lưu mẫu thức ăn đối với tất cả các món ăn của bữa ăn từ 30 suất trở lên…

Trên tinh thần thực hiện nghiêm các quy định về an toàn, các điểm du lịch trên bàn thành phố luôn trang bị sẵn khẩu trang, nước sát khuẩn dành cho du khách và luôn có người trực để đo thân nhiệt. Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Làng du lịch Mỹ Khánh, cho biết: “Chúng tôi có chuẩn bị sẵn khẩu trang cho du khách, thực hiện đo thân nhiệt. Trong tình huống phát hiện ca nghi nhiễm hay bất thường về nhiệt độ, chúng tôi cũng có chuẩn bị phòng riêng để cách ly trước khi đơn vị chức năng đến để tiến hành những bước tiếp theo đúng quy định”. Không chỉ riêng Làng du lịch Mỹ Khánh, nhiều khách sạn như: Victoria, TTC, Mường Thanh… đều chuẩn bị phòng cách ly dành cho du khách trong trường hợp phát hiện những trường hợp bất thường từ khâu đo thân nhiệt. Các đơn vị cũng chủ động thích ứng bằng cách không đón đoàn quá 30 người, giãn công suất phục vụ để đảm bảo an toàn.

Một góc khu nghỉ dưỡng sinh thái Can Tho Ecolodge.

Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, do đó các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn cũng chủ động thích ứng với nhiều giải pháp. Một số đơn vị như: Vietravel, Saigontourist, Benthanh Tourist đã linh động chia ca, thay đổi hình thức làm việc tại nhà. Khách hàng cũng được tư vấn theo hướng đến các điểm an toàn, chưa có dịch, hay định hướng theo gói tư vấn về các tour nghỉ dưỡng ngắn ngày theo nhóm nhỏ. Ông Trương Văn Vinh, Giám đốc Idol Travel, cho biết: “Trước mắt chúng tôi hoàn tất giải quyết các hợp đồng đã ký, đảm bảo khách vẫn giữ thời gian đi, thay đổi về tuyến theo sự tư vấn của đơn vị mà vẫn đảm bảo cho du khách có kỳ nghỉ đúng yêu cầu, an toàn”. Một số điểm du lịch cũng chủ động tạm ngừng đón khách trong một khoảng thời gian, như: Làng du lịch Ông Đề, du lịch cộng đồng cồn Sơn, Bảo Gia nông trang… để đảm bảo an toàn cho du khách trong giai đoạn cao điểm, đồng thời chỉnh trang các dịch vụ, làm mới sản phẩm. Sau đó, cũng bắt đầu trở lại đón khách vào giữa tháng 8. Các điểm du lịch như: Út Hiên, Rạch Kè… cũng dần chuyển hình thức phục vụ du khách theo dịch vụ đặt trước, giới hạn số lượng.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL TP Cần Thơ, cho biết trong tình hình hiện tại, ngành Du lịch địa phương sẽ thực hiện nghiêm Chỉ thị 19/CT-TTg, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch thực hiện tốt Công văn số 2240/UBND-KGVX về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục tổ chức các đoàn khảo sát, kiểm tra các đơn vị đã đăng ký về các tiêu chí an toàn về du lịch, cũng như phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành hữu quan, Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ kiểm tra chặt chẽ về thân nhiệt, khai báo y tế, lịch trình với các du khách đến Cần Thơ. Trên cơ sở các kiểm tra điểm đăng ký tiêu chí an toàn, ngành Du lịch thành phố sẽ lập bản đồ du lịch an toàn. Tính đến ngày 10-8, đã có khoảng 67 đơn vị đăng ký về tiêu chí an toàn để đoàn kiểm tra thẩm định.

Về lâu dài, để ứng phó và thích ứng với diễn biến của dịch bệnh COVID-19, ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Sở VHTT&DL TP Cần Thơ, đề xuất 4 kiến nghị, trong đó xác định tiêu chí an toàn là yếu tố hàng đầu. “Ngành Du lịch thành phố tập trung cho giải pháp phòng ngừa tác động của dịch bệnh một cách chủ động, công tác đảm bảo an toàn phải luôn được xiết chặt và phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành, đặc biệt là Sở Y tế trong tiếp tục đưa ra các khuyến cáo liên tục hơn. Ngành Du lịch cũng đã xây dựng các tiêu chí an toàn để thiết lập bản đồ du lịch an toàn cho du khách. Ngoài ra, trong giai đoạn này, ngành tập trung cho các công tác: hỗ trợ thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư, tập trung đào tạo nguồn nhân lực và cơ cấu lại sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố”, ông Nguyễn Khánh Tùng chia sẻ.

Những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở nước ta một lần nữa tác động tiêu cực đến ngành du lịch. Trong bối cảnh đó, du lịch Cần Thơ đã linh hoạt, chủ động thay đổi phương thức hoạt động để vừa đảm bảo an toàn cho du khách, vừa nỗ lực giảm thiểu thiệt hại. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện các công tác trọng điểm về đầu tư, nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm… Những nội dung trên cũng là tiền đề để tạo nội lực cho du lịch Cần Thơ phát triển ổn định; là những công việc lâu dài nhưng cần làm ngay, từng bước điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để du lịch Cần Thơ phát huy tiềm năng, phát triển bền vững.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách du lịch đến Cần Thơ đạt gần 2,2 triệu lượt khách, giảm 61,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 23,8% kế hoạch năm 2020. Khách lưu trú ước khoảng 828.645 lượt, giảm 53% so với cùng kỳ năm. Tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.315 tỉ đồng, giảm 49,9% so với cùng kỳ. Sự suy giảm về lượng khách, doanh thu do chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 290 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 7.472 phòng. Trong đó, có 135 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, với 4.944 phòng, còn lại là các cơ sở chưa xếp hạng sao, nhà nghỉ du lịch và homestay. Trên địa bàn thành phố có 62 doanh nghiệp lữ hành; trong đó có 36 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 26 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Bài, ảnh: ÁI LAM