Top 11 # Du Lịch Ẩm Thực Hội An Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Ẩm Thực Du Lịch Hội An

Ẩm thực Hội An có nhiều món ăn ngon cho du khách thưởng thức

Cơm gà là món ngon đừng đầu trong danh sách những món ngon nhất định phải thử khi đến Hội An do Viet Fun Travel lựa chọn. Món cơm gà nghe qua tuy không có gì đặc sắc những nếu là cơm gà Hội An thì ai cũng cảm thấy thèm thuồng. Bởi vậy, nhiều người mới nói vui rằng “chưa ăn cơm gà thì xem như chưa tới Hội An”. Cơm gà thường được làm cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến đến thưởng thức. Đĩa cơm gà bày ra với phần cơm vừa đủ, thịt gà xé vừa trộn bày lên trên, trang trí thêm ít rau răm và hành tây thái mỏng cùng muối tiêu bột. Ăn cơm gà phải có thêm tương ớt, chén canh cải nấu với gừng tươi và gỏi đu đủ, cà rốt thái sợi mỏng. Nếu muốn, thực khách có thể thêm chanh hoặc ớt hiểm. Đây chắc chắn là món ăn ngon cho du khách thưởng thức khi đến Hội An.

Nhắc đến ẩm thực Hội An, du khách không thể bỏ qua món cao lầu. Món ăn này được nhắc đến như món ăn tiêu biểu đặc trưng cho phố Hội. Cái tên “cao lầu” luôn gợi sự tò mò cho nhiều du khách, đặc biệt là về xuất xứ. Theo như Viet Fun Travel tìm hiểu được thì cao lầu không có xuất xứ từ Hoa cũng không phải có nguồn gốc từ Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên này xuất phát từ tiếng Hoa, ý nói những món “cao lương mĩ vị”.

Cao lầu – niềm tự hào của ẩm thực Hội An

Mì Quảng là món ăn đặc sản của người Quảng Nam nói chung và người Hội An nói riêng. Người ta thường chọn loại gạo tốt nhất để ngâm và tráng thành sợi mì. Nước dùng cho mì Quảng được hầm bằng nước xương heo. Một tô mì Quảng đầy đủ sẽ có mì, tôm, thịt heo/gà, bánh tráng nướng, rau sống và một ít nước dùng. Người ta còn bỏ thêm đậu phộng rang, hành lá, rau thơm, ớt đỏ… Cách thưởng thức đúng điệu là trộn hết tất cả các thành phần quyện đều với nhau, khi ấy, sợi mì trở nên mềm ướt nhưng dai dai, ăn rất ngon. Trong nhiều bài viết chia sẻ về kinh nghiệm khi đi du lịch Hội An của Viet Fun Travel, người viết thường khuyên du khách thưởng thức mì Quảng khi đến với Hội An.

Mì Quảng là món ngon du khách nhất định phải thử khi có dịp du lịch Hội An

Bên cạnh những món ăn truyền thống của người dân phố cổ, Hội An còn có những món ăn ảnh hưởng từ Trung Hoa, ví dụ như hoành thánh. Không giống so với nguyên tác của người Hoa, món hoành thánh do người Hội An làm có những nét độc đáo riêng. Nguyên liệu để làm bánh gồm có bột mỳ, tôm, trứng gà/vịt; nhân bánh được làm bằng tôm giã đều với gia vị hành tiêu, tỏi và nước nắm. Nước dùng cho món hoành thánh được nấu bằng xương heo, nấm rơm, trái thơm và một số nguyên liệu khác.

Tô hoành thánh dọn ra thơm phức với màu vàng nhẹ nhàng của hoành thánh, màu xanh của rau, màu đỏ của xá xíu, màu trắng của trứng cút, màu đen nhạt của gan, chút tốp mỡ óng ánh rồi còn giò chá quẩy chấm cùng khiến thực khách thèm thuồng, chỉ muốn thưởng thức ngay. Ngoài ra, còn có hoành thánh chiên dành cho những du khách thích ăn vặt, đặc biệt là trẻ em. Miếng bánh giòn rụm chấm thêm nước tương hoặc tương ớt, tất cả hòa quyện cùng với nhân bánh, quả là ngon tuyệt.

Bánh bèo là món ăn được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn khi đến Hội An. Người ta thường chọn gạo ngon để làm nên những chiếc bánh bèo trắng trong, béo ngọt. Chén đựng bánh bèo là chén bằng đất nung tráng men, nhỏ hơn chén ăn cơm bình thường. Một đĩa bánh bèo đúng điệu là khi dọn ra với đầy đủ các nguyên liệu như tôm, thịt, hành phi, ram chiên giòn và nước mắm ớt. Bánh bèo có mặt ở khắp mọi nơi, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Thế nhưng, dưới bàn tay khéo léo của người Hội An đã tạo nên những đĩa bánh bèo thơm ngon, đặc biệt, mùi vị khó nơi nào sánh bằng. Bởi thế, du khách có dịp ra Hội An thường tìm thưởng thức bằng được món ngon này.

Bánh bèo không cầu kỳ nhưng hấp dẫn khá nhiều du khách

Hội An còn nhiều món ngon mời gọi du khách đến khám phá và thưởng thức. Mỗi món ăn đều mang đến cho du khách những hương vị và cảm nhận khác nhau. Nếu quý khách yêu thích ẩm thực Hội An, hãy đừng ngần ngại đăng ký các Tour du lịch Hội An của Viet Fun Travel.

Viet Fun Travel

Lễ Hội Ẩm Thực Thăng Long Trong Lòng Nam Bộ

Lễ hội Ẩm thực Thăng Long trong lòng Nam bộ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh cùng với Làng du lịch Bình Quới (thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – Saigontourist), Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Ẩm thực miền Nam, vừa qua tổ chức họp báo giới thiệu chương trình lễ hội ” Ẩm thực Thăng Long trong lòng Nam bộ ” sẽ diễn ra từ ngày 11 – 13/12/2009 tại khu du lịch Văn Thánh TP. Hồ Chí Minh.

Nét chợ quê xưa vùng Bắc bộ

Lễ hội được tổ chức không chỉ nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam nói chung và Hà Nội, mà còn là một trong những sự kiện văn hóa – du lịch khởi động cho hàng chuỗi các chương trình hoạt động khác sẽ diễn ra tại Thành phố nhằm đón chào Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vNăm Du lịch Việt Nam 2010. Đây cũng là cơ hội để các du khách và người dân Thành phố có dịp tìm hiểu, giao lưu và tiếp cận với các nét văn hóa ẩm thực, trang phục, ca nhạc, trò chơi dân gian… mang đậm bản sắc đặc trưng truyền thống của các địa phương miền Bắc.

Đến với lễ hội, khách tham dự sẽ có được những phút giây đắm mình trong một không gian của Hà Nội xưa thu nhỏ, với không khí sinh hoạt hội hè và ẩm thực dân gian Bắc bộ trong bối cảnh chợ quê xưa, cảnh mua bán thật với các gánh hàng rong và tiếng rao hàng v.v… Có dịp tham gia vào một ngày hội nhiều sắc màu của những trang phục truyền thống đất Bắc với áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… Hay có cơ hội thưởng thức qua các món quà rong đầy thú vị, những bữa cơm gia đình hoặc những mâm cỗ ngày giỗ, Tết rất đặc trưng của ẩm thực miền Bắc. Lễ hội sẽ khai mạc vào lúc 16h ngày 11/12/2009 và kết thúc vào lúc 21h ngày 13/12/2009, có giá vé vào cửa là 160.000đ/người lớn và 100.000đ/trẻ em.

Ẩm Thực Hà Nội – Nét Đặc Sắc Của Ẩm Thực Việt

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” (Ca dao)

Câu cao dao không chỉ thể hiện tình cảm của người con trai và người con gái mà còn thể hiện nét đẹp trong văn hóa ẩm thực “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, là những món phổ biến luôn xuất hiện trên mâm cơm của mỗi gia đình Việt từ xưa đến nay. Nét đẹp từ xa xưa đó của người Việt gìn giữ và phát huy và trong mâm cơm của người Hà Thành bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp món ăn bình dị này. Không chỉ vậy văn hóa ẩm thực Hà Thành vẫn luôn mang những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt với tính dùng đũa, tính cộng động: bao giờ trong bữa ăn cũng có bát nước chấm chung hoặc múc ra từ bát từ bát nước chấm chung đó. Trước mỗi bữa ăn người Việt bao cũng có thói quen mời đó là tính hiếu khách của người Việt hay tính dọn thành mâm: các món ăn thường được dọn lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang lên món đó. Nó còn thể hiện qua các dịp lễ, tết,… trong mâm cỗ cúng của người Hà Nội vẫn không mất đi nét đẹp truyền thống của văn hóa ẩm thực Việt như ngày Tết Hàn Thực trên bàn thờ cúng không thiếu bánh trôi, bánh chay hay Tết Nguyên Đán mâm cỗ cúng thường có 4 bát 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Bát gồm: bát móng chân giò hầm măng lưỡi lợn, bát canh bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Đĩa gồm: bánh chưng, địa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. Bên canh mang những nét chung của văn hóa ẩm thực Việt thì ẩm thực Hà Thành cũng mang nét đặc trưng riêng biệt. Cái nét riêng biệt đó là sự độc đáo, sự tinh tế thể hiện qua cách chế biến, cách thưởng thức và chính là ở tấm lòng của kẻ trao và người nhận. Ẩm thực Hà Thành đã được nâng lên thành nét tinh tế của nghệ thuật ẩm thực. Sự độc đáo, tinh tế và tấm lòng được người dân Hà Thành trao vào những món ăn và những món ăn này trở thành nét đẹp của Hà Nội. Những món ăn không thể không nhắc đến là chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, cốm Làng Vòng, bún chả, phở bò… Chả cá Lã Vọng đã trở thành món ăn đặc sắc và hấp dẫn của Hà Nội. Món ăn được chế biến cầu kỳ ngày từ khấu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến và cách ăn cũng là một quá trình nghệ thuật cầu kỳ và công phu.

Chả cá Lã Vọng

Cá làm chả thường là cá lăng tươi, nếu không có thì thay bằng cá nheo, cá quả. Cá sẽ được lọc và ướt với gia vị rồi đem nướng. Khi nướng người nướng phải lật đều tay để cho cá chín đều. Chả cá khi ăn cũng là một quá trình nghệ thuật tài tình, chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ sôi trên bếp than hoa đặt trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ (đang sôi) lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm.

Bánh cuốn Thanh Trì là một trong những món ăn có tiếng ở Hà Nội. Bánh được tráng thành những lá mỏng, khi ăn thì ăn với nước chấm, hành khô hoặc có thể ăn kèm chả. Khi ăn bạn sẽ có cảm nhận được mùi thơm dịu của bánh và nhân quyện lẫn vị chua cay mặn ngọt của nước chấm, lại thêm vài giọt tinh dầu cà cuống nữa thì thật là tuyệt. Đúng là một kết hợp tinh tế của hương vị.

Bánh cuốn Thanh Trì

Nói đến ẩm thực Hà Nội thì không thể không nhắc đến “bún chả”. Để làm được ra những miếng chả thơm, vừa chín tới, màu sắc vàng rộm, vừa giòn vừa dẻo, thì người đầu bếp phải làm khá cầu kỳ và trải qua nhiều công đoạn chế biến. Bún chả được ăn cùng với rau sống và châm nước chấm. Khi ăn sẽ cảm nhận được cái ngậy, béo của thịt, cái mát của rau và mùi thơm của nước chấm.

Bún chả Hà Nội

Một món đặc sản nữa không thể bỏ qua vì nó mang nét đẹp, sự tinh tế của ẩm thực Hà Nội đó là cốm Làng Vòng. Cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội. Làm được những hạt cốm thơm ngon thì phải cốm phải là giống nếp cái hoa vàng, lúa làm cốm khi còn xanh gặt về, đồ chín, giã nhanh, đều tay, sàng sảy, ủ kín mới có được cái loại cốm dẻo và thơm như thế. Còn màu xanh hấp dẫn đó thì do hồ thêm nước lá cơm xôi. Cốm gói trong lá sen là để giữ ẩm và đượm lấy hương thơm ngát của lá sen tơ, làm tăng thêm vị cốm.

Cốm Làng Vòng

Phở bò cũng là một trong những món ăn đặc sắc và tinh tế, nó là sự hòa quyện của bánh phở, nước dùng và các gia vị để tạo nên hương vị đậm đà và hấp dẫn. Chế biến được một tô phở đúng, chuẩn không hề đơn giản một chút nào và không phải người đầu bếp nào cũng chế biến được. Khi bạn thưởng thức bạn có thể ăn cùng với quẩy và thêm chút ớt, tiêu, dấm, chanh,.. sẽ giúp món phở thêm ngon và đậm đà hơn.

Bên cạnh sự có sự khéo léo thì người đầu bếp phải mang tấm lòng của mình gửi gắm vào món ăn, đó cũng chính là linh hồn của món ăn. Điều đó đã nên sự khác biệt của ẩm thực Hà Nội. Nếu bạn được thưởng thức những món ăn này dù chỉ một lần chắc chắn bạn sẽ không thể quên được hương vị của nó.

Phở Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội không chỉ có nét đặc trưng của ẩm thực Việt mà còn là nơi hội tụ ẩm thực Việt. Đúng vậy, đến với Hà Nội bạn có thể dễ dàng thưởng thức những món của các vùng miền như đặc sản núi rừng như nhộng ong rừng, thịt lợn Mường, gà rừng,…Hay những món ăn miền trung như bún bò Huế, bánh Huế, cao lầu…đến những món Sài Gòn như cơm tấm, bánh canh, lẩu… Thật vậy, văn hóa ẩm thực Hà Nội là nơi mang nét đặc sắc của ẩm thực Việt. Tiếp nhận những nét ẩm thực mới độc đáo của nhiều nền ẩm thực khách nhau, ẩm thực Hà Nội lại không hề bị phai nhạt mà nó lại càng làm bật nền ẩm thực Hà Thành đó chính là sự tinh tế và độc đáo.

Bài viết đoạt giải nhất cuộc thi “Kết nối niềm đam mê ẩm thực” – Đợt 1

Thí sinh Nguyễn Thị Thu Huyền

Hung

Du Lịch Ẩm Thực Huế Nét Độc Đáo Trong Ẩm Thực Miền Trung

01/10/2019 09:02:08 310 lượt xem

Mặc dù phổ biến ở cả ba miền Việt Nam, nhưng bún bò Huế là nơi xuất phát món này và là nơi gắn liền với tên món bún này. Hương vị đặc trưng của bún bò Huế rất cay, nóng và có tinh chất của sả. Bún Bò Huế được ăn kèm với nhiều loại rau và thảo mộc như giá đỗ, hoa chuối xắt lát, bắp cải thái nhỏ và rau diếp.

Một món rất đáng thử khi đi du lịch ẩm thực Huế là món nem lụi Huế. Người ta thường kháo nhau rằng, nem lụi là một trong những điều tuyệt vời về ẩm thực Huế vì nếu đã thử nem lụi Huế một lần, hẳn là sẽ không thể quên được thứ hương vị thơm ngon đặc biệt mà khó có loại nem nào mang lại được.

Nem lụi Huế thường được ăn kèm với rau sống, thơm, khế, giá, ớt như cuộn thịt của người miền Nam. Điều khác biệt ở món ăn này chính là món nước chấm đặc biệt có tên gọi là “nước lèo”. Đảm bảo bạn ăn một lần là sẽ “thèm thuồng” mãi đến ngày về.

Món ăn vang danh Nam Bắc của xứ Huế là bánh canh Nam Phổ- một món ngon trong du lịch ẩm thực Huế. Bánh canh Nam Phổ từ bao đời nay là một niềm tự hào của con dân xứ Huế. Tô bánh canh ngọt vị tôm cua tươi , hít hà vị cay cay, nóng hổi, đậm đà hương vị khiến ai đi xa gần cũng nhớ mãi mùi vị này.

Bạn sẽ thấy nước bánh có hơi đục và kẹo do bánh canh Nam Phổ được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ 3 gạo – 1 lọc. Nước dùng bánh canh còn có thịt ba chỉ và tôm. Khi ăn, bạn nhớ thêm chút ớt tăng độ cay để cảm nhận trọn vẹn cái ngon đúng chất Huế. Bánh canh Nam Phổ là món đặc sản Huế ưa thích của nhiều khách du lịch và cả người dân địa phương.

Du lịch ẩm thực Huế không thể thiếu món bánh chưng Nhật Lệ- là món đặc sản trên con phố giàu nghề truyền thống Nhật Lệ và là món không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người dân cố đô. Bánh chưng Nhật Lệ được xem là một trong những loại bánh mang hương vị thơm ngon và rất khó làm.

Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.

Là một món đặc sản trong du lịch ẩm thực Huế không thể bỏ qua, tré Huế là món độc đáo với mọi du khách. Tré có hai loại: Tré bò và tré heo. Tré bò màu nâu thơm mùi thính và có vị ngọt đậm, mỗi loại ngon theo một kiểu riêng rất Huế mà không lẫn vào đâu được.

Tuy gọi là tré bò nhưng vẫn phải có thịt ba chỉ rán vàng, thái sợi, trộn riềng, tỏi, thính, bọc lá ổi, gói bằng lá chuối như nem chua. Còn tré heo màu đỏ nâu cũng thơm mùi thính, tỏi, vị ngọt hơi đậm, hơi chua, làm bằng thịt ba chỉ rán vàng, thái chỉ trộn riềng, tỏi, thính, bọc lá đinh lăng và cũng gói bằng lá chuối.

Bánh khoái được làm từ bột gạo xay với trứng gà, bột nghệ. Nhân bánh được chế biến từ giá đỗ sống, giò, tôm và đôi khi là cá kình. Món đặc sản này nên ăn kèm cùng rau sống, vả, chuối xanh, khế thái lát và không thể thiếu nước lèo, một loại nước tương đặc biệt của xứ Huế, giúp làm nên hương vị món ăn.

Xuất phát từ làng Kim Long bên bờ sông Hương, bánh ướt thịt nướng là món không thể bỏ qua khi du lịch ẩm thực Huế. Thoạt nhìn, món bánh ướt thịt nướng hơi giống gỏi cuốn của miền Nam. Nhưng khi thưởng thức, du khách sẽ ngay tức khắc cảm nhận được sự khác biệt giữa hai món ăn này.

Bánh ướt thịt nướng bao gồm thịt nướng, rau xà lách cuốn bên trong miếng bánh ướt trắng muốt chấm với nước mắm chua ngọt điểm xuyết ớt xanh, tỏi băm tạo nên vị cay nhẹ rất bắt miệng. Bánh ướt để cuốn thịt được làm từ bột gạo và bột lọc (bột được lọc từ củ sắn xay nhuyễn). Thịt để nướng là thịt ba chỉ mà phải là thịt lấy từ heo nuôi thả rông thì mới săn chắc, ít mỡ và ngon hơn.

Khi đến Huế, du khách thường được giới thiệu một “tập hợp” bánh: bèo – nậm – lọc (bánh nậm, bánh bèo, bánh lọc). Bánh lọc là món ăn bình dân nhưng đồng thời cũng là đặc sản Huế có tiếng của đất Cố Đô và được bán khắp các con hẻm ở Huế.

Bánh lọc thường có nhiều loại nhân: nhân đậu xanh, nhân tôm thịt, ngày rằm còn có thêm nhân đậu hũ. Qua bàn tay chế biến khéo léo của người làm bánh, bạn có thể cảm nhận được hương vị rất riêng của hai loại bánh đặc sản Huế này – giản dị mà khó quên. Đây là món quà tặng ngon cho gia đình và bạn bè trong chuyến du lịch ẩm thực Huế.

Nhắc đến du lịch ẩm thực Huế, chắc chắn không thể thiếu chè, bởi có thể nói chè cũng là đặc sản của Huế và là một điểm nhấn đặc sắc của ẩm thực địa phương. Nhắc đến quán chè ngon ở Huế thì không thể bỏ qua chè Hẻm được, đây là một quán chè tồn tại lâu đời, gắn liền với biết bao kỉ niệm của thế hệ học sinh, sinh viên.

Ở Huế có hàng trăm loại chè, mỗi loại có một hương vị đặc biệt riêng. Có những loại chè thanh cao mà cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè môn sáp vàng, chè bông cau… Nhưng đồng thời,đây cũng có những món chè đơn giản và dân dã như chè đậu đỏ, chè khoai môn, chè bắp, chè thập cẩm,…Vào những ngày nóng bức làm một ly chè mát lạnh, ngọt thanh thì còn gì bằng nữa.

Nhắc đến đầu tiên trong ẩm thực cung đình là nem công. Nem công là món ăn cực kì đặc biệt, chế biến không qua nấu nướng. Lấy phần đùi của con công giã mịn, thêm các gia vị có tính nóng như riềng, tỏi, tiêu,…sau đó để món ăn tự chín nhờ quá trình lên men vi sinh chứ không qua công đoạn nấu nướng.

Thịt công có tính giải độc, khi ăn nem công, thịt công hấp thụ vào máu giúp tăng khả năng giải độc các độc tố mà cơ thể lỡ hấp thụ. Vì vậy, nem công được xem như “thần hộ mạng” của các vua chúa trước những âm mưu đầu độc ám sát tranh đoạt ngôi vị.

Du lịch ẩm thực Huế phải kể đến chả phượng, một món ăn luôn đi kèm với nem công. Loài chim phượng khá quý hiếm vì chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Hơn thế nữa phải là con đực (phượng chỉ con đực, chim cái được gọi là hoàng).Cũng như thịt chim công, thịt chim phượng rất tốt, vừa giàu chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính bảo vệ tối đa sức khỏe. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín.

Bàn tay gấu được xem là món ăn ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và thượng hạng được các vua chúa thời xưa ưa chuộng. Gấu cũng tượng trưng cho sức mạnh và quyền uy nên được liệt vào danh sách Bát trân nhằm tăng cường sức mạnh cho bậc đế vương, khẳng định vương quyền. Nhúng bàn tay gấu vào mỡ đun sôi đủ một trăm lần mới làm lông, sau đó nấu cùng nhiều vị thuốc bổ khác trong thời gian dài.

Môi đười ươi là món độc đáo không kém trong du lịch ẩm thực Huế của ẩm thực cung đình Huế. Ngày xưa để bắt được đười ươi rất khó, nên món này đặc biệt chỉ dành cho vua, chúa. Môi là bộ phận quý nhất của đười ươi. Môi ngon, dùng chế biến các món sơn hào dâng vua chúa.

Yến là tổ của loài chim hải yến (én biển), là loại nguyên liệu cao cấp và quý giá để chế biến các món ăn trong ẩm thực cung đình. Từ yến có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như: chè yến, yến thả, yến sào hạt sen, bồ câu tiềm yến sào, … Tổ yến có công dụng bồi bổ thần kinh, gân cốt đến chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ.

Món cuối cùng trong du lịch ẩm thực Huế cung đình là món thịt chân voi. Người ta thường chuộng ngà voi còn thịt voi rất nhạt nhẽo. Tuy nhiên ít người biết rằng ở bàn chân voi có một lớp thịt gân mềm, dùng chế biến món ăn rất ngon. Chân voi là thực phẩm rất khó kiếm nên chỉ dành để dâng vua “ngự thiện”. Thịt chân voi cũng là món ăn cuối trong 8 món ăn thượng hạng Bát trân cung đình Huế.

Người Huế thường thích ăn mặn. Bữa ăn nào họ cũng đòi hỏi nhà bếp phải dọn thêm cho họ “một chén nước mắm mặn” trên mâm cơm để họ ăn cho “mặn miệng”. Người xứ Huế ăn nhiều loại mắm mặn như mắm ruốc, mắm nêm, mắm thính, mắm dưa, mắm cà…Phổ biến hơn cả là bất cứ món kho nấu nào người xứ Huế cũng phải nêm một tí mắm ruốc. Đây có thể nói là hương vị mặn mòi đặc trưng của người Huế, nên dân Huế được gán cho cái tên “dân mắm ruốc” là vì vậy.

Đến với thành phố biển Đà Nẵng khám phá cảnh đẹp, thưởng thức hải sản tươi rói trong chùm Tour Siêu KM của Tuấn Nguyễn Travel với ưu đãi chưa từng có: