Top 12 # Du Lịch Bụi Phố Cổ Hội An Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Bụi Phố Cổ Hội An

Phố Cổ Hội An – Quảng Nam, một trong những điểm khám phá thu hút, lý tưởng nhất. Đô thị cổ một là nơi quá đẹp và bình yên để du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Theo chúng tôi cho hay, thành phố hội an, nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam 28km, và cách khoảng 50km thành phố Tam Kỳ về phía Đông Bắc.

Thành phố Hội An ngày nay, còn lưu giữ hơn 1000 di tích công trình kiến trúc cổ xưa. Không gian cổ kính thu hút du khách, bởi những khu đền miếu, hội quán của người Hoa. Không những vậy, nơi đây còn nằm sen kẻ với những ngôi nhà truyền thống của người Việt. Những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc của Pháp.

Đặc biệt nhất là chùa cầu (cầu Nhật Bản) được xây dựng bởi người Nhật, trở thành điểm đến thu hút du khách ở Hội An. Ngoài ra, thành phố Hội An còn một nền văn hóa phi vật thể vô cùng đa dạng, phong phú.

Những điểm đến không thể bỏ qua ở Phố Cổ Hội An

Chùa Cầu có mái che khá độc đáo, kết hợp với các kết cấu, họa tiết trang trí độc đáo, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả nét công trình kiến trúc, văn hóa phương Tây.

Nhà cổ Tấn Ký Là một trong những điểm đến hấp dẫn của nơi đây, nhà cổ lâu đời nhất tại Hội An với hơn 200 năm tuổi. Ngôi nhà cổ này đã được xây dựng với sự kết hợp của ba nền kiến trúc Việt – Nhật – Trung một cách độc đáo nhất. Nội thất trong nhà được trạm trỗ, điêu khắc một cách tỉ mỉ, điêu luyện và tinh xảo. Nét công trình kiến trúc độc đáo, thu hút, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng thu hút du khách.

Nếu bạn đang lựa chọn điểm đến thu hút ở Phổ cổ Hội An thì tuyệt đối đừng bỏ qua địa điểm này. Làng rau sạch Trà quế là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sách chất lượng của người dân nơi đây. Do đó, thành phố Hội An thu hút được không ít du khách trong và ngoài nước đến đây. Ở làng rau Trà Quế, có trên 20 chủng loại về rau ăn lá, gia vị và rất nhiều loại rau không phải đâu cũng ngon bằng. Đến với Hội An, tham quan Phố Cổ, trải nghiệm làng rau trà quế, ngoài việc tham quan thì du khách khi đến đây,còn có thể hóa mình thành những người dân chăm sóc vườn rau của mình một cách thú vị.

Một số điểm tham qua phải di chuyển xa phố cổ

Đảo cù lao chàm cũng là điểm đến thu hút nằm khá xa phố cổ hội an. Hiện nay, hòn đảo này gồm 8 đảo và cách biển Cửa Đại không xa khoảng 15km. Khám phá Đảo Cù Lao Chàm bạn còn có cơ hội khám phá, thưởng thức những món ăn đặc sắc, ngon, hấp dẫn lòng người.

Biển Cửa Đại là một bãi tắm đẹp thuộc thành phố Hội An. Hiện nay, bãi biển này đã có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ. Điều đặc biệt là rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ, bạn có thể thưởng thức món ăn ngon tuyệt ngay giữa biển. Đến với biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt, bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn. Du lịch Hội An mùa hè tuyệt đối đừng bỏ qua địa điểm hấp dẫn này.

Đến du lịch Phố Cổ Hội An, trải nghiệm biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên. Khi bạn ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển. Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, thu hút du khách mỗi khi đến với thành phố Hội An.

Trải nghiệm nhịp sống của con người nơi đây, bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông với những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng nên thơ,hình ảnh núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn cũng khiến nhiều người khó có thể cưỡng lại khi đặt chân tới nơi đây.

Ẩm thực độc đáo của du lịch phố cổ Hội An

Cơm gà Phố Cổ Hội An, thơm ngon, hấp dẫn cũng chính bởi sự khéo kéo tỉ mỉ trong cách chế biến của con người nơi đây. Món ăn này đã tạo ra một món cơm gà đủ tạo dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội khi ăn với các nguyên liệu như: hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm càng làm tăng thêm phần hấp dẫn, thơm ngon của ẩm thực nơi Phố Hội.

Nhiều người dân sinh sống lâu năm nơi đây, đều nói cao lầu xuất hiện ở Hội An từ thế kỷ 17. Có lẽ vì thế mà món ăn độc đáo này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ nét văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa, xen lẫn các món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng, hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.

Khi nhắc đến ẩm thực ở nơi phố Hội, thì bánh đập, hến xào là món ăn chúng ta không thể bỏ qua. Miếng bánh đập giòn rụm tan trong miệng, được ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.

Chè bắp – một món ăn vặt dân dã, quen thuộc, ngày càng trở nên rất nổi tiếng ở Hội An. Món ăn này luôn thu hút du khách, bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh, cộng thêm vị thơm của bắp. Món chè bắp ở Phố Cổ Hội an Khác với chè của miền Nam, chúng không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè, thường được du khách săn đón nhiều nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.

Khi Ăn món bánh bèo các bạn phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế, cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho bao du khách du lịch hội an, và là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo.

Mì Quảng cũng giống như món cao lầu chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Nhìn bên ngoài, mì Quảng gần giống như Cao Lầu, nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, các bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn, nhưng đều mang hương vị đặc trưng nơi Phố Hội. Mì Quảng thường được ăn kèm với một số nguyên liệu như: tôm, thịt, trứng cút… Tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm.

Bánh xèo Hội An cũng là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục, sẽ rất nóng nực để làm ra món ăn ngon này. Do đó vào mùa mưa trong năm ở Hội An, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12, thì đây là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo ở Hội An.

Du lịch bụi Phố Cổ Hội An – Quảng Nam có gì hay? ăn gì và chơi ở đâu thú vị nhất? với một số thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, hi vọng bạn sẽ có kế hoạch chi tiết, thú vị cho chuyến đi của mình. Khám phá Phố Hội, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời, lưu giữ nhiều kỷ niệm nhất cùng bạn bè và người thân.

Phố Cổ Hội An Đà Nẵng

Phố Cổ Hội An – Quảng Nam

Hội An là một màu sắc đặc trưng của Đà Nẵng, sự tương phản cả về lối sống lẫn kiến trúc nhà ở, ẩn mình ngay giữa trung tâm thành phố sầm uất náo nhiệt là những dãy nhà con ngõ cổ kính yên bình.

Du Lịch Đà Nẵng : Hải Vân quan – thiên hạ đệ nhất hùng quan

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách chương trình – Hội An.

Hội An trở thành thành phố vào năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu. Khi thành lập thành phố, Hội An có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại; 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim và xã đảo Tân Hiệp – Cù lao Chàm.

Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km.

Phía Ðông giáp biển Ðông.

Phía Nam giáp Huyện Duy Xuyên.

Phía Tây và Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An. Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú – Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.

Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Nhà cổ Quân Thắng (Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.

Nhà cổ Tấn Ký (Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)

Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống – đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa … thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.

Nhà cổ Phùng Hưng (Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý. Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993.

Hội quán Phúc Kiến (Số 46. Trần Phú – thị xã Hội An)

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 Âm lịch), vía Thiên Hậu (23tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

Hội quán Triều Châu (Số 157. Nguyễn Duy Hiệu – thị xã Hội An)

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Quảng Đông (Số 17. Trần Phú – thị xã Hội An)

Hội quán Ngũ Bang (Số 64. Trần Phú – thị xã Hội An)

Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa

Chùa Ông (Số 24. Trần Phú – thị xã Hội An)

Quan âm Phật tự Minh Hương (Số 7. Nguyễn Huệ – thị xã Hội An)

Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu.

Nhà thờ tộc Trần (Số 21. Lê Lợi – thị xã Hội An)

Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ…phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị- thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hoá của đô thị cổ.

Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (Số 80. Trần Phú – thị xã Hội An) Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam … minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (Số 149. Trần Phú – thị xã Hội An) Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm … từ năm 1989 đến năm 1994. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

Cẩm Nang Du Lịch Phố Cổ Hội An

Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông phục vụ du khách như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô, du khách cũng có thể thuê xe máy, xe đạp để tự do dạo quanh Hội An thăm khu phố cổ. Nhưng thú vị nhất với du khách đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này.

– Nhà cổ 77 Trần Phú: ngôi nhà hình ống điển hình, giữa sân nhà có các vách gỗ bao quanh được chạm khắc sống động.

– Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học, phòng khách là một công trình chạm trổ tinh vi. Ở trần có vỏ cua có trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo rất lạ mắt.

– Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.

– Hội Quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.

– Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.

– Hội quán Hải Nam là nơi thờ 108 Hoa kiều chết oan dưới thời vua Tự Đức.

– Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa ông Bổn ở đường Nguyễn Duy Hiệu. Hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ, khởi công năm 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang.

– Nhà trưng bày gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Đây cũng là một căn nhà cổ đẹp được trùng tu với sự đóng góp của đại học Chiêu Hoà, Nhật Bản.

– Bảo tàng Lịch sự văn hóa Hội An nằm trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà – thờ Quan Âm. Chùa khởi xây từ thế kỷ thứ 17 và đã qua nhiều lần trùng tu.

– Biển Cửa Đại: nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông. Đây là bãi tắm lý tưởng, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng.

Khách sạn Hội An thường xuyên đông khách. Là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài nên Hội An không thiếu các khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành phố giá phòng khá cao, nhưng khó có phòng trống. Vào mùa cao điểm nên tìm phòng xa khu trung tâm như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên.

Có nhiều nhà trọ sạch sẽ không kém khách sạn, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Nhà khách cũng có nhiều phòng, giá rẻ, gần điểm bán vé tham quan.

Tốt nhất bạn nên lên mạng search thông tin giá cả về khách sạn, nhà trọ và book phòng khách sạn trước khi đến để tránh trường hợp không có phòng để ở khi đến nơi.

Ăn uống, mua sắm

Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt. Sợi cao lầu làm bằng bột gạo Hội An, ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.

Hội An còn đặc sản bánh tráng đập ăn cùng hến trộn. Do nhiều người Hoa tập trung sinh sống nên Hội An còn nổi tiếng với bánh bao và bánh vạc. Hai loại bánh này đều có nhân tôm thịt, nhưng ngon đặc biệt hơn là nhờ ngâm bột bằng nước giếng Bá Lễ và chấm bằng nước chấm chính hiệu do người bán bánh làm ra.

Cơm gà Hội An cũng là một món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến đây.

Ngoài ra, nếu thích ăn ngọt bạn có thể thưởng thức các loại chè, tàu phớ đặc trưng xứ Hội.

Các loại bánh bạn có thể mua về làm quà như: bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai… Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm.

Hội An còn có khá nhiều quà lưu niệm để bạn mua về làm quà: đèn lồng, đồ thủ công mỹ nghệ,… Một điểm đặc biệt là các món quà lưu niệm ở đây chủ yếu là sản phẩm thủ công, vì thế mà chúng rất tinh tế.

Một số “bí kíp” nhỏ cho bạn:

* Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập.

* Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.

* Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…

* Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.

Tham khảo danh sách khách sạn ở Hội An giá tốt.

Tham khảo ngay tour du lịch Hội An giá ưu đãi không thể tuyệt hơn tại iVIVU.com

Tour Hội An 3N2D: Tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời tại Resort Victoria giá chỉ 1.999.000 VND Tour Đà Nẵng 1N: Ngũ Hành Sơn – Hội An giá chỉ chúng tôi VND Tour Đà Nẵng 1N: Hội An – Thánh địa Mỹ Sơn giá chỉ 850.000 VND

***

Nguồn: Cẩm nang du lịch chúng tôi – Tham khảo tại Thebox

Tour Hội An Ngắm Phố Cổ Ban Đêm

14h30: Xe và HDV Đà Nẵng Xanh đón quý khách tại khách sạn hoặc nhà riêng. Đoàn khởi hành đi tham quan bán đảo Sơn Trà, nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 10km. Bán đảo Sơn Trà là một mạch trong dãy Trường Sơn nối liền với đất liền và là một trong những thắng cảnh đẹp của Đà Nẵng.

“Mây mù che đỉnh Sơn Trà Sấm rền Non Nước trời Đà chuyển mưa”

Bán đảo Sơn Trà càng trở nên nổi tiếng khi xây dựng xong chùa Linh Ứng 3 vào năm 2009 – 2010 với bức tượng Phật Bà cao nhất Việt Nam với chiều cao 67m. Chùa Linh Ứng được thiết kế với quy mô hoành tráng, nhiều tượng Phật được tạc rất tinh xảo: bộ tượng Thập Bát La Hán, Tứ Đại Hồng Long, Tượng Phật Thích Ca tại chính điện….15h30: Tiếp tục tham quan Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn cách trung tâm 8km với năm ngọn núi được nằm theo hệ Ngũ Hành, dường như ai từng biết đến Đà Nẵng là biết đến Ngũ Hành Sơn. Tại đây, quý khách tham quan Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, một trong bốn ngôi làng cổ tại Quảng Nam – Đà Nẵng xưa kia tập trung vào nghề đúc, đẽo và tạc đá. Tiếp tục chương trình, quý khách sẽ thượng sơn tham quan ngọn Thủy Sơn, ngọn núi lớn nhất và đẹp nhất Ngũ Hành Sơn. Tiếp theo quý khách sẽ tham quan từng công trình từHạ Thai, Trung Thai đến Thượng Thai, nổi tiếng nhất như: Tháp Xá Lợi, Chùa Linh Ứng 1, động Tàng Chơn, động Vân Thông, Huyền Không quan, Vọng Giang Đài, Chùa Tam Thai sau đó hạ sơn bằng đường bộ.17h00: Xe và HDV tiếp tục đưa đoàn tham quan phố cổ Hội An 17h30: Quý khách bắt đầu tham quan phố cổ Hội An, đây là phố đèn lồng đẹp nhất vào ban đêm mang phong cách đậm chất phố người Hoa. Trong tour quý khách sẽ có dịp tham quan chùa Cầu Nhật Bản, xây dựng vào đầu thế kỷ 17, một biểu tượng độc đáo và rất thân thương của người Hội An. 19h00: Đoàn tập trung, dùng bữa tại nhà hàng và thưởng các đặc sản tại Hội An. Sau đó, quý khách sẽ tham hai trong các điểm sau: Hội Quán Quảng Đông, Hội Quán Phúc Kiến, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng. Tự do mua sắm.20h30: Xe và HDV sẽ đưa đoàn về Đà Nẵng.21h30: Trả khách tại điểm đón ban đầu. Kết thúc chương trình Tour du lịch Sơn Trà Ngũ Hành Sơn Hội An

GIÁ TOUR ÁP DỤNG ĐẾN HẾT NGÀY 30/06/2021 DỊCH VỤ BAO GỒM : 1. Vận Chuyển : – Xe du lịch đời mới, hệ thống máy lạnh, lái xe kinh nghiệm. 2. Vé tham quan: – Vé Ngũ Hành Sơn – Vé Hội An 3. Ăn uống : – Ăn theo chương trình (1 bữa * 120.000/suất) 4. Hướng dẫn viên : – Vui vẻ, nhiệt tình, hướng dẫn viên suốt hành trình. 5. Bảo hiểm : – Trọn tour theo quy định của bảo hiểm Bảo Việt 10.000.000đ/vụ 6. Nước Suối: – 500ml /người/ngày

KHÔNG BAO GỒM: 1. Ăn uống ngoài chương trình, điện thoại, giặt là, các chi phí cá nhân khác. 2. Vé máy bay, tàu hỏa trong chương trình. 3. VAT.

GIÁ TRẺ EM: 1. Trẻ em từ 1 – 4 tuổi: miễn phí 2. Trẻ em từ 5 – 10 tuổi tính 50% vé dịch vụ. 3. Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính nhưng người lớn.

GHI CHÚ: – Cung cấp danh sách đoàn gồm đầy đủ các thông tin cá nhân, điện thoại liên lạc. – Giá trên không áp dụng cho khách nước ngoài và dịp lễ tết