Top 6 # Du Lịch Đà Nẵng Vnexpress Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Đà Nẵng Huế, Tour Đà Nẵng

Tour du lịch Đà Nẵng – Huế, tham quan di sản thế giới Cố Đô Huế 1 ngày giá chỉ 699k, du lịch Huế xuất phát tại Đà Nẵng khởi hành hằng ngày giá rẻ nhất, cam kết hoàn tiền 100%.

LỊCH TRÌNH TOUR DU LỊCH ĐÀ NẴNG – HUẾ 1 NGÀY

Xe và HDV của EMT sẽ đón quý du khách tại điểm hẹn trước hoặc khách sạn ở trung tâm thành phố Đà Nẵng lúc 7h30 và khởi hành tham quan du lịch Huế.

Xe sẽ đưa quý du khách đi qua hầm đèo Hải Vân, hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, qua cầu Lăng Cô quý khách sẽ ngắm nhìn vịnh Lăng Cô với bãi cát trắng trải dài, là một trong những vịnh biển đẹp nhất Thế Giới.

Vượt qua đèo Phú Gia, Phước Tượng xe chạy dọc theo đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, HDV sẽ giới thiệu cho chúng ta sự tích ” Truông nhà Hồ – phá Tam Giang “.

13h00 tiếp tục hành trình tham quan Đại Nôi – Hoàng Cung triều Nguyễn với Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, khu vực Tử Cấm Thành với Điện Cần Chánh, Cung Diên Tho… Tham quan bảo tàng cổ vật cung đình Huế với các vật dụng của các vị vua chúa, các cổ vật cung đình xưa…..

18h xe đến Đà Nẵng, HDV tiễn qúy du khách tại điểm hẹn hoặc khách sạn. Cảm ơn và tạm biệt quý du khách hẹn gặp quý khách trong các chương trình tour du lịch Bà Nà, du lịch Cù Lao Chàm.

Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được yêu cầu mua book tour online tour Đà Nẵng – du lịch Huế 1 ngày của quý du khách.

Vé tham quan

Ăn trưa suất 120k

Khăn lạnh nước uống

Xe du lịch chất lượng cao đưa đón quý du khách

Hướng dẫn viên suốt tuyến trong chương trình tour

Bảo hiểm du lịch

Giá tour chưa bao gồm: Chính sách với trẻ em khi tham gia tour

Trẻ dưới dưới 5 tuổi miễn phí mọi chi phí tour so với người lớn

Trẻ từ trẻ từ 5 đến dưới 10 tuổi 50% giá tour

Trẻ từ 10 tuổi trở lên chịu 100% chi phí tour so với người lớn

Công ty TNHH MTV Truyền Thông và Dịch Vụ Du Lịch Con Voi

Điều khoản đặt và hủy tour du lịch Lưu ý khác khi tham gia tour du lịch

Những trường hợp khách quan bất khả kháng phải hủy tour như khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, dịch vụ tàu xe bị hủy, hoãn chuyến… chúng tôi chỉ hoàn lại những dịch vụ nào quý khách chưa sử dụng

Quý khách lúc đi du lịch phải mang theo một trong các giấy tờ cá nhân như CMND, Hộ chiều đối với người lớn còn trẻ dưới 12 tuổi nên đưa giấy khai sinh theo cùng

Trường hợp trẻ đi mà không có bố mẹ đi theo phải có giấy ủy quyền cho người thân

Quý khách chú ý tự bảo quản tư trang

Trong mỗi tour du lịch phải chuẩn bị đến điểm đón tối thiểu trước 30 phút để tránh bị trễ tour

4 Bước Để Trở Thành Cộng Tác Viên Du Lịch Của Vnexpress.net, Traveloka…

Chào bạn đến với series bài viết kiếm tiền khi đi du lịch, mình là Việt Anh, người sáng lập Dulichbui24.com.

Nội dung bài viết: mình sẽ chia sẻ các bước để có thể viết một bài viết hoàn chỉnh, gửi đăng báo, hoặc đăng trên các trang tin du lịch…vv

Bài viết này gồm 4 phần

Phần 2: Bắt tay vào viết

Phần 3: Đọc lại và sửa

Phần 4: Gửi bài, chờ duyệt và nhận nhuận bút

1/ Độc giả là ai?

Trước khi viết, mình xác định rõ đối tượng bạn đọc là ai.

Ví dụ mình vừa đi du lịch Đà Nẵng, mình muốn viết một bài Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

(1) Độc giả là ai: với chúng tôi độc giả là những người trẻ tuổi thích đi du lịch tự túc, mình sẽ chia sẻ thông tin hướng các bạn đến việc tự thuê xe đi, tự đặt khách sạn, tự đạt tour ghép giá rẻ…vv

Vì đối tượng độc giả của mình là dân đi bụi, đi tự túc tiết kiệm nên mình sẽ không chia sẻ về các khu resort nghỉ dưỡng trong bài viết này, thay vào đấy là chỉ cho các bạn ấy thuê khách sạn ở đâu giá rẻ, tiện di chuyển và tham quan.

(2) Văn phong: cũng tùy vào đối tượng bạn đọc mà mình sử dụng văn phong cho nhóm đối tượng ấy.

Ví dụ như trong bài Kinh nghiệm phượt Hà Giang, mình xưng “tôi – anh em” với bạn đọc. Vì đối tượng những bạn đi phượt Hà Giang đều là dân xê dịch, dân đi bụi, xưng hô như thế cho gần gũi.

2/ Mình định viết gì đây ta?

4. Bài mang tính thời sự: dạng bài này thường là cập nhật thông tin ngay trong khoảng thời gian bạn viết bài. Ví dụ như bây giờ là tháng 9 – mùa lúa chín ở miền núi phía Bắc, mình sẽ viết bài Tháng 9 đi đâu? Hay trước 2/9 mình sẽ viết bài Nên đi đâu vào 2/9?

Đừng lan man!

Vì lý do 2 lý do: bài viết sẽ quá dài và không có mục tiêu cụ thể bạn sẽ không cung cấp được đúng thông tin mà bạn đọc cần. Giống như việc bạn chỉ có một mũi tên, mà bạn lại tự đặt ra cho mình quá nhiều cái đích, bạn không thể nào bắn 1 lúc trúng tất cả.

Kinh nghiệm của mình: để bài viết của bạn hấp dẫn, bạn nên chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Ví dụ như series bài viết này, mình biết bạn quan tâm tới việc viết lách kiếm tiền bằng việc đi du lịch, mình chia sẻ cho bạn thông tin bạn cần, vậy là bài viết trở nên hữu ích, phải không nào?

Phần 2: Bắt đầu viết

Sau khi lựa chọn được viết cho ai, viết cái gì, giờ sẽ bắt đầu vào phần khó nhất – viết như thế nào.

Việc viết lách (theo mình) phụ thuộc nhiều vào yếu tố kỹ năng của cá nhân, nếu bạn mới viết thì không còn cách nào khác là bạn phải đọc bài của người khác, học theo và viết thật nhiều và sửa đi sửa lại để rèn luyện kỹ năng của mình.

4 lưu ý về cấu trúc bài viết

(1) Bài viết bố cục mở – thân – kết

Giống như bài văn bình thường, bài viết về du lịch cũng cần đủ 3 phần: mở – thân bài và kết.

Phần mở bài rất quan trọng: thường giới thiệu những nội dung tóm tắt trong bài, mở bài hay sẽ thu hút bạn đọc đọc tiếp, nếu dở, tỷ lệ bạn đọc bỏ qua là rất cao. Giống như ấn tượng đầu tiên trong buổi hẹn hò đầu tiên vậy!

Phần thân bài: chia bài viết ra làm các đề mục và đi vào chi tiết

Phần kết không quan trọng lắm! Chủ yếu là chia sẻ cảm xúc của bạn hoặc kêu gọi độc giả chia sẻ cảm xúc của họ. Nếu là blog, mình thường nhắn nhủ bạn đọc :”Nếu cần thêm thông tin gì cứ email cho mình qua…”

(2) Mở bài bằng phần tóm tắt nội dung chính của bài viết

(3) Chia nhỏ đề tài

Bạn có thể tham khảo cụ thể các chia nhỏ đề tài tại bài viết mẫu sau: Kinh nghiệm “xương máu” sau 21 ngày du lịch Phú Quốc

(4) Tiêu đề “vô cùng” quan trọng

5 lưu ý về cách trình bày bài viết dễ đọc

Mình ngày trước trình bày khó đọc hơn bây giờ nhiều. Nhờ buổi cafe với blogger Dương Anh Thiện, một người bạn tốt bụng (cậu ấy viết chúng tôi đã góp ý với mình rằng :”Cậu viết khó đọc quá” và cậu ấy chia sẻ lại với mình những cách để bài viết trông dễ đọc hơn.

(1) Xuống dòng sau 3-4 dòng liên tiếp

(3) Độ dài bao nhiêu hợp lý?

Thường giờ người ta thích số 1000 các ông ạ, còn tôi, cứ 2-3-4-5, có bài 10 nghìn chữ. Blog của tôi, tôi thích thì tôi viết hôy… haha

(4) Tiêu đề cần phải thật sexy

(5) Ảnh đẹp sẽ tăng thêm phần hấp dẫn

Bạn vào một bài viết nào mới từ năm 2017 ở chúng tôi cũng sẽ thấy, ảnh không đến nỗi tệ, thậm chí liệt vào dạng “cũng đẹp đấy chứ!” ahihi.

Phần 3: Đọc – sửa – đọc – sửa

Sau khi viết xong một việc quan trọng nữa là đọc và sửa. Có những bài viết trên blog mình phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần, từ năm này qua năm khác để update lại nội dung, đôi khi là để sửa lại văn phong cho bài viết hợp với bạn đọc, với tuổi của mình nữa.

Giờ già rồi, với ngày càng bựa nên phải chỉnh lại văn phong không nghiêm túc quá tới lúc bạn bè gặp ngoài đời thường bảo “bố khỉ! ông này viết giả nai, ngoài đời rõ bựa!”… đại loại thế!

Gửi cho bạn bè góp ý

Trong quá trình sửa đôi khi bạn gặp khó khăn, bí ý tưởng, hoặc đơn giản là chẳng tìm thấy chỗ nào lỗi nữa, để chắc chắn hơn bạn nên gửi cho bạn bè đọc và góp ý giúp. Chắc chắn chúng nó sẽ “bới lông và tìm ra vết” của bạn. Nhưng bạn bè mà, chúng nó sẽ cười vào mặt và góp ý giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Mình cũng hay gửi bài cho bạn bè, hoặc nhờ chính các bạn độc giả của mình đọc giúp. Ví dụ như bài này, mình sẽ post lên fanpage, trong nhóm cộng tác viên du lịch… và nhờ mọi người góp ý giúp xem nội dung đã dễ hiểu, hữu ích chưa.

Phần 4: Gửi bài

Sau khi viết, rồi sửa xong, bạn tự tin vào bài viết rồi thì hãy gửi nó.

Về việc gửi bài lần đầu tiên, có nhiều bạn làm hết sức tệ, nhiều thanh niên chẳng biết cách viết một lá thư điện tử đúng cách. Viết bài mà hay, viết email gửi cho báo chí mà dở nữa, học nhìn tiêu đề không muốn đọc rồi thì hôy… công dã tràng.

– Tiêu đề: nên ghi rõ mục đích của lá thứ, bạn không cần làm nó hấp dẫn như tiêu đề bài viết, nhưng nếu được thì nên làm.

– Nội dung thư:

đầu tiên chào hỏi

sau đấy giới thiệu về bản thân

giới thiệu người quen chung hoặc người giới thiệu (ở đây là mình, bạn sẽ ghi: Dear X, em là Y, bạn của anh Z. Em được anh Z giới thiệu rằng có thể gửi email cho chị X để gửi bài đăng trên tạp chí chúng tôi em thích đi du lịch và muốn chia sẻ để trở thành cộng tác viên. Em đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt, dồn hết công lực… nói chung vất vả lắm để viết được bài này. Hy vọng có thể trở thành cộng tác viên của tạp chí abcxyz…

Cảm ơn và nhận hồi âm từ chị

Bạn nên đọc bài viết Kỹ năng chào hàng pitch của Huyền Chip (tác giả cuốn Xách ba-lô lên và đi) để tìm hiểu về việc viết một lá thư chào hàng bản thân cho đúng cách.

Các đầu mối gửi bài

Đây là thông tin các đầu mối mình đang cộng tác,

1/ chúng tôi Phóng viên Xuân Tú trưởng ban du lịch (Xuantu@Vnexpress.net) hoặc email chung: dulich@Vnexpress.net

Nhuận bút VNX: 150 – 200k/bài

2/ chúng tôi Phóng viên Lê Sơn: email Leson@tuoitre.com.vn

Nhuận bút VNX: 150 – 200k/bài

Lưu ý: Tuổi trẻ mình chưa gửi bài lần nào, anh Sơn là ông anh mình, nếu liên hệ cứ bảo thằng em hư hỗn của anh nó xúi em gửi bài cho anh. Nhớ viết hay, không lại mất mặt thằng giới thiệu. Mà thực ra, nó cũng không có mặt nào để mất kaka.

Nhuận bút: 800k/bài

Nhuận bút: như báo chí.

Và chúng mình đang triển khai dự án cẩm nang du lịch Việt Nam, nếu bạn muốn tham gia để viết về quê hương mình thì sẽ rất tuyệt! Điều mình có thể giúp bạn qua dự án này là:

Giúp bạn làm chủ kỹ năng sáng tạo nội dung dạng blog chia sẻ

Giúp bạn xây dựng cho mình một cái “tên” trong cộng đồng du lịch

Sau này có thể có cơ hội kiếm tiền từ việc chia sẻ đam mê, mình sẽ giới thiệu cho bạn cùng làm!

Bạn nên cộng tác với một đơn vị báo chí

Mình nghĩ bất cứ ai khởi đầu cũng nên cộng tác với một tờ báo, vì 4 lý do sau:

Uy tín cá nhân

Bài viết có nhiều người đọc

Nhận được nhuận bút đều đặn

Chia sẻ bài viết tới nhiều người hơn

Làm thế nào để kiếm tiền từ việc chia sẻ thông tin?

Ngoài việc viết lách trên báo, bạn cũng có thể viết trên note (facebook) hay blog của chính mình (miễn phí có chúng tôi – nơi khởi đầu con đường viết blog của mình). Và việc viết lách cá nhân này có thể sẽ giúp bạn

(1) Giúp người khác giới thiệu/bán dịch vụ (xe khách – tour – khách sạn…vv)

(2) Tiếp thị liên kết – hình thức giống (1) nhưng khác là làm online

(3) Bán đặc sản ở nơi bạn đến

Ê tờ ết – Kết!

Ôi! Nói chung là nhẹ nhõm! Mình nợ anh em nhóm “cộng tác viên du lịch” bài viết này đã 2 tháng nay, ấp ủ mãi, giờ mới viết xong phiên bản (1).

Mình sẽ còn update nó liên tục, nên rất mong nhận được góp ý từ bạn và các anh chị em khác.

Video chia sẻ 13 cách kiếm tiền từ đam mê du lịch, ai cũng có thể làm được!

Bạn muốn trở thành 1 travel blogger?

4.6/5

(5 Reviews)

Du Lịch Bụi Đà Nẵng, Cẩm Nang Du Lịch Bụi Đà Nẵng

Kinh nghiệm, cẩm nang du lịch bụi Đà Nẵng một trong những niềm yêu thích của không ít người. Hôm nay tôi xin đươc chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình với các bạn – những ai đang muốn trinh phục theo cách tự túc hay chúng ta quen gọi là ‘phượt’. Mùa hè, là thời điểm lý tưởng cho mọi tín đồ đi du lịch đến và chinh phục nơi được mệnh danh là ‘Thành Phố Biển’. Đà Nẵng một trong những thành phố du lịch mang trong mình những kỳ tích tuyệt vời của thiên nhiên, núi non hoang sơ hùng vĩ, những bãi biển mộng mơ, những bãi cát trắng trải dài mênh mang hòa quện cùng nàn nước trong xanh mát rượi.

Và sau đây, tôi xin liệt kê cho các bạn những điều chuẩn bị cẩn thận chi tiết nhất, những kinh nghiệm du lịch bụi Đà Nẵng đầy bổ ích cho các bạn. Tôi hi vọng rằng, với những kinh nghiệm này có thể giúp ích cho các bạn trong chuỗi hành trình du lịch Đà Nẵng của mình.

1. Phương tiện

Để đến được với Đà Nẵng bạn có thể chọn các loại phương tiện như: máy bay, tàu hỏa hay là xe ô tô để chọn cho mình đươck phương tiện đi lại tốt nhất. Việc chọn phương tiện cũng tùy thuộc bạn đang ở đâu? Nếu bạn ở gần (các tỉnh lân cận) có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc xe buýt. Còn ở xa các bạn có thể mua máy bay (các bạn có thể đợi khuyến mãi, săn vé máy bay giá rẻ) để có thể tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc cho chuyến hành trình của mình. Mặt khác, nếu bạn thích phiêu lưu trong một chuyến hành trình dài hơn để có một chuyến đi trọn vẹn của mình.

Để có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và tiết kiệm nhất các bạn nên tham khảo giá khách sạn, nhà nghỉ trước. Vì tại Đà Nẵng, giá phòng khách sạn chênh lệch nhau khá lớn, khác biệt lớn về chất lượng dịch vụ cũng như khả năng tài chính của bạn nữa.

3. Các địa điểm du lịch Đà Nẵng.

Khi đi du lịch bụi Đà Nẵng có hàng loạt các địa điểm nức tiếng và không thể bỏ qua như: Hội An, vịnh Lăng Cô, Cù Lao Chàm, núi Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, núi Bà Nà…

Nếu như Du lịch Đà Nẵng – Hội An để thưởng ngoạn sự bình yên sâu lắng của tâm hồn, sự trổi dậy của tuổi thơ thì Du lịch Đà Nẵng – Bán đảo Sơn Trà lại được thả mình với làn nước trong veo cùng làn nước trong xanh mát, cùng cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ.Với chiều cao 1.478 đã tạo nên một núi Bà Nà chênh vênh hững hờ trong mây. Vậy tại sao lại không đến và chinh phục ngọn núi này nhỉ? Bạn có thể chọn một cách hết sức đơn giản và không tốn công sức đó là thưởng quan cảnh núi rừng Bà Nà cùng toàn cảnh Quảng Nam Đà Nẵng bằng cáp treo. Không chỉ có vậy, nơi đây còn rất nhiều những địa điểm lý thú cùng những đặc sản không thể bỏ qua.

Nói đến đặc sản Đà Nẵng là những món ăn đã chinh phục bao thế hệ người Đà Nẵng cũng như du khách thập phương đó là: Mì Quảng, gỏi cá Nam Ô, bê thui Cầu Móng, bún mắm nêm, bánh tráng thịt heo, cá cu, mực cơm chiên giòn… Đã làm hài lòng biết bao thực khách khi đi du lịch Đà Nẵng.

Du Lịch Đà Nẵng, Nên Đi Du Lịch Đà Nẵng Vào Tháng Mấy?

Đặc điểm khí hậu Đà Nẵng

Đà Nẵng với nhiều điểm tham quan hấp dẫn, cảnh đẹp thơ mộng, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Tuy nhiên, do khí hậu theo mùa thất thường, chính vì thế khi có ý định lên kế hoạch cho Tour Du Lịch Đà Nẵng, du khách cũng nên nắm rõ tình hình thời tiết tại Đà Nẵng, để lựa chọn được thời điểm du lịch thích hợp nhất. Vậy, du lịch Đà Nẵng, nên đi vào tháng mấy?

Khí hậu ở Đà Nẵng chịu sự chuyển tiếp, đan xen giữa 2 miền Bắc – Nam, nhưng mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam hơn. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Một ưu điểm rõ rệt cho thời tiết ở thành phố Đà Nẵng là nó không quá nóng, nhiệt độ trung bình 28-30°C ở vào tháng 6, 7, 8. Các tháng mùa đông như 12, 1, 2 thích hợp cho du lịch vì lúc này nhiệt độ chỉ vào khoảng 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C. Đây được coi là một không gian du lịch tạo được sự thoải mái nhất cho quý khách.

Du lịch Đà Nẵng, nên đi vào tháng mấy?

Với những đặc điểm thời tiết này, có thể nói, khoảng thời gian từ tháng 2 cho đến tháng 8 là thời điểm tuyệt vời nhất cho bạn có được một chuyến du lịch Đà Nẵng, thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Đặc biệt chú ý, bạn nên đặt trước phòng khách sạn, vé may bay đến miền đất xinh đẹp trong thời gian này, bởi lượng khách đến rất đông.

Đặc biệt, du khách muốn thưởng thức những màn pháo Hoa nghệ thuật của các đội dự thi đến từ nhiều nơi trên thế giới thường diễn ra vào tầm cuối tháng 4 và đầu tháng 5 ( dịp 30/04 và 01/05 ) hàng năm.

Một lựa lựa chọn thông minh giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí nhất mỗi khi đến Đà Nẵng thì bạn nên đến nơi đây vào tháng 1 đến tháng 4. mùa thấp điểm này bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn và tránh phải xếp hàng khi tới các điểm tham quan.