Top 14 # Du Lịch Hà Nội Mùa Xuân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Vì Sao Nên Đến Hà Nội Dịp Mùa Xuân?

Hà Nội không chỉ là thủ đô của nước Việt Nam mà còn là điểm du xuân hấp dẫn của nhiều khách thập phương, nhưng vì sao nên nên đến Hà Nội dịp mùa xuân vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ của nhiều người.

Thời tiết ấm áp

Nhiều người thích mùa thu Hà Nội, mùa của làn gió heo may đã đi vào thơ ca của nhiều vĩ nhân, mùa của những sự kiện trọng đại của đất nước trong tiết trời có phần se lạnh nhưng đa số mọi người đều không bỏ lỡ dịp du xuân Hà Nội vào những ngày đầu năm khi tiết trời không còn lạnh lẽo, muôn cây đâm chồi, nảy lộc và thi thoảng có những giọt mưa êm êm rơi trên cỏ, lây phây làm rung động lòng người. 

Những làng hoa xuân đẹp ngẩn ngơ

Một trong những lý do khiến mùa xuân Hà Nội luôn đẹp đó là những bông hoa xuân và thú vui chơi hoa ngày tết. Ở Hà Nội, cũng có rất nhiều làng hoa đẹp như Tây Tựu, Nhật Tân tô điểm thêm cho thủ đô Hà Nội thêm tươi xanh.

Những dịp xuân về, người Hà Nội thường rủ nhau đi ngắm hoa, chào đón những nụ xuân còn e ấp và hưởng cảm giác bình yên khi bên những luống hoa xuân tràn trề sức sống. Khi đến với làng hoa Tây Tựu ở Từ Liêm, người vãn cảnh thêm yêu không gian rực rỡ của 250 triệu bông hoa, từ hoa cúc chi, hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa hồng…

Tây Tựu cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km và tự hào là có nghề trồng hoa lâu đời, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng triệu bông hoa tươi thắm, làm đẹp cho cuộc đời.Vào ngày giáp Tết, Tây Tựu còn nổi bật với các luống hoa violet tím, hoa layon, hoa thược dược…

Ngoài Tây Tựu thì Nhật Tân cũng là một trong những làng hoa lâu đời nổi tiếng với những cây đào bích, đào phai rực rỡ, nở bung giữa tiết trời se lạnh. Mỗi năm, hoa đào luôn bừng nở chào xuân và đón hàng trăm lượt khách mua vé máy bay đi  Hà Nội đến chiêm ngưỡng hoa và chụp ảnh. 

Hoa đào khoe sắc trên từng con phố

Một trong những lý khiến bạn phải chu du Hà Nội dịp đầu xuân chính là sự có mặt của những cành hoa Đào – loài hoa vương giả của ngày tết nhưng cũng rất đỗi thân quen với người Việt, đặc biệt là người miền Bắc. Khi  mùa xuân đến, khắp các con phố đều có sự hiện hữu của những bông hoa đào yêu kiều,  tươi thắm, vươn mình trong mưa bụi và trong cái rét căm căm nhưng có phần bớt lạnh của mùa xuân. Những bông hoa Đào đỏ, hồng thi nhau khoe sắc được chở trên những chiếc xe đạp cũ gợi nhớ về một Hà Nội bình yên và thành bình như ngàn xưa vẫn vậy.

Hoa ban, hoa sưa lãng mạn

Ngoài hoa Đào thì Hà Nội mùa xuân còn là dịp bừng nở của những bông hoa Ban, hoa Sưa lãng mạn. Trong những ngày tháng 3, hoa ban và hoa sưa phủ trắng những tán lá xanh mướt khiến mùa xuân càng thêm sức sống. bạn có thể đến những con phố nổi tiếng như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Bưởi để ngắm hoa. Tại đây, màu trắng của hoa ban và nhất là hoa sưa đã tạo nên một khung trời quyến rũ mà bất cứ ai cũng yêu thích. 

Mùa xuân – mùa lễ hội

Ngoài cảnh sắc hữu tình của cây và hoa, xuân Hà Nội còn là mùa của lễ hội. Có rất nhiều ngày hội lớn nhỏ được tổ chức mỗi khi xuân về. Đây cũng là thời điểm Hà Nội thu hút hàng triệu lượt khách du lịch.

Hàng loạt lễ hội truyền thống sẽ được tổ chức để tưởng nhớ những nhân vật truyền thuyết, lịch sử như: Lễ hội gò Đống Đa (mùng 5 tháng Giêng) được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của Vua Quang Trung, lễ hội đền Sóc (6-7 tháng Giêng) thờ Thánh Gióng, hội đền Hai Bà Trưng (mùng 6 tháng Giêng) tưởng nhớ công lao của hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa nhằm đánh đuổi giặc Đông Hán, lễ hội Cổ Loa (6-8 tháng Giêng) tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương.. 

Đặc biệt, lễ hội Chùa Hương là lễ hội kéo dài thời gian nhất ở nước ta. Du khách đến đây không chỉ cầu phúc, cầu may, mà còn được thăm thú cảnh đẹp chốn bồng lai tiên cảnh, non nước hùng vĩ, sông suối nên thơ, hang động kỳ thú. Ngoài ra, ngoại thành Hà Nội còn có vô số lễ hội lớn nhỏ khác như hội Chùa Thầy, hội làng Triều Khúc…

Mùa Xuân Về Trên Những Ngả Phố Hà Nội

Khác với mùa hè xôn xao tiếng ve trên những cành phượng vỹ, mùa thu nồng nàn hương vị cốm làng vòng, hay mùa đông với những cơn gió mùa rét mướt, mùa xuân Hà Nội mang một hương vị trong lành, ngọt ngào và rất đỗi tươi vui. Hà Nội mùa xuân tựa như một bức tranh sơn dầu đầy màu sắc của tự nhiên. Cuộc sống, con người và thiên nhiên ở Hà thành là những nét chấm phá sinh động và tươi vui cho bức tranh mùa xuân đầy sức sống. Lữ khách nào dạo bước Hà Nội những ngày xuân sẽ không khỏi mê mẩn sắc xuân rực rỡ của mảnh đất nghìn năm văn hiến này. Sắc xuân tươi tắn ở Hà Nội – Ảnh: Tú Uyên

Hà Nội mùa xuân là một sự biến chuyển nhẹ nhàng và tinh tế của thiên nhiên đất trời miền Bắc, khi ấy là lúc những nhành đào phai hé nở những cánh hoa rạng rỡ đầu tiên, là lúc hoa cỏ trong thành phố rộn ràng khoe sắc, những cô gái Hà thành dịu dàng váy áo xúng xính đi chợ xuân,… Mùa xuân Hà Nội mang đậm cái chất xuân, cái vị tết của miền Bắc những ngày đầu năm mới. Người Hà Nội từ nơi xa dù bận đến mấy cũng tìm cách trở về mảnh đất thương yêu, để đón nhận hương xuân ngào ngạt từ hoa lá, để sum vầy bên gia đình trong tết đoàn viên. Xuân Hà Nội, dịu dàng và ngọt ngào như những cánh đào mùa xuân đương độ nở rộ.

Những vườn đào nở rộ khi xuân đến – Ảnh: Nguyen Quoc Thang Sắc đào phai giữa mùa xuân Hà Nội – Ảnh: Ryan Nguyen “Em đã gặp mùa xuân Hà Nội Hoa đào tươi nở trong nắng mới Em yêu anh thêm yêu Hà Nội Yêu anh em yêu cả cuộc đời…”

Câu hát thân quen mà cô ca sĩ Lan Anh cất lên về mùa xuân Hà Nội không khỏi khiến chúng ta bâng khuâng, xao xuyến. Có thể thấy, mùa xuân Hà Nội còn gắn liền với những yêu thương đôi lứa ngọt ngào, tình yêu giữa thành phố nảy mầm và tràn đầy sức sống tựa như những loài cây xinh đẹp vươn mình trổ bông trong nắng xuân.

Trên những cành cây khẳng khiu bên chung cư cũ kỹ, những mầm non xanh và nụ hồng bắt đầu hé mở – Ảnh: Tú Uyên Vườn hoa đỏ rực bên sông Hồng – Ảnh: Tú Uyên

Đến Hà Nội vào những ngày đầu xuân, đi dạo trên từng con phố tràn đầy sắc hoa đào và vẫn còn thoảng cái se lạnh của mùa đông sót lại, bạn sẽ cảm nhận được từng khoảnh khắc bình yên, dung dị và hiếm có của cuộc sống nơi đô thành sầm uất. Giữa những cái cây cao, cành cây khẳng khiu trơ trọi sau khi trút lá vào mùa đông, bỗng rộ lên những mầm non bé nhỏ, ngơ ngác ngước nhìn cuộc sống mới. Khoảnh khắc nhìn thấy những mầm non mùa xuân cựa mình thức dậy giữa mùa xuân đem lại cho chúng ta một cảm xúc ngọt ngào và ấm áp, cảm xúc ấy như một sự xoa dịu khéo léo trái tim ta sau mùa đông giá lạnh.

Những bông hoa hướng dương tươi tắn giữa mùa xuân – Ảnh: Tú Uyên Hoa cánh bướm ngọt ngào khoe sắc khi xuân sang – Ảnh: Tú Uyên “Hà Nội mùa xuân Ôi thành phố trá tim ta đó Quê hương anh nơi sông Hồng sóng đỏ Qua khói lửa đau thương vẫn rạng rỡ nụ cười …”

Hà Nội – mảnh đất nghìn năm văn hiến đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, có cả đau thương cả hạnh phúc, cả niềm vui cả nỗi buồn cùng phủ lên Hà Nội theo năm tháng, và Hà Nội vẫn phát triển, vẫn tươi tắn và tràn đầy sức sống mạnh mẽ. Đã nhiều mùa trôi qua, bao sự đổi thay, chuyển dời nhưng Hà Nội vẫn toát lên vẻ đẹp riêng của đất thủ đô. Hơn thế nữa, mùa xuân càng khiến Hà Nội thêm đẹp, thêm tươi tắn và rạng ngời để đón một năm mới đến.

Những cành đào phai nhuộm hồng các con phố Hà Nội mùa xuân – Ảnh: Vu Quang Ở Hà Nội, người ta thường đến Văn Miếu xin câu đối đỏ vào ngày đầu xuân – Ảnh: Nguyen Minh

Ngoài việc đi dạo quanh Hà Nội khám phá phố phường ngày đầu xuân, ngắm những chợ xuân đầy sắc màu hoa trái, hãy đến khám phá những vườn hoa xinh đẹp bên sông Hồng. Có một địa điểm ở Hà Nội mà tôi tin rằng bạn sẽ thích mê khi đặt chân đến, đặc biệt là vào những ngày mùa xuân, đó là bãi đá sông Hồng. Cách trung tâm thành phố từ 6 – 7km về phía bờ sông Hồng, có một con đường nhỏ dẫn vào những vườn hoa đầy sắc màu của người dân Hà Nội, trong đó “phim trường” bãi đá sông Hồng là một vườn hoa khổng lồ cho khách tham quan với đủ loài hoa đẹp.

Chiếc cối xay gió khổng lồ trong vườn hoa – Ảnh: Tú Uyên Vườn hoa cải trắng giữa lòng Hà Nội – Ảnh: Tú Uyên

Giá vé tham quan là 40.000 đồng, bạn có thể thoải mái chụp hình giữa khung cảnh đẹp mê hồn của thiên nhiên hoa cỏ, ở đây còn có cối xay gió, đu quay, nhà tranh,…được xây bằng gỗ và sơn trang trí nhiều màu sắc khiến không gian thêm đập chất Tây. Đây cũng là nơi được nhiều người yêu thích chụp ảnh ở Hà Nội tìm đến, những vườn hoa tươi tắn được chăm sóc tỉ mỉ khiến bức ảnh của bạn trông lung linh hơn hẳn. Hiện tại ở đây có các vườn hoa như: hoa cải trắng, hoa cải vàng, cúc họa mi, hoa cánh bướm hồng, vàng, đỏ, hoa hướng dương, hoa hồng đỏ, hoa lau,…và rất nhiều loại hoa đang được cấy trồng. Ở những vườn hoa của người dân xung quanh khu tham quan còn có rất nhiều vườn hoa đào đang nở rộ giữa mùa xuân đang được thu hoạch đem lên chợ hoa trên phố ngày tết.

Hoa cải vàng khoe sắc trong nắng xuân – Ảnh: Tú Uyên Vườn lau được đầu tư cho các bạn trẻ chụp ảnh – Ảnh: Tú Uyên

Điều đặc biệt ở mùa xuân Hà Nội là bầu không khí hãy còn se lạnh hơi sương của những đợt gió mùa – điều kiện tuyệt vời để các bạn trẻ xúng xinh váy áo mùa đông kiểu Hàn, Nhật để đi chơi và chụp hình ảo diệu. Thảng hoặc, khi không khí ấm hơn, các cô gái có thể diện những chiếc áo dài sặc sỡ đi chụp hình bên những cành đào phai, những câu đối đỏ, những gian hàng trên phố cổ đậm màu sắc tết âm lịch đang về.

Các cô gái xúng xính váy áo đi chụp ảnh bên sắc hoa tươi đẹp – Ảnh: Tú Uyên Thiếu nữ xinh đẹp trong tà áo dài truyền thống đón xuân – Ảnh: Cao Anh Tuan Ngắm nhìn một Hà Nội bình yên – chúng tôi

Hà Nội là thành phố đẹp mọi mùa, dù vào mùa nào nơi này cũng mang bản sắc riêng, nét đẹp riêng và khí hậu thời tiết đặc trưng khó có thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Nếu xuân Sài Gòn là những ngày hội rộn ràng của giới trẻ với đủ mọi hoạt động vui chơi, ca hát, với đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ sắc xuân thì mùa xuân Hà Nội lại dịu dàng hơn, bình yên hơn với những con phố trang trí đón tết, hay những vườn hoa tươi tắn bên sông Hồng.

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của chúng tôi (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Nên Mặc Gì Khi Đi Du Lịch Hà Nội 4 Mùa Xuân Hạ Thu Đông?

1

Mùa xuân Hà Nội, nên mặc gì?

Xuân đến và bao trùm lên Hà Nội một không khí ấm áp lạ lùng với những hạt mưa phùn lất phất. Chọn thời điểm du lịch tại Hà Nội vào xuân cũng là một ý tưởng cực kì thú vị. Mùa xuân Hà Nội thường kéo dài trong khoảng tháng 2 đến tháng 4 dương lịch hàng năm. Tiết trời xuân Hà Nội khá thất thường, lạnh về sáng và đêm, buổi trưa trời lại khá ấm. 

Một chiếc áo dài cách tân cho chuyến du xuân tại Hà Nội cũng là một ý tưởng hay

Bạn có thể thử phối theo phong cách này, vừa ấm áp vừa thời trang.

Một outfit đơn giản như vậy thì bạn có thể đi đến bất cứ đâu mà không lo về trang phục

2

Du lịch Hà Nội mùa hè nên diện gì?

Một góc tại Nhà hát lớn Hà Nội, những set đồ như vậy sẽ cực kì phù hợp khi du lịch Hà Nội vào mùa hè

Outfit đơn giản mà cực menly cho các chàng trai khi du lịch Hà Nội

Hẻm sống ảo gần Hồ Tây khiến cho giới trẻ si mê, sẽ càng đẹp hơn nếu co chút nắng hè

3

Mùa thu Hà Nội, nên mặc gì?

” Mùa hoa sữa rơi, tháng 9 nồng nàn. Mùa thu đã sang, mùa hoa cúc đến….” đó chính một lời hát trong bài ” Hà Nội 12 sắc hoa”. Đúng vậy, hoa cúc chính là biểu tưởng báo hiệu một mùa thu lãng mạn lại đến với Hà Nội. Mùa thu có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm tại Hà Nội và cũng là thời điểm tốt nhất để bạn đến với Thủ đô. Mùa thu Hà Nội khá ngắn chỉ thường xuất hiện rõ nhất từ giữa tháng 9 đến tháng 10. Nhiệt độ thường dao động từ khoảng 19 – 25 độ, rất mát mẻ, dễ chịu và thậm chí khi về tối, đêm có chút se lạnh. Với những đặc điểm đó thì nên mặc sao cho phù hợp? Mình sẽ bật mí ngay một số gợi ý cho các bạn đây.

Bạn có thể mang theo áo phông, áo sơ mi kết hợp quần dài như quần jeans, quần âu,… để mặc vào lúc sáng và trưa. Với các nàng có thể kết hợp thêm váy xếp li dài, váy bút chì len hay một vài chiếc áo khoác mỏng để mặc khi về tối để dạo phố thì cực kì phù hợp. Bên cạnh đó một món đồ không thể thiếu cho chuyến du lịch Hà Nội của bạn nữa là những đôi giày thể thao, boots vừa ấm lại vừa sang nữa. Một gợi ý nho nhỏ cho bạn nữa là mùa thu Hà Nội không chỉ có hoa cúc thôi đâu mà hoa sữa cũng là một đặc trưng của Hà Nội. Để có thể tận hưởng được hương thơm của loài hoa đặc trưng của Thủ đô ấy, bạn chỉ cần bước xuống phố dạo đi vài bước. Cảm giác đó thật tuyệt phải không? 

Hoa sữa luôn để lại sự lưu luyến trong lòng người.

Con phố nhuộm màu vàng rộn của thu Hà Nội

4

Du lịch mùa đông Hà Nội, nên mặc gì?

Nếu Sài Gòn đặc trưng bởi cái nắng chói chang thì Hà Nội cũng có một mùa đông trong năm với những nét đặc trưng mà không ở đâu có được. Mùa đông đến với Hà Nội và mang theo những cơn gió mùa Đông Bắc lạnh đến ” thấu xương, thấu thịt “. Hà Nội mùa đông lạnh có lúc đến dưới 10 độ, còn trung bình đều trên dưới 15 độ. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 1, nhưng lạnh nhất là vào khoảng tháng 12. Vì vậy nên mặc gì để đủ giữ ấm khi du lịch Hà Nội vào mùa đông? 

Mùa đông Hà Nội, những món nướng sẽ lên ngôi

Mùa đông Hà Nội để lại cho lòng người những rung động đặc biệt

Cái rét mùa đông khiến người dân Hà Nội luôn phải mặc kín khi ra ngoài đường

5 Lý Do Đi Du Lịch Hà Giang Vào Mùa Xuân

Hà Giang mùa nào cũng đẹp! Nhưng để có những bức ảnh “check- in” cùng hoa mận, hoa đào, hoa cải ưng ý nhất thì chỉ có mùa xuân. Du lịch Hà Giang mùa xuân là lựa chọn thông minh nhất cho những ai yêu thích sắc xuân rực rỡ trên cao nguyên đá Hà Giang.

1/ Thời tiết mùa xuân dễ chịu, đẹp nhất trong năm

Tiết trời vào xuân đa phần đều không mưa và bầu trời trong xanh quang đãng, không khí trong lành với cái nắng nhẹ nhàng. Điều đó rất thuận tiện cho việc du lịch, khám phá mảnh đất vừa hoang sơ vừa kỳ vĩ này.

Nhiệt độ trung bình nơi đây vào tháng 2 chỉ khoảng từ 20 – 28 độ C vào ban ngày. Ban đêm nhiệt độ hạ xuống thấp, khoảng từ 10 – 15 độ C. Vì thế khi đi du lịch Hà Giang tháng 2, bạn nên chuẩn bị thêm áo ấm để có được sức khỏe tốt nhất trong chuyến hành trình khám phá của mình.

Ngoài ra, với nhiệt độ ban ngày tương đối ôn hòa và ánh nắng ngập tràn. Bạn nhất định cần mang thêm cho mình kem chống nắng để bảo vệ làn da. Đây là một thứ bạn tuyệt đối không nên quên khi chuẩn bị cho một chuyến khám phá cao nguyên Hà Giang hoàn hảo.

2/ Hà Giang mùa xuân – Ngẩn ngơ xem hoa nở trên đá

Kết thúc chuỗi những ngày đông giá rét, đất trời Hà Giang chuyển mình thay một màu áo mới. Rực rỡ hơn, tươi đẹp hơn rất nhiều so với lạnh âm u của mùa đông. Chẳng ai có thể ngờ được rằng, vùng đất quanh năm bao phủ bởi màu xám tro của đá rừng xám xịt lại nở rộ hình những bông hoa xinh đẹp đến lạ lùng.

Màu vàng rực rỡ của những bông hoa cải nở rộ lên nở sau vườn nhà. Chúng thi nhau len lỏi trong từng kẽ đá bé nhỏ. Là một màu đào tươi mới chen chúc nhau dưới mái ngói âm dương. Là trắng tinh khôi của những chùm hoa mận, thẹn thùng nép bên hông bờ rào đá. Một vùng đất, suốt những ngày xuân khoác lên cho mình một màu áo sặc sỡ đến như vậy, rực rỡ là vậy, sống động là vậy, tâm hồn bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn, nhẹ nhàng và bình yên hơn rất nhiều.

3/ Các điểm du lịch vào mùa xuân

– Đèo Mã Pí Lèng: Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu du lịch Hà Giang mà lại không biết đến đèo Mã Pí Lèng. Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc- con đường nối liền Đồng Văn với Mèo Vạc. Con đèo này được đánh giá là cung đường hiểm trở có 1-0-2 thách thức phượt thủ.

Nếu bạn là một người yêu thích khám phá và mạo hiểm thì bạn hoàn toàn có thể cầm lái “vi vu” trên con đèo mà một bên là vực sâu thăm thẳm, một bên lại là núi đá cao vun vút. Đứng từ trên cao, bạn cứ tha hồ ngắm nhìn hình ảnh uốn lượn của dòng sông Nho Quế xanh ngắt một màu, những lớp núi trùng điệp ngàn tầng từ phía xa, mây vắt vẻo lưng núi và cả cái thăm thẳm của vực sâu. Đặc biệt, trên đèo còn có một mỏm đá nhô ra. Và đó chính là nơi mà bạn có thể cảm nhận trọn vẹn nhất sự hùng vĩ và bao la của núi rừng nơi đây.

Cột cờ Lũng Cú có mô hình giống với cột cờ Hà Nội. Tuy nhiên kích thước của nó nhỏ hơn. Vượt qua 389 bậc đá, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cận cảnh cột cờ thiêng liêng của Tổ Quốc. Nếu để ý kỹ thì bạn sẽ nhận thấy cột cờ được thiết kế theo hình bất giác, chân cột cờ có gắn 8 tấm phù điêu đá màu xanh. Những tấm phù điêu này chính là minh họa cho các giai đoạn lịch sử của đất nước Việt Nam mình và phong tục tập quán của người dân Hà Giang.

– Núi đôi Quản Bạ: Tọa lạc tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, núi đôi Quản Bạ còn được người dân Hà Giang gọi với một cái tên khác nữa là núi đôi Cô Tiên. Cái tên gọi núi đôi này bắt nguồn từ hình ảnh liên tưởng giữa hai quả núi nằm san sát nhau hệt như bầu ngực căng tròn của người phụ nữ.

– Dinh thự vua Mèo: Nói Hà Giang lạ cấm có sai! Chỉ nghe cái tên thôi là đã muốn kéo nguyên cả đám bạn lên đây ngắm nghía nơi có cái tên lạ như thế này. Được biết, dinh thự đã có tuổi đời lên tới gần 100 năm, được xây dựng trên một khối đất nồi cao hệt hình mai rùa, nằm ở giữa thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Kiến trúc của dinh thự vua Mèo mô phỏng theo kiến trúc của nhà Thanh Trung Hoa với 3 cung (cung tiền, trung và hậu). Mới đặt chân đến cổng dinh thự, bạn sẽ ngạc nhiên bởi chiếc cổng đá được trạm trổ rất tinh tế. Đặc biệt, dinh thự được bao quanh bởi những hàng cây sa mộc cao vút. Đi vào sâu bên trong, bạn sẽ thấy hình chụp của đại gia đình Vương Chính Đức ở gian chính, phòng của gia nhân, kho thuốc phiện,… Trông toàn cảnh dinh thự này xưa thật sự và cực kỳ đáng để “check-in” sống ảo.

– Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm là nơi còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Đến với ngôi làng này, bạn sẽ bắt gặp những ngôi nhà bằng đá truyền thống chỉ có ở Hà Giang và cảm nhận sự nồng hậu của người dân nơi đây qua cách mà họ đón tiếp bạn.

– Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Dù có đi “mòn chân mỏi gối” thì nhất định cũng phải có mặt tại ngôi làng dệt nổi tiếng nhất Hà Giang này- nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống lâu đời của người dân nơi đây.

Những sản phẩm dệt ở đây đều là những sản phẩm độc đáo được làm thủ công từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mông. Và hầu hết, các hoa văn họa tiết trên sản phẩm đều vô cùng tinh tế, sắc sảo và mang đậm nét đặc trưng của cao nguyên đá Hà Giang. Đến Hà Giang mà không mua được cái áo, cái khăn hay cái túi về tặng bạn bè người thân những món đồ thổ cẩm thì phí nửa chuyến đi rồi!

4/ Tham gia vào các Lễ hội đặc sắc mùa xuân

Mỗi độ xuân về là người dân Hà Giang lại tổ chức những lễ hội truyền thống của dân tộc mình. Những lễ hội tiêu biểu và đặc sắc nhất phải kể đến lễ hội mừng thọ của người Tày vào đầu xuân, lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Gầu Tào, lễ hội đấu ngựa, chọi Trâu,…

5/ Thưởng thức những món ăn ngon cực hấp dẫn