Top 8 # Du Lịch Hồ Thủy Điện Hòa Bình Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Lòng Hồ Thủy Điện Hòa Bình

Hồ thủy điện Hòa Bình có chiều dài ở địa phận tỉnh Hòa Bình là hơn 70km, trải rộng trên địa bàn 17 xã của 5 huyện, thành phố…. Lòng hồ Hòa Bình chỗ rộng nhất từ 1 đến 2km, sâu từ 80 – 110m, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha. Sông nước, cảnh quan hồ Hòa Bình sinh động, sơn thuỷ hữu tình, rất được du khách yêu thích.

Tôi tin rằng có nhiều người khi đến du lịch ở Hòa Bình, chưa hẳn đã được du ngoạn vẻ đẹp trác tuyệt, của non nước lòng hồ, nơi có bàn tay của tạo hóa và sức lực con người tạo ra vào những năm cuối của thế kỷ trước. Hồ Hòa Bình nằm ngay tại thành phố Hòa Bình, cách Thủ đô Hà Nội khoảng gần 80 km về phía Tây và các tỉnh lân cận. Ngày cuối tuần bạn có thể cùng gia đình đến thăm Hòa Bình và lên tàu du ngoạn lòng hồ, một ấn tượng khó quên trong đời. Mặt nước hồ bình thường trong xanh, soi bóng cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ làm ta có cảm giác như bồng bềnh lạc vào cõi tiên. Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ, cùng những trải nghiệm trên tàu dạo trên lòng hồ thăm thú cảnh quan, các đảo nổi lên giữa mênh mông nước biếc; chiêm bái một địa chỉ tâm linh rất được nhiều người sùng tín, đó là Đền Bờ, động Thác Bờ…,cùng ở trên khu vực lòng hồ.

Phần đông du khách khi đến tham quan Hòa Bình đều có chung một ý tưởng, đó là được khám phá những điểm đến có một không hai ở tỉnh này như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, xây dựng từ năm 1979 đến 1994 với 8 tổ máy đạt công suất 1.920 MW; được lên dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ cao 18m bằng đá granit trắng trên đỉnh đồi ông Tượng. Rồi thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã hy sinh trên công trình khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Khám khá những kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho khu vực lòng hồ trên sông Đà. Bạn cứ thử hình dung khi bạn đi thuyền tham quan lòng hồ và hai bên hồ, bạn đang ở trên mênh mông sóng nước của độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển. Theo số liệu chỉ tính riêng con đập chắn dòng chảy sông Đà đã có chiều cao từ đáy sông lên đỉnh đập là 128m, tương đương chiều cao của tòa nhà 35 tầng. Chiều dài trên mặt đập là 640m, nằm phía dưới lòng sông 300m 3 nữa. Cả một khối lượng nước hơn 9 tỷ m3 được chứa ở đây đã tạo cho hồ Hòa Bình trở thành túi nước khổng lồ và một cảnh quan được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”, có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng những điểm tham quan tâm linh, văn hóa, du lịch nổi tiếng như: Đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên…

Cách không xa đập chính là động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc trong dãy núi Chúa bên bờ hồ Hòa Bình, thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc). Vào mùa nước cạn, du khách sẽ leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động nhưng mùa nước đầy, du khách có thể đi từ thuyền sang nhà nổi, qua cầu phao được kết bằng thân cây bương chạy dài khoảng 50 m vào thẳng trong lòng động. Cửa động cao tới 25m, rộng 20m, lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp. Động được chia làm nhiều tầng, với những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được thiên nhiên tạo ra kỳ lạ và bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại lung linh soi bóng nước… Đặc biệt, tạo hóa ban tặng nơi đây một dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường tuyệt mỹ từ thạch nhũ…

Xung quanh lòng hồ chứa đựng hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông, đó là: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió… Trong đó, đảo Dừa, điểm du lịch mới đang thu hút đông đảo du khách. Những ngôi nhà sàn lớn xây dựng theo kiến trúc cổ truyền người Mường phân bố theo các khu vực khác nhau được dùng làm chỗ nghỉ, chỗ ăn cho khách muốn nghỉ lại. Xung quanh đảo, gần sát mép hồ còn có những ngôi nhà sàn nhỏ gọn nằm quay mặt ra phía hồ được dựng để dành riêng cho khách du lịch đi nghỉ theo gia đình. Đặc biệt, du khách có thể tự do hái quả tại các vườn cây ăn quả hoặc bơi thuyền thăm các đảo xung quanh, tắm, câu cá… Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính gia đình ở đảo nuôi, trồng, chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân địa phương như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá được chế biến theo lối truyền thống, rất ngon và độc đáo. Ngay đến việc thưởng thức thịt lợn cỏ luộc, chấm muối hạt dổi, ăn với xôi nương và măng luộc ở Hòa Bình sẽ làm bạn có cảm nhận rất riêng với món này giữa chốn ẩm thực đa dạng, phong phú của núi rừng Tây Bắc…

Hồ Hòa Bình nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để khai thác tốt thế mạnh đó, đang là điều đòi hỏi ngành Du lịch Hòa Bình phải có những giải pháp dài hơi, chiến lược, cùng những đầu tư thỏa đáng phát triển cơ sở hạ tầng vệ tinh, cùng các trang thiết bị đủ chuẩn như tàu du lịch trên lòng hồ, cũng như mở rộng liên kết với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước. Việc thiết kế những tour khám phá hợp lý với khách trong và ngoài nước cùng hết sức cần thiết ngay từ bây giờ. Rồi một kế hoạch bài bản dài hơi, vừa để khai thác phát triển du lịch tại chỗ, vừa bảo vệ được môi trường sinh cảnh cho lòng hồ và đảm bảo an ninh, an toàn cho công trình thủy điện quan trọng, cũng như du khách khi đi du lịch lòng hồ, một cách chuyên nghiệp…

Mời bạn hãy một lần đến Hòa Bình và du lịch lòng hồ, chắc rằng bạn sẽ nhớ mãi trong đời về lần khám phá, trải nghiệm có một không hai đó, trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

Du Lịch Trên Lòng Hồ Thủy Điện Hòa Bình

Hồ thủy điện Hòa Bình có chiều dài ở địa phận tỉnh Hòa Bình hơn 70km, trải rộng trên địa bàn 17 xã của 5 huyện, thành phố… Lòng hồ Hòa Bình chỗ rộng nhất từ 1 – 2km, sâu từ 80 – 110m, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5ha. Sông nước, cảnh quan hồ Hòa Bình sinh động, sơn thủy hữu tình, rất được du khách yêu thích.

Đi thuyền ngắm cảnh trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình nằm ngay tại TP. Hòa Bình, cách Thủ đô Hà Nội khoảng gần 80km về phía Tây. Ngày cuối tuần, bạn có thể cùng gia đình đến thăm Hòa Bình và lên thuyền du ngoạn lòng hồ, một ấn tượng khó quên trong đời.

Mặt nước hồ bình thường trong xanh, soi bóng cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ làm ta có cảm giác như bồng bềnh lạc vào cõi tiên. Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ, cùng những trải nghiệm trên tàu dạo trên lòng hồ thăm thú cảnh quan, các đảo nổi lên giữa mênh mông nước biếc; chiêm bái một địa chỉ tâm linh rất được nhiều người sùng tín, đó là Đền Bờ, động Thác Bờ, cùng ở trên khu vực lòng hồ.

Phần đông du khách khi đến tham quan Hòa Bình đều có chung một ý tưởng, đó là được khám phá những điểm đến có một không hai ở tỉnh này như Nhà máy thủy điện Hòa Bình; dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ. Rồi thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã hy sinh trên công trình khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình; khám phá những kỳ quan thiên nhiên tươi đẹp mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho khu vực lòng hồ trên sông Đà.

Bạn cứ thử hình dung khi bạn đi thuyền tham quan lòng hồ và hai bên hồ, bạn đang ở trên mênh mông sóng nước của độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển. Theo số liệu chỉ tính riêng con đập chắn dòng chảy sông Đà đã có chiều cao từ đáy sông lên đỉnh đập là 128m, tương đương chiều cao của tòa nhà 35 tầng. Chiều dài mặt đập là 640m, nằm phía dưới lòng sông 300m nữa. Cả một khối lượng nước hơn 9 tỷ m3 được chứa ở đây đã tạo cho hồ Hòa Bình trở thành túi nước khổng lồ và một cảnh quan được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”, có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Cách không xa đập chính là động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc trong dãy núi Chúa bên bờ hồ Hòa Bình, thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa. Vào mùa nước cạn, du khách sẽ leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động nhưng mùa nước đầy, du khách có thể đi từ thuyền sang nhà nổi, qua cầu phao được kết bằng cây bương chạy dài khoảng 50m vào thẳng trong lòng động.

Cửa động cao 25m, rộng 20m, lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp. Động được chia làm nhiều tầng, với những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được thiên nhiên tạo ra kỳ lạ và bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại lung linh soi bóng nước… Đặc biệt, tạo hóa ban tặng nơi đây một dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường tuyệt mỹ từ thạch nhũ…

Du khách dạo chơi ở đảo Dừa trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

Trong lòng hồ là hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông, đó là: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió… Trong đó, đảo Dừa, điểm du lịch mới đang thu hút đông đảo du khách. Những ngôi nhà sàn lớn xây dựng theo kiến trúc cổ truyền người Mường phân bố theo các khu vực khác nhau được dùng làm chỗ nghỉ, chỗ ăn cho khách muốn nghỉ lại. Xung quanh đảo, gần sát mép hồ còn có những ngôi nhà sàn nhỏ gọn nằm quay mặt ra phía hồ được dựng để dành riêng cho khách du lịch đi nghỉ theo gia đình.

Đặc biệt, du khách có thể tự do hái quả tại các vườn cây ăn quả hoặc bơi thuyền thăm các đảo xung quanh, tắm, câu cá… Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính gia đình ở đảo nuôi, trồng, chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân địa phương như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá được chế biến theo lối truyền thống, rất ngon và độc đáo.

Hồ Hòa Bình nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để khai thác tốt thế mạnh đó, đang là điều đòi hỏi ngành du lịch Hòa Bình phải có những giải pháp dài hơi, chiến lược, cùng những đầu tư thỏa đáng phát triển cơ sở hạ tầng vệ tinh, cùng các trang thiết bị đủ chuẩn như tàu du lịch trên lòng hồ, cũng như mở rộng liên kết với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước.

Đến Hòa Bình và du lịch lòng hồ, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi trong đời về lần khám phá, trải nghiệm có một không hai.

HỒNG NHUNG Theo baodulich.net.vn

Kinh Nghiệm Đi Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình

Nhà máy thủy điện Sông Đà Hòa Bình là một trong những công trình kiến trúc kiên cố có giá trị trọng yếu của nước ta, nơi sản xuất và cung cấp điện chính cho miền Bắc, vì vậy khi tới Hòa Bình du khách thường ghé qua để chiêm ngưỡng nơi đây. Nếu chưa có kinh nghiệm du lịch Hòa Bình, cụ thể là kinh nghiệm đi Nhà máy thủy điện Sông Đà Hòa Bình trong dịp nghỉ ngơi dã ngoại cuối tuần, Công ty Đông A sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng và hữu ích cho chuyến tham quan Thủy điện Sông Đà Hòa Bình của bạn trở nên hoàn hảo.

Thông tin du lịch nhà máy thủy điện Sông Đà Hòa Bình qúy khách đang quan tâm chắc hẳn là nhà máy thủy điện Sông Đà ở đâu? Đường đến nhà máy thủy điện Sông Đà (nhà máy thủy điện Hòa Bình) thế nào? Cách Hà Nội khoảng 73 km về phía Tây Bắc, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Trước đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm 1979 và khánh thành năm 1994.

PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ HÒA BÌNH

Kinh nghiệm đi Nhà máy thủy điện Sông Đà Hòa Bình về phương tiện di chuyển ra sao? Khoảng cách từ trung tâm Hà Nội tới Tp Hòa Bình chỉ khoảng 73km, du khách chỉ đi thêm gần 4km là lên đến Thủy điện Hòa Bình nên phương tiện di chuyển đi nhà máy thủy điện Hòa Bình bằng xe máy hoặc ô tô là một phương án hoàn toàn khả thi.

Nếu không thể đến Hòa Bình bằng phương tiện cá nhân, việc thuê một chiếc xe du lịch có người lái vừa an toàn, lại đơn giản cũng là một ý tưởng không tồi. Công ty ĐÔNG A cho thuê các loại xe du lịch từ 4 chỗ – 7 chỗ – 16 chỗ – 29 chỗ – 35 chỗ – 45 chỗ đi nhà máy thủy điện Sông Đà Hòa Bình giá rẻ uy tín hơn 14 năm qua.

Xem Bảng Giá Cho Thuê Xe Du Lịch Tại Hà Nội:

Quý khách có nhu cầu thuê xe đi nhà máy thủy điện Hòa Bình vui lòng gọi số:

NÊN ĐI THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ HÒA BÌNH VÀO THỜI GIAN NÀO?

Đầu tiên, Đông A xin chia sẻ với quý khách kinh nghiệm đi Nhà máy thủy điện Hòa Bình đó là nên đi nhà máy thủy điện Hòa Bình vào thời gian nào? Du khách có thể tới Thủy điện Sông Đà bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh tượng thủy điện Hòa Bình xả nước trắng xóa, bạn nên đến vào mùa mưa, đây là thời điểm thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ nơi đây.

Do khoảng cách khá gần Hà Nội nên nếu chỉ có nhu cầu đến tham quan thủy điện Hòa Bình thì bạn đều có thể đi và về trong ngày. Kinh nghiệm lưu trú thuê phòng tại thủy điện Sông Đà Hòa Bình có rất nhiều điểm lưu trú cho bạn lựa chọn. Khu vực trung tâm thành phố Hòa Bình gồm các tuyến đường Chi Lăng, Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo…khá gần đường lên thủy điện Hòa Bình và các điểm tham quan du lịch khác. Vì vậy, căn cứ vào lịch trình của mình mà du khách có thể lựa chọn một khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý, du khách nên đặt phòng trước tránh tình trạng hết phòng.

KINH NGHIỆM THƯỞNG THỨC ĐẶC SẢN HÒA BÌNH

KHÁM PHÁ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH – THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ CÓ GÌ ĐẸP

Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành, Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Đây là nơi cung cấp một phần ba sản lượng cho cả nước do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành, công trình đánh dấu tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước.

Đi qua đường hầm dẫn đến các tổ máy phát điện nằm sâu dưới lòng đất, du khách sẽ được nghe giới thiệu về quá trình vận hành các tổ máy để làm ra điện năng và cách thức đưa điện hòa vào lưới điện quốc gia.

Hotline: 09.33.44.99.86 – 09.33.44.99.56(24/24)

Tel: 04.62.55.99.55 (8h00 – 17h00, Máy lẻ bấm phím số: 0)

Du Lịch: Hồ Thủy Điện Sơn La

Mặt hồ trong xanh như ngọc bích, sóng nước lay động; khung cảnh sơn thủy hữu tình; trải nghiệm du lịch cộng đồng, tìm hiểu nét văn hóa truyền thống, thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc, cùng hòa mình trong tiếng chiêng, tiếng trống mùa lễ hội… vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đang mời gọi du khách bằng vẻ đẹp như thế!

Du lịch khám phá hấp dẫn

Điểm đầu tiên trong hành trình du ngoạn là từ đập công trình thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á với những con số kỷ lục: Công suất lớn nhất 2.400MW; khối lượng công việc thi công nhiều nhất; tiến độ “cán đích” nhanh nhất, trước thời hạn 3 năm; dự án di dân đông nhất, di chuyển 20.260 hộ, hơn 95.700 khẩu của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu; dung tích hồ chứa 9,26 tỷ m3 nước…

Chiếc tàu thủy rẽ sóng, rời bến Nghiêng (gần đập thủy điện Sơn La), không phải vượt ghềnh thác, các cửa tử, cửa sinh như “Người lái đò sông Đà” năm xưa, bởi từ ngày xây dựng đập thủy điện thì thượng nguồn sông Đà không còn hung dữ nữa mà trở thành vùng nước mênh mông với khung cảnh kỳ vỹ.

Mây “ôm ấp” núi non trập trùng; các đảo, bán đảo giữa hồ nước mênh mông, sông in bóng núi mà ngỡ như “Vịnh Hạ Long” vùng Tây Bắc.

Sau khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ, đến địa phận huyện Quỳnh Nhai. Xa xa cầu Pá Uôn ẩn hiện trong sương. Với trụ chính cầu cao 98 mét, đã được xếp hạng cao nhất Việt Nam. Từ ngày cầu nối nhịp đôi bờ sông Đà, những chuyến phà qua sông đến trung tâm huyện Quỳnh Nhai lùi vào ký ức. Bên tả ngạn là trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai, dáng dấp phố núi mới mọc lên; kia đền Linh Sơn Thủy Từ – đền thờ Nàng Han linh thiêng. Hướng bên hữu ngạn, chợt bâng khuâng bến nước Nghe Tỏng, đong đầy nỗi nhớ Mường Chiên xưa. Đôi bờ, bên nhớ, bên thương, thấp thoáng những bản tái định cư, bếp tỏa khói lam chiều, gợi nhớ miền quê xưa.

Nay, trên quê mới từng ngày “thay da, đổi thịt” mà vẫn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Đó là lễ gội đầu vào chiều 30 Tết của người Thái trắng Quỳnh Nhai, với mong muốn rửa trôi những điều không may mắn của năm cũ và cầu cho năm mới nhiểu sức khỏe, nhiều điều hay. Dulichgo Ở thời khắc ấy, những người già thường nhắc nhở con cháu câu chuyện về Nàng Han, một vị nữ tướng, con gái của một tộc trưởng đóng giả trai tập hợp binh mã, đánh đuổi giặc ngoại xâm, đuổi đến tận bờ cõi Mường So (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bây giờ) thì giặc tan.

Dẹp xong giặc cũng là 30 Tết âm lịch. Buổi chiều ngày đó, Nàng Han lệnh cho quân sĩ nghỉ ngơi, tắm gội để ăn mừng chiến thắng và đón năm mới. Từ đó đến nay, người Thái vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Lay (Điện Biên), Mường So (Lai Châu) vẫn còn lưu giữ phong tục này. Và mùng 10 tháng giêng hằng năm lại diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống, thể hiện bản lĩnh của người dân vùng sông nước, đồng thời, để cầu yên cho xóm làng. Trong Lễ hội gội đầu cuối năm và Lễ hội đua thuyền đầu năm còn hấp dẫn bởi các hoạt động thể thao dân tộc và thi ẩm thực dân tộc. Bà con các bản đua nhau đánh trống, chiêng, mừng đón năm mới.

Sau 7 giờ đồng hồ lênh đênh sóng nước, chuyến hành trình kết thúc nơi bến nước Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai Châu)… Chiều tà, ánh nắng chiếu đổ xuống sông Đà sóng sánh như mật. Phía thượng nguồn, một thủy điện tầm cỡ quốc gia đang dần về đích với công suất 1.200MW. DulichgoĐánh thức tiềm năng du lịch

Cuối năm vừa qua, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đi thực tế khảo sát lòng hồ thủy điện Sơn La và nhận định, hồ thủy điện Sơn La có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch. Ngay trên chuyến tàu, đã diễn ra cuộc họp, bàn thảo các giải pháp khai thác tiềm năng hồ thủy điện. Đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, có chương trình về khai thác lòng hồ thủy điện Sơn La. Các ngành, địa phương khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La cần rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải, thủy sản và du lịch…

Để khai thác tiềm năng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3674/QĐ-UBND ngày 31-12-2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, không gian du lịch huyện Mường La gồm: Nhà máy thủy điện Sơn La, di tích hang Co Noong, suối nước nóng Ít Ong, Ngọc Chiến; các bản du lịch cộng đồng; rừng cây sơn tra, khu bảo tồn thiên nhiên Mường La… Huyện Quỳnh Nhai có các điểm du lịch: Di tích Linh Sơn Thủy Từ – đền thờ Nàng Han, mộ cổ, cầu Pá Uôn; hang động Thẩm Liên, Thẩm Đán Bóng; suối nước nóng bản Quyền, bản Bon; du lịch văn hóa cộng đồng… Khu du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La có điều kiện thuận lợi kết nối các địa phương lân cận bằng giao thông đường thủy theo sông Đà, đường bộ (quốc lộ 6, quốc lộ 279, quốc lộ 6b…). Mục tiêu là động lực phát triển du lịch của tỉnh và trở thành khu du lịch quốc gia trong tương lai.Dulichgo

Bà Lường Thị Vân Anh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Cơ hội phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tương lai gần nằm trong tour du lịch lòng hồ sông Đà và là điểm trung chuyển kết nối với lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Lai Châu. Hướng phát triển du lịch tham quan, sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ cuối tuần; điều dưỡng chữa bệnh gắn với tắm suối khoáng nóng; du lịch khám phá, thể thao mạo hiểm: Bơi thuyền, lướt ván, thăm hang động… cần xây dựng các bến cảng, bến tầu dừng nghỉ, du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch; xây dựng các điểm du lịch, tổ chức các hoạt động câu cá, thưởng thức món ăn dân tộc chế biến từ sản phẩm thủy sản tại lòng hồ để thu hút du khách.

Du ngoạn trên lòng hồ thủy điện Sơn La giữa cảnh “sông xuân, nước lẫn màu trời thêm xuân”, thấy rõ tiềm năng phát triển giao thông đường thủy, hoạt động du lịch, khai thác, nuôi trồng thủy sản… nếu khai thác tốt, hợp lý, sẽ góp phần thêm “sắc xuân” vùng hồ thượng nguồn sông Đà.

Theo Phạm Đức ( Báo Sơn La) Du lịch, GO!

Ven lòng hồ Thủy điện Sơn LaNhững hòn đá bí ẩn bên thủy điện Sơn La

(DTO) – Một lần được chiêm ngưỡng, thả hồn trên lòng hồ Thủy điện Sơn La sẽ khiến du khách ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp hùng vĩ. Trong khung cảnh yên bình, lãng mạn, non xanh nước biếc và nhịp sống trên lòng hồ…

Mang trên mình vẻ hoang sơ của núi non, với chứng tích lịch sử của Vua Lê Lợi sau khi đem quân dẹp giặc phương Bắc trở về để lại bút tích trên vách đá sông Đà, hay dinh thự của vua Thái-Đèo Văn Long một thời được người đời biết đến bằng những điệu xòe làm ngất ngây lòng người. Ven lòng hồ thủy điện hôm nay còn lưu giữ nhiều bản làng, với nét kiến trúc văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của các dân tộc như: Thái, Dao, Mông…

Dòng sông Đà nay không còn dữ dôi như ngày nào mỗi khi mùa lũ về. Nếu có dịp trải nghiệm bạn ở đây sẽ không còn cảm giác gai người của những lần vượt thác, xuống ghềnh trên dòng. Đổi lại là cảm giác bồng bềnh và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí về một nền văn hóa sông nước. Những vách đá dựng đứng, những sườn núi bạt ngàn hoa rừng, từ phong lan khoe sắc tím, sắc vàng đến vẻ đẹp trắng tinh khôi của hoa ban, tất cả được thu vào tầm mắt trong vẻ ngỡ ngàng

Lên Sơn La chắc chắn sẽ không ai bỏ lỡ cơ hội đi du thuyền trên hồ thủy điện, để được đắm mình với thiên nhiên mênh mông sông nước, trùng điệp núi rừng, được nghe những câu chuyện kể về sự tích gắn với từng địa danh nơi đây. Đi trên lòng hồ Thủy điện Sơn La, bạn sẽ được đắm chìm trong sắc màu văn hóa của các dân tộc sinh sống ven lòng hồ rồi được chứng kiến cuộc sống của người dân vùng lòng hồ.

Cùng với Lễ hội “Kin pang then”, “Kin păng ả”, “gội đầu”…, Lễ hội đua thuyền vào dịp đầu xuân năm mới trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người dân ven đôi bờ sông Đà.

Xưa kia, vào ngày đầu xuân năm mới, trai gái hai bên bến Mường Chiên thường tổ chức đua thuyền độc mộc. Thuyền được làm bằng gỗ chò chỉ (gọi là Hớ Pang), chỉ có một người chèo, một người lái. Cuộc đua thường diễn ra giữa trai gái các bản hai bên bờ sông, theo hình thức cướp cờ.

Bây giờ, những cuộc như thế diễn ra giữa nam, nữ của các xã, bản. Thuyền được làm bằng nhựa composite và mỗi thuyền có 10 người tham gia. Lễ hội đua thuyền cũng là dịp để mọi người trở lại thăm quê, giao lưu chia sẻ tình cảm, để lại nhiều câu chuyện xúc động. Thế đấy, ngoài thắng cảnh thiên nhiên trên vách núi sông Đà, đi trên lòng hồ Thủy điện Sơn La, du khách còn được đắm chìm trong sắc màu văn hóa của các dân tộc sinh sống ven đây

Từ ngày dòng sông hòa vào lòng hồ, dưới đáy hồ là hệ thảm thực vật phong phú đã thu hút hàng trăm loài cá tìm đến kiếm ăn. Chính vì thế, những loài cá ở đây đã trở thành đặc sản không đâu có được giữa núi rừng Sơn La. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của lòng hồ ví như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động với nhiều đảo núi nhấp nhô. Đoạn quây quần, tụ lại xúm xít chen chân, có chỗ lại tách rời riêng biệt tạo những nét chấm phá cực kỳ tài nghệ. Những người làm thuỷ điện ở đây bảo rằng, chiều ngang rộng nhất của lòng hồ có chỗ rộng hơn cả 10km.

Trong suốt hành trình khám phá lòng hồ, bạn cũng được tận mắt chứng kiến một hệ sinh thái bán sông nước đầy hấp dẫn.

Các nhũ đá được kiến tạo qua hàng nghìn năm, với nhiều hình thù, màu sắc xen lẫn là những vách đá rêu phong, bám trên mình thảm thực vật xanh trải dài ngút mắt. Những hình ảnh tuyệt phẩm đó ngày nào du khách chỉ được ngắm qua lăng kính ống nhòm thì nay đi trên lòng hồ có thể cho thuyền cập vào bờ và chạm tay vào được.

Và mỗi buổi sáng, khi mặt trời ẩn hiện trên những dãy núi, những đám mây còn e ấp trên những ngọn đồi, thì nhịp sống trên hồ đã bắt đầu tự bao giờ.

Nước, núi và con người hòa quyện, hiện ra dưới cái nắng ban mai. Chỉ cần nhìn thôi, bạn cũng đã cảm thấy cái không khí mát lạnh, trong lành đang lấp đầy cơ thể. Một không gian rộng lớn, mờ ảo trong cái hừng đông khiến cho ta nhỏ bé trước thiên nhiên Tây Bắc Hồ trên núi, một kiệt tác thắng cảnh do con người tạo ra đã và đang là lợi thế của ngành du lịch.

Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng vào năm 2005. Đây là Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, có công suất 2.400 MW và là Nhà máy thủy điện thứ hai được xây dựng trên dòng sông Đà (sau Nhà máy thủy điện Hòa Bình, có công suất 1.920 MW, được khánh thành năm 1994). Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân nam (Trung Quốc) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ (Việt Nam). Sông Đà có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn của ngành công nghiệp điện Việt Nam.

Theo Minh Phan ( Dân Trí) Du lịch, GO!