Top 7 # Du Lịch Hương Giang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Khách Sạn Hương Giang Huế

Máy bay và tàu hỏa là phương tiện phổ biến để di chuyển đến Huế.

– Đối với phương tiện di chuyển bằng tàu hỏa

Du khách nên cân nhắc mua vé trước tại trang web của đường sắt Việt Nam, để tránh tình trạng hết vé và có được giá rẻ tiết kiệm.

– Phương tiện phổ biến di chuyển đến khách sạn

Từ sân bay hoặc nhà ga, thuận tiện nhất là sử dụng taxi của các hãng Mai Linh, taxi Thành Công, taxi Hương Giang… để di chuyển đến khách sạn.

– Di chuyển từ sân bay đến khách sạn

Sân bay Phú Bài cách khách sạn 15,4km, tương đương khoảng 28 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 250.000 – 300.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

– Di chuyển từ nhà ga đến khách sạn

Nhà ga Huế cách khách sạn 2,5km, tương đương khoảng 8 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 50.000 – 80.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

2/ Phương tiện di chuyển đến các điểm tham quan

– Kinh thành Huế (Đại nội Kinh thành Huế): Cách khách sạn 2,3km, tương đương khoảng 6 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 50.000 – 80.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 08:00 – 17:30

Kinh thành Huế là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

– Lăng Tự Đức: Cách khách sạn 7,9km, tương đương khoảng 18 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 100.000 – 150.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 07:00 – 17:30

Lăng Tự Đức là quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất Tự Đức. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.

– Cung An Định: Cách khách sạn 2,2km, tương đương khoảng 7 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 50.000 – 80.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 07:00 – 17:00

Cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

– Lăng Khải Định: Cách khách sạn 9,5km, tương đương khoảng 20 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 150.000 – 200.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Thời gian hoạt động: 07:00 – 17:30

Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.

– Chùa Thiên Mụ: Cách khách sạn 6,2km, tương đương khoảng 14 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 100.000 – 150.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00

Chùa Thiên Mụ được xem là ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong thời xưa. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.

– Huyền Không Sơn Thượng: Cách khách sạn 13,6km, tương đương khoảng 31 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 200.000 – 250.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00

Chùa Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Nam Tông, ít được du khách biết tới bởi vị trí nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là những dãy núi và đồi thông. Được xây dựng năm 1989, sau hàng chục năm, nhờ công xây dựng của các nhà sư và phật tử, từ một vùng đồi hoang sơ, khô cằn, đầy cỏ dại, nơi đây trở thành chốn thiên đường trên hạ giới, với cây rừng bạt ngàn, thiên nhiên trong lành.

– Phá Tam Giang: Cách khách sạn 27,5km, tương đương khoảng 39 phút đi xe. Dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, ô tô, taxi,… Chi phí tham khảo khoảng từ 400.000 – 450.000vnđ/ chiều đối với taxi 4 chỗ.

Phá Tam Giang được biết tới là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và là một trong những điểm du lịch đẹp hấp dẫn bậc nhất ở Huế. Phá Tam Giang mang nét đẹp hoang sơ, vắng lặng, bình yên khiến ai ai cũng phải choáng.

– Xe 4 chỗ: 350.000vnđ/ chiều

– Xe 7 chỗ: 500.000vnđ/ chiều

– Xe 16 chỗ: 550.000vnđ/ chiều

Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng không có dịch vụ shuttle bus miễn phí dành cho khách lưu trú.

*** Chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng cập nhật bảng giá chính xác tại thời điểm Quý khách sử dụng dịch vụ.

Du Lịch Hương Giang Muốn Có ‘Sếp’ Ngoại

Chia sẻ

Du lịch Hương Giang sẽ sở hữu 100% Khách sạn Morin sau khi hoàn tất mua lại 50% vốn của SaigonTourist

HĐQT Công ty CP Du lịch Hương Giang vừa có tờ trình lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định về việc miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT.

Cụ thể, miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2016-2021 với ông Nguyễn Quốc Thành và bầu bổ sung ông Johnny Cheung Ching Fu, quốc tịch Hongkong, là đại diện do cổ đông Crystal Treasure Limited đề cử.

Chưa rõ tỷ lệ cổ phần Crystal Treasure Limited. Theo Điều lệ Công ty, để có quyền đề cử đại diện vào HĐQT, nhà đầu tư này cần phải là cổ đông lớn, nắm ít nhất 5% cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn tối thiểu 6 tháng liên tục.

Vào thời điểm đầu năm 2016, Du lịch Hương Giang có một cổ đông ngoại khác là Công ty TNHH Kei Sei sở hữu 2,59 triệu cổ phần, tương đương 12,95% vốn.

Cơ cấu cổ đông của Du lịch Hương Giang vào thời điểm đó khá cô đặc khi ba tổ chức và một cá nhân nắm tới 90,43% vốn của doanh nghiệp này, trong đó ngoài Kei Sei còn có UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sở hữu 62,86%, Tập đoàn Bitexco là 7,62% và ông Nguyễn Đình Anh Tuấn có 7%.

Cuối tháng 3/2016, Tập đoàn Bitexco đã hoàn tất mua lại toàn bộ cổ phần Nhà nước được đại diện nắm giữ bởi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và nâng tỷ lệ sở hữu tại Du lịch Hương Giang lên mức chi phối 70,48%.

Theo điều lệ doanh nghiệp sửa đổi lần thứ 5 vào tháng 4/2017, Bitexco có quyền đề cử 5/5 vị trí trong HĐQT với tỷ lệ sở hữu trên.

Công ty CP Du lịch Hương Giang được thành lập từ năm 1994, chuyển đổi thành công ty cổ phần năm 2007 và hiện là doanh nghiệp 100% vốn tư nhân.

Du lịch Hương Giang được biết đến với những khách sạn sang trọng bậc nhất TP. Huế như Hương Giang, Sài Gòn Morin, La Residence Hue cùng nhiều dự án quy nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Chủ tịch Tập đoàn Bitexco ông Vũ Quang Hội hiện nay là Chủ tịch HĐQT Du lịch Hương Giang.

Vì Sao Không Đấu Giá Cổ Phần Du Lịch Hương Giang?

Vì sao không đấu giá cổ phần Du lịch Hương Giang?

Theo quy định, phần vốn nhà nước tại Du lịch Hương Giang phải được đấu giá để mang về lợi ích lớn nhất cho Ngân sách. Tuy nhiên Tập đoàn Bitexco đã được chỉ định để trở thành cổ đông chi phối của Hương Giang.

Theo quy định, phần vốn nhà nước tại Du lịch Hương Giang phải được đấu giá để mang về lợi ích lớn nhất cho Ngân sách. Tuy nhiên Tập đoàn Bitexco đã được chỉ định để trở thành cổ đông chi phối của Hương Giang.

 Khách sạn Saigon Morin thuộc sở hữu của Công ty Du lịch Hương Giang

Tháng 3/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 12,572 triệu cổ phần, tương đương 62,86% phần vốn nhà nước tại CTCP Du lịch Hương Giang cho Tập đoàn Bitexco, giúp tập đoàn này nâng tỷ lệ sở hữu 70,48%. 

Trước đó, Bitexco đã sở hữu 7,62% từ khi Du lịch Hương Giang được cổ phần hoá năm 2007. 

Du lịch Hương Giang có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Huế, sở hữu loạt khách sạn quy mô và sang trọng như Hương Giang Resort & Spa, Sài Gòn Morin, Laresidence, Citadel cùng nhiều dự án quy nghỉ dưỡng quy mô lớn.

Việc thoái vốn nhà nước tại Du lịch Hương Giang được đánh giá là chủ trương đúng đắn, giúp doanh nghiệp này được “cởi trói” với dòng vốn tư nhân tươi mới. Và bởi vậy, người ta kỳ vọng việc thoái vốn sẽ mang về cho Ngân sách khoản tiền có ý nghĩa tương ứng với khối lượng tài sản và tiềm năng phát triển của Hương Giang. 

Theo Khoản 4 Điều 38 Nghị định 91/2015, việc thoái vốn tại Du lịch Hương Giang sẽ phải thực hiện theo hình thức đấu giá công khai  nhằm đảm bảo minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất.

Nếu đấu giá công khai không thành công, thì phải bán đấu giá cổ phần theo lô tại Sở Giao dịch chứng khoán. Việc bán thoả thuận chỉ được phép thực hiện trong trường hợp bán đấu giá theo lô không thành công. 

Tuy nhiên trong trường hợp này UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã bán chỉ định phần vốn chi phối trong Du lịch Hương Giang cho Tập đoàn Bitexco mà không qua đấu giá theo quy định. 

Theo tìm hiểu, bán vốn tại Du lịch Hương Giang là một phần trong thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Bitexco và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, được ký kết ngày 12/10/2015. 

Theo đó, Bitexco cam kết triển khai đầu tư các dự án phát triển hạ tầng du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao nhằm thu hút khách du lịch đến Huế, đưa ngành du lịch phát triển lên một tầm cao mới. Đối với Du lịch Hương Giang, Bitexco sẽ đầu tư mạnh vào doanh nghiệp này, triển khai Khu nghỉ dưỡng cao cấp nước khoáng nóng Mỹ An, nâng cấp Khách sạn Sài Gòn Morin đạt tiêu chuẩn 5 sao, nâng cấp Khách sạn Hương Giang trở thành khách sạn tiêu chuẩn quốc tế mang thương hiệu của các tập đoàn đa quốc gia trên toàn cầu…

Ngược lại, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho Bitexco triển khai các dự án đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

 Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa đại diện Tập đoàn Bitexco và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 12/10/2015

Đầu tư chiến lược hay…?

Theo tìm hiểu của chúng tôi thương vụ chuyển nhượng cổ phần hoàn tất vào ngày 12/7/2016, khi Bitexco thay thế UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong sổ cổ đông Du lịch Hương Giang.

Chỉ hơn 3 tháng sau, ngày 24/10/2016, tập đoàn của doanh nhân Vũ Quang Hội đã chuyển nhượng 5,758 triệu cổ phần Hương Giang cho một doanh nghiệp Hồng Kông là Công ty TNHH Kei Sei (nay là Công ty TNHH Crystal Treasure), qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 41,74%.

Về phần mình, Kei Sei còn mua gom thêm từ một số cổ đông khác và nâng tỷ lệ nắm giữ từ 12,95% lên 45,24%, vượt qua Bitexco để trở thành cổ đông lớn nhất của Du lịch Hương Giang. Ngoài ra, Hương Giang còn một cổ đông lớn là bà Lê Thị Ngọc Thuý, nắm 7% cổ phần. Tổng cộng, 3 nhà đầu tư này sở hữu 93,98% vốn Du lịch Hương Giang.

Cuối năm ngoái, vị trí Tổng giám đốc Du lịch Hương Giang đã được chuyển giao cho ông Johnny Cheung Ching Fu, người Hồng Kông. Hai đại diện của cổ đông ngoại trong Hội đồng quản trị là ông Yukio Takahashi và ông Go Fujiyama, hai vị trí còn lại trong HĐQT thuộc về Bitexco, gồm Chủ tịch HĐQT Vũ Quang Hội và Thành viên HĐQT Nguyễn Viết Tạo. Trước đó, Bitexco còn có một “chân” nữa trong HĐQT là ông Đinh Nhật Tân, tuy nhiên vị này đã từ nhiệm vào tháng  2/2017.

Năm 2017, Du lịch Hương Giang đạt doanh thu 42,8 tỷ đồng, lỗ sau thuế 6 tỷ đồng. Đây là năm lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp này, đẩy lỗ luỹ kế lên mức 37,5 tỷ đồng. Số liệu tài chính cho thấy cơ sở vật chất của Hương Giang gần như không được nâng cấp, đầu tư, khi số dư tài sản cổ định giảm từ 88,5 tỷ đồng năm 2013 về còn 30,6 tỷ đồng cuồi năm vừa qua. 

Song song với việc bán bớt cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, Bitexco đang hoàn tất mua lại CTCP Du lịch Mỹ An (Chủ đầu tư dự án Khu du lịch nước khoáng nóng Mỹ An tại huyện Phú Vang) từ chính Du lịch Hương Giang.

Du Lịch Hương Giang Hợp Tác Kinh Doanh Với Apex Việt Nam

Du lịch Hương Giang hợp tác kinh doanh với APEX Việt Nam

(VTR) – Ngày 24/11/2015, tại TP. Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Công ty Cổ phần Du lịch APEX Việt Nam tổ chức ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh du lịch.

Việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai công ty này nhằm mục đích thiết lập các điều khoản và các điều kiện để cùng hợp tác khai thác các dịch vụ du lịch gồm dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, các dịch vụ du lịch phục vụ cho du khách Nhật Bản khi đến Huế và các tỉnh miền Trung, Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang Nguyễn Quốc Thành cho biết: Việc hợp tác này thông qua nhiều giai đoạn: giai đoạn 1, tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng các điểm tham quan, chất lượng các dịch vụ du lịch tại Huế và các tỉnh miền Trung – Việt Nam; giai đoạn 2, triển khai việc gửi khách du lịch Nhật Bản đến Huế; giai đoạn 3, hai bên sẽ hướng đến việc đào tạo nhân lực tại Thừa Thiên – Huế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người già, lao động phổ thông giúp việc nhà để xuất khẩu lao động qua thị trường Nhật Bản.

Được biết, đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thừa Thiên – Huế ký kết hợp tác phát triển kinh doanh với một doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư từ Nhật Bản. Việc tăng cường hợp tác kinh doanh này không chỉ vì sự phát triển riêng của hai Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Công ty Cổ phần du lịch APEX Việt Nam mà còn góp phần thu hút nguồn khách từ thị trường Nhật Bản đến du lịch và đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên – Huế và các tỉnh thành miền Trung.

Công ty Cổ phần Du lịch APEX là tập đoàn quản lý du lịch có bề dày kinh nghiệm về phát du lịch thị trường khách Nhật Bản đến Việt Nam, còn Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang là doanh nghiệp du lịch có thương hiệu lâu năm, đã khẳng định được uy tín trên thị trường du lịch ở trong nước và quốc tế, trong đó năm 2014 hệ thống sản phẩm của Công ty đạt danh hiệu Sản phẩm Thương hiệu Việt 2014.

Minh Hạnh