Top 7 # Du Lịch Khám Phá Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Khám Phá Hà Nội

Là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, tạo lạc tại phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.

Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 – thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành Môn, Dại Thành Điện, bia tiến sĩ…). Khuê Văn Các ở Văn Miếu I là Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.

Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cũng là nơi thờ Khổng Tử và đặt bia Tiến sĩ. Văn Miếu Quốc Tử Giám được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng vào năm 1076. Không chỉ là một di tích mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử, mà còn là một công trình thể hiện đậm nét kiến trúc cổ Việt Nam, xứng đáng được bảo tồn mãi mãi. Văn Miếu và Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu thu hút du khách khi đến du lịch Hà Nội.

Thành Cổ Loa

Là tòa thành cổ vào loại bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước U Lạc ( tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Thành được xây dựng kiểu vòng ốc ( nên gọi là Loa Thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km ), thành giữ (hình đa giác; chu vi 6,5 km) và thành trong ( hình chữ nhật , chu bi 1,6 km ).

Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4 – 5 m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20 – 30m. Các cửa của 3 vàng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề na72m cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng ,một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.

Từ trung tâm thành phố , đi 18 km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh , bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạ mũi tên đồng , lưỡi cày, rìu sắt , xương thú vật…

Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều,nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi ” Ngự triều di quy”.

Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm ép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương ” trái tim lầm chỗ để lên đầu”. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.

Qua am Mỵ Châu tới đền thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Đền này mới được làm lại hồi đầu thế kỉ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ.Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thủy tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần.

Là trái tim của Hà Nội và cả nước, quảng trường vốn là cửa tây của thành cổ Hà Nội. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 nơi đây đã chứng kiến những giây phút thiêng liêng của dân tộc khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phía đông là hội trường Ba Đình, nơi diến ra các kỳ họp và đại hội quan trọng của Đảng, Nhà nước và Quốc hội.

Nằm ở cuối phố Hàng Chiếu, là của ô duy nhất còn lại khá nguyên vẹn của thành Thăng Long xưa. Thành có tên chính thức là Đông Hà Môn, có một cửa chính, một vọng lâu canh gác. Bên tường phía bên trái gắn một tắm bia khắc năm 1882 của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm bọn lính sách nhiễu những đám tang khi đi qua lại cửa ô.

Vị trí: Phường Quan Thánh, gần hồ Tây, quận Ba Đình, Hà Nội

Đặc điểm: Đây là một di tích lịch sử văn hoá được xây dựng từ thế kỷ 11.

Được tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì thế, còn có tên là Đền Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh.

Tọa lạc bên Hồ Tây trong một khuôn viên đẹp đẽ và rộng lớn, trang nghiêm gần ngay cửa Bắc kinh thành, đây là di tích của một trong bốn “Thăng Long tứ trấn” ngày xưa.

Trải qua các triều đại, đền Quan Thánh đã được tu sửa nhiều lần song về cơ bản không có nhiều thay đổi và được đánh giá là một quần thể kiến trúc đẹp.

Ngay trước cổng đền là 4 cột trụ cao xây theo lối cũ. Cổng tam quan được xây trên những tấm đá lớn, trên có gác chuông với quả chuông cao tới 1,5m – niên đại Đinh Tỵ, đời Lê Hy Tôn. Hai bên cửa phía trong đền có chữ Tẫn nhập, Huyền xuất (vào cửa Tẫn ra cửa Huyền). Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chữ lấy trong sách Đạo đức kinh: Huyền Tần chi môn thi vị thiên địa (cửa Huyền Tần là gốc của trời đất).

Qua cổng là sân rộng, trong sân có bể cá vàng và núi non bộ. Đen có hai lớp: lớp ngoài là nhà đại bái cao ráo, nguy nga với cột xà, cửa võng đều sơn son thếp vàng. Hai bên tả hữu treo biển đồng chữ bạc của vua Thiệu Trị ban, trên có khắc bài thơ của chính ông, và một khánh đồng do một đại đô đốc thời Tây Sơn cung tiến, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1795). Trong nội cung đáng chú ý nhất là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen cao 3,72m, nặng 4 tấn, tay trái bắt quyết, tay phải cầm gương có rắn quấn chống lên lưng rùa (rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho sự trường tồn). Với những nét tạc tinh xảo, điệu nghệ, pho tượng được nhắc đến như một công trình nghệ thuật phản ánh kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật tạc tượng điêu luyện của ông cha ta thể kỷ 17.

Ngoài ra, hậu cung còn tượng bốn vị nguyên soái khác cũng được thờ tự. Tương truyền, thánh Huyền Thiên có 36 nguyên soái giúp việc trừ tà ma yêu quái. Song hiện ở đền chỉ đắp tượng trưng 4 vị. Đặc biệt, bên sát tường phía nam nhà bái đường có một pho tượng ngồi trong khám. Nhiều người bảo đó là tượng Trùm Trọng, một ông trùm phường đúc đồng Ngũ Xá đã đúc pho tượng thánh Trấn Vũ. Sau khi ông trùm qua đời, các học trò đúc tượng thầy đặt vào quán thờ. Tuy nhiên, theo hai bộ sách Trấn Vũ Quán Lục ghi chép về sự tích cũng như vẽ lại toàn bộ các tượng và đồ tế khí trong đền (soạn đời Tự Đức thứ 7 – năm 1847) do vị trụ trì Đạo Thông biên soạn thì không thấy nói có tượng Trùm Trọng(?).

Bên cạnh những cổ vật trên, trong đền còn có nhiều bia nói về việc trùng tu sửa chữa đền. Cổ nhất là tấm bia có niên đại Vĩnh Trị thứ hai (1677) do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Ngô Sĩ Dương soạn, nói về việc sửa đền và đúc tượng. Tấm bia muộn nhất là bia có niên đại cuối Thành Thái thứ 5 (1894) do Kinh lược Hoàng Cao Khải soạn nói về đợt tu sửa lớn vào năm đó.

Qua các hiện vật còn lưu giữ đến ngày nay, đền Quan Thánh được đánh giá là một di tích có giá trị cao về văn hóa nghệ thuật, từ các mảng chạm khắc trên những cấu kiện bằng gỗ cho đến những bức tượng được thờ tự trong đền. Với bố cục mặt bằng cũng như không gian hài hòa cân đối, nhất là cảnh quan thoáng đãng, có hồ Tây trước mặt tạo nên một vọng cảnh đẹp, đền Quan Thánh đã góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây, Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn

Vị trí : thuộc quận Hoàn Kiếm,thành phố hà Nội.

Đặc điểm: Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là ” Lẵng hoa giữ lòng thành phố”.

Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đậy vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục thủy đổi tên là hồ Hoàn kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, dạo mát mà còn gắn liền với đời sống người dân Thủ Đô về nhiều phương diện. Đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về , hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ để chụp ảnh lưu niệm.Hè đến,những buổi chiều oi bức , hồ là đại điểm hóng mát lý tưởng. Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng.Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ,những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/08 và 2/9.

Những di tích lịch sử độc đáo như tháp Rùa,tượng vua Lý Thái Tổ , đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút,đền bà Kiệu, chùa Bà Đá… và những công trình kiến trúc hiện đại mới được xây dựng luôn đảm bảo kết hợp hài hòa với cảnh quan vốn có quanh hồ. Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn ,cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam.

Hoàng Thành Thăng Long

Vị trí: Hoàng thành Thăng Long nằm trên đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đặc điểm: Là nơi lưu giữ hệ thống các cung điện ThăngLong xưa vừa phát hiện tại khu vực dự kiến xây Nhà Quốc hội mới.

Theo Viện Khảo cổ học ngày 27/10, một toà lâu đài thuộc loại cổ kính và đồ sộ nhất gồm 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000m 2 thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa vừa phát hiệntại khu vực dự kiến xây Nhà Quốc hội mới. Kinh đô ThăngLong cổ hiện được đánh giá là có lịch sử lâu đời hơn, quymô rộng lớn và đẹp hơn cả một công trình nổi tiếng khác là kinh đô cổ Nara, di sản thế giới của Nhật Bản.

Theo đánh giá của nhà khảo cổ học, thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ trước đến nay ở Việt Nam. Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần.

Trên mặt bằng đã đào được có nhiều dấu vết của thời Tiền Thăng Long tương ứng thời thuộc Đường với những mảng nền gạch đặc trưng của thời kỳ này, như gạch Giang Tây Quân đã được dùng để xây dựng kinh đô Hoa Lư.

Lâu đài tìm thấy được cho rằng có từ thời Lý, đến thời Trần đã được cải tạo lại và sau đó bị tiêu huỷ do cháy. Những dấu vết đã thu thập được cho thấy lâu đài này nằm ở trung tâm khu vục hoàng thành và cấm thành của Thăng Long xưa, kéo dài từ thời Lý đến thời Lê. Xây chồng lên khu vực này là một công trình khác của thời Lê.

Tại khu vực khai quật cũng đã xuất lộ nền kiến trúc thời Lý ngay khi kinh đô được rời từ Hoa Lư tới Thăng Long. Thêm vào đó, tại khu vực này có rẩt nhiều hình Phượng, Rồng, biểu tượng của hoàng tộc. Đây có thể coi là nơi vua ngự đến để thăm hoàng hậu.

Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến cho nhiều tàng lớp kiến trúc không thể hiện rõ.

Trung tâm KHXH&NV quốc gia đã đánh giá rất cao các di chỉ này qua bản báo cáo được thực hiện hết sức công phu mới đây có tên Kinh đô Thăng Long. Báo cáo này cũng đã so sánh di tích cung điện của kinh đô Thăng Long với một số cung điện đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Theo Trung tâm KHXH&NV quốc gia, so sánh diện mạo kiến trúc Di sản Cố đô Huế với Thăng Long, dù mới chỉ so sánh qua mặt bằng bình đồ kiến trúc và vật liệu trang trí kiến trúc, cũng có thể nói rằng kiến trúc cung điện của kinh đô Thăng long có phần to lớn và hoành tráng hơn nhiều cung điện ở cố đô Huế. Cũng theo so sánh, đánh giá của Trung tâm KHXH &NV Quốc gia, cung điện và kinh thành của Thăng Long có lịch sử lâu đời hơn, quy mô lớn rộng và đẹp hơn kinh đô Nara, Di sản Thế giới của Nhật Bản.

Hội Phủ Tây Hồ

Địa điểm: Phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Đối tượng suy tôn: Bà chúa Liễu Hạnh, Tam tòa Thánh Mầu.

Đặc điểm: Hội có rước, dâng hương và hát văn.

Phủ Tây Hồ nơi người Hà Nội hay đi lễ vào các ngày mùng một, ngày rằm. Phủ được xây vào thế kỷ 16 thờ mẫu Liễu Hạnh. Trong phủ trên cao là tượng chúa Liễu, hai bên là tượng chầu bà đệ nhị, bà đệ nhất. Ở giữa tượng vua cha Ngọc Hoàng, Nam Tào Bắc Đẩu. Phía dưới là tứ phủ công đồng: tượng quan hoàng Mười, quan hoàng Bẩy và nhiều di vật có giá trị khác. Ngày 3/3 âm lịch là ngày giỗ Mau Liễu Hạnh, rước kiệu các Mầu từ phủ Tây Hồ qua đường Yên Phụ, cổ Ngư, ngược lại đường Quán Thánh tới đền Nghĩa lập (32 phố Hàng Đậu) lấy mã rồi quay lại.

Các ngày 6 – 7/3 có các cuộc thi văn, hát chầu văn, đàn hát ở chùa Phổ Linh (thôn Tây Hồ) lôi cuốn nhiều người tham gia.

Bên bờ phía đông của hồ Tây có một doi đất ăn lạm ra hồ như một bán đảo. Bán đảo đó là làng Tây Hồ, một làng cổ của kinh thành Thăng Long. Ở đầu làng, sát ngay mép nước có một ngôi đền thờ bà Liễu Hạnh một nhân vật có thật sống vào thể kỷ 17 nhưng được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mầu (thánh mẹ) đứng đầu thần điện của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Những nơi thờ mẫu Liễu Hạnh gọi là đền nhưng cũng có nơi gọi là phủ. Phủ Tây Hồ được dựng theo một truyền thuyết:

Vào khoảng đầu thế kỷ 17, ông Trạng Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) trong một buổi cùng hai người bạn là cử nhân họ Lý và tú tài họ Ngô chơi hồ Tây bỗng gặp một cô gái xinh đẹp. Họ trò chuyện với nhau và cùng nhau làm thơ. Đến khi Trạng Phùng hỏi tên tuổi nữ thi sĩ thì cô kia mỉm cười đọc một bài thơ rồi vụt biến. Phân tích bài thơ, Phùng nhận ra đó là thánh Liễu Hạnh. Dân làng Tây Hồ mới nhân câu chuyện đó lập một ngôi phủ để thờ bà.

Từ lâu, Phủ Tây Hồ là một nơi thu hút nhiều khách hành hương, họ đi lễ Mầu, đồng thời để chiêm ngưỡng một thắng cảnh đẹp ven hồ Tây.

Vị trí: Phổ Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đặc điểm: Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.

Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thay Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.

Theo sử sách, chùa được xây lần thứ nhất năm 1049: “Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diên Hựu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của phật Quan Âm như đã thấy ở trong mộng. Cho các nhà sư đi xung quanh tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu (phúc lành dài lâu). Năm 1070 mùa xuân tháng giêng năm Thần Võ thứ 2, vua viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước khắc vào phiến đá”.

Lần xây dựng thứ hai vào năm 1105, vua tu bổ chùa Diên Hựu: “Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu… Bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Đài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ”. Bích trì đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng (khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp thời giặc Minh”.

Thông qua nhiều tài liệu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia Sùng Diện Linh ở chùa Long Đọi Nam Hà do Binh bộ thượng thư Nguyễn Công Bật viết đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây tiếp chùa Một Cột: “Mở cửa chùa Diên Hựu tại vườn tây. Dấu vết theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Đảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly…”.

Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.

Hiện nay chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện và tham quan.

Vị trí: Chùa ở làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Đặc điểm: Chùa được xây dựng từ thế kỷ 13 với kiến

trúc độc đáo. Chùa thờ Phật và công chúa Từ Hoa.

Nguyên xưa kia là chùa Đống Long dựng từ thời nhà Trần (1225 – 1413) trên nền cũ của cung Từ Hoa, thuộc trại tằm Tang. Từ Hoa là con gái vua Lý Thần Tông. Vua dựng cung Từ Hoa cho công chúa và các cung nữ ở đó để thấu hiểu thêm công việc đồng áng vất vã mà thấy rõ hơn giá trị ngôi tôn quí của mình. Đến năm 1771, đời Lê Cảnh Hưng, chùa được tu sửa và đổi tên là chùa Kim Liên. Năm 1792, đời vua Quang Trung, chùa được đại trùng tu, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay.

Kiến trúc chùa Kim Liên theo kiểu chữ “tam” với ba bộ mái cao thấp khác nhau, liên kết với nhau bằng tường gạch để trần, có trổ cửa sổ tròn lồng chữ nhà Phật. Nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc là tam quan và những bức chạm nổi tinh xảo.

Ngoài bố cục đẹp, cổng chùa còn có kiến trúc độc đáo, trang nhã, thanh thoát với những bức chạm nổi tinh xảo. Hiện chùa còn lưu được một hiện vật quý là tấm bia có niên đại Thái Hòa thứ 3, tức năm 1445. Đây là tấm bia cổ nhất hiện thấy ở nội thành Hà Nội, chỉ tiếc chữ đã mờ gần hết. Riêng tấm bia có niên đại Tự Đức thứ 21 tức năm 1868 thì cho biết đợt trùng tu lớn vào năm 1861-1867. Chùa Kim Liên được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ờ Hà Nội vẫn còn giữ lại những nét kiến trúc độc đáo.

Trong không gian thoáng đãng nhuốm màu thiền tự, nét độc đáo cổ xưa của Kim Liên tự hẳn sẽ khiến du khách thư thái phiêu du trong cõi Phật. Giữa mênh mang nước Hồ Tây, người ta sẽ tìm được trong vẻ tĩnh lặng của chùa sự thanh thản tận cùng.

Vị trí: Số 25 Tông Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đặc điểm: Giới thiệu về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ (từ giữa thế kỷ 19 đến 1975). Giới thiệu công cuộc xây dựng và bảo vệ nước cộng hoà XHCN Việt Nam.

Bảo tàng Cách mạng được thành lập tháng 1/1959 có 29 phòng trưng bày hơn 4 vạn hiện vật.

Tại đây, giới thiệu tổng hợp về đất nước và con người Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 tới nay. Hệ thống trưng bày chia làm 3 phần chính:

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, từ năm 1858 đến 1945 (phòng 1 đến 9).

Ba mươi năm kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước từ năm 1945 đến 1975 (từ phòng 10 đến 24).

Đặc biệt, Bảo tàng Cách mạng còn có một kho lưu trữ hàng trăm ngàn hiện vật, tư liệu quý khác về Cách mạng Việt Nam từ năm 1858 đến nay mà chưa có điều kiện trưng bày.

Giờ mở cửa: Vào các ngày trong tuần và ngày lễ; trừ thứ hai.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Vị trí: Sổ 66 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đặc điểm: Lưu giữ và trưng bày các tác phẩm, mỹ thuật có giá trị của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc của Việt Nam qua nhiều thế hệ. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật Việt Nam.

Ngôi nhà 66 Nguyễn Thái Học từ ngày 26/6/1966 chính thức trở thành Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Có hai khối nhà chính dùng để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Hệ thống trưng bày được chia thành 3 phần chính:

Mỹ thuật thời tiền sử – sơ sử, gồm các hiện vật từ thời đồ đá, đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt.

Mỹ thuật cổ từ thế kỷ 11 – 19, thuộc các triều đại từ Lý, Trần, Lê đến Mạc, Tây Sơn và Nguyễn.

Mỹ thuật thế kỷ 20, mỹ thuật cận đại (1925 – 1945) và hiện đại (1945 đến nay).

Mỹ thuật dân gian.

Nghệ thuật gốm Việt Nam.

Bảo tàng Mỹ thuật là một kho báu của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách bốn phương.

8:30-17:00 vàọ các ngày trong tuần; trừ thứ 2.

Riêng thứ 4 và thứ 7 từ 8:30-21:00.

Hướng dẫn khách tham quan bảo tàng bằng: Tiếng Việt, Anh, Pháp.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Vị trí: Đường Nguyễn Văn Huyên, quận cầu Giấy, Hà Nội

Đặc điềm: Lưu giữ các hiện vật, tài liệu phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán của 54 dân tộc trên khắp cả nước.

Nằm trên một khu đất rộng 3ha, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học trong nước và quốc tế.

Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam.

Hiện vật trưng bày được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, dễ hiểu, dễ cảm thụ. Khu trưng bày thường xuyên trong nhà có diện tích 2.500m2 (bao gồm 2 tầng) được chia làm 8 phần:

Giới thiệu chung.

Giới thiệu dân tộc Việt (Kinh).

Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai.

Các dân tộc nhóm ngôn ngữ H’ Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái.

Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer.

Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer.

Giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.

Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam. Hiện tại đã có trưng bày về ngôi nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày, ngôi nhà nửa sàn và nửa trệt của người Dao, nhà mái lợp bàng gỗ pơ-mu của người H’Mông, ngôi nhà Việt với mái lợp ngói, ngôi nhà mồ Gia-Rai, nhà Rông của người Ba- Na, ngôi nhà Chăm và ngôi nhà đất trình tường của người Hà Nhì.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

8:00 – 17:00 vào các ngày trong tuần; trừ thứ 2 và các ngày lễ, Tết trong năm.

+ Vé thường: 20.000 đồng/lượt.

+ 5.000 đồng/lượt dành cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học.

+ 3.000 đồng/lượt dành cho học sinh tiểu học và phổ thông trung học.

Vé miễn phí:

+ Trẻ em dưới 6 tuổi và người dân tộc thiểu số Việt Nam.

Vị trí: Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở khu vực quảng trường Ba Đình, bên cạnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đặc điểm: Là nơi giới thiệu hiện vật gốc, hình ảnh cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Bảo tàng khánh thành ngày 19/5/1990 nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây là tòa nhà cao 20,5m gồm 4 tầng với tổng diện tích sử dụng là 10.000m 2. Công trình được thiết kế như một bông hoa sen nở, tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, trong sáng của Hồ Chủ tịch.

Phần trưng bày của Bảo tàng rộng gần 4.000m 2 giới thiệu hơn 117.274 hiện vật gốc, hình ảnh phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay. Tại bảo tàng còn có khu triển lãm, các kho lưu trữ, thư viện chuyên đề, hội trường lớn, các hội trường vừa và nhỏ phục vụ tham quan, nghiên cứu, sinh hoạt khoa học và văn hóa.

Từ ngày mở cửa, bảo tàng đã đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Giờ mở cửa:

Mở cửa các ngày trong tuần:

Vị trí: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đặc điểm: Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kv 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tồng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. Nguyên xưa ở phường này chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống nước ta. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sử thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu tích khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí kết hợp tất cả tinh hoa các đại già lam miền Bắc. Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở nước ta mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 20 và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt.

Tam quan chùa kiểu ba tầng mái, chính giữa là lầu chuông. Đi qua một sân gạch nhỏ, bước lên 11 bậc thềm là tới chính điện, hình vuông, có hảnh lang bao quanh . Điện Phật dược bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích-ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên mái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Các nhà chính và nhà phụ chùa Quán Sứ đều rộng rãi. Nơi dây từng là trụ sở bảo Đuốc Tuệ . Hiện nay chùa có giảng đường, thư viện, là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu 1*1 lật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).

Vị trí: Bên bờ hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Tây Hồ.

Đặc điểm: Là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội, có kiến trúc khá rộng và đẹp, có vườn tháp lớn.

Khởi dựng từ thế kỷ 6, đời Lý Nam Đế, chùa có tên là Khai Quốc (mở nước) và nằm ở phía ngoài đê Yên Phụ. Năm 1615 bãi sông bị lở sát vào chùa nên đã rời vào trong đê và nằm bên sóng nước Hồ Tây, chùa đổi tên nhiều lần: An Quốc, Trấn Quốc, Trấn Bắc… Chùa có qui mô bề thế bao gồm ba nếp nhà tiền đường, thiên hướng, thượng điện nối liền thành hình chữ công (I), 2 dãy hành lang, gác chuông, nhà tổ và nhà bia. Trong chùa hiện còn 14 tấm bia đá ghi lại nhiều tư liệu quý và mô tả đầy đủ các quá trình tu tạo chùa.

Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn và rất nhiều tháp. Ở khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, đó là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.

Chùa Trấn Quốc với qui mô kiến trúc khá rộng, phong cảnh đẹp, một ngôi chùa nổi tiếng, kết hợp được vẻ đẹp cổ kính của công trình kiến trúc với vẻ đẹp thanh nhã của một thắng cảnh ven Hồ Tây hiện đang là điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Khám Phá Tour Du Lịch Hà Nội

Một số lưu ý khi đi du lịch theo Tour du lịch Hà Nội – Ninh Bình mà bạn cần biết

Đừng nên quá ham rẻ mà bạn nên chọn mua tour ở những đơn vị lữ hành có tên tuổi cũng như phương tiện di chuyển và cách bố trí lịch tham quan của họ. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến đánh giá của những người đã sử dụng qua dịch vụ trước khi quyết định đặt Tour.

Tất cả các tour du lịch đều có các quy định và điều khoản. Bạn nên hỏi rõ chi tiết những điều kiện kèm theo khi đi tour, đặc biệt là với các tour du lịch nước ngoài bởi các vé du lịch nước ngoài thường rất cao.

Việc nắm rõ lịch trình đi tour giúp cho bạn có thể hình dung trước được các chặng đường sẽ đi trong suốt chuyến du lịch của bạn. Ngoài ra điều này cũng giúp bạn không thể bỏ sót được những điểm đến trong lộ trình.

Hướng dẫn viên là người gắn bó với đoàn trong suốt quá trình đi Tour, sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trở nên thú vị hơn. Và chính họ cũng là người hiểu rõ nhất về điểm đến, văn hóa địa phương cũng như ẩm thực và phong cảnh,…Điều thú vị hơn nữa là chính huấn luyện viên có thể giúp bạn chụp được những tấm hình làm kỷ niệm với những góc chụp độc đáo.

Chắc chắn sẽ có khoảng thời gian tự do tham quan của các du khách. Bởi vậy trước khi tách đoàn hoặc trước khi ra khỏi khách sạn, bạn nên xin số điện thoại của hướng dẫn viên hay các du khách khác trên xe hoặc có thể là vài tấm card của khách sạn.

Đôi khi cuộc vui làm bạn quên mất thời gian, nếu như bạn về muộn và không kịp lên xe cùng với đoàn thì bạn chắc chắn phải chịu trách nhiệm về sự việc này. Vậy nên bạn nên tự chủ động bố trí thời gian cho mình và không gây ảnh hưởng đến các hành khách khác trong đoàn.

Tour du lịch Hà Nội – Ninh Bình 2 ngày 1 đêm

Để chuyến đi du lịch của bạn trở nên hoàn hảo và ý nghĩa hơn thì bạn nên chủ động tìm hiểu về lịch trình đi Tour Hà Nội – Ninh Bình cụ thể như sau:

Sáng: Xe sẽ đón du khách tại khách sạn trên các tuyến phố Hàng Than, Hàng Bún, Hàng Đậu, Quán Thánh, Phan Đình Phùng,Lê Duẩn,…và đưa du khách về điểm tập trung. Du khách sẽ dừng chân và nghỉ ngơi 20 phút tại trạm dừng nghỉ ở Phủ Lý, Hà Nam. Sau đó tham quan Cố Đô Hoa Lư với hai ngôi đền thờ cổ kính và linh thiêng thờ các vị vua của 2 triều đại Đinh – Lê vào thế kỷ thứ 10.

Trưa: Du khách sẽ được dùng bữa trưa với các món đặc sản như dê núi Ninh Bình, cơm cháy,..

Chiều: Thăm quan khu du lịch Tam Cốc với những dãy núi đá vôi hữu tình. Du khách sẽ được ngồi xuôi trên dòng kênh Ngô Đồng qua những ruộng lúa dọc hai bờ. Sau đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc đạp xe đạp đi tham quan khu vực đền Thái Vi và Chùa Bích Động.

Tối: Ăn tối tại nhà hàng và tự do dạo chơi.

Buổi sáng: Du khách dùng điểm tâm sáng tại khách sạn, sau đó tự do dạo chơi, tham quan và mua sắm hoặc có thể thuê xe để đi tham quan khu du lịch Hang Múa.

Du khách làm thủ tục trả phòng và tập trung tại xe để tiếp tục di chuyển đến khu vực chùa Bái Đính để tham quan.

Sau khi đến chùa Bái Đính thì du khách sẽ di chuyển bài xe điện để vào thăm quan lễ phật. Nơi đây với quy mô và kiến trúc hoành tráng được xếp hạng kỷ lục guiness của Việt Nam và Đông Nam Á

Trưa: Du khách ăn trưa tại nhà hàng Ninh Bình

Chiều: Du khách tiếp tục lên thuyền du thăm khu du lịch sinh thái Tràng An và tham quan hệ thống hang động với những nhũ đá độc đáo và đẹp mắt.

Sau đó lên xe quay về Hà Nội và kết thúc Tour du lịch

Khám Phá Điểm Du Lịch “Sát Xịt” Hà Nội

Đại Lải là điểm du lịch sinh thái đang thu hút đông đảo giới “xê dịch”. Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và cảnh vật, đây thực sự là nơi “đưa nhau đi trốn” lý tưởng tránh sự ồn ào phố thị, tìm về nơi bình yên và thư thái tinh thần. Cùng MOTOGO khám phá hồ Đại Lải có gì mà lại hot đến thế !

Đại Lải ở đâu?

Hồ Đại Lại nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh và phường Đồng Xuân của thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây nổi tiếng là hồ nước nhân tạo lớn ở nước ta. Ban đầu, hồ được xây dựng với mục đích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cũng như xả lũ cho toàn bộ khu vực trong tỉnh Vĩnh Phúc. Sau này, với cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu ôn hòa, hồ được đưa vào khai thác du lịch và dịch vụ nghỉ dưỡng. Từ đó, Đại Lải trở thành điểm thu hút bởi dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

Đại Lải là sự kết hợp hài hòa giữa hồ nước dịu êm và cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ. Với diện tích 525ha, hồ Đại Lải mang màu xanh bát ngát của rừng cây. Từ đây có thể nhìn lên đỉnh núi Thằn Lằn và dãy núi Tam Đảo huyền ảo. Nơi đây như một bức tranh muôn màu cho kỳ nghỉ trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

Thời tiết Đại Lải mùa nào đẹp?

Hồ Đại Lải Vĩnh Phúc nằm ở phía Bắc Hà Nội, được che chắn bởi dãy núi Tam Đảo hùng vĩ và nhiều ngọn núi nhỏ khác. Vì vậy, vào mùa hè khí hậu rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C, ban ngày nắng dịu nhẹ, ban đêm thời tiết hơi se lạnh. Rất nhiều du khách coi Đại Lải là khu “trốn nắng” lý tưởng cho mùa hè oi bức.

Vào mùa đông, hồ Đại Lải ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Vậy nên, du lịch Đại Lải vào mùa đông cũng là trải nghiệm khá thú vị đấy. Tuy nhiên, thời gian lý tưởng nhất để đi du lịch Đại Lải vẫn là mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm.

Hồ Đại Lải cách Hà Nội bao nhiêu km ?

 Lộ trình di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến Đại Lải Vĩnh Phúc

Đến hồ Đại Lải bằng phương tiện gì ?

Di chuyển bằng xe máy tự lái

Xe máy luôn là sự lựa chọn lý tưởng của các tín đồ du lịch. Đi bằng xe máy, bạn sẽ trải nghiệm chân thực nhất, tận hưởng cảm giác tự mình khám phá những cái mới lạ. Hơn thế, phượt Đại Lải bằng xe máy, bạn sẽ được ngắm nhìn cả không gian rộng lớn, hùng vỹ mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nơi đây nữa.

Lộ trình xuất phát đi theo hướng QL2, đến đoạn soát vé Thăng Long – Nội Bài tiếp tục đi đến ngã tư rẽ trái. Bạn đi hết đoạn đường này sau đó rẽ vào Hòa Xuân. Tiếp tục đi khoảng 10km là đến Đại Lải. Nếu từ xa đến hoặc chưa có điều kiện có một chiếc xe máy tốt, bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê xe máy Hà Nội. Chuyến đi vừa rồi mình thuê xe bên MOTOGO, dịch vụ khá ok và chất lượng xe mới 100%, chạy êm khỏe đáng đồng tiền lắm !

Thuê xe đi Flamingo Đại Lải

Còn nếu đi bằng ô tô, bạn có thể lựa chọn đi xe bus do resort Flamingo Đại Lải khai thác với tần suất 1 chuyến các ngày trong tuần, 2 chuyến trong ngày cuối tuần.

Xe khách cũng là một gợi ý cho chuyến đi hồ Đại Lải Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ đến được Vĩnh Yên hoặc Việt Trì, sau đó phải tiếp tục bắt xe taxi vào Đại Lải. Ngoài ra, đi taxi hoặc xe cá nhân cũng là một lựa chọn phù hợp để bạn di chuyển tới địa điểm này.

Gía vé vào khu du lịch Đại Lải

Du khách được tự do ra vào cổng không mất tiền vé. Tuy nhiên, mỗi người sẽ phải trả 80.000 đồng/lượt nếu như muốn đi tàu sang Đảo Ngọc.

Riêng khu nghỉ dưỡng Flamingo, giá vé vào Flamingo Đại Lải Resort là 330.000 đồng/người lớn và 230.000 đồng/trẻ em 5-12 tuổi, cao 1m40 trở xuống bao gồm những tiện ích đi kèm:

Phí bảo hiểm

Đi xe tham quan theo các tuyến cố định

Vui chơi tại khu thể thao cho trẻ em

Câu cá và checkin tại các biệt thự cao cấp

Chiêm ngưỡng công trình Art In The Forest nổi tiếng

Flamingo Đại Lải Resort

Nơi đây là resort 5 sao sang trọng bậc nhất ở Đại Lải. Tổ hợp nghỉ dưỡng này là sự kết hợp đẳng cấp giữa cảnh quan nổi bật và không khí trong lành. Nếu bạn và gia đình đang kiếm tìm địa điểm nghỉ dưỡng thư giãn cuối tuần thì đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Qủa không sai khi Flamingo Đại Lải được mệnh danh là tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí lớn nhất miền Bắc. Nơi đây hội tụ đầy đủ những dịch vụ cho bạn tận hưởng không gian xanh, thư giãn tốt nhất.

Bên cạnh bể bơi Ốc đảo bốn mùa 1000m2 sang trọng, bạn còn được khám phá khuôn viên Đại Lải resort. Điểm đặc biệt nhất là rừng thông rộng bạt ngàn cùng những công trình kiến trúc đầy tự hào. Lạc bước đến đây, bạn có những background xịn xò sống ảo ngàn like khi cứ vài mét vuông lại cho ra một bức ảnh đẹp.

Ngoài ra, Flamingo Đại Lải còn có khu vui chơi giải trí Play World cùng vô số dịch vụ thư giãn khác như Seva Spa, Forest Sky Bar, phòng Gym,…Hệ thống villa và phòng ốc được thiết kế sang trọng, nhưng vẫn gần gũi với thiên nhiên, mang lại không gian sống tuyệt vời nhất.

Resort Hoa Cau Đại Lải

Tọa lạc trên sườn hồ Đại Lải, một địa thế tuyệt đẹp xanh mát, Resort Hoa Cau Đại Lải nằm ở vị thế tọa sơn vọng thủy có một vẻ đẹp vô cùng độc đáo hòa với cảnh sắc tươi đẹp của đất trời, non nước, bờ bãi mà thiên nhiên đã ban tặng. Ngoài ra, nơi đây còn có hệ thống nhà hàng Hoa Cau Đại Lải với những món ăn mang đậm đặc sản vùng miền vô cùng bắt mắt.

Paradise Đại Lải Resort

Paradise Đại Lải Resort là tuyệt tác lay động cảm xúc với quần thể khách sạn cao cấp, biệt thự ven hồ, nhà vườn bán đảo, căn hộ nghỉ dưỡng cùng hàng loạt tiện ích sang trọng và độc đáo, tinh tế và diệu kỳ. Đến với nơi này, bạn như được nạp thêm năng lượng tích cực và giải tỏa áp lực sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi.

Hồ Đại Lải có gì chơi ?

Cắm trại Đại Lải – Tiệc nướng BBQ

Đại Lải là địa điểm lý tưởng cho chuyến cắm trại cuối tuần giữa khoảng thiên nhiên rợp bóng cỏ cây và không gian xanh mát. Đảo Ngọc là nơi thích hợp nhất cho hoạt động dã ngoại và cắm trại. Đi để cảm nhận cuộc sống, để muốn rời xa một chút bon chen của cuộc sống thành thị và với không gian thiên thiên riêng tư.

Tiệc nướng BBQ ngoài trời

Ngoài ra, không gian nơi đây sẽ cực chill cho bữa tiệc nướng BBQ. Khoảng trời tươi mát rợp bóng cỏ cây sẽ là điểm lý tưởng cho bạn quây quần bên nhau, cụng ly và thưởng thức món nướng. Sau đó say sưa hát ca, cũng là nơi để những lời sẻ chia được bày tỏ. Mình cùng tạm xa khói bụi, trốn cái ồn ào của phố thị. Chúng mình cùng nhau đón nhận những điều giản dị, đời thường và bình yên. Thế là như được tiếp thêm sức mạnh và giải tỏa bao căng thẳng, mọi mệt.

Hoạt động dã ngoại – vui chơi giải trí

Câu hỏi “Chơi gì ở Đại Lải ?” luôn nhận được khá nhiều sự quan tâm. Trong một không gian thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, còn gì tuyệt hơn là được thoải mái tham gia các hoạt động dã ngoại, vui chơi giải trí.

Những địa điểm vui chơi lý tưởng tại hồ Đại Lải mà bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên. Hay tham gia các trò thú vị như đạp vịt, đi cano hay chèo thuyền quanh hồ. Các hoạt động khác như đạp xe, câu cá cũng khá thú vị phải không nào. Chắc chắn bạn sẽ có được chuyến đi vô cùng đáng nhớ và thú vị.

Đại Lải có gì ?

Tham quan hồ Đại Lải

Thiên nhiên ban tặng cho hồ Đại Lải cảnh quan hùng vỹ. Đó là sự kết hợp của sông hồ và dãy nũi xanh ngắt, ẩn hiện xa xa là cánh rừng huyền ảo. Sự kết hợp tinh tế ấy khiến cho nơi đây như một bức tranh thủy mặc bằng nét vẽ của tạo hóa vậy. Không cần đi đâu xa, chỉ cần đến và đón nhận cái nắng cái gió của vùng đất xinh đẹp này thôi, bao nhiêu âu lo muộn phiền dường như đều tan biến.

Đảo Ngọc Đại Lải

Đảo Ngọc (đảo Chim) là một hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ Đại Lải. Nơi đây có cây cối xanh tốt và lưu trú của rất nhiều loài chim khác nhau. Khi đặt chân lên đảo, ta như được lạc vào chốn thiên nhiên hoang sơ, kỳ vỹ như trong truyện cổ tích vậy.

Sân golf Đại Lải

Sân golf Đại Lải có tổ hợp sân 9 lỗ và sân gạt golf 18 lỗ lớn nhất miền Bắc. Nơi này nằm trong khuôn viên Famingo Đại Lải Resort. Sân golf được thiết kế tinh tế, bao quanh bởi các thảm hoa và rặng cây xanh vừa tạo nét độc đáo riêng hấp dẫn cho các gôn thủ. Ngoài ra, cảnh quan tổng thể lại Flamingo Đại Lải làm điểm nhấn tạo nên sự khác biệt với bất cứ sân golf nào khác mà hiếm nơi nào có được.

Ăn gì ở Đại Lải ?

Một trong những thắc mắc về kinh nghiệm du lịch Đại Lải đó là ăn món gì khi tới đây. Ở Đại Lải có rất nhiều đặc sản mà bạn nên thử.Các món ăn được chế biến từ thịt trâu là một trong những món ngon khó có thể bỏ qua. Thịt trâu tươi, mềm, thơm chắc chắn sẽ khiến du khách cảm thấy thú vị.

Kinh nghiệm du lịch Đại Lải

Để có một chuyến đi “trốn nắng” thực sự đúng nghĩa. Bạn hãy bỏ túi những kinh nghiệm du lịch hồ Đại Lải để có trải nghiệm trọn vẹn nhất.

Thời tiết là yếu tố quan trọng quyết định chuyến đi. Trước khi du lịch, hãy cân nhắc thời tiết Đại Lải trong 3 ngày tới. Tốt nhất nên tránh những ngày mưa hoặc thời tiết xấu. Bởi nó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc du lịch đấy.

Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân và giấy tờ kèm theo người. Nó rất quan trọng vào những việc gấp đó.

Nếu di chuyển bằng xe máy, hãy đảm bảo bạn có một chiếc xe đủ tốt, an toàn và không gặp trở ngại trong quá trình di chuyển.

Hành Trình Khám Phá Du Lịch Phố Cổ Hà Nội

Vị trí của khu Phố Cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội được xem là một trong những điểm đến nổi bật nhất khi đi du lịch Hà Nội. Phố cổ nằm trong khu vực trung tâm của thành phố – ngay cạnh hồ Gươm với 76 tuyến phố. Bởi vậy mà để tham quan phố cổ, du khách có thể di chuyển một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện.

Tuy nhiên, để thuận tiện cho hành trình khám phá phố cổ quý khách nên chọn đi xe máy, xe đạp hoặc đi bộ bởi đường trong các khu khố khá nhỏ và hẹp. Nhiều đường được phân bố một chiều và cấm ô tô lưu thông. Do đó nếu không rành đường, quý khách rất dễ đi lạc hay vô tình vi phạm luật giao thông.

Khu phố cổ xưa kia nằm ở phía đông ngoại thành Thăng Long. Nay khu vực 36 phố phường thuộc địa phận của quận Hoàn Kiếm với hơn 76 tuyến phố thuộc 10 phường, bao gồm phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Người đời vẫn thường gọi phố cổ – 36 phố phường. Thơ ca xưa cũng cho rằng Hà Nội có 36 phố phường. Tuy nhiên đây là một điều thú vị mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Bởi trên thực tế phố cổ Hà Nội nhiều hơn con số 36. Nhưng từ xa xưa 36 phố phường là cách gọi quen thuộc được mọi người công nhận. Đặc biệt, phố cổ còn được biết đến với những phố nghề truyền thống nổi tiếng điển hình như Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Tre…

Cách di chuyển ở phố cổ Hà Nội

Theo những người đã từng du lịch phố cổ Hà Nội chia sẻ lại thì hình thức thích hợp nhất đó chính là tản bộ. Bởi quanh khu vực này có rất nhiều hàng quán, những cửa hàng xưa cũ, dạo quanh phố cổ bạn có thể “tạt” vào bất cứ đâu, ăn bất cứ gì mà mình muốn.

Có nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển đến phố cổ Hà Nội như xe ôm, xe máy, xe bus, taxi,… và một trong những lựa chọn an toàn, tiết kiệm nhất đó chính là xe bus. Những tuyến xe bus nội thành thành phố, du khách có thể chọn để đến phố cổ đó là:

Tuyến xe bus số 09, 14, 36 sẽ đưa bạn đến Hồ Gươm.

Tuyến xe số 03, 11, 14, 22, 18, 34, 40 đỗ ở bến Ô Quan Chưởng và 81 Trần Nhật Duật.

Tuyến xe bus số 31 tới chợ Đồng Xuân.

Tuyến xe 31 tới 22c Hàng Lược.

Một số lưu ý khi đi tham quan phố cổ

Không nên mặc cả mà không mua hàng ngay khi sáng sớm, người bán hàng rất kị điều này.Hỏi giá trước khi ăn uống hay sử dụng dịch vụ ở đây.

Tình hình an ninh chung ở Hà Nội khá ổn định nhưng các bạn vẫn nên chú ý; nhất là việc bảo quản hành lý.

Lực lượng cảnh sát có mặt ở mọi nơi và có thể sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ lúc nào khi bạn cần; ví dụ như hỏi đường, hỏi địa chỉ và đặc biệt là giúp bạn giải quyết những rắc rối khi bạn gặp phải.

Chợ đêm phố cổ Hà Nội

Chợ đêm phố cổ Hà Nội nằm trên các tuyến phố kéo dài 3km từ phố Hàng Đào đến cổng chợ Đồng Xuân. Bất kể mưa nắng, từ 18h đến 23h các tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần, các con phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường lại náo nhiệt hơn bao giờ hết.

Nằm giữa những con phố cổ kính của Hà Nội, “chợ phiên” đặc biệt này quy tụ đến gần 4000 gian hàng với rất nhiều các chủng loại, mặt hàng khác nhau từ quần áo, đồ chơi, đồ lưu niệm đến đồ thủ công mỹ nghệ, đồ ăn uống,… với giá tương đối bình dân, phù hợp với túi tiền của nhiều du khách khi đến đây. Bước vào chợ bạn sẽ được hòa mình vào không gian của sắc màu và không khí sôi động, nhộn nhịp.

Trong ánh đèn rực sáng, các món đồ bày bán trở nên lung linh, rực rỡ hơn, hấp dẫn du khách. Đặc biệt là vào dịp tết Trung thu, lễ Giáng Sinh hay tết Nguyên Đán những chiếc đèn lồng, đèn ông sao, đồ trang trí Giáng Sinh,… nhiều màu sắc được này bán khiến bất cứ ai đi qua cũng phải dừng lại ngắm nhìn.

Ghé thăm chợ đêm phố cổ, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước một thiên đường ăn uống vô cùng phong phú, hấp dẫn. Đi dọc các tuyến phố, bạn có thể thoải mái lựa chọn nhiều món ăn từ thuần Việt, những thức quà nổi tiếng của Hà Nội đến các món ăn của Hàn Quốc hay những món theo phong cách Á – Âu.

Phố Hàng Mã

Cứ mỗi dịp lễ tết là người dân Hà Nội lại nô nức đổ về phố Hàng Mã – con phố đầy màu sắc, nhộn nhịp và mang dấu ấn đặc trưng của người phương Đông. Đến với con phố này, bạn sẽ thưởng thức được không khí nhộn nhịp trọn vẹn nhất, vừa có thể sắm cho mình những món đồ vô cùng đẹp, vừa có thể “check-in” những bức hình đầy màu sắc.

Phố Hàng Mã còn nổi tiếng với đặc trưng kiến trúc phố cổ là những ngôi nhà hình ống và nhà chồng diêm. Nhà hình ống có bề rộng eo hẹp nhưng thông dài ra phía sau, người dân có thể dễ dàng kết hợp không gian ở, sản xuất và công việc mua bán. Còn nhà chồng diêm là nhà hai tầng có có cửa giả hoặc cửa sổ cỡ nhỏ mở ra được mặt phố, những ngôi nhà thế này thường có mái nghiêng mở ra, vừa có thể ngắm được phố phường, vừa có thể che nắng, che mưa, thuận lợi cho việc buôn bán.

Cứ mỗi dịp lễ tết, phố Hàng Mã lại như ”khoác”” lên mình chiếc áo đầy màu sắc. Các cửa hàng nơi đây bày bán những loại mặt hàng lộng lẫy, đặc trưng của Trung thu như lồng đèn, đồ chơi phát sáng, bóng bay, đèo ông sao, mặt nạ, các vật dụng, đồ chơi thú vị khác. Đến đây, không chỉ có những mặt hàng mua bán, mà bạn còn có thể nghe những âm thanh vui nhộn của những chiếc trống, còi quay, kèn, hòa chung vào với không khí tưng bừng.

Bỏ túi bài viết: Mách bạn các điểm du lịch đẹp ở Ba Đình.

Trà Chanh chém gió Phố Cổ

Được coi là “cha đẻ” của thứ trà chanh phổ biến hiện nay. Nổi tiếng với công thức pha chế trà chanh “siêu chuẩn” mà khó hàng quán hậu sinh nào có thể bắt chước được. Trà chanh Đào Duy Từ là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị đắng chát của trà mạn, với vị chua của chanh tươi, cùng hương thơm man mác của hoa nhài, và vị ngọt ngào của những giọt mật ong.

Ngoài trà, hút khách không kém là các loại chè bát mãn nhãn mãn hương. Có đến 9 món chè cho bạn lựa chọn: chè khoai, chè chuối, chè rau câu, chè trân châu, chè mít, chè sẩu riêng, chè đậu đỏ, chè nếp cẩm, chè bắp. Tuy khác nhau về mùi vị và cách trình bày, nhưng tựu chung lại là vị ngọt nhè nhẹ, thanh thanh, vị thơm ngậy của nước cốt dừa và vị bùi bùi vốn có của các nguyên liệu.

Đặc sắc hơn cả chính là cách bày biện vô cùng tinh tế, tỉ mỉ của những bát chè nơi đây. Mỗi món là một tác phẩm nghệ thuật thực sự, khiến thực khách thích thú, mê mẩn. Quán nằm trong phố nên khá đông đúc và chật chội. Đôi khi còn xảy ra tình trạng tắc đường do lượng khách đến quán quá đông vì có những món ăn như chè khoai, chè trân châu… Nhưng bên cạnh đó, điểm tạo nên nét hấp dẫn riêng của trà chanh Phố Cổ là ở vô số món chè ngon, độc đáo, mới lạ do chính chủ quán nghĩ ra.

Địa chỉ: Số 31 Đào Duy Từ, mở cửa cả ngày.

Phố ẩm thực Tống Duy Tân

Tống Duy Tân là con phố ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội, nếu là giới “sành ăn” thì chắn chắn không thể bỏ qua, một con phố dài chừng 200 mét nhưng có rất nhiều món ăn gia truyền kể đến như cháo, mỳ gà Tần, cơm đảo gà rang, phở, ốc… Với nhiều món ăn ngon, khu phố ẩm thực Tống Duy Tân và ngõ Cấm Chỉ (quận Hoàn Kiếm) là một trong những địa điểm ưa chuộng của thực khách sành ăn mỗi khi đến Phố Cổ Hà Nội.

Tiếp giáp với hai phố Điện Biên Phủ và Trần Phú, phố Tống Duy Tân thông sang ngõ Cấm Chỉ là nơi tập trung nhiều cửa hàng, quán xá bày bán các món ngon nức tiếng. Bước qua cổng chào đầu phố, thực khách như lạc vào “mê cung” của vô vàn hương vị ẩm thực hấp dẫn. Các nhà hàng luôn mở rộng cửa phục vụ khách đam mê thưởng thức món ăn. Khách có thể lựa chọn bữa điểm tâm sáng với món xôi dẻo thơm ngào ngạt hoặc bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút.

Nếu không có gì đặc sắc thì con phố này đã không được dựng nên thành Phố ẩm thực, ngay từ lối đi vào tôi đã thấy sự khác lạ,con đường được lát bằng gạch chứ không dải nhựa như hầu hết các con phố của Hà Nội, các cửa hàng ăn nằm san sát nhau, có những quán ăn được biết đến từ thời “bao cấp” như quán Phở Đường tàu, vẫn còn giữ được nét xưa cũ, nét truyền thống xưa kia của ẩm thực Hà thành.