Top 11 # Du Lịch Nông Nghiệp An Giang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Samthienha.com

An Giang: Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Nông Nghiệp

Nép mình bên tuyến Hương lộ 13, đoạn từ xã An Cư về hồ Ô-tưk-xa là điểm DL sinh thái còn khá mới mẻ: vườn quýt của anh Đỗ Thanh Toàn. Đây là mô hình thuộc dự án phát triển trục DL sinh thái đang được huyện Tịnh Biên xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu của du khách muốn trải nghiệm cảm giác được khám phá những vườn trái cây xanh mát và “đắm mình” trong không gian xanh mát của thiên nhiên.

Anh Toàn cho biết, vườn quýt hiện có 1.200 cây đã 5 năm tuổi với diện tích khoảng 1ha. Lúc đầu, anh chỉ có ý định trồng quýt để bán ở chợ như những nhà vườn khác. Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu tương đối cao của du khách trong việc thưởng thức cảnh vật, cây trái và ẩm thực vườn, anh Toàn quyết định làm DL nông nghiệp. Mục tiêu của người nông dân xứ núi này là phải khai thác tối đa lợi nhuận từ cây quýt và tận dụng ưu thế về du lịch của vùng đất núi non hùng vĩ này.

“Tôi thấy khách DL muốn khám phá, tìm hiểu các vườn trái cây để chụp ảnh rồi thưởng thức ẩm thực nên mới phát triển mô hình này. Từ khi khai trương điểm DL sinh thái Vườn Quýt, tôi thấy du khách gần xa đã bắt đầu tìm đến. Đa phần đều hài lòng khi được nếm thử các món ăn xứ vườn cũng như tham quan vườn quýt đầy trái”- anh Toàn chia sẻ.

Vườn quýt của anh Toàn đang cho trái

Hiện nay, quán Vườn Quýt của anh Toàn phục vụ đặc sản gà đốt lá chúc cùng các món ăn theo nhu cầu của thực khách. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh với vườn quýt và hái trái thưởng thức. Được ngắm nhìn những vườn quýt sai trái, thưởng thức món ăn dân dã ngon miệng, đa phần du khách đều thích thú với điểm DL sinh thái này. Hiện nay, anh Toàn dựng hẳn một căn chòi trên cây để làm điểm tham quan mới cho du khách. Cảm giác vừa thưởng thức gà đốt lá chúc, vừa ngắm nhìn những vườn cây xanh mát và mấy rặng núi mờ ảo xa xa cũng là một trải nghiệm thú vị mà bất cứ ai muốn thử một lần.

Bên cạnh đó, anh Toàn cũng có nguồn thu từ vườn quýt đường của mình với năng suất từ 12-16 tấn/vụ. Hiện nay, vườn quýt đang sai trái và sẵn sàng phục vụ du khách. Đồng thời, anh Toàn còn xử lý kỹ thuật để đón vụ quýt Tết nhằm nâng cao nguồn thu từ mảnh vườn nằm dưới chân núi Cấm này.

Anh Toàn đầu tư hẳn căn chòi trên cây phục vụ du khách

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên, địa phương đang phát triển 3 trục DL sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, gồm: trục Hương lộ 6 (xã An Phú), trục Hương lộ 13 (xã An Cư) và trục Nhà Bàng – Thới Sơn với đoạn từ miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp về chùa Phật Thới Sơn. Với 3 trục DL này, huyện đã vận động các hộ dân cùng tham gia canh tác vườn cây ăn trái theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp phát triển các dịch vụ ẩm thực để phục vụ du khách. Theo đó, mô hình của anh Toàn thuộc trục Hương lộ 13 (xã An Cư) đang phát triển tốt và thu hút được du khách.

Không chỉ dưới chân núi Cấm, hiện nay các hộ làm vườn trên núi cũng đang dịch chuyển theo hướng vừa làm nông nghiệp, vừa làm DL. Anh Nguyễn Văn Lường, nhà vườn trên núi Cấm cho biết, gia đình đang canh tác 100 gốc sầu riêng núi theo hướng sinh thái, không sử dụng phân, thuốc hóa học. Do đó, anh sẵn sàng tham gia làm DL để tăng thêm nguồn thu, bởi sầu riêng núi với phẩm chất thơm ngon đặc trưng, luôn thu hút du khách.

Góc nhìn từ căn chòi trên cây khá đẹp

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang Lê Trung Hiếu phân tích: “Nếu khai thác được loại hình DL sinh thái vườn sẽ thu hút du khách đến với “nóc nhà miền Tây” quanh năm. Bởi, hết mùa hành hương sẽ đến mùa trái cây trên núi thay phiên nhau chín rộ, từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch. Khi ấy, du khách có thể tham quan, chụp ảnh để lưu giữ khoảnh khắc đẹp cùng những góc vườn sai trái trên núi Cấm. Từ đó, nhà vườn trên núi vừa có nguồn thu từ du lịch lại vừa có thể bán nông sản cho du khách”.

Với việc đầu tư, phát triển hoạt động DL nông nghiệp, nhiều nông dân đã cho thấy tư duy dám nghĩ, dám làm nhằm bắt kịp nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ của các ngành và địa phương để người nông dân tích lũy đủ kiến thức làm DL, cũng như có nguồn vốn đầu tư hạ tầng, đáp ứng nhu cầu của du khách gần xa.

THANH TIẾN

Đánh Thức Tiềm Năng Du Lịch Nông Nghiệp An Giang

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch khá mới mẻ đang được đầu tư phát triển tại An Giang và bước đầu đã mang lại những hiệu quả hết sức thiết thực.

Loại hình du lịch tiềm năng này không chỉ giúp khai thác hiệu quả lợi thế du lịch – nông nghiệp dồi dào tại địa phương mà còn tạo nguồn thu nhập thêm cho nông dân, kích thích sự đa dạng về các hoạt động kinh tế và kinh doanh ở khu vực nông thôn, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.

Để khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp tại An Giang, giai đoạn 2007- 2009, thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) đã triển khai đầu tư dự án Phát triển Du lịch nông nghiệp giai đoạn 1 tại 3 tỉnh Lào Cai, Tiền Giang, An Giang. Trên cơ sở đó, Hội Nông dân An Giang đã xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp tại 3 xã Mỹ Hòa Hưng (Tp.Long Xuyên); Tân Trung (huyện Phú Tân) và Văn Giáo (huyện Tịnh Biên); mỗi xã có từ 10-15 hộ nông dân tham gia làm du lịch. Các dịch vụ bao gồm homestay, ẩm thực đồng quê, du thuyền trên sông, tham quan rừng tràm Trà Sư, săn cá bông lau… thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, kể cả khách quốc tế. Kết thúc giai đoạn 1, hầu hết các chuyên gia của Agriterra đều đánh giá hoạt động của dự án ở An Giang đạt hiệu quả cao nhất, những tác động tích cực của chương trình đã tạo nên mô hình phát triển kinh tế – xã hội hữu ích, giúp nông dân tại địa phương có thêm mô hình kinh doanh mới. Bình thường mỗi hộ nông dân thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng nhưng kể từ khi kết hợp làm du lịch, thu nhập của nhiều hộ tăng lên 10 – 15 triệu đồng.

Nối tiếp thành công của giai đoạn 1, Agriterra tiếp tục đầu tư dự án Phát triển Du lịch nông nghiệp giai đoạn 2. Dự án được triển trong thời gian 3 năm, từ ngày 1/7/2011 đến 30/6/2014 với tổng ngân sách 676.400 Euro (khoảng hơn 18,4 tỷ đồng), trong đó đóng góp của Agriterra là 328.000 Euro (khoảng 9 tỷ đồng). Mục tiêu của dự án là xây dựng Trung tâm du lịch nông dân nằm trong Hội Nông dân An Giang, góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nông nghiệp của hội viên, đồng thời tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân trong vùng dự án. Hình thành một hệ thống tour du lịch nông nghiệp mang tính liên kết chặt chẽ giữa những điểm du lịch nông dân qua vai trò điều phối của Trung tâm du lịch nông dân; vừa nâng cao năng lực nông dân các điểm trong giới thiệu, quảng bá hình ảnh sông nước, con người An Giang với du khách trong và ngoài nước vừa giúp nông dân tăng thêm thu nhập gia đình, thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tiến bộ, bền vững.

Từ nguồn kinh phí hiện có, dự án dành 3 tỷ đồng mở 30 lớp đào tạo, huấn luyện các hộ dân trên địa bàn làm du lịch; dành 1,5 tỷ hỗ trợ nông dân sản xuất, hoàn thiện sản phẩm du lịch; dành 2 tỷ cho công tác xử lý rác thải, gắn bảng hiệu, hướng dẫn…Riêng địa phương cũng dành một nguồn kinh phí đối ứng để hỗ trợ. Các hộ nông dân còn được nhận kinh phí để trang bị, xây dựng lại nơi ở, nhà vệ sinh, nhà bếp để phục vụ du khách chu đáo hơn. Du khách có thể lựa chọn ngủ tại nhà dân hoặc ngủ ở khách sạn. Đặc trưng của loại hình du lịch nông nghiệp là cố gắng giữ nguyên nét văn hóa bản địa ở từng địa phương của An Giang. Hội Nông dân tỉnh An Giang kết hợp cùng nông dân làm du lịch bằng chính ngôi nhà, mảnh đất của họ chứ không phá vỡ những hoạt động hằng ngày của nông dân. Ưu điểm của loại hình du lịch này là nông dân ngay trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn có thể tham gia làm du lịch để kiếm thêm nguồn thu, cải thiện đời sống. Để tránh tình trạng chặt chém du khách, tỉnh An Giang chủ trương thành lập một tổ hợp tác tại mỗi xã theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ hợp tác này sẽ thường xuyên kiểm tra giấy phép kinh doanh và thuế thu nhập của mỗi hộ nông dân tham gia làm du lịch. Để giảm bớt chi phí đóng thuế, các hộ có thể gộp chung với nhau và xin vào tổ hợp tác với điều kiện khi tham gia là không tự nâng giá mà phải theo giá thống nhất của tổ hợp tác.

Đến nay có 15/156 phường, xã, thị trấn trong tỉnh được chọn tham gia dự án gắn với các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử. Điển hình như ở xã Mỹ Hòa Hưng, Tp.Long Xuyên có khu Lưu niệm Bác Tôn Đức Thắng, có vườn cây ăn trái…, du khách đến đây sẽ được du ngoạn trên sông bằng thuyền, ra bờ sông Hậu tắm bùn phù sa, mò ốc đắng; thu hoạch hoa màu, trái cây; tát mương, kéo lưới, câu cá; tham gia các trò chơi dân gian; xem ngư dân đánh bắt cá và chế biến, thưởng thức các chiến lợi phẩm đặc sản do ngư dân đánh bắt trên sông Hậu. Mỗi xã có từ 5 đến 10 hộ tham gia dự án, tổng số hộ tham gia hưởng lợi trực tiếp từ 75 – 100 hộ nông dân, chưa kể số hộ được hưởng lợi gián tiếp từ chương trình đào tạo, cùng tham gia các dịch vụ của dự án và bộ mặt nông thôn được thay đổi, phát triển của cộng đồng ở 15 xã trong quá trình triển khai dự án.

Để duy trì tính bền vững của dự án, tiếp tục nâng cao hiệu quả các loại hình du lịch nông nghiệp hiện có cũng như thiết lập nguồn hỗ trợ tích cực cho người nông dân giai đoạn tiếp theo, ngày 14/2, tỉnh An Giang đã thành lập Trung tâm du lịch nông dân An Giang gắn với các loại hình du lch đặc sắc như: du lịch cộng đồng, du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch thể thao, du lịch sông nước, du lịch ẩm thực. Trung tâm du lịch nông dân An Giang thực hiện nhiệm vụ kết nối khách du lịch với nông dân, quảng bá du lịch nông nghiệp, đại diện cho nông dân về mặt pháp lý, tạo điều kiện cho nông dân hợp tác với nhau; đào tạo và hướng dẫn nông dân, quản lý chất lượng, quản lý việc xây dựng các kế hoạch du lịch nông nghiệp và khách du lịch giữa các hội viên nông dân để tránh cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, phụ trách Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang cho biết từ sau khi triển khai dự án Phát triển Du lịch nông nghiệp, diện mạo du lịch nông nghiệp An Giang đã có nhiều khởi sắc. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp trên địa bàn ngày càng hoàn thiện hơn, nông dân được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, đặc biệt lượng du khách đến với An Giang thông qua loại hình du lịch tiềm năng này có sự gia tăng rõ rệt. Nếu như năm 2008, du lịch nông nghiệp An Giang đón hơn 1.000 lượt khách tham quan thì năm 2009, con số này tăng lên 2.000 lượt khách, năm 2010 là 4.000 lượt khách, năm 2011 là 7.000 lượt khách và những tháng đầu năm 2012 đã đón hơn 3.000 lượt khách. Du lịch nông nghiệp không chỉ là kênh tiếp thị hiệu quả quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa, sông nước, con người An Giang đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước mà còn góp phần tích cực giúp nông dân tăng thêm thu nhập, thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng bền vững.

Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Đồng Tháp

Ngày 11/7, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tọa đàm phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Văn hóa, Du lịch Đồng Tháp năm 2019.

Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cùng gần 200 đại biểu lãnh đạo các sở, ban, ngành, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp, các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.

Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng, trước xu thế thay đổi nhanh chóng của nền sản xuất nông nghiệp thế giới, để duy trì sản xuất và tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường đòi hỏi người dân phải thay đổi.

Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh phân tích, người nông dân hiện nay có 05 cái thiếu, đó là thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật; vốn; vật tư tốt, cây và con giống tốt; thông tin thị trường; liên kết. Để trở thành nông dân chuyên nghiệp, người dân phải hiểu biết sâu về nông nghiệp, biết sử dụng máy móc, biết tin học, hiểu rõ tầm quan trọng của kinh tế tập thể, sản xuất giỏi đồng thời phải kinh doanh giỏi.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp nói riêng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh cam kết sẽ tạo ra môi trường chuyên nghiệp, hỗ trợ người dân thoát khỏi 05 cái thiếu trên để hướng đến sản xuất chuyên nghiệp, hiệu quả.

Ông Ngô Quang Tuyên – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đánh giá, du lịch cộng đồng – nông nghiệp là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Nó không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.

Đối với Đồng Tháp, du lịch cộng đồng – nông nghiệp mới hình thành và phát triển từ năm 2016. Tuy xuất phát trễ hơn so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Đồng Tháp đã đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng sinh thái nông nghiệp và gắn với nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu góp phần đa dạng hóa, làm phong phú sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi tìm hiểu, trải nghiệm kinh tế – xã hội, khám phá vẻ đẹp của quê hương, con người, văn hóa Đồng Tháp.

Quang cảnh buổi tọa đàm phát triển du lịch nông nghiệp Đồng Tháp

Trong đó, đầu tiên phải kể đến cánh đồng sen bạt ngàn ở Khu Đồng Sen Tháp Mười, thời điểm bắt đầu chỉ có 5 hộ dân khai thác loại hình du lịch trải nghiệm: chèo xuồng ngắm cảnh đồng sen, câu cá, thưởng thức ẩm thực đồng quê với nhiều món ăn được chế biến từ sen đã thu hút đông đảo khách du lịch từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vào dịp cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến đây tham quan và trải nghiệm với mật độ trung bình một tháng các điểm tham quan đón và phục vụ trên 10.000 lượt khách

Tiếp theo đó là thành công của các hộ dân vườn cam, quýt ở huyện Lai Vung đã mạnh dạn mở cửa vườn đón khách du lịch đến tham quan. Từ khi mở cửa tham quan các vườn quýt, trên địa bàn huyện Lai Vung đã đón và phục vụ 75.000 nghìn lượt khách, tổng doanh thu 24 tỷ đồng.

Mô hình thành công nhất thì phải kể đến “Thành phố hoa của khu vực Nam bộ” ở Sa Đéc với những khu vườn kiểu mẫu, bảo tàng hoa với hàng trăm loài hoa đẹp, lạ… nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài. Đơn cử như năm 2018, lượng khách đến du lịch tại Sa Đéc đạt hơn 1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế hơn 40 nghìn lượt người…

Ngoài ra, ở Đồng Tháp còn có nhiều điểm du lịch nông nghiệp tiêu biểu như: Làng bột Tân Phú Đông; Homestay Tư Các Linh ở Tam Nông; Làng rau nhút thủy sinh ở Cồn Phú Mỹ; Trang trại nhà màng trồng dưa lê của Công ty Ecofarm ở huyện Thanh Bình; Hợp tác xã rau sạch và nông trại lúa hữu cơ Tâm Việt ở huyện Hồng Ngự; Trung tâm sản xuất hoa kiểng ứng dụng công nghệ cao ở TP Sa Đéc…

Du khách tham quan trải nghiệm du lịch tại vườn quýt Lai Vung, Đồng Tháp

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, mặc dù tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chủ yếu quy mô nhỏ. Sản phẩm du lịch nông nghiệp còn đơn sơ, chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách du lịch, chưa có nhiều dịch vụ bổ trợ khác cho khách.

Các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch còn lúng túng trong khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh, đa dạng sản phẩm du lịch nông nghiệp để hấp dẫn du khách. Phần lớn người nông dân chỉ quen sản xuất nông nghiệp, mặc dù đã được hỗ trợ đào tạo các kỹ năng giao tiếp ứng xử, đón tiếp và phục vụ khách nhưng tiếp thu còn hạn chế nên hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp.

Tại tọa đàm, các đại biểu cũng tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng, cơ hội, thách thức và tìm giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp thời gian tới.

Để du lịch cộng đồng – nông nghiệp đi vào bài bản, chuyên nghiệp và phát triển bền vững, TS Nguyễn Trọng Minh, cố vấn Dự án VietMekong Farmstays cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị văn hóa địa phương, từ đó truyền tải đến du khách những giá trị này bằng tình yêu, sự tôn trọng và niềm tin. Cùng với đó là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm du lịch cho cộng đồng, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quản lý điểm đến.

Đặc biệt, các công ty lữ hành Đồng Tháp và công ty lữ hành trong nước cần xây chương trình du lịch, xây dựng sản phẩm, kết nối tour tuyến, đặc biệt quan tâm bán sản phẩm du lịch của địa phương, bảo vệ tác quyền của các sản phẩm du lịch nông nghiệp của Đồng Tháp, phát huy giá trị sản phẩm du lịch Đồng Tháp theo đúng sứ mệnh của vùng đất Sen hồng.

Du khách trải nghiệm du lịch nông nghiệp tại Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm cho rằng, xây dựng các sản phẩm phục vụ cho hoạt động du lịch nông nghiệp phải được đầu tư phát triển theo mô hình nông nghiệp sạch, ưu tiên phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao. Gắn du lịch nông nghiệp với phát triển du lịch cộng đồng và khai thác các giá trị văn hoá bản địa, làng nghề truyền thống, quà lưu niệm, đặc sản địa phương… nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

Giám đốc Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm cho biết, Ecofarm là một những doanh nghiệp đầu tiên phát triển mô hình sản xuất và dịch vụ theo hướng nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch trải nghiệm. Ecofarm đã phát triển mô hình này kết hợp nhằm hút khách du lịch trong một trạng thái hứng khởi hơn, tránh được những hạn chế, nhàm chán của một số mô hình trước đây. Đơn cử như du khách đến tham quan trải nghiệm ở Ecofarm được trải nghiệm các hoạt động: thụ phấn hoa, hệ thống cung cấp nước tưới, nuôi ong mật, nhân giống hoa, thu hái dưa, thưởng thức các loại nước ép, ăn các món ăn đặc sản quê hương như cá linh, cá hô, cá he hay như các món rau dân dã như điên điển, bồn bồn, bông súng, ngó sen… Với mô hình này, người dân nói chung hoàn toàn có thể tham khảo và biến tấu để hình thành các mô hình du lịch nông nghiệp theo điều kiện của từng hộ gia đình, tạo ra những sản phẩm du lịch trong nông nghiệp được đa dạng, phong phú, hấp dẫn và thu hút khách du lịch hơn…/.

Quảng Nam Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp

Bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, Quảng Nam luôn quan tâm đầu tư phát triển sản phẩm du lịch gắn với các làng quê, làng nghề, khai thác cảnh quan yên bình với nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn. Tỉnh đã xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp phù hợp với xu hướng khám phá, trải nghiệm của khách du lịch hiện nay, điển hình như:

Các sản phẩm du lịch nông nghiệp với hoạt động tham quan, trải nghiệm ở các làng quê, làng nghề, nông thôn Quảng Nam: chương trình trải nghiệm các hoạt động nghề nông ở làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng rau An Mỹ, làng rau Thanh Đông, làng chài ở Cù Lao Chàm, làng bắp Cẩm Nam (Hội An); làng trái cây Đại Bình (Nông Sơn)… Những chương trình du lịch này giúp du khách hòa vào cuộc sống thực tại của người dân, được xới đất trồng rau, tưới nước… và tìm hiểu nét đẹp văn hóa làng nghề như nếp ăn ở, truyền dạy nghề, các ngày hội lễ tổ nghề, lễ cầu mùa. Trong đó, làng rau Trà Quế là sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc sắc khá nổi tiếng gần 10 năm qua, mỗi năm đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm.

Các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp là những sản phẩm du lịch mới mang lại hiệu quả cũng như tạo được thiện cảm lớn đối với du khách, nhất là thị trường khách châu Âu, Đông Bắc Á như: chương trình tham quan rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh (Hội An); làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu, Triêm Tây (Điện Bàn)… Du khách được trải nghiệm các hoạt động giải trí, đi xe đạp, đi thuyền trên sông, tham quan rừng dừa bằng thuyền thúng, nghỉ dưỡng trong những cơ sở lưu trú nằm giữa ruộng đồng, sông nước.

Du lịch nông nghiệp gắn với tham quan, tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia biểu diễn văn nghệ cùng người bản địa, xem trình diễn âm nhạc truyền thống, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu các nghề dệt thổ cẩm truyền thống (ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh)… Đây là những sản phẩm du lịch có sự kết hợp giữa du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa, mang đến một nét độc đáo mới cho Du lịch Quảng Nam với các điểm: làng du lịch Pơning (Tây Giang), làng du lịch Bho Hoong (Đông Giang), làng du lịch cộng đồng Cơ Tu (Nam Giang)…

Thời gian qua, Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng lao động, đồng thời đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch và tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong đó có du lịch nông nghiệp, qua đó tạo dựng được thương hiệu Du lịch Quảng Nam mà nổi bật là Hội An, Mỹ Sơn. Đây là cơ sở nền tảng để Quảng Nam tiếp tục thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với địa phương.

Để quá trình xây dựng, phát triển, khai thác các sản phẩm du lịch nông nghiệp ngày càng đạt được hiệu quả, trong thời gian tới Quảng Nam cần tiếp tục quan tâm đến các vấn đề sau:

Quy hoạch, định hướng, kế hoạch và đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp

Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề và du lịch văn hóa để tạo nên những sản phẩm khác biệt. Năm 2015, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng Chiến lược về du lịch nông thôn tỉnh Quảng Nam, góp phần định hướng phát triển du lịch nông nghiệp đạt hiệu quả hơn; tỉnh cũng đã ban hành “Đề án Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020”.

Chú trọng phát triển, khai thác các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch. Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái để tạo điều kiện phát triển du lịch nông nghiệp. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dân sinh, nông thôn mới gắn với phục vụ du lịch tại các vùng nông thôn, miền núi. Đẩy mạnh hợp tác công tư với sự chung tay của nhà nước – doanh nghiệp – cộng đồng trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch.

Tính độc đáo, khác biệt, chất lượng của sản phẩm du lịch phải được quan tâm hàng đầu và sẽ là một yếu tố tiên quyết khẳng định sức hút, sức sống, thương hiệu của các sản phẩm du lịch nông nghiệp sau này. Tránh sự trùng lắp trong xây dựng sản phẩm du lịch…

Sự đồng thuận, thống nhất trong hành động

Du lịch nông nghiệp ở Quảng Nam đã và sẽ nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các địa phương trong tỉnh, sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các doanh nghiệp và sự gắn kết, tích cực đóng góp, phát huy vai trò của người dân tại các địa phương, điểm đến du lịch…

Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên

Xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp phải cân đối hài hòa lợi ích của các bên như: doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Tại các điểm du lịch nông nghiệp nên thành lập ban quản lý mà thành phần không thể thiếu là đại diện cộng đồng dân cư để tham gia quản lý, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt nhất. Phải thực sự mang đến lợi ích cho cộng đồng khi phát triển du lịch nông nghiệp. Cộng đồng phải thực sự là chủ thể quan trọng và được hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển đó.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước

Điều này là quan trọng để đảm bảo sản phẩm du lịch nông nghiệp được phát triển bền vững, giữ lại sức hút chính đó là hồn cốt gắn với nét thanh bình của làng quê Quảng Nam. Bên cạnh việc hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, ngành Du lịch tỉnh đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, mạnh dạn thay đổi, loại những doanh nghiệp, hướng dẫn viên làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, uy tín du lịch địa phương. Cùng với đó là đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết sản phẩm, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Ngành Du lịch Quảng Nam đang tham mưu UBND tỉnh và HĐND tỉnh phê duyệt “Đề án quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam đến năm 2025” nhằm hỗ trợ đầu tư cho các điểm du lịch cộng đồng để phát triển du lịch, trong đó có du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn…

Hồ Tấn Cường Tạp chí Du lịch 6/2018