Top 6 # Du Lịch Nông Thôn Ở Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Nông Thôn Ở Việt Nam

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

Du lịch nông thôn

Có thể hiểu là hình thức phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên sự khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn vùng nông thôn.

Du lịch nông thôn không chỉ có một loại hình duy nhất mà gồm nhiều loại hình du lịch như vui chơi giải trí, tham quan thưởng ngoạn, trải nghiệm cuộc sống… diễn ra ở nông thôn

Du lịch nông nghiệp:

Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà.

Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.

Đặc trưng của du lịch nông thôn:

Du lịch nông thôn phải lấy hoạt động sản xuất nông nông làm cốt lõi để xây dựng sản phẩm và tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa phương để kết hợp với những loại hình du lịch khác làm phong phú, đa dạng, làm mới sản phẩm du lịch.

Tham gia du lịch nông thôn, du khách phải được tiếp xúc với người dân vùng nông thôn, cảm nhận được chiều sâu các giá trị văn hóa, hiểu phong tục tập quán, hoạt động sản xuất, sinh sống của cư dân nơi đến.

Vì vậy, những vùng không có dân cư sinh sống, không có hoạt động sản xuất nông nghiệp thì không thể có du lịch nông thôn

Các dịch vụ trong du lịch nông thôn:

Dịch vụ hướng dẫn khách tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, trang trại, làng nghề;

Dịch vụ ẩm thực, chế biến các món ăn, đồ uống từ sản phẩm nông nghiệp, phục vụ ăn uống cho khách;

Dịch vụ lưu trú tại trang trại, nhà dân;

Dịch vụ cho thuê phương tiện vận chuyển tại điểm du lịch;

Bán hàng thủ công mỹ nghệ;

Tổ chức cho khách trải nghiệm các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của làng xã như: học làm nông nghiệp, dệt vải, làm hàng thủ công, nấu ăn…;

Hoặc quảng diễn cho khách xem các nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, dệt…, các loại hình nghệ thuật dân gian như rối nước, đờn ca tài tử…

Thách thức và khó khăn đối với du lịch nông thôn tại Việt Nam:

Du lịch nông thôn gần như tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương, sản phẩm ngh o nàn, trùng lặp, thiếu chuyên nghiệp, chưa thu hút du khách.

Chi phí sinh hoạt tăng, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tội phạm, đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa…

Phần lớn dân cư nông thôn còn bỡ ngỡ trong quá trình tiếp thu, hội nhập, chuyển đổi làm dịch vụ du lịch

Việc nâng cấp, sửa sang nhà cửa, vườn tược, đường sá, cầu cống, chỉnh trang lễ hội là cần thiết để thuận tiện và tăng tiện nghi đón khách, nhưng phải giữ gìn kiến trúc cổ kính, phong cảnh thanh bình đúng nghĩa làng quê và nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục thì mới đảm bảo sức hấp dẫn riêng biệt và bền vững

Ẩm thực dân gian là một trong những sản phẩm hấp dẫn nhất của du lịch nông thôn nhưng hầu hết khách du lịch quan ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh môi trường, gia súc và vật nuôi thả rong… và những tập tục cổ hủ cũng như sự tò mò của người dân địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách du lịch

Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Việt Nam

Du lịch nông thôn (Rural Tourism) là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ này còn khá mới mẻ, chưa được phổ biến và sử dụng rộng rãi. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn rất lớn. Bài viết là kết quả nghiên cứu tài liệu về sự hình thành và quan niệm du lịch nông thôn của một số quốc gia trên thế giới, nhằm làm rõ hơn khái niệm du lịch nông thôn ở nước ta.

Từ khóa: Du lịch nông thôn, quan niệm, hình thành, du lịch.

1. Giới thiệu

Ngành Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh, phần lớn là nhờ vào nguồn tài nguyên du lịch của nước ta vô cùng đa dạng và phong phú. Trong các nguồn tài nguyên đó, có trên 3/4 các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên là nằm tại các vùng nông thôn. Ngày càng nhiều các điểm đến du lịch là ở vùng nông thôn. Thế nhưng, hoạt động của ngành Du lịch nội địa chỉ mới chủ yếu mang lại lợi ích cho Nhà nước và khu vực tư nhân, còn những người dân sống ở vùng nông thôn – chủ nhân tài nguyên nông thôn, những người đã đưa di sản sinh thái và văn hóa của mình tham gia vào nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch thì lại thu được rất ít từ những hoạt động này.

Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập và việc làm cho người dân nông thôn, mang lại giá trị về nhiều mặt cho công cuộc phát triển nông thôn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quan niệm về du lịch nông thôn ở nước ta chưa rõ ràng, chưa đứng trên góc độ tài nguyên để xác định chủ thể của các nguồn tài nguyên đó. Mục đích của việc phát triển các điểm đến du lịch ở vùng nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Trong giới hạn bài báo này phân tíchmột số nét chính về sự hình thành và quan niệm du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới. Từ đó, vận dụng chúng vào điều kiện hoàn cảnh của nước ta, để chúng ta có cách nhìn rõ hơn về du lịch nông thôn ở nước ta.

Báo cáo là kết quả tổng hợp tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến du lịch nông thôn.

2. Con đường hình thành du lịch nông thôn

2.1. Du lịch nông thôn các quốc gia đang phát triển

Theo kinh nghiệm của các quốc gia này, nhất là các nước trong khu vực châu Á, việc người dân tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch ở những vùng nông thôn dưới sự hỗ trợ của chính phủ đã đem lại những đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển nông thôn ở những quốc gia này. Ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn bắt đầu vào những năm 1994 từ một dự án của chính phủ nhằm tăng thu nhập cho nông dân, loại hình phục vụ cơ bản là nghỉ dưỡng ở các trang trại do người nông dân làm chủ. Năm 2002, Bộ Nông Lâm Hàn Quốc tiếp tục triển khai tiếp 2000 dự án về phát triển du lịch nông thôn trên đất nước này. Ở Nhật Bản, năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản đã thiết lập một chương trình nhà nghỉ nông thôn trên khắp đất nước. Các nhà nghỉ nông thôn này chủ yếu do các nông hộ hay trang trại cá thể đứng ra tổ chức. Du khách được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ tại nhà nghỉ nông thôn hoặc tham gia vào các hoạt động hằng ngày ở đây như việc trồng trọt, gặt hái hay câu cá… Chương trình này đã góp phần làm hồi sinh vùng nông thôn của Nhật Bản vốn được xem là già cỗi và trì trệ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở Đài Loan, năm 1998, du lịch nông thôn đã trở thành một phần của phát triển nông thôn, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân và cải thiện mức sống ở những vùng nông thôn một cách có ý nghĩa.

Từ năm 2004, Nepal đã được Tố chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ một dự án phát triển du lịch nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo. Tương tự, UNDP cũng hỗ trợ chính phủ đất nước Ấn Độ thực hiện một chương trình du lịch nông thôn có tính chiến lược và dài hơi trên khắp đất nước, nhằm chống đói nghèo ở khu vực nông thôn

Trung Quốc là quốc gia có qui mô tổ chức du lịch nông thôn lớn nhất thế giới. Từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã tổ chức năm du lịch quốc gia về du lịch nông thôn, với chủ đề “Chống đói nghèo bằng con đường phát triển du lịch nông thôn”, nhằm thực hiện tốt mối quan hệ tương hỗ giữa thành thị và nông thôn.

Như vậy, ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà nền nông nghiệp còn chiếm ưu thế, nền công nghiệp và đô thị hoóa đang trên đà hình thành và phát triển, du lịch nông thôn chỉ mới khởi đầu trong những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trở lại đây. Phát triển du lịch nông thôn được nhìn nhận như một cách làm tăng nguồn thu nhập, hỗ trợ chống đói nghèo và tái tổ chức lại nông thôn thông qua sự phát triển du lịch nông như một ngành nghề phi nông nghiệp. Phần lớn ở các quốc gia này, phát triển du lịch nông thôn đã là một phần trong chương trình phát triển quốc gia của chính phủ. Cộng đồng cư dân nông thôn là lực lượng chính tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch ở nông thôn, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và xã hội của vùng nông thôn đó.

2.2. Du lịch nông thôn ở các quốc gia phát triển

Có thể nói, lịch sử du lịch nông thôn đã manh nha hình thành từ các nước phát triển, kể từ những năm của thế kỷ thứ 19, khi nền công nghiệp cơ khí bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, cho mãi đến những năm đầu của thập kỷ 80, du lịch nông thôn được khởi xướng đầu tiên ở các nước thuộc châu Âu và châu Mỹ, phổ biến nhất phải kể đến các quốc gia như Canada, Hungary, Hà Lan… Hình thức du lịch này chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch ngày một đa dạng của khách du lịch.

Ở Canada, từ năm 1961, một bộ luật về khai khẩn và qui hoạch đất nông nghiệp đã được ban bố, một bản kê khai các loại tài nguyên thiên nhiên thích hợp cho sử dụng vào mục đích giải trí ngoài trời đã được thực hiện. Qua đó, chính quyền địa phương các vùng nông thôn đã thu thập những thông tin cần thiết để vạch ra các chiến lược và những chương trình hành động cụ thể.

Ở Pháp, chủ trương về quy hoạch các khu vực nông thôn đã khuyến khích một số hoạt động thúc đẩy du lịch nông thôn. Năm 1976, chính phủ Pháp kết hợp với Hiệp hội nông dân và tổ chức hoạt động du lịch ở vùng nông thôn. Chương trình này đã làm tăng giá trị vùng nông thôn. Có tới 100 chiến dịch vùng đất đón khách đã được phát động tại Pháp trong giai đoạn này. Điều quan trọng là 1/3 số sáng kiến đã được đề xuất từ địa phương. Kết quả năm 1982, 1/4 số khách du lịch Pháp đã hướng về các tuyến du lịch nông thôn, đã hình thành một hiện tượng mang tính đại chúng của du lịch trong không gian nông thôn

Ở Ý, năm 1966, Hiệp hội toàn quốc về nông nghiệp và du lịch đã được sáng lập từ những người nông dân trẻ và các nhà kinh tế. Mục tiêu hoạt động của tổ chức này hướng đến vấn đề nhạy cảm đang được xã hội quan tâm là bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ vùng nông thôn.

Vương quốc Bỉ với địa hình đa dạng, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Đặc biệt, vùng nông thôn có nhiều rừng, đồng cỏ xen lẫn với những lâu đài cổ kính, tòa lâu đài, nhà cổ, làng cổ… Nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch nông thôn ở nước này được tiến hành. Cơ sở vật chất lưu trú ở vùng nông thôn của Bỉ thực chất là những ngôi nhà của cư dân địa phương hoặc nhà nghỉ thứ hai được tu bổ để đón khách du lịch.

Hiện tại Anh, Mỹ, Đức và Áo là những quốc gia thống trị thị trường du lịch nông thôn toàn cầu với 20 – 30 ngàn doanh nghiệp trên mỗi nước.

3. Quan niệm du lịch nông thôn

Song song với các quan điểm về sự hình thành du lịch nông thôn như đã nêu ở trên, Còn có nhiều quan niệm du lịch nông thôn trên khắp các quốc gia trên thế giới. Có thể đơn cử một số định nghĩa và quan niệm du lịch nông thôn như sau: Theo OCDE (Organisation for Economic Co-operation and Development), trong ấn phẩm Chiến lược du lịch và phát triển nông thôn, xuất bản tại Paris năm 1994, thì: Du lịch nông thôn là du lịch diễn ra ở nông thôn. Tuy nhiên, xem xét sâu hơn, có quan điểm cho rằng, không có một định nghĩa về du lịch nông thôn nào mang tính chung nhất cho tất cả các vùng các quốc gia. Theo cộng đồng châu Âu năm 1986 thì: Bất kỳ hoạt động nào ngành du lịch tổ chức ở những vùng nông thôn đều là du lịch nông thôn. Còn tác giả Meinhard Breiling, 2006 cho rằng: du lịch nông thôn là tất cả những gì không thuộc về du lịch đô thị. Oppermann, 1996 thì phát biểu: du lịch nông thôn gồm du lịch nông trại và những vùng có cộng đồng sinh sống, không bao gồm những hoạt động trong những vùng giải trí ngoài trời như những vườn quốc gia, rừng hay những vùng nơi hoang dã.

Tùy vào điều kiện nông thôn và mục đích phát triển du lịch nông thôn của từng quốc gia mà ở mỗi nước con đường hình thành và hoạt động cũng như nền tảng cho hoạt động du lịch nông thôn cũng rất khác nhau. Từ đó vai trò chủ đạo, lực lượng thực hiện phát triển du lịch nông thôn cũng khác.

4. Kết luận

Trong thực tế và lý thuyết, có sự khác biệt lớn về du lịch nông thôn ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Ở các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn như một công cụ tái tổ chức lại khu vực ở nông thôn, đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng và phát huy bảo tồn các giá trị di sản văn hóa cộng đồng, cũng như việc bảo vệ môi trường. Còn ở các quốc gia phát triển thì du lịch nông thôn lại phát triển theo chiều sâu, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu du lịch trong điều kiện ngày càng khan hiếm các khu vực nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Akca, H. 2006. Assessment of rural tourism in Turkey using SWOT analysis. Journal of Applied Sciences 6 (13): 2837-2839.

Arahi, Y. 2008. Rural Tourism in Japan: The regeneration of rural communities.

Knowd, I. 2001. Rural Tourism: Panacea and Paradox. Exploring the Phenomenon of Rural Tourism and Tourism’s Interaction with Host Rural Communities. Retrieved on 6 August 2010 from,

MacDonald, R., and Jolliffe, L., 2003. Cultural rural tourism evidence from Canada. Annals of Tourism Research, 30 (2): 307-322.

Rattanasuwongchai, N. 2000. Rural Tourism-the impact on rural communities II. Thailand.

Rátz, T, L. Puczkó. 1998. Rural Tourism and Sustainable Development in Hungary; In: D. Hall – L. O’Hanlon eds.: “Rural Tourism Management: Sustainable Options” International Conference, Conference Proceedings; Scottish Agricultural College, Auchincruive, Ayr, Scotland, UK, pp.450-464.

THE ESTABLISHMENT AND CONCEPTS OF THE RURAL TOURISM IN SOME COUNTRIES IN THE WORLD – EXPERIENCE FOR VIETNAM TO DEVELOP THE RURAL TOURISM

Ph.D BUI THI LAN HUONG

Department of Agriculture Exstension and Rural Development

School of agriclutral management and rural development officials II

ABSTRACT:

Rural tourism is a widely used term in most countries around the world. In Vietnam, despite the country has great potential for the rural tourism development, the rural tourism term is quite new and is not widely used. By reviewing and studying the establishment and concepts of the rural tourism in some countries in the world, this article is to clarify the concept of the rural tourism in Vietnam.

Keywords: Rural tourism, concept, establishment, tourism.

Du Lịch Trải Nghiệm Làng Quê Nông Thôn Mới Ở Quảng Ninh

Xã Việt Dân (Đông Triều, Quảng Ninh) là xã đầu tiên trên toàn quốc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quyết định 691 của Thủ tướng Chính phủ Ông Nguyễn Ngọc Tiên- Phó Chủ tịch xã Việt Dân cho biết, xã triển khai xây dựng nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới năm 2011, đến năm 2013 thì về đích xã nông thôn mới. Từ năm 2013 đến năm 2017 bắt đầu triển khai các chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu Tháng 6/2109, xã Việt Dân được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao và đến tháng 7/2019 được công nhận xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh và cũng là đầu tiên của toàn quốc 70% người dân trong xã là đồng bào Công giáo. Thu nhập chính của người dân từ nông nghiệp với thế mạnh của địa phương là cây ăn quả như na dai, cam Vinh, cam Canh, bưởi Diễn… Một trong những tiêu chí ấn tượng nhất của Việt Dân là môi trường. Toàn bộ rác thải được phân loại, thu gom và xử lý phù hợp, các hộ dân đều không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh Người dân từng thôn xóm tích cực thực hiện Ngày Chủ nhật xanh và thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chăm sóc cây xanh để cảnh quan ngày một đẹp hơn Mọi trục đường liên thôn đều sạch sẽ, phong quang, nhà có số, ngõ có tên Toàn bộ hệ thống đường liên thôn được mở rộng từ 3m-3,5m trở lên, đường xã mở rộng từ 7-10m, được trồng cây xanh, hàng rào tạo cảnh quan Các tuyến đường ở Việt Dân đều được bê tông hóa, mật độ cây xanh rất lớn, các tuyến trục thôn, xóm có những hàng rào cây xanh, hàng rào hoa nối tiếp nhau Hai bên đường hoa bung nở rực rỡ Cảnh sắc tươi đẹp, tràn đầy sức sống Bộ mặt nông thôn trên toàn xã khang trang, hiện đại, sạch đẹp. Năm 2019, bình quân thu nhập của người dân đạt gần 69 triệu đồng/người/năm. Toàn xã không còn hộ nghèo Mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân trên địa bàn xã Na dai là cây trồng chủ lực với 200 ha theo tiêu chuẩn VietGap Các loại cây có múi như cam Canh, bưởi Diễn 45 ha, lúa chất lượng cao 300 ha Những khu vườn rợp màu xanh của người dân đem lại năng suất và thu nhập ngày càng cao “Việt Dân dự kiến phát triển các tour du lịch trải nghiệm. Trong thời gian tới, Việt Dân sẽ hoàn thiện hạ tầng, kết nối với các đơn vị du lịch, chọn một vài mô hình điển hình làm homestay, phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, để du khách tận hưởng không khí trong lành của làng quê, trực tiếp làm vườn và thưởng thức các đặc sản cây ăn quả của địa phương”, ông Nguyễn Ngọc Tiên – Phó Chủ tịch xã Việt Dân chia sẻ

Triển Lãm Quảng Bá Du Lịch Nông Thôn Hàn Quốc

Triển lãm quảng bá du lịch nông thôn Hàn Quốc

(LV) – Ngày 27/4 tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO) cùng Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc đã chính thức khai trương triển lãm quảng bá du lịch nông thôn Hàn Quốc tại Việt Nam.

Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc và thực phẩm Hàn Quốc Kim Jae Su, Công sứ Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Sang Sik, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Dae Joong cùng đại diện các công ty du lịch, lữ hành và cơ quan thông tấn báo chí .

Phát biểu tại buổi lễ, ông Kim Jae Soo – Bộ trưởng Bộ Nông lâm, chăn nuôi gia súc và thực phẩm Hàn Quốc cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa do cùng nằm trong khu vực Đông Á. Hai nước đã trải qua hàng ngàn năm và đã xây dựng nên nét văn hóa đặc trưng của riêng mình. Gần đây thông qua các trào lưu văn hóa, các chương trình hợp tác, sự giao lưu văn hóa và du lịch của hai nước diễn đã diễn ra mạnh mẽ từ đó làm tiền đề cho các giao lưu khác diễn ra. Trong bối cảnh đó, triển lãm quảng bá du lịch nông thôn Hàn Quốc diễn ra là tiền đề để người dân Việt Nam hiểu biết hơn về cội nguồn văn hóa Hàn Quốc.

Tại buổi lễ, giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Dae Joong nhấn mạnh: Năm nay là một năm có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Năm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hàn Quốc .Trong 25 qua Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa,du lịch. Khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng đông và khách Việt Nam đến Hàn Quốc cũng tăng qua từng năm. Tuy nhiên, thực tế hợp tác, giao lưu về du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn giữa hai quốc gia còn yếu.

Pv