Top 5 # Du Lịch Thiên Nhiên Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Sinh Thái Không Đơn Thuần Là Du Lịch Thiên Nhiên

Du lịch sinh thái là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch hiện nay. Du lịch sinh thái dường như là hình thái du lịch đầu tiên nhằm vào các vấn đề bền vững trong du lịch, và có ảnh hưởng lớn trong việc xanh hóa ngành du lịch, thông qua nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phúc lợi của cộng đồng địa phương đối với sự thành công của ngành du lịch.

Khuynh hướng hiện tại và những thách thức trong du lịch sinh tháiDu lịch sinh thái được bắt đầu từ hơn 25 năm trước, khi những người tham gia lĩnh vực bảo tồn, du lịch và các cộng đồng địa phương sống trong hoặc xung quanh các khu vực được bảo tồn nhận thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch thiên nhiên, và thấy được cơ hội định hướng một cách bền vững hơn. Ngày nay, du lịch sinh thái đã trở thành một trong những hình thái du lịch phát triển nhanh trong ngành du lịch nói chung do: sự quan tâm ngày càng tăng đối với các vấn đề môi trường, bảo tồn cũng như phát triển; người ta muốn được học hỏi và trải nghiệm thực tế những gì họ nghe thấy và đọc được qua báo chí hay các phương tiện thông tin khác; mọi người muốn đóng góp vào công việc bảo tồn và phát triển cộng đồng; du khách mong được đến những điểm du lịch hẻo lánh hơn và tránh đi theo lối mòn; và người ta thường tìm đến những nơi gần gũi với thiên nhiên hơn để thư giãn.

Du lịch sinh thái ngày càng trở nên phổ biến và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, nhiều nhà kinh doanh và cơ quan quản ớy du lịch hiện nay vẫn sử dụng nhẵn hiệu du lịch sinh thái để khuếch trương sản phẩm của họ mà không thật sự tuân theo các nguyên tắc của loại hình du lịch này. Vấn đề thường được coi là “tô xanh” này dường như là khó khăn lớn nhất mà ngành du lịch sinh thái đang gặp phải hiện nay. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến “tô xanh”: một là để theo đuổi lợi ích kinh tế, hai là thiếu hiểu biết thực sự về du lịch sinh thái. Những người “tô xanh” sản phẩm vì lợi ích của mình và tin rằng họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, thu hút được lượng du khách nhiều hơn nữa bằng cách rao bán sản phẩm với nhãn hiệu “sinh thái” đã nhận ra rằng ngày càng nhiều du khách tìm kiếm những gì khác với du lịch sinh thái.

Thị trường du lịch trong nước của Việt Nam cả trước kia cũng như hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành Du lịch trong nước, đóng góp cho sự phát triển ngày càng nhanh của ngành Du lịch và tạo ra các dịch vụ thu hút du khách trong và ngoài nước. Dự kiến khách du lịch trong nước sẽ tăng khoảng gấp đôi trong vòng 5 năm tới, từ 16 triệu lượt người tới 26 triệu lượt người. Đây là tốc độ tăng trưởng rất nhanh và thường theo định hướng nhu cầu, không có thời gian thích hợp để nâng cao nhận thức và thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế. Vì lý do này, thiên nhiên và các sản phẩm, dịch vụ du lịch đã bị trộn lẫn với các hoạt động giải trí đơn thuần như karaoke và giải trí khác.

Mặc dù, Chính phủ đó có một số nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề này, như đang trong quá trình xây dựng Chiến lược du lịch sinh thái, du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn chưa được các ngành hiểu một cách đúng đắn. Nhiều nhà chức trách địa phương đã xây dựng kế hoạch “Các khu an dưỡng du lịch sinh thái” tại các vùng nông thôn, tuy nhiên, ngoài một số trường hợp ngoại lệ, nhiều trong số các dự án “Du lịch sinh thái” này chỉ là những khu giải trí với rất ít nội dung giáo dục hay bảo tồn, và thậm chí ít quan tâm tới cuộc sống yên bình của người dân địa phương. Mặc dù xu thế này đó bắt đầu thay đổi (xem khung 1), nhiều kế hoạch phát triển du lịch, bao gồm cả những kế hoạch gọi là du lịch sinh thái, tại những khu vực thiên nhiên ở nông thôn, không có sự tham gia hoặc đồng tình của người dân địa phương, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số. Thông thường người dân địa phương được coi như nguồn lao động hoặc những người cung cấp dịch vụ trình độ thấp.

Các khu bảo tồn, điểm du lịch chính đối với khách du lịch sinh thái, thường có ít hoặc không có khả năng quản lý du lịch và du lịch ít khi được đưa vào kế hoạch quản lý của các khu này, điều đó dẫn đến tình trạng không kiểm soát được số lượng và hoạt động của du khách trong các vườn quốc gia. Mặc dù nhiều khu bảo tồn có đề ra các quy định về môi trường cho du khách, việc vi phạm thường bị làm ngơ.

Trong khối kinh doanh, rất ít cơ sở kinh doanh lữ hành cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái thật sự (xem khung 2). Đa số các cơ sở bán “tour du lịch sinh thái” hiện nay thực chất là cung cấp các tour đi các vùng nông thôn và có khung cảnh thiên nhiên – họ chủ yếu “tô xanh” sản phẩm vì các tour của họ không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào của du lịch sinh thái. Trình độ nhận thức về môi trường hiện nay của công chúng ở Việt Nam còn thấp, điều đó dẫn tới các hành vi thiếu trách nhiệm của rất nhiều du khách trong nước khi tới thăm các điểm du lịch thiên nhiên. Những nhà cung cấp dịch vụ du lịch cho thị trường này không có đủ năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra và họ thường không nhận thức được vấn đề hoặc làm ngơ. Du lịch trong nước thường được quản lý bởi các công ty, mà công việc kinh doanh chính của họ không phải là du lịch – du lịch chỉ là một nhánh hoặc một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của họ: có thể là bất cứ lĩnh vực nào từ xây dựng tới sản xuất nông sản. Do đó, khái niệm du lịch sinh thái không phải là ưu tiên hàng đầu của các hoạt động kinh doanh.

Cơ hội và xu hướng tương laiSNV quan tâm tới tình trạng thiếu hiểu biết và sử dụng sai thuật ngữ du lịch sinh thái tại Việt Nam. Chừng nào du lịch sinh thái không được sử dụng một cách thích hợp thì người dân nghèo địa phương ở những điểm du lịch này sẽ còn phải tiếp tục gánh chịu những tác động tiêu cực từ du lịch. SNV đó tiến hành Chương trình Du lịch bền vững vì người nghèo tại Việt Nam và cùng phối hợp với các nhà chức trách và cơ sở kinh doanh địa phương, nhằm hỗ trợ xây dựng các loại hình du lịch có thể làm gia tăng lợi ích cho người dân địa phương, bao gồm các lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế.

Để du lịch thiên nhiên ở Việt Nam, hiện nay cũng như về sau, có thể trở thành du lịch sinh thái thực sự, cần phải đáp ứng một số điều kiện sau: – Nâng cao nhận thức và đào tạo về du lịch sinh thái cho các nhà phát triển và tham gia vào du lịch, bao gồm các nhà chức trách địa phương, hướng dẫn du lịch, và các cơ sở kinh doanh du lịch; – Nâng cao nhận thức cho công chúng về các vấn đề môi trường và du lịch có trách nhiệm; – Đầu tư cho công các quản lý khu vực thiên nhiên và nguồn nhân lực; – Quản lý và điều phối tốt hơn tại các điểm du lịch sinh thái; – Xây dựng tốt hơn kế hoạch, chính sách và quy định về phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là các khu bảo tồn; – Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương sinh sống trong và gần các điểm du lịch sinh thái vào quá trình lập kế hoạch và quản lý du lịch; – Đảm bảo du lịch sinh thái góp phần bảo tồn các khu tự nhiên cũng như đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo để giảm bớt áp lực về tài nguyên thiên nhiên.

Việc hoàn tất quá trình xây dựng Chiến lược du lịch sinh thái quốc gia và thành lập Hiệp hội Du lịch sinh thái cũng sẽ có lợi cho phát triển du lịch ở Việt Nam thông qua hỗ trợ nâng cao chất lượng và phát triển hơn nữa du lịch sinh thái thực sự.

Những tiến triển trong vài năm vừa qua chỉ ra tương lai sán lạn hơn đối với du lịch sinh thái tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hiện bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng trong việc phát triển du lịch một cách bền vững hơn, sử dụng hình thức du lịch này để tăng cường bảo tồn thiên nhiên và mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dân địa phương. Trong năm 2005 Chính phủ đó thông qua Luật Du lịch, trong đó lần đầu tiên các vấn đề về du lịch bền vững, bảo vệ môi trường, tham gia của cộng đồng và xóa đói giảm nghèo được đề cập đến. Đây là một cơ hội rất lớn để Việt Nam bắt đầu phát triển các điểm du lịch sinh thái bền vững với nhiều cơ hội tạo thu nhập hơn nữa cho cộng đồng địa phương, đồng thời vẫn bảo tồn được môi trường thiên nhiên.

Footprint Vietnam Travel (www.footprintsvietnam.com) cung cấp các tour du lịch theo yêu cầu của khách hàng đến những điểm du lịch khác biệt với thói quen thông thường, và cung cấp thông tin đa dạng cho khách hàng về cách thức du lịch có trách nhiệm, tôn trọng môi trường và văn hóa địa phương.

Handspan Adventure Travel (www.handspan.com) hoạt động từ năm 1997, và các tour của công ty này tập trung chủ yếu vào các tour nhỏ và đặc sắc nhằm bảo tồn môi trường, hỗ trợ nền kinh tế địa phương và tôn trọng nền văn hóa truyền thống. Rất nhiều hướng dẫn viên du lịch xuất thân từ các làng bản ở địa phương tại chính nơi họ làm việc, mang lại lợi ích cho gia đình mình và truyền bá kiến thức cho đông đảo cộng đồng địa phương. Công ty này cũng cung cấp thông tin và khuyến nghị cho du khách về du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Phuong Nam Tours (www.phuongnamtours.com) có trụ sở tại Đà Lạt, công ty này phát triển một điểm du lịch sinh thái ở gần Núi Voi, trong đó gồm cả một khu an dưỡng sinh thái quy mô nhỏ được xây bằng các chất liệu thiên nhiên và nhạy cảm đối với môi trường. Chủ nhân cơ sở này cũng có kế hoạch làm việc với bà con dân tộc thiểu số K’Ho sinh sống gần đó để giúp người dân có thể hưởng nhiều lợi ích hơn nữa từ các hoạt động du lịch tại khu vực này.

Địa chỉ liên hệ: Bà Nguyễn Thị Kiều ViễnGiám đốc Chương trình Du lịch bền vững vì người nghèo, SNV Việt Nam105-112, nhà D1, khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà NộiTel: 8463791; Fax: 8463794

STEPHANIE THULLEN SNV-Việt Nam

Thiên Nhiên Là Gì? Các Vườn Quốc Gia Ở Và Mục Đích Của Các Khu Bảo Tồn

Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ…tiếng Anh được gọi là nature. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất và năng lượng tồn tại từ cấp độ bé là hạt nguyên tử đến cấp độ to lớn như ngôi sao, thiên hà, ngân hà…

Vai trò của thiên nhiên?

Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống tự nhiên

Có thể nói, thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Ví dụ, khi một vùng nào đó phải chịu thiên tai, bão lụt thì hàng trăm, hàng ngàn sự sống bị hủy diệt, môi trường sống bị tàn phá nặng nề, đó chính là kết thúc của sự sống.

Tuy nhiên, điều đó không phải là chấm hết, khi cơn bão qua đi, từ những thân cây đổ sẽ mọc nên những mầm cây mới. Nguồn phù sa chảy về sẽ cung cấp dưỡng chất cho cỏ cây phát triển, cây cỏ phát triển sẽ thu hút các loài động vật ăn cỏ, động vật gặm nhấm di chuyển về. Số lượng động vật ăn cỏ đông thì các loại động vật ăn thịt cũng kéo nhau di chuyển về, tạo nên một sự cân bằng trong sinh thái.

Đây chính là vai trò đầu tiên của thiên nhiên, đó chính là tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.

Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người

Thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình.

Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người. Ví dụ như chủng người sống ở khu vực Đông Á, nơi quanh năm có khí hậu nóng ẩm, đồng bằng nhiều, nguồn nước nhiều thì họ sẽ định cư dọc các con sống lớn, nơi phát triển được nghề lúa nước.

Ngược lại, đối với người da trắng sống ở khu vực châu Âu, nơi khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm thấp thì họ phải trồng các loại cây thực phẩm là lúa mì, để thích ứng được với khí hậu nơi đây.

Thiên nhiên cũng cung cấp cho chúng ta lượng tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản lớn như nguồn nước, nguồn khoáng sản, nguồn hải sản, lâm sản… Nơi nào càng tập trung nhiều nguồn tài nguyên thì mật độ dân cư sinh sống càng đông đúc.

Tuy nhiên, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên, do đó cần chung tay để giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

Các dạng tài nguyên thiên nhiên

Phân loại tài nguyên thiên thiên dựa theo bản chất

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại ra làm 6 loại chính là:

Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp(như làm gạch, làm gốm…)

Tài nguyên rừng: gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…

Tài nguyên nước ngọt: nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…

Tài nguyên gió: sức gió, vận tải…

Tài nguyên biển: hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch…

Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…

Phân loại tài nguyên thiên nhiên dựa theo khả năng tái tạo

Nếu dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại chính là:

Là các loại tài nguyên mà tự bản thân nó có thể duy trì, bổ sung thêm được như nước ngọt, đất đai, động thực vật… Tuy nhiên, với việc khai thác và sử dụng quá mức như ngày nay thì nhiều loại tài nguyên thiên nhiên không có khả năng hồi phục được nữa.

Tài nguyên tái tạo được

Đây là những nguồn tài nguyên được biến đổi qua hàng triệu năm dưới tác động của thiên nhiên. Các loại tài nhiên này một khi đã sử dụng hết thì không còn khả năng tái tạo được nữa ví dụ như khoáng sản, các loại than đá, quặng đồng, chì, sắt, nhôm, đá vôi…

Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được

Là nguồn tài nguyên từ tự nhiên không bị cạn kiệt như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, sóng biển… Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, họ đã dần dần thay thế dần cách hoạt động sản xuất sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu thay vì tài nguyên hóa thạch.

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu

Thực trạng nguồn tài nguyên ở nước ta hiện nay

Cũng giống với nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam đang dần bị thu hẹp và cạn kiệt dần. Thủ phạm đứng sau các vấn đề này lại chính là con người.

Theo các số liệu thống kê thì diện tích rừng đang bị thu hẹp từng ngày, từng giờ do các hoạt động khai thác trái phép. Diện tích rừng thu hẹp khiến cho động thực vật mất đi môi trường sống, đẩy chúng dần đến nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên.

Nguồn nước bị ô nhiễm khiến nhu cầu nước sạch cũng càng trở lên cấp bách. Khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai, sông ngòi ao hồ và tính trạng hoang mạc hóa ngày càng tăng cao.

Từ chính điều này đòi hỏi chúng ta phải có ý thức trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hơn nữa, không chỉ tốt cho cuộc sống của mình mà còn cho các thế hệ con cháu sau này nữa.

Một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Vườn quốc gia U Minh Thượng

Nằm cách thành phố Rạch Giá khoảng 65 km về phía Tây Nam và được nâng cấp từ khu bảo tồn thiên nhiên của U Minh Thượng lên thành Vườn quốc gia U Minh Thượng được thành lập vào ngày 14 tháng 1 năm 2002 với khoảng 21.122 ha thuộc diện tích tại các xã như An Minh, Minh Thuận Bắc (huyện U Minh Thượng – tỉnh Kiên Giang), bao gồm 8.053 ha vùng lõi (trong đó 7838 ha là khu bảo vệ nghiêm ngặt, 200 ha là khu vực kết hợp phục hồi sinh thái và bảo tồn di tích lịch sử, 15 ha là phân khu hành chính) và 13.069 ha vùng đệm.

U Minh Thượng sở hữu đa dạng sinh học nhất về các loài hoa ở đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh sự phát triển của cây tràm, còn có hơn 254 loài thuộc 84 họ, với nhiều loài đặc hữu như phong lan đất, bèo nhọn, cây dương xỉ… Theo dữ liệu khảo sát từ kiểm kê rừng năm 1995, Khu bảo tồn sinh học U Minh Thượng sở hữu tới 8.053 ha rừng nguyên sinh, trong đó có 3.000 ha rừng nguyên sinh được hình thành từ khoảng 6.000 năm trước với độ dày từ 0,3 – 1,5 m

Hệ động vật cũng rất phong phú với 32 loài thuộc 10 họ, 7 chi trong đó có 7 loài dơi, 10 loài được liệt kê trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới như rái cá mũi lông, mèo cá, cầy vòi hương, sóc Finlayson, tê tê Java (Sunda); 188 loài chim thuộc 39 họ và 12 chi chiếm 16,6% so với 828 loài được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có 12 loài có giá trị bảo tồn, 8 loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như bồ nông chân xám, chim già sói, cò quắm đầu đen, chim thợ dệt, diều cá đầu xám, đại bàng đen; 54 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 8 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam như trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chuột, tắc kè,..; 34 loài cá, trong đó, hai loài được gọi là: cá trê trắng và cá thác lác được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, các loài tiêu biểu khác như cá lóc, cá lóc khổng lồ, cá rô, cá thòi lòi,…

Vào ngày 27 tháng 10 năm 2006, trong phiên họp thứ 19 được tổ chức tại Paris, UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang bao gồm ranh giới biển và đảo là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây không chỉ là khu dự trữ sinh quyển thứ 5 ở Việt Nam được UNESCO công nhận cho đến hiện tại mà còn là khu dự trữ lớn thứ hai trong tổng số 8 Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam, sau Khu dự trữ sinh quyển ở phía Tây tỉnh Nghệ An.

Theo ông Hương H. Lê – Giám đốc ban quản lý Vườn quốc gia U Minh Thượng, kết quả khảo sát khoa học trong thời gian gần đây cho thấy hệ sinh thái rừng Cajuput trên vùng đất than bùn trong công viên có tầm quan trọng đặc biệt, cung cấp cả sự nuôi dưỡng và nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật hoang dã, khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa dòng chảy, duy trì mức khí hậu toàn cầu, chất lượng nước và cả quá trình hình thành đất đá

Trong những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện quá trình bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên ở vùng đất than bùn, đảm bảo sự tự nhiên, hoang dã và toàn vẹn của hệ thống sinh thái, sự đa dạng và giá trị nổi bật của dân số ở Vườn quốc gia Thượng U Minh, đạt được. tất cả các tiêu chí để trở thành một công viên di sản ASEAN. Năm 2012, Công viên quốc gia Thượng U Minh đã được công nhận là Công viên di sản ASEAN đầu tiên trên vùng đất than bùn của khu vực Đông Nam Á.

Trong suốt thời gian qua, chính quyền Kiên Giang đã nỗ lực nhiều trong cách tiếp cận dự trữ và khôi phục tài nguyên thiên nhiên, giữ trạng thái tự nhiên, hoang dã của hệ sinh thái; sự đa dạng và cân bằng trong rừng. Nhờ cố gắng đáp ứng các yêu cầu của ASEAN, vào năm 2012, Thượng U Minh đã được trao danh hiệu là vườn di sản ASEAN cho loại bùn than độc đáo.

Với những thành tựu và thành công trong công tác bảo tồn và cải thiện các giá trị “xanh” của vườn quốc gia U Minh Thượng đã đạt 5 trong tổng số 9 tiêu chí của Công ước Ramsar – một cam kết quốc tế được thực hiện để bảo tồn, sử dụng rừng ngập mặn một cách hiệu quả nhất với mục đích ngăn chặn cuộc xâm lấn vào các khu vực rừng ngập mặn cũng như sự mất mát của chúng ở hiện tại và cả trong tương lai. Vào tháng 8 năm 2015, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận Vườn quốc gia Thượng U Minh và Khu bảo tồn đầm lầy Láng Sen (tỉnh Long An) là Địa điểm Ramsar thứ 6 và thứ 7 của Việt Nam, và thứ 2.226 và 2.227 trên thế giới

Là vùng đất của môi trường sinh thái đặc biệt với nhiều di tích khảo cổ, di tích lịch sử, cũng như được mô tả bởi nhiều nhà văn lớn của miền Nam như Sơn Nam, Đoàn Giây trong các tác phẩm thú vị mang đậm nét mộc mạc, sau đó các nhà làm phim cũng chọn nơi này. là bối cảnh cho các bộ phim như Bên cạnh sông Trẹm,… không có gì lạ khiến cho Vườn quốc gia U Minh Thượng lại trở thành một điểm đến ưa thích của du khách và các nhà nghiên cứu.

Trên đường trở về bến tàu, du khách sẽ bắt gặp hồ Hoa Mai – một đầm lầy được tuôn ra dưới dạng một bông hoa với năm cánh hoa, bề mặt của nó được bao phủ bởi dương xỉ xinh đẹp như tấm thảm trải dài, và nó cũng là trung tâm du lịch của Vườn quốc gia U Minh Thượng. Du khách có thể thư giãn và giải trí bằng cách đạp thuyền thiên nga trên hồ, mang cần câu đi vòng quanh hồ để trải nghiệm như một ngư dân thực sự, hoặc thuê một chiếc thuyền để chèo dọc theo kênh rạch đầy hoa lily , xem xét một vị trí tuyệt vời để thả xuống thu hút

Nằm bên cạnh hồ Hoa Mai, những ngôi nhà trên khu nhà sàn dành cho ẩm thực là một điểm đến cực kỳ thú vị, nơi du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc sản mang hương vị mộc mạc nhưng đậm đà của U Minh

Hiện tại ở vườn quốc gia U Minh Thượng đã có nhiều nơi để cho du khách dừng chân – khách có thể chọn ở lại qua đêm tại nhà nghỉ ở làng Công Su (xã An Minh Bắc – huyện U Minh Thượng) hoặc trong một nhà nghỉ khá lãng mạn ở trung tâm Rừng tràm ở Hương Trâm tour du lịch vườn

Vườn quốc gia Hoàng Liên

Trước năm 1996 đến năm 2002, vườn quốc gia Hoàng Liên có tên là khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa. Đến ngày 12 tháng 7 năm 2002, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa được chuyển đổi thành vườn quốc gia Hoàng Liên theo quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Vườn quốc gia Hoàng Liên nằm có vị trí nằm trọn trọng các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, các xã Mường Khoa, Thân Thuộc huyện Than Uyên và 2 xã thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Phía Tây Bắc của vườn quốc gia tiếp giáp với dãy núi Hoàng Liên, diện tích rơi vào khoảngg 29.845 ha. Nơi đây có đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng á nhiệt đời núi cao, có nhiều loại động thực vật quý hiếm, trong đó tồn tại nhiều loài động thực vật đặc hữu.

Do nằm ở vị trí cao, có nhiệt độ khí hậu khá ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm không vượt quá 20 độ, nên thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi đây một hệ sinh thái động thực vật rất phong phú.

Theo ước tính của các nhà khoa học, ở vườn quốc gia Hoàng Liên tồn tại hơn 2.024 loài thực vật khác nhau, thuộc hơn 200 họ cây. Trong số đó, sách đỏ Việt Nam ghi nhận 133 loài với 16 loài thuộc nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng…

Đặc điểm địa lý

Với phân loại mức độ quý hiếm, 133 loài thực vật này được phân loại theo mức độ:

Đặc biệt có 16 loài thuộc cấp KK chưa được xếp hạng tại Việt Nam.

Đặc điểm sinh thái

Tại vườn quốc gia Hoàng Liên còn tìm thấy nhiều loài thực vật được sử dụng làm dược liệu như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao, thảo quả…, nấm cổ linh chi và 3 loại cây đặc biệt quý hiếm là bách xanh còn khoảng 11 cây, thông đỏ còn 3 cây và vân sam Hoàng Liên còn một cây. Hiện Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên và chương trình Đông Dương đang tìm biện pháp nhân giống 3 loại cây trên để tránh nguy cơ bị tuyệt chủng.

Trong 555 loài động vật có:

Trong số loài động vật có những loài động vật đang trong có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Như các loài linh trưởng có vượn đen, hồng hoàng, cheo cheo, vooc bạc má, lưỡng cư có ếch gai vô cùng quý hiếm và bò sát thì có loài rùa lá. Rất nhiều loại rùa, rắn và kì đà ở đây cũng bị săn bắn và khai thác có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Đỉnh Phan xi păng, với độ cao 3.143 m, được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương.

Đèo Ô Quy Hồ nằm giáp ranh giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đây là một kì quan của thiên nhiên với núi non cao chót vót trùng trùng, điệp điệp, mây trắng dưới chân lượn lờ, cho cảm giác như là nơi tiên cảnh, chính vì thế mà nơi đây còn có tên là Cổng trời. Đèo ô quy hồ còn gắn liền với sự tính về tình yêu đẹp nhưng bất hạnh của nàng tiên nữ thứ 7 con của trời và người con trai cả của thần núi.

Cốc San, nơi có hệ thống thác nước hùng vĩ và nhiều hang động nối liền nhau.

Thác Bạc, chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên cùng trang trại nuôi cá hồi nước lạnh duy nhất tại miền Bắc Việt Nam.

Ngoài các địa điểm thiên nhiên trên còn rất nhiều địa điểm du lịch nhân tạo mà bạn không thể bỏ qua khi đến với SaPa như bản Cát Cát, thung lũng Hoa Hồng, thung lũng Mường Hoa, nhà thờ đá, bản Tả Phìn, Tả van…

Tuy nhiên, có một vấn nạn là để phát triển du lịch và các đặc sản miền núi, người dân tại nơi đây đang chặt phá rừng rất nhiều mà không quan tâm đến việc trồng rừng hay bảo tồn nhiên nhiên.

Do hoạt động khai thác du lịch, khai thác lâm thổ sản địa phương nên diện tích rừng của vườn quốc gia đang bị tàn phá nghiêm trọng. Theo thống kê của ủy ban nhân dân huyện SaPa cho biết, diện tích rừng nguyên sinh đang bị giảm xuống một cách chóng mặt với ước tính còn khoảng 30%. Tốc độ suy giảm rừng nhanh đang đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của một số loài động thực vật quý hiếm cần được bảo tồn.

Vấn đề khách du lịch hạ trại, đốt lửa, chặt cây, tỉa cành, và xả rác bừa bãi, khiến vườn quốc gia dần biến thành một bãi rác khổng lồ. Để bảo vệ và phát triển rừng, ban quản lý vườn quốc gia Hoàng Liên đã kí cam kết với các hộ dân trong việc bảo vệ rừng và thú rừng. Hoạt động này được thực hiện từ năm 2003 cho tới nay và số diện tích rừng cũng như số hộ dân tham gia ngày càng tăng cao.

Đặc điểm du lịch

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Vườn quốc gia mũi Cà Mau được phát triển vào năm 2003, trong đó diện tích tổng tự nhiên của vườn là gần 42000 hecta. Vườn quốc gia nằm trên địa bàn giao giữa 2 vùng huyện Nam Căn và huyện Ngọc Hiển. Vườn được phát triển và thành lập theo quyết định của chính phủ số 142/2003/QĐ – TTG được phê duyệt và thông qua vào ngày 14 tháng 7 năm 2003 dựa trên việc nâng cấp lại khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, vốn đã được phê duyệt từ năm 1986.

Tổng diện tích đất của vườn quốc gia mũi Cà Mau là vào khoảng 41,862 hecta, trong đó:

Có khoảng 15,262 hecta là diện tích vùng đất liền.

Còn lại 26,600 hecta là diện tích vùng ven biển tiếp xúc với đất liền.

Hiện nay, theo như thống kê thì vườn quốc gia mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống như sau:

Có khoảng 28 cho đến 32 loài cây ngập mặn đang sinh sống.

Có khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá khác nhau, với 9 loài lưỡng cư, 49 loài sinh vật phù du, và còn nhiều loài nước mà đã được công nhận và thống kê trong sách đỏ của Việt Nam và cả trên thế giới.

Hàng năm hệ động thực vật của vườn quốc gia mũi Cà Mau lại càng thêm phong phú. Bởi vì do hệ thống sống và kênh rạch chằng chịt ở bên trong vườn quốc gia đã giúp mang phù sa bồi đắp đất và mở rộng diện tích cho vườn.

Khi nói tới vườn quốc gia mũi Cà Mau, không thể không nhắc tới các chức năng hoạt động chính của vườn, bao gồm các chức năng:

Bảo vệ tuyệt đối sự đa dạng sinh học của các loài động thực vật đang sinh sống tại nơi đây. Bao gồm các loài cây ngập mặn, các loài động vật cư trú, cung cấp thức ăn và các chất dinh dưỡng cho các loài thủy sản,….

Giúp bảo vệ và củng cố thêm năng lực quốc phòng và bảo vệ tình hình an ninh trật tự và chính trị văn hóa tại nơi cực nam của tổ quốc.

Cuối cùng, vườn quốc gia mũi Cà Mau giúp phục vụ cho những hoạt động du lịch của người dân trong nước và quốc tế. Phát triển các mô hình nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cũng như giữ vững được giá trị của vùng sinh thái ngập nước. Từ đó giúp đời sống của người dân được cải thiện tốt hơn.

Thống kê về đa dạng sinh học của Vườn quốc gia mũi Cà Mau

Mục đích của các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Các khu bảo tồn thiên nhiên là những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt bởi pháp luật và chỉ được sử dụng để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, đào tác các chuyên gia quan trắc môi trường. Ngoài ra, nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ các các quần thể, hệ sinh thái được ổn định không bị biến đổi, nhiễu loạn. Có thể tóm tắt được những mục đích chính của các khu bảo tồn ở Việt Nam đó là:

Bảo vệ các khu vực hoang dã

Giữ gìn sự đa dạng về nguồn gen

Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo các chuyên gia

Kết hợp sử dụng để giáo dục, du lịch, giải trí

Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa

Duy trì nguồn tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên

Yêu cầu gì để trở thành khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Để có thể trở thành khu bảo tồn thiên nhiên thì cần phải được các cơ sở chức năng xem xét và quyết định dựa vào các tiêu chí sau đây:

Đây là vùng đất tự nhiên có nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên cao và có giá trị về đa dạng sinh học.

Được đánh giá cao về giá trị khoa học, văn hóa, phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục và du lịch

Động, thực vật là những loài đặc hữu hoặc những vùng đất là nơi trú ẩn, sinh sống của các loại động vật quý hiếm

Có diện tích rộng lớn để có thể chứa một hoặc nhiều hệ sinh thái và tỷ lệ còn nguyên vẹn lên tới trên 70%

Các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam được phân loại như thế nào

Khu bảo vệ hoang dã: Có tác dụng nghiên cứu khoa học và bảo vệ vùng đất hoang dã

Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt: Được sử dụng chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học

Vùng đất hoang dã: Bảo đảm được sự nguyên vẹn cho vùng đất chưa chịu sự tác động của con người

Vườn quốc gia: Bảo vệ hệ sinh thái phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục và du lịch

Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên: Được thành lập để bảo tồn các cảnh quan độc đáo, có giá trị ở nước ta.

Khu bảo tồn sinh cảnh: Bảo tồn hệ sinh thái bằng cách thực hiện các sự can thiệp tích cực

Khu bảo tồn cảnh quan đất liền và biển: Được thành lập nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ cho công việc du lịch và giải trí

Khu bảo tồn kết hợp việc sử dụng tài nguyên bền vững: Có nhiệm vụ quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh việc sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất.

Các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Theo thống kê thì hiện tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam có tới 168 khu rừng đặc dụng bao gồm:

Vườn quốc gia Cúc Phương được biết đến là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta và được thành lập vào năm 1962, tiếp sau đó là đến vườn quốc gia Cát Tiên, Côn Đảo…với mục đích được thành lập là bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo tính nguyên vẹn của môi trường cũng như phục vụ cho công việc nghiên cứu, giáo dục và du lịch.

Năm 2011, Việt nam được đánh giá là quốc gia có hệ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới với hơn 49.000 sinh vật bao gồm 7.500 chủng/loài vi sinh vật; 20.000 loài thực vật sống trên cạn và dưới nước; 10.500 loại động vật sống trên cạn và hơn 11.000 sinh vật biển… Và nhờ vào các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam mà các loại động thực vật này đang được bảo vệ một cách tốt nhất

Diện tích dành cho các khu bảo tồn ở nước ta hiện nay là khoảng 5-6%. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của tổ chức IUCN thì Việt Nam cần phải dành 10% lãnh thổ để phục vụ cho mục đích bảo tồn.Đề xuất này đang gặp phải rất nhiều những luồng ý kiến trái chiều vì nhiều người cho rằng với nền kinh tế còn nghèo như Việt Nam thì nên dành nhiều diện tích để thực hiện các công tác phát triển kinh tế thì tốt hơn.

Công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Nhiều ban, ngành được thành lập phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát, cùng với đó các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh công việc canh gác, tuyên truyền người dân địa phương có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu bảo tồn.

Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn đang gặp rất nhiều những khó khăn cũng như thách thức về nguồn nhân lực, kinh phí, hệ thống các cấp quản lý chưa được đồng bộ thống nhất… Và một thực trạng đáng buồn hiện nay đó là hệ sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đang ngày càng bị suy thoái, khiến chất lượng đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, các nguồn gen quý bị thất thoát.

Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên đang là một trong những công việc vô cùng cấp bách hiện nay, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước.

Các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng về số lượng, tuy nhiên hệ sinh thái trong các khu bảo tồn này đang ngày càng bị suy giảm, chính vì thế mỗi cá nhân cần phải có ý thức và trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Du Lịch Thiên Nhiên Chi Nhánh 1

❖ Lĩnh vực hoạt động

Du lịch Thiên Nhiên chi nhánh 1 hoạt động ở lĩnh vực

❖ Địa chỉ

Trụ sở chính: 365 Trần Phú Phường 8 Quận 5 TpHCM Ho Chi Minh City, Vietnam

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH THIÊN NHIÊN (NATURE TOURIST.,JSC) Chi nhánh 1: 365 Trần Phú, Phường 8, Quận 5, HCM Tel: (+84-8) 62980888 Văn phòng chính: 1356, 3 Tháng 2, Phường 2, Quận 11, HCM chúng tôi CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH THIÊN NHIÊN (NATURE TOURIST.,JSC) (Licence No: 79-070/2010/TCDL-GP LHQT cấp năm 2008) ĐOẠT GIẢI THƯỞNG TOPFIVE 2011 & 2012 & 2015 THƯƠNG… HIỆU HÀNG ĐẦU TP. HCM Trụ sở chính: 1356 Đường 3/2, Phường 2, Quận 11, HCM Tel: (+84-8) 62611513 – (+84-8) 62611523 Fax: (+84-8) 62611532 Chi nhánh: 365 Trần Phú, Phường 8, Quận 5, HCM Tel: (+84-8) 62980777 – (+84-8) 62980888 Fax: (+84-8) 62680999 See More”NATURE TOURIST” nhà lữ hành vinh dự đoạt giải thưởng “Thương hiệu du lịch hàng đầu HCM năm 2011 & 2012 & 2015” liên tục 3 năm đoạt giải Top Five, chuyên tổ … chức các tuyến du lịch nội địa & quốc tế chuyên nghiệp, có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn tận tâm trong nghề sẽ đồng hành cùng quý khách trải nghiệm và khám phá những điểm tham quan thật thú vị và hấp dẫn. See More 2008ĐOẠT GIẢI THƯỞNG TOPFIVE 2011 & 2012 & 2015 THƯƠNG HIỆU DU LỊCH HÀNG ĐẦU TP. HCMDu lịch Hồng Kông Du lịch Đài Loan Du lịch Thái Lan… Du lịch Singapore Du lịch Malaysia Du lịch Hàn Quốc Du lịch Nhật Bản Du lịch Campuchia Du lịch Myanmar Du lịch Philippines Du lịch Indonesia Du lịch Trung Quốc Du lịch Mỹ Úc Âu See More

🏄 Khám Phá đảo #Bali – Indonesia (4N3D) Giá chỉ #9tr590 — 🔎 Tận hưởng khách sạn 4* 🌟 TẶNG 1 ĐÊM KHÁCH SẠN 5* 🍎 2 Bữa buffet… Giá siêu hấp dẫn chỉ #9tr990 – giảm 500k = còn 9tr590 — 🎁 Tặng vé chơi #Swing đẹp nhất Bali 🔥 Thưởng thức bữa tối BBQ Hải sản trên bãi biển Jimbaran 🔥 Địa điểm chụp hình check in xinh lung linh 🔥 Khám phá văn hoá, ẩm thực độc đáo của đảo Bali 🔥 Đền Ulundanu – Chinh phục Beratan – 1 trong 7 hồ nước thiêng trên thế giới 🔥 Cổng trời Handara 🔥 Chiêm ngưỡng hoàng hôn tại đền Tanah Lot 🌟 bao gồm Hành lý gửi 20kg — 📅 Lịch Khởi Hành: ✔️ 12/03/2020 (còn 4 vé) Sure khởi hành ✔️ 19/03/2020 (còn 6 vé) Sure khởi hành ✔️ 26/03/2020 (Full) ✔️ 02/04/2020 Giá 11tr990 ✔️ 09/04/2020 ✔️ 11/04/2020 ✔️ 16/04/2020 ✔️ 23/04/2020 ✔️ 30/04/2020 (Lễ 30/4 – Giá #12tr990) — ☎️ Hotline: 1900636778 — 🔎 #LinkTour https://www.dulichthiennhien.vn/lich…/du-lich-indonesia-bali — CTY DU LỊCH #THIÊN_NHIÊN. 🏡 1356, 3 Tháng 2, P2, Q11, TpHCM. 🏡 365, Trần Phú, P8, Q5, TpHCM. 🏡 516, Lạc Long Quân, P5, Q11, TpHCM. 🏡 109 Nguyễn Hồng Đào, P14, Q Tân Bình, TpHCM. 🏡 91 Hoa Lan, P2, Quận Phú Nhuận, TpHCM 🏡 189 Nguyễn Thiện Thuật, P1, Q3, TpHCM. ☎️ HOTLINE: 1900636778 🌍 www.dulichthiennhien.vn #Since2008 #NatureTourist.,JSC

🎁 Canh vé rẻ mùa này, chốt land tour kích cầu Đà Nẵng của Thiên Nhiên là ngon lành cành đào luôn nha Quý vị ơi 💪🏻 Nghe đồn vé Máy Bay khứ hồi Đà Nẵng có 1 triệu hơn à 🤩 CHƯƠNG TRÌNH KÍCH CẦU TOUR DU LỊCH ĐÀ NẴNG 🎏 Thời gian 3N2D – Khởi hành mỗi ngày 🎏 Giá chỉ: 1.990.000đ (có xe đưa đón tại Đà Nẵng, tham quan các điểm nổi bật, lưu trú khách sạn tiêu chuẩn 3 sao+,… HDV nhiều kinh nghiệm và am hiểu tuyến đường) ♥ ♥ ♥ Đặc biệt: 👉 Viếng Linh Ứng Tự 👉 Thăm Ngũ Hành Sơn 👉 Khám phá Phố cổ Hội An và còn nhiều chương trình thú vị khác. 👌 Gọi ngay ☎️ 1900636778 DU LỊCH THIÊN NHIÊN sẽ làm hài lòng quý khách hàng thân yêu bằng sự tân tâm và tinh tế nhất. CTY DU LỊCH #THIÊN_NHIÊN. 🏡 1356, 3 Tháng 2, P2, Q11, TpHCM. 🏡 365, Trần Phú, P8, Q5, TpHCM. 🏡 516, Lạc Long Quân, P5, Q11, TpHCM. 🏡 109 Nguyễn Hồng Đào, P14, Q Tân Bình, TpHCM. 🏡 91 Hoa Lan, P2, Q Phú Nhuận, TpHCM. 🏡 189 Nguyễn Thiện Thuật, P1, Q3, TpHCM. ☎️ HOTLINE: 1900636778 🌍 www.dulichthiennhien.vn #Since2008 #Naturetourist

Phát Triển Du Lịch Gần Gũi Thiên Nhiên

Phát triển du lịch xanh, sạch, gần gũi thiên nhiên, bảo vệ môi trường là xu hướng mà du lịch thế giới đang thực hiện. Đây cũng là định hướng cho du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng để phát triển một cách bền vững, hiệu quả.

Mùa hoa dã quỳ tại Vườn quốc gia Ba Vì thu hút đông đảo giới trẻ đến tham quan. Ảnh: Trúc Như

Du lịch gắn với thiên nhiên và môi trường

Du lịch xanh là loại hình du lịch giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tiến sĩ Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng, phát triển du lịch xanh, sạch không chỉ là gắn với phát huy, phát triển tài nguyên thiên nhiên tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, mà còn là việc xây dựng môi trường du lịch an toàn, bảo vệ thiên nhiên.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Việt Nam hiện có 23/33 vườn quốc gia, 35/127 khu bảo tồn thiên nhiên có tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái. Năm 2019, du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia đón khoảng 2,5 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động này đạt khoảng 185 tỷ đồng. Qua đó có thể thấy tiềm năng để phát triển du lịch tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là rất lớn. Tại Hà Nội, với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên lớn nằm ở khu vực ngoại thành như các huyện, thị xã: Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Thanh Oai, Quốc Oai…, việc phát triển du lịch xanh gắn với phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên, sinh thái là hướng đi nằm trong kế hoạch phát triển du lịch dài hạn của Hà Nội.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, gắn phát triển du lịch với phát huy tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, như: Phát triển mô hình xe điện, xích lô, xe đạp ở khu vực phố cổ; triển khai du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở khu vực ngoại thành, nổi bật là tại Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), Bát Tràng (huyện Gia Lâm), huyện Ba Vì… Nhiều điểm đến của Hà Nội từng bước xây dựng môi trường du lịch xanh, sạch bằng việc trồng thêm nhiều cây xanh, vườn hoa tạo nên sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, như: Vườn hoa hướng dương tại Hoàng thành Thăng Long, suối hoa súng tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức), mùa hoa dã quỳ tại Vườn quốc gia Ba Vì… Bên cạnh đó, các đơn vị còn thường xuyên tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ, nhân viên, khách du lịch ứng xử thân thiện với môi trường.

Để du lịch xanh, sạch, bền vững

Mặc dù đem lại nguồn thu khá lớn, song phát triển du lịch xanh, sạch, gần gũi với thiên nhiên tại Hà Nội vẫn gặp không ít khó khăn, chưa xứng với tiềm năng. Tiến sĩ Bùi Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Lâm nghiệp) nêu thực trạng, một số điểm đến còn thiếu tính chủ động trong việc phát triển du lịch gắn với cộng đồng địa phương; ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan của các đơn vị khai thác cũng như người dân, du khách còn hạn chế…

Còn theo Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng, việc khai thác du lịch tại các khu, điểm du lịch sinh thái còn thiếu sản phẩm mang tính trải nghiệm, hướng du khách vào hoạt động bảo vệ môi trường. Nhiều danh lam, thắng cảnh, như khu du lịch Suối Hai, Ao Vua (huyện Ba Vì)… còn thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, sạch, gần gũi thiên nhiên, Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) Nguyễn Đức Tùng cho rằng, thành phố Hà Nội cần hoàn thiện chính sách quản lý cũng như khuyến khích đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Trong khi đó, theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương, bên cạnh việc xây dựng quy hoạch tổng thể, Hà Nội cần tăng cường hướng dẫn các điểm đến thực hiện giải pháp văn minh du lịch, xây dựng môi trường xanh, sạch trong khuôn viên điểm tham quan; tuyên truyền người dân và du khách thực hiện ứng xử văn minh du lịch, bảo vệ môi trường, cảnh quan.

“Hà Nội luôn xác định du lịch xanh, sạch, gần gũi thiên nhiên là trọng tâm xuyên suốt, từ đó thêm khẳng định vị thế của Thủ đô trong bản đồ du lịch cả nước”, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu nhấn mạnh.