Top 10 # Du Lịch Thiền Viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Đôi Nét Về Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên Vĩnh Phúc

Đôi nét về Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc).

Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.

Lịch sử hình thành

Đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Thiền học Việt Nam được khởi đầu với hòa thượng Khương Tăng Hội, ông cũng đem Thiền học sang truyền bá ở Trung Quốc thời Tôn Quyền (năm 247). Cha của Khương Tăng Hội là người nước Khương Cư (Sogdiane) cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán, mẹ là người Giao Chỉ, ông chắc chắn là sinh trên đất Giao Chỉ, cha và mẹ ông mất năm ông lên mười tuổi, ông mất năm 280 bên nước Tấn.

Vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo để cầu tự, khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ; bà là người xinh đẹp, giỏi giang, có tài thao lược, giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước Văn Lang.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3.

Quý trình xây dựng

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4/4/2004 (15/2 âm lịch) với tổng số vốn 30 tỷ đồng. Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời Trần. Sau hơn 15 tháng xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. Công trình to lớn này đã được xây dựng với thời gian nhanh và giá thành thấp kỷ lục, riêng tòa Đại Hùng Bửu điện chỉ thi công trong vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định, Hà Nội.

Kiến Trúc Thiền Viện Trúc Lâm

Phía sau chính điện là Nhà Tổ thờ tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Các bức tượng Phật ở chính điện và Nhà Tổ đều được làm từ đá sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng) có độ bền lâu dài. Trong Nhà Tổ có hai câu đối: Tổ tổ truyền đăng phát huy tâm ấn Phật, Tăng tăng tục diện lưu biến chính tông thiền và Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng, Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp.

Trong khu Thiền viện còn có: Nhà ăn phục vụ cơm chay cho các phật tử và du khách, Nhà sách bán kinh phật và đồ lưu niệm, Thư Viện, Khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường và trai đường. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách tăng và khách ni ở xa đến có thể nghỉ lại chùa tham quan và nghiên cứu phật pháp trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần. Việc ăn ở, thiền viện không thu bất cứ khoản phí nào.

Đường đi du lịch Thiền Viện Trúc Lâm

Từ Hà Nội đi theo hướng Tây Bắc lên chân dãy Tam Đảo, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo khoảng 74 km. Từ đây rẽ trái để đi Tây Thiên 11 km, nếu rẽ phải là lên Khu nghỉ mát Tam. Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, vượt qua cửu đỉnh (9 dốc), bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch. Ô tô có thể lên đến chân Cổng Tam Quan của Thiền Viện.

Kinh Nghiệm Hành Hương Đến Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên Ở Vĩnh Phúc

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đặt vé tốt nhất. Liên hệ: 028 3820 7123

Kinh nghiệm hành hương đến Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng nhất ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Ngôi chùa là đại diện cho tinh thần khoáng đạt của Thiền phái Trúc Khương Tăng Hội và Trúc Lâm tam tổ sáng lập. Để có được chuyến du lịch thật suôn sẻ và trọn vẹn, bạn hãy lưu lại những kinh nghiệm hành hương đến Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc được chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

1. Địa chỉ và giờ mở cửa của Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội khoảng 85km về phía Tây. Thiền Viện mở cửa từ 03:00 – 22:00 mỗi ngày. Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam. 

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam

2. Đôi nét về Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên Cổ Tự. Nơi đây không chỉ được biết đến là một vùng đất linh mà còn là địa danh thu hút nhiều du khách tìm về hành hương, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình.

Bạn có thể tha hồ chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình từ Thiền Viện

Thiền Viện có diện tích khoảng 4.5ha và rừng ngoại vi rộng đến 50ha, tọa lạc trên độ cao khoảng 300 mét so với mực nước biển. Từ chính điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày, cổng tam quan, lầu chuông, lầu rồng… cho đến khu nội viện như tăng đường, thiền đường, trai đường và các thất chuyên tu của Thiền Viện được xây dựng rất kỳ công và độc đáo, mang đậm dấu ấn kiến trúc Á Đông. Tất cả các tranh, tượng, phù điêu trên vách tháp chuông, tháp trống trong và ngoài chính điện đều ẩn chứa những tích xưa thiền sử thu hút du khách ra về rồi còn muốn quay lại.

Bất cứ khi nào bạn cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp tuyệt diệu

Dưới chân núi nhìn lên, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây trôi lãng đãng, trong gió có tiếng thông reo, không gian thoáng rộng và thanh sạch. Những yếu tố này đã góp phần làm cho cảnh vật thanh tịnh hơn gấp bội phần. 

Dưới gốc cây bồ đề là hình ảnh mục đồng thổi sáo trên lưng trâu

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên thu hút du khách không chỉ bởi cái tên gợi nhớ về cõi Phật ở Ấn Độ mà chính bởi không khí u tịch, linh thiêng của xứ sở Phật vốn có. Bên cạnh đó, nơi đây cũng hớp hồn du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú, núi cao vút tận trời, bao quanh là cánh rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi tỏa ra khi thu lại chảy quanh co…

Bao quanh Thiền Viện là núi rừng xanh thẫm một màu

Đường lên núi được xây bằng bê tông nên du khách có thể đi đến tận cổng bằng xe máy hoặc ô tô. Nếu muốn ngắm Thiền Viện từ dưới lên, bạn có thể đi bộ như leo núi để cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp và sự đồ sộ của công trình. Không gian trong lành mát mẻ cùng không khí linh thiêng của Thiền Viện sẽ giúp bạn có được những phút giây thư giãn tuyệt vời.

Mỗi chi tiết của công trình đều được chăm chút tỉ mỉ

3. Thời điểm thích hợp để viếng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Từ Hà Nội đến Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chưa đầy 100km nên bạn có thể đi về trong ngày. Mỗi tháng, mỗi mùa tại chùa đều có những điều thú vị riêng nên bạn có thể đến bất cứ khi nào có thời gian. Đặc biệt, nếu bạn có một chuyến du lịch Tam Đảo tự túc thì có thể kết hợp vui chơi và nghỉ qua đêm ở Tam Đảo. Ngày hôm sau bạn có thể lên lịch tham quan chùa Tây Thiên.

Khu vực điện thờ bên trong Thiền Viện

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là nơi sinh hoạt tâm linh cộng đồng nên mỗi ngày tiếp đón lượng lớn du khách đến tham quan. Đặc biệt, vào những ngày đầu năm sẽ có đến hàng nghìn lượt khách đổ về hành hương, cầu bình an, hạnh phúc. Nếu bạn không ngại đông đúc thì có thể viếng chùa vào dịp đầu năm, các dịp lễ lớn bởi những thời điểm này sẽ có nhiều hoạt động thú vị hơn so với ngày thường.

Du khách sẽ có dịp tham gia vào các lễ hội được tổ chức thường niên

4. Cách di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Từ Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng quốc lộ 2A, đoạn qua Thăng Long, Hà Nội đến thành phố Vĩnh Yên, đến núi Tam Đảo. Từ đây sẽ có 2 đường, một đường rẽ phải là đến Tam Đảo, đường rẽ trái là đi Tây Thiên. Nếu bạn muốn đi Tam Đảo cũng có thể đi theo cách này. 

Ga cáp treo lên đỉnh Tây Thiên của Thiền Viện

Trong trường hợp bạn đi theo nhóm đông người thì có thể đi bằng ô tô hoặc đi xe buýt từ Nội Bài đến Mê Linh, sau đó bắt chuyến xe đi Vĩnh Phúc đến bến Đại Bình. Từ đây, bạn đi bộ vài phút là đến Thiền Viện. 

Bạn có thể thư thả ngắm cảnh núi rừng khi ngồi cáp treo

Đi tại tại Thiền Viện:

Đi bộ

Xe điện: có 20 xe điện 8 chỗ hiện đại, chuyên chở du khách trên hành trình dài 1.5km từ bến xe điện tới ga đi cáp treo Tây Thiên

Cáp treo lên núi: hoạt động từ 07:00 – 17:30 các ngày trong tuần

Dòng người hành hương lên Thiền Viện luôn đông đúc

5. Điểm tham quan nổi bật ở Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đền Thỏng Tây Thiên Vĩnh Phúc

Đây là địa điểm du khách ghé đến đầu tiên trong hành trình khám phá Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đền được xây dựng trên ngôi đền cũ, phía trước là cây đa chín cội tạo điểm nhấn nổi bật cho ngôi đền.

Cây đa chín cội là biểu tượng của đền Thỏng

Đền Cô, đền Cậu Tây Thiên

Tương truyền, đền Cậu là nơi linh thiêng để cầu tài cũng như mong mọi điều tốt đẹp dành cho gia đình, con cái hay mong tình duyên. Trong khi đó, đền Cô là điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn được giải bày nỗi niềm, theo tâm linh thì khi uống nước thiêng ở đền Cô sẽ cảm thấy lòng thanh thản và bình yên một cách kỳ diệu.

Hoa sen – biểu tượng của Phật giáo được trồng ở nhiều khu vực trong Thiền Viện

Đền thờ quốc mẫu Tây Thiên

Đền thờ quốc mẫu Tây Thiên tọa lạc trên đỉnh núi Tây Thiên. Địa danh này được biết đến là nơi thờ bà Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, là vương phi được sắc phong vào đời vua Hùng Vương thứ 7.

Đền thờ quốc mẫu Tây Thiên là một trong những điểm đến đông khách nhất

Đại bảo tháp Kim Cương Thừa Tây Thiên

Tọa lạc bên trong khu danh thắng Tây Thiên, đại bảo tháp Kim Cương Thừa được biết đến là ngôi đại bảo tháp được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Không chỉ nổi bật với kiến trúc Phật giáo Kim Cương cực kỳ độc đáo, đại bảo tháp còn là biểu trưng cho Ngũ Đại – 5 yếu tố hình thành nên vũ trụ dựa trên quan niệm của Phật giáo gồm địa, thủy, hỏa, phong và không.

Đoàn du khách chụp ảnh lưu niệm trước đại bảo tháp

Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm

Tọa lạc trên một vùng đất rộng rãi và thoáng, Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm mang vẻ đẹp tĩnh lặng và cũng là nơi để các ni sư hành đạo. Du khách tham quan có thể đến Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm vào lúc 3 giờ 30 sáng hoặc lúc 18 giờ để nghe giảng đạo và tham gia ngồi thiền để tinh thần được an yên hơn.

Dưới chân tượng Phật có khắc lên những trích dẫn trong kinh pháp cú

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là đền thờ chính và cũng là khu vực thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhất. Để đến Thiền Viện, từ đền Thỏng, du khách có thể đi bộ thêm tầm 2km nữa hoặc đi xe điện lên Thiền Viện để tiết kiệm thời gian và sức lực. Những bạn có sức khỏe tốt thì nên chọn đi bộ để tăng cường sức khỏe, đồng thời có thêm nhiều cơ hội để chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình dọc theo đường đi.

Nhiều ngày sương giăng lãng đãng làm cho không khí thêm phần tĩnh mịch

6. Lễ hội nổi bật ở Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Lễ hội Tây Thiên được biết đến là lễ hội lớn nhất trong năm và cũng là lễ hội được người dân hưởng ứng đông nhất. Lễ hội diễn ra và đúng rằm tháng hai âm lịch hằng năm. Đến Thiền Viện vào đúng dịp này, bạn sẽ được tham gia vào lễ hội đặc sắc với nhiều hoạt động khác nhau chỉ diễn ra đúng một lần duy nhất trong năm.

Lễ rước Thánh Mẫu được tổ chức vào dịp lễ hội

Cứ đến đúng ngày 15 tháng 2 âm lịch, 14 xóm trong xã Đại Đình sẽ cùng nhau rước Thánh Mẫu từ đền Mẫu Sinh đi chùa Ngò rồi quay trở về đền Thỏng. Bên cạnh những lễ vật cần thiết như xôi, gà, heo quay, hoa quả thì còn có nhiều đặc sản của người dân tộc Sán Dìu như chè lam, thịt chua, bánh giầy. 

Ngoài ra, vào mùa hè, du khách đến Thiền Viện sẽ được tham gia lễ hội sám hối. Đây cũng là một trong những lễ hội quan trọng được tổ chức thường niên. Một số dịp khác như Tết Nguyên đán, các ngày rằm, Đại lễ Vu Lan… tại Thiền Viện cũng có nhiều sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo du khách tìm về hành hương và tham gia các hoạt động khác nhau.

Các khóa tu được tổ chức thu hút nhiều người tham gia

7. Lưu ý khi tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Nếu đi vào mùa hè, hãy chuẩn bị áp dài tay, mũ rộng vành và mang đủ lượng nước uống cần thiết. Nếu đi xuyên trưa thì nên chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng dọc đường

Nếu đi xe cá nhân thì khi đến ngay đầu Trung tâm Lễ hội Tây Thiên thì đừng rẽ vào đó, cứ đi thẳng sát vào tận trong chân núi để đỡ phải đi bộ xa

Đối với du khách xác định đi bộ lên Tây Thiên thì nhớ chuẩn bị đôi giày tốt, kèm theo một đôi dép vì khi leo sẽ phải vượt qua nhiều đoạn suối

Trong các ngày 15. 16 và 17 tháng 2 âm lịch hằng năm là thời gian để bạn cảm nhận rõ nét nhất không khí náo nhiệt của lễ hội. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực miền Bắc nên nếu có thể thì bạn hãy dành thời gian tham gia

Không chỉ có Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, tại Vĩnh Phúc còn có rất nhiều địa danh hấp dẫn đang chờ đợi bạn đến khám phá như Tam Đảo, hồ Đại Lải, làng hoa Mê Linh, làng gốm Hương Canh, khu du lịch sinh thái và tâm linh Đồi 79 mùa xuân, vườn cò Hải Lựu… Hãy nhanh tay săn vé máy bay đi Vĩnh Phúc để được chiêm ngưỡng những danh thắng lẫy lừng của Vĩnh Phúc ngay thôi!

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có vị trí ngay dưới chân núi Yên Tử, nơi bắt đầu cho cuộc hành hương trong hệ thống chùa tháp Yên Tử.

Phương tiện di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Hầu như tất cả các xe đi tuyến Hà Nội – Hạ Long đều có qua Thiền viện. Các bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình và bắt các xe của Kumho Việt Thanh và Ka Long là những hãng xe chất lượng và luôn có giá niêm yết. Các bạn nên bắt xe đi từ Hà Nội vào lúc sáng sớm thì bạn sẽ tham quan được trọn vẹn một ngày.

Đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng

Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh. Sau đó di chuyển tiếp theo quốc lộ 18, rẽ vào Dốc Đỏ khoảng 9km nữa là đến Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Nên tham quan, du lịch Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử trong thời gian bao lâu?

Thời gian hợp lí nhất là 1 ngày 1 đêm. Còn không, bạn có thể sáng đi và về trong ngày. Bạn cũng nên cân nhắc và lưu ý, vì đi vào dịp lễ hội sẽ rất đông đúc, còn nếu chọn đến Thiền viện vào những ngày thường thì nơi đây khá vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành rất sảng khoái.

Cấu trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Thiền viện được xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của ngôi chùa Việt.

Các công trình chính của Thiền viện gồm Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường… Cách bài trí trong chùa đơn giản, khoáng đạt, có dùng chữ quốc ngữ trên các hoành phi, câu đối.

Trong Chính điện thờ tượng Thích Ca Mâu Ni tọa Thiền thành đạo dưới cội Bồ Đề được đúc bằng đồng có trọng lượng gần 4 tấn. Pho tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma tạc bằng gỗ Giáng hương cao 3,2m, bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m, nặng khoảng 3,2 tấn với những đường nét chạm khắc tinh tế. Pho tượng được đặt ở sau Chính Điện, trước nhà thờ Tam Tổ, để chúng Tăng, Ni, Phật tử, du khách chiêm bái.

Trong La Hán Đường thờ mười tám vị La Hán, tượng được tạc bằng gỗ Giáng hương, đường nét chạm khắc tinh tế, đủ các dáng điệu tư thế và lai lịch của từng vị.

Bên ngoài sân Thiền viện

Trước sân Thiền Viện đặt một quả cầu “Như ý báo ân Phật Tổ” bằng đá hoa cương đỏ, đường kính 1.950mm, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4,5 tấn, nó có thể tự quay quanh mình nó theo chiều chữ “Vạn”.

Tất cả nằm trên bệ đá hình bát giác với tám bồn hoa bao quanh, tượng trưng cho bát chính đạo là: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm và Chính định.

Đây là nơi thuyết pháp cho chúng Tăng, Ni, Phật tử. Bên trong thờ Phật Thích Ca, Tam Tổ Trúc Lâm và các Tôn giả được tạc tinh tế bằng gỗ Giáng hương.

Mỗi khi du khách đến hành hương chiêm bái chốn Tổ Trúc Lâm, vào Thiền viện Trúc Lâm lễ Phật, chiêm bái cảnh chùa và đi bộ quanh hồ Tĩnh Tâm ở trước cửa Chính Pháp Đường thấy lòng thanh thản, tâm hồn thư thái.

Vào Chính Pháp Đường một không gian thoáng rộng, trang nghiêm, tôn kính Đức Phật và các Chư Tổ, cùng pho tượng Hòa thượng – Viện trưởng Thích Thanh Từ. Là một Thiền sư tu hành công phu, có công lớn phục hồi, phát triển dòng Thiền Trúc Lâm đời Trần từ những năm 50 thế kỷ XX đến nay.

Một số địa điểm du lịch gần Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Chùa Trình: đây là nơi vua Trần Nhân Tông đã dừng chân nghỉ ngơi trước khi lên núi Yên Tử.

Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.

Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.

Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa là nơi Phật Hoàng giảng đạo.

Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.

Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.

Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.

An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng PHật Hoàng bằng đồng rất lớn.

Chùa Đồng: ngôi chùa làm bằng đồng cao nhất đỉnh núi Yên Tử.

© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!

Tại Sao Du Lịch Thiền Viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc Là Một Chuyến Đi Đáng Nhớ

1. Ngắm cảnh đẹp núi rừng khi đến thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc

Thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc có khuôn viên rộng rãi, kiến trúc đẹp. Khách muốn tham quan vãn cảnh hay muốn được trải nghiệm sự tĩnh lặng thì thật phù hợp. Dưới chân núi nhìn lên thiền viện thấp thoáng trong mây và được bao bọc bởi núi non hùng vĩ. Cáp treo đưa lại cho du khách nhiều cảm hứng lãng mạn. Bởi du lịch Thiền Viện Trúc Lâm được ngắm núi non hùng vĩ, mây trôi lững lờ, rừng già và dòng suối nhỏ mờ ảo uốn lượn như phim cổ trang.

Đây thực sự là cảnh đẹp hiếm có khiến lòng người thanh thản, tĩnh lặng giữa bộn bề cuộc sống thường ngày. Đến với nơi đây, du khách hãy thả mình vào thiên nhiên, hãy tạm gác lại tất cả những lo toan và tận hưởng chốn thanh bình.

2. Du lịch thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc thời điểm nào đẹp nhất

Tây Thiên là vùng đất tâm linh, đến đây, du khách có thể tham gia lễ hội Tây Thiên khai mạc vào ngày 15 tháng 2 âm lịch. Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng, làm lễ cầu an, cầu sức khỏe cho gia đình ở thiền viện lớn nhất Việt Nam, đây thực sự là trải nghiệm đáng nhớ với mỗi du khách.

Thiền viện thường xuyên tổ chức các khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên. Hoạt động này thực sự rất bổ ích để con trẻ rèn tính tình và bồi bổ tâm hồn. Bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn gửi con tới đây khi mà xã hội bây giờ quá nhiều tác động xấu. Bởi vậy nói mùa hè là mùa du lịch thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc quả không sai.

Ngoài những giờ tu tập, các học viên tự lập trong sinh hoạt, chơi những trò chơi dân gian. Vì thế học viên ở đây đều có tinh thần sảng khoái, cảm thấy bình an. Vì thế, đến thiện viện vào mùa xuân, mùa hè là thời điểm lý tưởng nhất và có nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

3. Di chuyển đến thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc thế nào?

Từ Hà Nội đến thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc chỉ 80 km. Vì vậy du khách có thể đi trong ngày. Xe khách từ bến xe Mỹ Đình trong ngày rất nhiều chuyến. Với du khách là các bạn trẻ sẽ hứng thú hơn khi được cùng nhau “phượt” bằng xe máy, vừa đi vừa ngắm cảnh, chụp ảnh dọc.

Nếu du khách tham quan 2 ngày thì sẽ được tận hưởng không khí mát rượi của đêm như Đà Lạt. Và chuyến du lịch thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc mới thực sự hoàn hảo. Tuy hệ thống phòng nghỉ không nhiều như những địa điểm khác nhưng việc tìm khách sạn cũng không quá khó khăn. Du khách nên đặt trước nơi ở để chủ động hơn và không gặp phải tình trạng hết phòng trong mùa cao điểm.

4. Dự tính chi phí du lịch thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc

Là địa điểm tâm linh nên không có những cảnh “chặt chém” du khách, vé tham quan thiền viện cũng không thu. Quý khách chỉ phải chi trả vé xe điện chuyên chở du khách trên hành trình dài 1,5km từ bến xe điện tới Nhà ga đi cáp treo Tây Thiên. Giá vé: 20.000 đồng/người và vé cáp treo khứ hồi là 300.000đ/người.

Kết thúc chuyến du lịch thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc, du khách ghé Tam Đảo thưởng thức đặc sản ngọn Su Su và lợn Mán ngon tuyệt mà giá lại phải chăng. Tam Đảo mù sương quanh năm, nhiệt độ thấp nên thích hợp trồng Su Su. Ngọt và giòn là cảm nhận của bất cứ ai được nếm thử. Lợn mán của đồng bào dân tộc chăn thả cho hương vị khác hẳn khi du khách ăn ở thủ đô.

Mỗi chuyến đi trong đời đều để lại những kỷ niệm đáng nhớ. Chuyến đi thiền viện Trúc Lâm Vĩnh Phúc cũng vậy. Hơn cả thế, nó còn mang lại đời sống tâm linh sâu sắc, giá trị to lớn về văn hóa.

Ghi rõ nguồn chúng tôi khi đăng tải lại bài viết này