Top 8 # Du Lịch Trung Du Miền Núi Phía Bắc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Trung Du Và Miền Núi Phía Bắc

Vùng trung du miền núi phía bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.

Xét về mặf địa úy, vùng này bao gồm 2 tiểu vùng của Bắc Bộ là Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.

Trung tâm vùng là Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Việt Trì .Theo quy hoạch vùng công nghiệp của Chính phủ Việt Nam đến năm 2020, vùng trung du và miền núi phía bắc nằm trong vùng 1.

Tổng diện tích của các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc là 100.965 km², tổng dân số ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người, mật độ đạt 137 người/km².

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, gồm 15 tỉnh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch.

Trung du miền núi bắc bộ có một địa hình chia cắt mạnh chủ yếu là đồi núi tạo nhiều thuận lợi cho nghề khai thác thủy điện

NHỮNG THÁCH THỨC _đời sống của nhân dân được cải thiện _phát triển cơ sở hạ tầng,nước sạch _đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo là những vấn đề đang được quan tâm trong các dự án phát triển kinh tế xã hội của trung du miền núi bắc bộ việc đó đang là những thách thức hàng đầu trong việc cải tạo đời sống nhân dân của trung du miền núi bắc bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng,Dao,Thái, Mường,….Mật độ dân số ở miền núi là 50 – 100 người/ km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư,… vẫn còn ở một số tộc người. Tỉnh có dân số đông nhất vùng là tỉnh Bắc Giang với khoảng 1,8 triệu người.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.

Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn ( Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương ( Lạng Sơn) 110 MW, nhà máy nhiệt điện Sơn Động ( Bắc Giang).

Tây bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Ở đông bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền – Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc.

Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng(11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu hơn, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông cũng vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

4-Chăn nuôi gia súc.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu ( Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng. Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005)

Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

Do giải quyết tốt hơn lương thực ở người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng; tổng đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước (năm 2005).

Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê VN trên trang Wikipedia tiếng Việt các tỉnh thành VN.

Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh có bốn thành phố là Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và Cẩm Phả, tỉnh Thái Nguyên có hai thành phố là Thái Nguyên và Sông Công.

Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1993, toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ có hai thành phố là Thái Nguyên và Việt Trì. Từ năm 1993 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Các thành phố lập đến năm 1975:

Các thành phố lập từ năm 1993 đến nay:

Tính đến ngày 14 tháng 7 năm 2020, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có:

Các Địa Điểm Du Lịch Trung Du Miền Núi Phía Bắc

Dãy hoàng Liên Sơn nơi có đỉnh Phanxipang hùng vĩ

Nét đặc trưng nhất của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là những đồi núi chạy dọc theo chiều dài đất nước, trong đó nổi bật là dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh là Phanxipang được mệnh danh là “nóc nhà của Đông Dương” có độ cao 3.142m. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những đỉnh núi khác có độ cao sấp sỉ trên dưới 3.000m. Ngoài ra, với địa hình bị chia cắt mạnh Trung du và miền núi Bắc Bộ tạo nên những đồi núi, thác nước, thung lũng rất đẹp, thơ mộng.

Ngoài khung cảnh đẹp thì những di tích của trung du và miền núi Bắc Bộ còn gắn với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, gắn với những truyền thuyết, những câu chuyện lịch sử của dân tộc như: Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ), Hang Pắc Bó (Cao Bằng), cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ…

Ngoài ra, khu vực này còn có 5 vườn quốc gia, 49 khu bảo tồn để bảo vệ những loài động thực vật quý hiếm và nhiều những danh lam thắng cảnh như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, thách Bản Giốc, thác Bạc, Tam Cốc Bích Động…

Gợi ý đầu tiên của chúng tôi là Đền Hùng – một quần thể du lịch đền chùa nổi tiếng ở Phú Thọ, nơi tập hợp những giá trị tinh hoa và đặc sắc của dân tộc. Quần thể du lịch Đền Hùng nằm ở thành phố Việt Trì, cách thành phố Hà Nội khoảng 90 km, rất phù hợp cho những chuyến du lịch trong vòng 1 ngày.

Đền Hùng có nhiều điểm tham quan, đi lễ như: Bảo tàng vua Hùng, giúp du khách chiêm ngưỡng những hiện vật lịch sử, tìm hiểu về quá trình dựng nước, giữ nước của các 13 thế hệ các vị vua Hùng; Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng là 4 ngôi đền thiêng liêng, nằm rải rác xung quanh quần thể du lịch Đền Hùng, đây là nơi khách du lịch có thể đến tham quan, lễ bái; Đền mẫu Âu Cơ là công trình kiến trúc đặc biệt, nơi thờ phụng Âu Cơ. Ngoài ra, bên cạnh Đền Hùng còn nhiều khu danh thắng: Hang Lạng, Đầm Ao Châu, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Suối Tiên.

Cách Hà Nội khoảng 100 km, Tam Cốc Bích Động (Ninh Bình) được mệnh danh là ‘Vịnh Hạ Long’ trên cạn là điểm đến tuyệt vời cho kỳ nghỉ cuối tuần của bạn. Dê núi Ninh Bình, cơm cháy, rượu Kim Sơn, miến lươn, nem Yên Mạc, canh chua cá rô… là những đặc sản du khách nên thử qua trên đường đến thăm địa điểm này.

Một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua là đi đò khám phá các hang động ở Tam Cốc. Ở đây, bạn sẽ bị choán ngợp bởi địa hình núi tự nhiên với nhiều hình dạng khác nhau (tương tự như ở Hạ Long nhưng lại nằm trên đất liền) và các hang động đá vôi nằm giữa dòng Ngô Đồng với ruộng lúa trải dài hai bên sông.

Nằm cách Tam Cốc khoảng 3 km, Bích Động là một điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua ở Ninh Bình. Bạn sẽ phải leo lên các bậc thang trên sườn núi để khám phá các ngôi chùa nằm trong hang động gồm chùa Hạ, Trung và Thượng. Bạn cũng có thể đi thuyền quanh khu Bích Động và thưởng thức hoa quả trong núi nhưng sẽ tốn thêm khoảng 3 giờ đồng hồ.

Thung nắng, Hang Múa, Hoa Lư cũng là các địa điểm làm phong phú chuyến hành trình của bạn khi đến Ninh Bình.

Khu du tích Pác Bó là một cái tên không lạ, nhưng khi nhắc đến, người ta chỉ nghĩ đó là nơi của cả một quần thể di tích cách mạng nổi tiếng, chứ không nghĩ rằng bên cạnh đó nơi đây sở hữu một vẻ đẹp như chốn “bồng lai tiên cảnh”.

Pác Bó theo tiếng Tày – Nùng ở Cao Bằng có nghĩa là “đầu nguồn”. Nơi Bác Hồ trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách Mạng sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước. Đây cũng là nơi đã gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1941 – 1945. Các di tích các bạn có thể tham quan như: hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, hang Cốc Bó, suối Lê Nin, núi Các Mác, suối Nậm, lán Khuổi Nặm… tất cả gắn kết hài hòa giữa cảnh quan non nước hữu tình, đẹp như tranh vẽ.

Thác Bản Giốc tại Cao Bằng là một trong 10 ngọn thác kỳ vĩ nhất thế giới và là thác lớn nhất Đông Nam Á. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn – một đường ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc – được chia làm hai phần gồm thác chính và thác phụ với tổng chiều rộng 208 mét. Diện mạo của thác vào từng mùa sẽ có nhiều sự khác nhau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, là thời điểm thác Bản Giốc hùng vĩ nhất với dòng nước tuôn nước ồ ạt, bọt tung trắng xóa. Đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên tráng lệ ở nơi đây, du khách sẽ ngỡ như mình đã lạc vào một chốn địa đàng trần thế.

Hồ Ba Bể – thênh thang một góc nhìn Những ngày nghỉ cuối tuần hoặc kỳ nghỉ ngắn hạn cùng gia đình, du lịch hồ Ba Bể là lựa chọn thú vị dành cho du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên yên bình, thơ mộng. (bài viết đăng trên báo Hòa Bình)

Thiếu nữ Tày chèo thuyền độc mộc trên hồ Ba Bể. Ảnh: Biên phòng

Dòng nước xanh thăm thẳm giữa điệp trùng màu xanh của núi rừng, hồ Ba Bể như một tấm gương màu ngọc phản chiếu bóng núi, rừng cây. Điểm xuyết giữa dòng xanh thẳm ấy là hình ảnh cô gái Tày trong sắc áo chàm nhẹ lướt trên những chiếc thuyền độc mộc. Phong cảnh ấy tựa một bức tranh thủy mặc hữu tình, nên thơ.

Vốn quen với sự mênh mang, choáng ngợp của cảnh sắc hồ thủy điện sông Đà nhưng có dịp được đến với Bắc Kạn, tôi vẫn thấy chộn rộn mong sớm được đặt chân tới điểm du lịch quốc gia hồ Ba Bể. Sau gần 2 tiếng đi ôtô, hồ Ba Bể dần hiện ra với những dữ liệu “sống”: có nhiều suối ngầm và hang động, Ba Bể là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam được hình thành từ cách đây 200 triệu năm.

Gọi là Ba Bể bởi hồ do ba nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng hợp thành. Xung quanh hồ là quần thể du lịch ao Tiên, gò Bà Gúa, động Puông, thác Đầu Đẳng… Nước hồ có màu xanh ngọc, trong lành với diện tích mặt hồ khoảng 600 ha, chiều dài gần 8 km, rộng 3 km. Ngoài những giá trị về cảnh quan địa chất, hồ Ba Bể còn là nơi cư ngụ của hơn 50 loài cá nước ngọt. Đây thực sự là một kỳ quan thiên tạo.

Qua Động Puông với vòm cao hàng chục mét, dài hơn trăm mét, trong ánh sáng mờ ảo làm du khách liên tưởng các cột nhũ đá như những cột tiền sảnh của lâu đài nguy nga tráng lệ. Đến hồ, có một nơi thú vị, đó là ao Tiên. Đứng ở lối lên ao nhìn về phía mặt trời lặn sẽ thấy một triền đá nhô cao, tương truyền là nơi các vị thần tiên chơi cờ. Cứ theo lối này mà ngược lên dốc đá khoảng 200 m đến ao Tiên. Ao Tiên có hình tròn, rộng hơn 1.000 m2, biệt lập với hồ, không có nguồn nước chảy vào hay thoát ra. Có lẽ ao này ngày xưa tiên đã tắm nên gọi ao Tiên… Theo mạch dẫn chuyện đó, huyền thoại hồ Ba Bể về người phụ nữ góa chồng nhân hậu và những mảnh vỏ trấu làm thuyền độc mộc cứu người trong nạn đại hồng thủy cũng hiện lên thật sống động.

Hồ Ba Bể nằm lọt trong khu bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể với 470 loài thực vật, trong đó, ngoài thân gỗ, có hàng trăm loài hoa phong lan, địa lan, trúc dây đặc hữu và nhiều cây dược liệu quý hiếm. Vườn quốc gia Ba Bể có 319 loại động vật, trong đó có 42 loài được ghi trong sách đỏ. Tại hội nghị quốc tế về hồ nước ngọt tổ chức ở Mỹ vào tháng 3/1995, hồ Ba Bể được xếp là 1 trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Năm 2012, hồ Ba Bể được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia đặc biệt.

Điều đặc biệt chúng tôi cảm nhận được ngay khi mới đặt chân đến bờ hồ Ba Bể đó là không có hệ thống nhà nghỉ cao tầng, không có cửa hàng bán đồ lưu niệm và các loại dịch vụ khác chèo kéo khách hàng, chỉ lơ thơ vài quán nước phục vụ khách đường xa dừng chân chờ gửi xe, mua vé du lịch lòng hồ.

Chờ mua vé lên thuyền, cả đoàn sà vào quán nước thưởng thức ấm chè thơm Bắc Kạn, lót dạ bằng mấy quả trứng luộc. Nhìn tôi co ro vì lạnh, chị chủ quán sẵn sàng cho mượn tạm chiếc khoác để tránh gió lùa. Những khoảnh khắc ấy trôi qua thật nhanh nhưng cũng đủ để chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp, chân thành của người dân nơi đây. Tấm lòng của họ đôn hậu, nụ cười của họ nhẹ nhàng, ấm áp, yên bình như chính mảnh đất này.

Một điều nữa làm tôi ngỡ ngàng, là không thể tìm thấy một chiếc du thuyền có trọng tải lớn đậu trên mặt hồ, mặc dù lượng du khách tham quan lòng hồ khá đông. Để bảo vệ môi trường, BQL Khu du lịch hồ Ba Bể chỉ sử dụng những chiếc xuồng nhỏ, chạy máy dầu hoặc những chiếc thuyền độc mộc. Đây cũng là cách làm thể hiện được nét đặc trưng vốn có của hồ Ba Bể – phát triển du lịch sinh thái. Còn gì thú vị hơn khi được ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, lướt mái chèo chầm chậm thả hồn với sông nước- mây trời ở nơi được ví là “Thiên nhiên đệ nhất hồ” – viên ngọc xanh của núi rừng Bắc Kạn.

Qua góc nhìn, cảm nhận của từng du khách, hồ Ba Bể đã dàn trải được sự mênh mang, tĩnh lặng, ấm áp, ngọt ngào, nét hoang sơ đến nao lòng như một lời chào đón – hẹn ngày trở lại!

Những Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Miền Núi Phía Bắc

1, Lựa chọn địa điểm

Các tỉnh miền núi phía Bắc có rất nhiều địa danh nổi tiếng thu hút lượng lớn khách du lịch như: Sapa, Y Tí, Bắc Hà (Lào Cai), Tà Xùa, Mộc Châu (Sơn La), Hà Giang, Mù Cang Chải (Yên Bái), Điện Biên, Lai Châu…. Những lịch trình một điểm đến như này phù hợp cả với du lịch tour và du lịch phượt.

Các công ti dịch vụ du lịch cũng xây dựng nhiều lịch trình đi tới nhiều điểm như: Tú Lệ – Mù Cang Chải – Nghĩa Lộ, Điện Biên – Mường Phăng – Khoáng nóng Hua Pe – Bản Mển, Mai Châu – Bản Lác, Sơn La – Điện Biên – Lào Cai – Tuyên Quang – Hà Giang – Cao Bằng – Bắc K ạn – Thái Nguyên….. Xuất phát từ Hà Nội, những tour này thường có giá từ trên 1 triệu đến dưới 10 triệu tùy số lượng điểm đến.

Với các địa điểm du lịch  ở các tình miền núi này thì việc lựa chọn không hề khó, tưởng như lựa chọn bất cứ nơi đâu bạn cũng không hề sai, nơi đâu cũng đẹp, cũng lạ, chỉ quan trọng là bạn thích đâu hơn hay đâu tiện hơn mà thôi.

2, Lựa chọn thời gian đi du lịch

Các tỉnh miền núi có đặc điểm là đường xá đi lại khá vất vả nên thời tiết có sức ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với chuyến hành trình của các bạn.

Thường mùa du lịch ở đây rơi vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 đến tháng 12 dương lịch và sau dịp Tết Nguyên Đán âm lịch. Đây là khoảng thời gian mà trời Tây Bắc, Đông Bắc đẹp nhất, dễ chịu nhất, ít mưa, nắng không quá nhiều. Đây cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội và là mùa của các loại hoa nở như hoa ban, hoa mơ, hoa đào… Thời tiết đẹp cũng khiến cho trời quang, các bạn có thể ngắm được trời, mây, núi thật dễ dàng. Đây chính là một điểm hấp dẫn bậc nhất dành cho những ai muốn đi lên núi. Đi trên đường ngắm những biển hoa, lên đỉnh ngắm những biển mây,  bồng bềnh như trong tiên cảnh, thật chẳng có gì hấp dẫn hơn.

3, Chuẩn bị gì khi đi du lịch

Các bạn có thể tham khảo một số bài viết như:

Chuẩn bị đồ đạc cho trẻ nhỏ khi đi du lịch cùng gia đình. ,

Những điều cần lưu ý khi đi du lịch cho người cao tuổi, 

 Kinh nghiệm du lịch tự túc tiết kiệm chi phí

6 Điểm Du Lịch Miền Núi Phía Bắc Dịp Tết Nguyên Đán

Mùa xuân, khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, hoa đào, hoa mận nở rộ, thiên nhiên hùng vĩ và không khí trong lành.

6 điểm du lịch miền núi phía Bắc dịp Tết Nguyên đán

Hà Giang (vùng Đông Bắc)

Mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, hoang sơ cuốn hút rất nhiều người. Mùa xuân, Hà Giang trở nên rực rỡ hơn với hoa đào, hoa mận, hoa cải vàng nở khắp các bản làng. Đến đây, du khách sẽ được khám phá miền cao nguyên đá Đồng Văn nguyên sơ, ngắm lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió tại cột cờ Lũng Cú, chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ của Đệ nhất hùng quan Mã Pí Lèng, ngắm những hàng đào nở rộ hai bên con đường chạy qua Sủng Là, thưởng thức bánh tam giác mạch, món thắng cố, mèn mén cùng chén rượu ngô thơm nồng…

Những điểm đến đẹp ở Hà Giang mà du khách không nên bỏ qua gồm cửa khẩu Thanh Thủy, chợ phiên xã Quyết Tiến, cổng trời và núi đôi Quản Bạ, hang Lùng Khúy, rừng thông và ruộng bậc thang ở Yên Minh, Sủng Là, thị trấn Phó Bản, Phố Cáo, dinh nhà họ Vương, cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, Sơn Vĩ…

Bắc Hà (Lào Cai)

Bắc Hà là nơi không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch, bởi danh lam thắng cảnh mang đậm nét tự nhiên và lịch sử. Mỗi dịp xuân về, ngoài hoa đào và hoa mận, Bắc Hà còn được tô điểm thêm bằng những bông hoa lê trắng tinh. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nơi hội tụ các sắc màu văn hóa dân tộc của miền Tây Bắc.

Điểm hấp dẫn đầu tiên đối với du khách khi đến đây là chợ phiên Bắc Hà. Bạn được tận mắt thấy cuộc sống của người dân nơi vùng cao, được thưởng thức món thắng cố và rượu đặc sản của người Mông Bản Phố thơm ngon.

Dinh Hoàng A Tưởng là điểm tham quan không thể thiếu đối với du khách khi đến vùng cao nguyên. Đây là công trình độc đáo, có sự pha trộn giữa kiến trúc của Pháp với kiến trúc phương Đông. Đặc biệt, du khách không thể bỏ qua Bản Phố, là nơi sản sinh ra loại rượu ngô mang lại danh tiếng cho Bắc Hà. Ngoài ra, còn một số địa danh khác như hang Tiên, đền Bắc Hà…

Y Tý (Lào Cai)

Dịp Tết Âm lịch, Y Tý không chỉ bồng bềnh với biển mây cuộn sóng, mà như bừng dậy bởi sắc thắm của hoa đào, màu trắng muốt của hoa mận. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cây đào nở rộ bên nếp nhà trình tường truyền thống của người dân tộc Hà Nhì. Những năm gần đây, Y Tý được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến không chỉ bởi không khí trong lành, cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nhì, người Mông, người Dao. Những cây đào, mận, mơ cổ thụ nở dọc theo con đường ngang qua núi, dưới là thung lũng mây bồng bềnh khiến du khách ngỡ như lạc vào cõi mơ.

Những địa điểm khám phá ở Y Tý: ngã 3 Lũng Pô nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, cầu Thiên Sinh, cánh đồng A Lù, Ngãi Thầu, thôn Hồng Ngài, thôn Sim San, thôn Lao Chải…

Sapa

Mùa xuân là mùa mà khắp núi rừng Tây Bắc được tô điểm bởi những cánh hoa đào, hoa mận. Thời điểm này, Sapa rất lạnh. Thật thú vị khi được thưởng thức những xiên thịt nướng thơm lừng, cảm nhận cái lạnh tê tái hay may mắn hơn là ngắm băng tuyết nơi đây. Với Sapa chìm trong màn sương mờ ảo, khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của hoa đào khắp các con đường và bản làng, du khách sẽ có một kỳ nghỉ Tết tuyệt vời.

Những địa điểm tham quan: núi Hàm Rồng, thác Bạc, cầu Mây, cổng trời, Mường Hoa, nhà thờ đá, làng thổ cẩm Tà Phìn, bản Cát Cát, bản Sín Chải, bản Tả Van…

Tà Xùa (Sơn La)

Cách Hà Nội 200 km, Tà Xùa đang là điểm đến của các nhiếp ảnh gia và bạn trẻ thích xê dịch. Ngoài những biển mây cuồn cuộn, vào độ xuân đến, nơi đây còn ngập tràn những cây hoa đào nở rực rỡ, khoe sắc tinh khôi, hoang dã. Du khách sẽ được khám phá về cuộc sống, phong tục tập quán và văn hóa của người dân tộc nơi đây. Tà Xùa còn được biết đến với những cây chè shan tuyết cổ thụ, thứ chè đặc sản nổi tiếng mà ai cũng tìm mua khi đến đây.

Những địa điểm ngắm biển mây, hoa đào và khám phá đẹp: Tà Xùa, Xím Vàng, Háng Đồng,…

Mộc Châu (Sơn La)

Mộc Châu là một điểm đến tuyệt vời trong dịp Tết Âm lịch, do đi lại thuận tiện, không quá xa xôi, phù hợp cho nhiều người muốn đổi chút gió sau những giây phút bên mâm cơm ấm cúng cùng gia đình. Trời lạnh nhưng rất đẹp, với những thung lũng ngập tràn hoa đào, hoa mận. Du khách có thể hòa mình vào bầu không khí đón Tết của đồng bào người Mông, chiêm ngưỡng những đồi chè mờ ảo trong màn sương sớm, hay thử sức chinh phục đỉnh Pha Luông được mệnh danh là nóc nhà của Mộc Châu.

Những địa điểm không nên bỏ qua khi đến Mộc Châu gồm bản Thông Cuông, bản Pa Phách, thác Dải Yếm, hang Dơi, Ngũ Động Bản Ôn, đồi chè trái tim, rừng thông bản Áng, cửa khấu Loóng Sập, đỉnh Pha Luông…