Top 6 # Du Lịch Văn Hóa Ở Nha Trang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Văn Hóa Ở Nha Trang

Có thể nói, Nha Trang là vùng đất ‘trù phú’ nhất của miền Trung đầy nắng và gió. Nha Trang sở hữu tất cả những gì mà thiên nhiên ban tặng cho vùng duyên hải. Từ những hòn đảo thiên đường ở khơi xa đến dòng nước mặn mà trong vắt ngay thềm lục địa. Từ cánh đồng bát ngát đến đại ngàn xanh thẳm mát rượi. Và rồi dòng thời gian dịch chuyển, cùng bàn tay vun đắp của con người, Nha Trang đã đổi thay diện mạo để trở nên hiện đại hơn cùng phố thị, mà vẫn vẹn nguyên nét duyên của một ‘phố cổ’ xưa in hằn trên các vết tích. Thế nên người Nha Trang ấy, sống đủ trong cái tình ấm áp làm lay động trái tim người lữ hành.

Người Nha Trang giản dị mà tình nghĩa luôn đầy – Ảnh: Aleksandar Blagojevic

Người Nha Trang không quá tất bật như người Sài Gòn, không kín đáo trang nghiêm như người Hà Nội, và cũng không quá cầu kỳ tinh tế như nét đặc trưng ở Huế thương. Người Nha Trang bao đời gắn với đồng ruộng, biển khơi nên mộc mạc, chân chất. Người Nha Trang dường như tận hưởng được không khí êm dịu của núi và biển giao hòa mà lòng người cũng phóng khoáng quá đỗi. Như thể mọi thứ đã trở thành một nét riêng, nhìn là nhận ra ngay. Du lịch Nha Trang, du khách sẽ cảm nhận được tình người đôn hậu, giản dị mà hết lòng, thể hiện sự chu đáo đáng để tin cậy.

Nụ cười ấy có lúc hào sảng – Ảnh: Evgeny Ermakov Khi đằm thắm dịu dàng – Ảnh: Hải Trình

NGƯỜI NHA TRANG NÓI GIỌNG NGHE DỄ THƯƠNG QUÁ CHỪNG

Không ít người, du lịch Nha Trang một lần là bị ‘mê hoặc’ ngay bởi giọng nói dễ thương của người miền biển, cứ ‘tủm tỉm’ cười miết và muốn nghe hoài âm điệu vừa lạ vừa quen đó mãi thôi. Nha Trang nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nên âm ngữ vừa có chút gì đó của người miền Trung lại mang phong thái của cả phương Nam. Nên nghe người Nha Trang nói, đặc biệt lắm, cứ ngờ ngợ giọng này thật quen, mà lại hóa ra rất lạ, cứ lẫn lộn miết thôi.

Giọng nói ngọt, nụ cười hiền cứ như rót mật – Ảnh: Aleksandar Blagojevic

NHA TRANG – MẢNH ĐẤT CỦA NHỮNG LỄ HỘI

Nha Trang là mảnh đất của lễ hội, các lễ hội rải rác diễn ra suốt năm, gắn liền với phong tục tập quán và tín ngưỡng tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của mảnh đất này. Ở Nha Trang, mỗi nghề lại có một mùa lễ hội riêng để tưởng nhớ đến người đã sáng lập và cũng là dịp mọi người cầu mong, thể hiện ước nguyện no ấm của mình với thần linh. Từ nghề đúc đồng, làm muối, đến nghề làm nước mắm, cầu ngư ở làng chài đều có lễ hội riêng. Ở Nha Trang còn có lễ hội yến sào và festival biển nữa.

Mỗi nghề đều có lễ hội riêng – Ảnh: Hải Trình Một phần lễ hội cầu ngư ở vùng biển Nha Trang – Ảnh: Văn Thành Châu

Lễ hội tháp Bà Ponagar rất nổi tiếng ở Nha Trang là dịp mà khách du lịch nên đến môt lần để hiểu thêm về văn hóa Chăm-pa. Đây cũng là một trong những 16 lễ hội lớn nhất ở nước ta, lễ tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 03 âm lịch hằng năm.

Nha Trang là thành phố biển, nên lúc nào cũng đong đầy hải sản tươi ngon, thuyền bè ra vào tấp nập từ ngày này qua tháng nọ. Ngay cả trong mùa mưa bão, ngư dân ở Nha Trang vẫn miệt mài với việc giăng câu, thả lưới gần bờ. Và cũng chính lý do đó mà Nha Trang có rất nhiều khu chợ hải sản, tô vẽ thêm một nét đẹp riêng khó tìm với nơi khác.

Chợ hải sản – nét đẹp miền biển ở Nha Trang – Ảnh: soiphotography

Đến các khu chợ hải sản được họp ngay vào bình minh, khi thuyền vừa cập bến, du khách có thể tìm thấy nụ cười hài lòng pha chút mệt mỏi sau một đêm thức trắng lênh đênh trên biển của người ngư dân. Chợ không quá ồn ào nhưng cũng nhộn nhịp chẳng kém, tiếng nói cười như xe toang không gian u tịch, rạng rỡ đón ngày mới. Đến chợ, khách du lịch Nha Trang thỏa thuê tìm những loại hải sản ưa thích, giá vừa rẻ lại tươi ngon để chuẩn bị bữa party thịnh soạn, làm no căng cả bụng.

Bình minh thức giấc cũng là lúc chợ cá bắt đầu họp – Ảnh: JTB Photo

NHỮNG ‘NÉT RIÊNG’ KHÓ TÌM Ở ĐÂU NGOÀI NHA TRANG

Có những thứ không biết đến khởi nguồn, nhưng người ta vẫn giữ gìn như một thói quen không thể thiếu, như là thân thể mình vậy. Và ở Nha Trang, người ta tìm được một vài ‘nét riêng’ khá dễ thương mà khách du lịch khó lòng tìm thấy ở nơi khác. Người Nha Trang gọi bịch nilon là ‘bị’, mặc niệm đại dương có màu trời, muốn ăn bún sứa ngon phải đến Nha Trang mới thưởng thức được trọn vẹn hương vị ‘trứ danh đó’.

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của chúng tôi (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Văn Hóa Nha Trang Có Gì Đặc Sắc?

Bất cứ ai cũng công nhận Nha Trang không những đẹp, mà còn rất ấn tượng. Có du lịch Nha Trang, bạn mới biết mảnh đất đó còn cất giữ bao tinh hoa cha ông để lại. Đó là con người, phong tục, văn hóa Nha Trang đặc sắc và vô cùng phong phú.

Nếu có dịp đến du lịch Nha Trang, bạn hãy miệt mài khám phá, thỏa thích trải nghiệm và cảm nhận trọn vẹn nhịp sống nhộn nhịp, ồn ào của thành phố nhiều sắc màu này.

Người Nha Trang – hiền hòa, ấm áp

Là vùng đất ấm áp, tràn đầy nắng gió, Nha Trang chất chứa mọi nét đẹp được Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng. Từ những bờ cát thoải trắng mịn màng tựa như dải lụa, cánh rừng xanh thơ mộng luôn hòa âm cùng sóng biển, tới những hòn đảo thiên đường nơi biển xa. Tất cả đã cùng nhau viết nên một Nha Trang đẹp, quyến rũ, ai tới rồi cũng không lỡ cất bước.

Và Nha Trang đẹp đến mấy cũng không thể không nói đến người Nha Trang – những con người thầm lặng, đã dày công vun đắp đưa Nha Trang trở thành một đô thị hiện đại, điểm nhấn nổi bật, địa điểm du lịch nổi tiếng không chỉ của Việt Nam mà còn quốc tế. Vậy nên, đi du lịch Nha Trang, trái tim người lữ hành không khỏi thổn thức và xao xuyến.

Giọng người Nha Trang nhẹ nhàng, trong trẻo

Nhiều người từng bảo, tới Đà Lạt chỉ cần nghe người Đà Lạt nói sẽ bị mê hoặc ngay. Và không ai biết, người Nha Trang cũng sở hữu chất giọng lạ, dễ thương y như vậy. Nha Trang thuộc miền biển, ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ gần khu vực miền Nam nên chất giọng đặc trưng nơi đây sẽ được pha giữa khẩu âm của người miền Trung và phong thái của người phương Nam.

Hơn nữa, người Nha Trang sống đơn giản, không kiểu cách nên họ nghĩ gì nói nấy, không vòng vo, có gì nói thẳng. Dù nghe hơi bất lịch sự, nhưng chất giọng ấm áp, nhè nhẹ, ngọt ngào đặc trưng vùng Nam Bộ, thường khiến người nghe ấn tượng và cứ thế để lại ấn tượng không ngờ.

Văn hóa Nha Trang – đặc trưng ở chợ hải sản

Là một trong những thành phố biển đẹp nhất cả nước, không có gì khó hiểu khi nơi đây lúc nào cũng ngập tràn tôm cá, đông đầy hải sản tươi ngon. Thậm chí ngay trong mùa mưa bão, thuyền bè vẫn tấp nập ra vào, ngư dân vẫn hăng say tinh thần lao động, giăng câu, thả lưới đánh bắt thủy hải sản. Chính nhờ điều này, nhiều khu chợ hải sản đã tạo nên nét đẹp riêng khó cưỡng cho biển cả Nha Trang.

Văn hóa Nha Trang – những nét riêng biệt

Trong hành trình du lịch, bạn sẽ thấy có những thứ, những điều không biết có nguồn gốc ở đâu, nhưng người ta vẫn gìn giữ và bảo tồn, như một thói quen không thể thiếu, như một nét đặc trưng riêng biệt. Thành phố Nha Trang có những điểm nhấn ấn tượng mà bất cứ ai sau khi đặt tour Nha Trang đều khó lòng tìm thấy ở những nơi khác.

Người Nha Trang thay vì gọi là bịch, hay túi thì lại sử dụng “bị” – từ rút gọn để ám chỉ. Người nơi đây cho rằng nước biển Nha Trang luôn xanh trong, như trời xanh không chút mây gợn, nên mặc đinh rằng đại dương có màu trời xanh. Hơn nữa, họ còn cho rằng muốn ăn bún sứa ngon, thì chẳng có nơi nào bằng Nha Trang. Chỉ nơi đây mới có thể cho ra đời tô bún sứa ngon, đậm đà hương vị biển cả.

Nha Trang còn có con đường Trần Phú thơ mộng, bao quanh bờ biển xinh đẹp mà bất cứ ai tới đây cũng bị mê hoặc. Người Nha Trang đặc biệt yêu biển, ưa thích hoạt động tắm biển, họ tắm biển đều đặn hàng ngày lúc sáng sớm và chiều muộn. Và thêm nữa, dù là thành phố du lịch, với nhiều hoạt động sôi nổi hấp dẫn về đêm nhưng người Nha Trang luôn khiến mình nằm ngoài mọi cuộc chơi. Buổi tối họ thích ở nhà, xem tivi và đi ngủ sớm.

Nha Trang Địa Điểm Du Lịch Nhiều Màu Sắc Văn Hóa Dân Tộc Việt

Đi du lịch Nha Trang thì trừ tháng 11 và 12 là hai tháng mưa nhiều ra, thì còn lại đến thành phố biển Nha Trang vào thời gian nào trong năm cũng đều đẹp hết cả. Thích là xách balo lên và đi liền không phải suy nghĩ nhiều nha. Lưu ý: Nếu các bạn đi vào dịp cao điểm hè thì giá tất cả các dịch vụ đều tăng không chỉ riêng ở Nha Trang, nên mình khuyên nếu có thể thì nên đi vào các mùa thấp điểm dịch vụ sẽ chất lượng và rẻ hơn. Nhưng ở Nha Trang nếu biết đúng chỗ và địa điểm đi ăn sẽ không bao giờ có tình trạng bị chặt chém.

Đến Nha Trang di chuyển bằng phương tiện gì?

6 số nhà xe đi du lịch nha trang:

Phúc An sdt : 02838377778

Xe Nhà sdt : 1900633963

Khanh Phong sdt :02583595595

The sinh tourist sdt :02583524329

Phương Nam sdt :02838389292

Nam Phương sdt : 02583529529

Đến Nha Trang nên ở đâu?

Nha Trang là thành phố du lịch mà nên có rất nhiều các nơi để lưu trú, nếu muốn ở gần biển có thể chọn các khách sạn nằm ở xung quang đường Trần Phú. Còn muốn gần quảng trường 2/4 hoặc chợ đêm thì có thể chọn khách sạn ở các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Tôn Đản, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo. Nếu đi nhóm 4 người trở lên có thể thuê căn hộ Mường Thanh và share tiền ra rất tiện lợi cho cả nhóm đấy.

Coral House Địa chỉ: 18 Nguyễn Lộ Trạch, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang Gold Ocean Apartment Địa chỉ: Tầng 29, Mường Thanh Nha Trang Centre, 60 Trần Phú, P. Lộc Thọ, TP. Nha Trang

Vitamin Sea Hostel Địa chỉ: 39 Yết Kiêu, Tp. Nha Trang

S: House Địa chỉ: Số nhà 18.02 Đường 4D, Khu đô thị Lê Hồng Phong II, Phường Phước Hải, chúng tôi Trang

Hẻm Xéo Địa chỉ: Hẻm Số 1120, 23 Tháng 10, Tp. Nha Trang

XEM THÊM : DU LỊCH THÁI GIÁ RẺ

Đến Nha Trang nên đi những đâu?

Nếu đi Nha Trang city thì có các điểm tham quan nổi tiếng như: – Chùa Long Sơn ( Ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa).

– Nhà thờ Núi ( Ngôi nhà thờ lớn nhất Nha Trang).

– Tháp bà ponagar ( Ngôi đền tháp của người Chăm duy nhất còn sót lại ở Nha Trang).

– Hòn Chồng ( Nơi có bàn tay khổng lồ in trên đá). ( đi cho biết chứ dạo này Trung Quốc mua tour khá là đông đen )

– Tắm bùn i-resort & suối khoáng nóng, giá vé 300k/ người (bao gồm tắm cả 2 ), nhất định fai sx tắm bùn vào ngày gần cuối chuyến đi, vì tắm về mọi người sẽ thấy hồi sinh gần 100% sức khoẻ mỏi mệt bữa giờ

Các tour đảo nổi tiếng đi trong ngày ở Nha Trang như:

– Tour 4 đảo giá cỡ 250k/người

– Tour đảo Điệp Sơn

– Tour đảo Bình Ba

– Tour Bình Lập – Vĩnh Hy – Vườn Nho – Hang Rái

– Tour Bình Hưng

– Tour đảo khỉ – suối Hoa Lan

Ngoài ra, giới thiệu thêm với các bạn khác là vừa rồi nhóm mình cũng đi chơi Nha Trang thì bọn mình tự thuê xe hơi 7 chỗ tự túc lái thẳng ra Ninh Hoà đi tắm biển Dốc Lếch và ăn hải sản tươi sống tại đấy nguyên ngày, thời Gian hoàn toàn chủ động , giá vé vô cổng biển Dốc Lếch 100k/ người,chi phí bao gồm chơi nhà phao khổng lồ trên biển, bãi biển trong xanh với bãi cát trắng mịn, buổi chiều cả nhóm đi về và đừng quên tìm Bánh ướt số 1 cô Mỹ Ninh Hoà để trải nghiệm món ngon đặc sản Ninh Hoà nha

– Vì thời gian không cho phép nên chuyến đi của bọn mình chỉ có 3 ngày 2 đêm nhưng cũng đã kịp ăn hết tất cả món hải sản nổi tiêng tại Nha Trang. Ngày hôm sau bọn mình có mua được tour 3 đảo của Tứ Hải trên web chúng tôi với giá vé 350k/ người .3 đảo mình đi là: Hòn Mun, Đảo Robinson, và Hồ cá trí nguyên , tour bao gồm 1 suất ăn trưa và lặn biển cơ bản, được chèo Kayak trên làn nước biển trong xanh, party dùng cocktail trên biển siu thú vị.

XEM THÊM : THUNG LŨNG HOA TÌNH THA HỒ CHỤP ẢNH

“Các điểm check in” sống ảo la cà ở Nha Trang.

– Trà sữa Dingtea đường Hồng Bàng (mua trà sữa xong lên khách sạn Sen Việt bên cạnh bấm thang máy lên tầng 18). View Trà sữa bao chanh sã

– Sunday Coffee

– Trà hoa Đà Lạt 1983 – Hàn Thuyên

– “Tháp Effiel” thu nhỏ ( gần cảng Cầu Đá).

– Quảng trường 2/4.

– An café – Lê Đại Hành.

– Rainforest cafe – Võ Trứ.

– Bãi Tiên

Các địa điểm vui chơi buổi tối

– Quảng trường 2/4

– Chợ đêm

– Guru sports Bar

– Sky light

– Sailing club

– Vuvuzela

– Havana bar

– Yasaka bar

– Zima club

– Hải sản: vì là thành phố biển mà nên ở Nha Trang có rất nhiều quán hải sản cho các bạn lựa chọn

+ Tất cả các quán ở dưới gần cảng cầu đá ( quán Xí, Cô Bảy, Tám Mẹo, Thanh Sương, …).

+ Các quán ở bờ kè Nam, CÁ MẬP ( mực mắm nhĩ siu ngon )

+ Đường Tháp Bà : quán Xuân Anh

+ 151 Hoàng Văn Thụ (gần ngã 3 Hoàng Văn Thụ và Lê Thành Phương). Thời gian mở cửa của quán là tầm 6h đến khoảng gần 9h sáng. Quán bán bánh căn truyền thống, các loại bánh căn truyền thống, chỉ có bánh căn trứng gà, trứng cút và thịt bò. Giá cả từ 18.000 – 25.000 đồng.

+ Quán bánh căn 109 đường 2/4 bán từ 18h đến tầm 23h00, là một trong những địa điểm cho các bạn ăn khuya và thèm món bánh căn này. Quán chỉ có bánh căn trứng gà, trứng cút và thịt bò ăn kèm với xíu mại.

+ 51 Tô Hiến Thành (bán buổi chiều tối)

+ Số 18 đường 2/4 (bán buổi tối)

+ 3A đường Tháp Bà – đối diện Tháp Bà Ponagar (bán buổi tối).

+ Bún cá Sứa – 87 yersin

+ Quán Năm Beo – B2 chung cư Phan Bội Châu.

+ Bún lá Cây Bàng – 6 Hàn Thuyên.

+ Bánh canh lòng cá – 9 Trần Văn Ơn

+ Bánh canh Bà Thừa – 55 Yersin

+ Bánh canh cô Hà – 14 Phan Chu Trinh

+ Bánh canh Xích Lô – Lê Thánh Tôn

+ Bánh canh Hẹ – 97A Trịnh Phong.

– Các quán nướng vỉa hè:

+ Beer tô nướng ngói – 114 Mai Xuân Thưởng

+ Nướng ngói Ku Ken – 79 đường 2/4

+ Nướng ngói – Tô Vĩnh Diện

+ Quán ngói đá nướng – số 9c Lê Qúy Đôn

+ Quán bò nướng Bùm Boy – 76 Bạch Đằng

+ Bò nướng Lạc Cảnh – 44 Nguyễn Bỉnh Khiêm ( best )

– Nem nướng Ninh Hòa – 16a Lãn Ông

– Bún đậu Nia – 57 Thống Nhất

– Cơm niêu Trịnh Phong – 101 đường Trịnh Phong.

+ Sweet cup – Đường A4, khu VCN

+ Dingtea – Hồng Bàng

+ Homita – 102 Quang Trung và 63 Tô Hiến Thành.

+ Trà Tiên Hưởng – 15 Quang Trung

Đến Nha Trang nên mua gì về làm quà?

– Yến sào ( Nếu đắt quá thì bỏ qua).

– Bánh tráng xoài

– Nem Ninh Hòa

– Mực khô, mực một nắng, mực rim me, ghẹ ram me.

– Chả cá Nha Trang

– Muối ớt chanh hải sản

– Nước mắm.

Nói chung là đã đến Nha Trang nhất định phải ăn thử bánh căn, hải sản, sáng sớm đi đảo tắm biển chiều về đất liền tắm bùn khoáng, đêm tối ra Sailing quẫy, như thế mới biết được Nha Trang thú vị như thế nào.

Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Thành Ngành Công Nghiệp Văn Hóa Ở Việt Nam

Du lịch văn hóa là một trong những hình thức căn bản của du lịch, là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa tạo thành sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế – xã hội cho quốc gia, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam trong thời hội nhập. Hơn thế, các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam không chỉ tạo nên sự hấp dẫn, sự khác biệt trong sản phẩm du lịch, mà còn là nguồn lực, là sức mạnh mềm cho phát triển bền vững và quảng bá thương hiệu quốc gia. Việc phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa là phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, chiến lược và kiến tạo cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa khác ở nước ta hiện nay. Bài viết nhằm diễn giải và bàn luận về phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam thành ngành công nghiệp văn hóa.

1. Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là một trong hai hình thức quan trọng nhất của ngành du lịch, đó là du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa. Từ lâu, du lịch văn hóa đã được nhiều tác giả và tổ chức quan tâm kiến giải. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch phát triển dựa trên các giá trị văn hóa, đó là việc khai thác các giá trị của di sản văn hóa tạo các thành sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội và góp phần bảo tồn văn hóa. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”[1]. Theo Trần Quốc Vượng: “Du lịch văn hóa là một loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”[3]. Luật Du lịch giải thích: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh những giá trị văn hóa mới của nhân loại”[4]. Từ góc độ tiếp cận của mình, Dương Văn Sáu cho rằng: “Du lịch văn hóa ở Việt Nam là loại hình du lịch khai thác có chọn lọc những giá trị các thành tố của văn hóa Việt Nam thông qua các chương trình du lịch. Hoạt động này nhằm mục đích bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị văn hóa của dân tộc thông qua hoạt động du lịch; đem lại lợi ích nhiều mặt cho cả người kinh doanh, cộng đồng cư dân bản địa và các đối tượng du khách; tạo sự phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam”[5]. Theo Nguyễn Phạm Hùng: “Du lịch văn hóa là hoạt động đa dạng của du khách rời khỏi nơi cư trú của mình trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về văn hóa. Du lịch văn hóa là toàn bộ các dịch vụ du lịch do con người tạo ra, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên văn hóa nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và khác biệt phục vụ nhu cầu thưởng, trải nghiệm, khám phá của du khách trong một không gian và thời gian nhất định”[6].

Hình 1: Chùa Phổ Minh ở Nam Định

Như vậy, du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của du khách như tham quan các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ẩm thực… Nói cách khác, du lịch văn hóa lấy văn hóa làm đối tượng nghiên cứu để khai thác và biến các giá trị của văn hóa thành sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Du khách không chỉ tham quan, tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà họ còn quan tâm đến thái độ ứng xử, cách tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cũng như được học hỏi và trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân bản địa. Do đó, việc nhận thức đúng vai trò của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như quan tâm đến thái độ ứng xử và giao tiếp của chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh du lịch là vô cùng quan trọng. Thực tiễn cho chúng ta biết rằng, các di sản văn hóa Việt Nam luôn có sức hấp dẫn với mọi du khách. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được khai thác thành các sản phẩm du lịch văn hóa thường thu hút khách du lịch trải nghiệm, thưởng thức, khám phá. Đó là những chương trình du lịch, những dịch vụ du lịch khác trong kinh doanh khách sạn – nhà hàng… Do đó, chủ thể kinh doanh phải biết ứng dựng những dụng kiến thức văn hóa và các kỹ năng – nghiệp vụ du lịch vào các hoạt động kinh doanh du lịch như kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn – nhà hàng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Vì vậy, ngành du lịch ở từng địa phương, từng vùng và quốc gia phải nghiên cứu, quy hoạch, lập trình, thiết kế những tour lữ hành tham quan các di sản văn hóa là mục tiêu hướng đến của du lịch văn hóa. Việc làm này còn góp phần xây dựng thương quốc gia từ du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa được ngành du lịch xác định là loại hình du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần phát triển bền vững, là một trong những dòng sản phẩm thu hút du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Hai là, phát triển du lịch văn hóa là một ngành công nghiệp góp phần phát huy, bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa dân tộc. Như chúng ta được biết, Việt Nam là một quốc gia có lịch sử và văn hóa lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc và đa dạng. Các giá trị văn hóa này được biểu hiện thông qua văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đặc biệt là nhiều di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa của thế giới như Kinh thành Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Dân ca Bài Chòi, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ… Điều này khẳng định Việt Nam là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng góp phần sáng tạo và làm phong phú thêm các giá trị cho văn hóa nhân loại. Các giá trị văn hóa Việt Nam không chỉ là nền tảng, là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển đất nước trong thời hội nhập, toàn cầu hóa, mà còn là nền tảng cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch văn hóa nói riêng phát triển bền vững, góp phần không nhỏ cho việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên toàn cầu. Theo đó, các giá trị văn hóa Việt Nam vừa được bảo tồn vừa được phát huy qua con đường du lịch là một quy luật tất yếu và phù hợp với xã hội đương đại. Phát triển du lịch văn hóa còn là một trong những phương cách làm giàu và phong phú thêm các giá trị văn hóa mới cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Bởi vì trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa đã diễn ra sự trao đổi giữa du khách với nhân viên du lịch và với người dân bản địa. Đây là quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa trong du lịch. Sự tiếp biến văn hóa này được phản ánh thông qua các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch như dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển khách và các dịch vụ khác. Sự tiếp biến văn hóa này không chỉ góp phần bảo tồn, quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam qua thị trường du khách nội địa mà nó còn là sự tiếp nhận những giá trị văn hóa mới của nhân loại qua các thị trường du khách quốc tế. Đó là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch văn hóa từ những quốc gia có ngành công nghiệp du lịch văn hóa nổi tiếng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh…

Ba là, phát triển du lịch văn hóa Việt Nam thành một ngành công nghiệp văn hóa còn thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa phong phú, đa dạng của người dân. Các sản phẩm của du lịch văn hóa mang tính phổ biến, được sản xuất hàng loạt như các chương trình/dịch vụ du lịch văn hóa. Sản phẩm của du lịch văn hóa không phải chỉ dành riêng cho một đối tượng hay một tầng lớp trong xã hội, mà nó còn là cơ hội cho mọi người dân được hưởng thụ các sản phẩm công nghiệp văn hóa này. Không những thế, phát triển du lịch văn hóa Việt Nam thành một ngành công nghiệp văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân vừa có ý nghĩa phục hưng, nâng tầm cao mới cho sự phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ toàn cầu hóa. Tuy nhiên, khi sản xuất các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam cũng cần quan tâm, tìm hiểu sâu về nhu cầu của người dân thì mới cung ứng những sản phẩm du lịch phù hợp. Điều này biểu hiện qua các hoạt động kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú và ăn uống, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ du lịch bổ sung khác của các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch.

Bốn là, phát triển du lịch văn hóa còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Có thể nói, ngoài lợi ích kinh tế – xã hội – văn hóa, thì các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa là một trong những hình thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa, con người và đất nước Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Chẳng hạn văn hóa ẩm thực, tiêu biểu như phở Việt Nam. Đây là một món ăn đã kết tinh các giá trị văn hóa, con người và đất nước Việt Nam. Mặt khác, sự phát triển công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam còn ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng đến đời sống văn hóa thế giới. Ngành công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam càng phát triển thì cần đẩy mạnh công tác giới thiệu, thâm nhập các thị trường quốc tế để quảng bá các sản phẩm du lịch. Sự phát triển công nghiệp du lịch văn hóa, thông qua sự phổ biến của internet và các phương tiện thông tin đại chúng là cơ hội tiếp xúc văn hóa dễ dàng và bình đẳng cho mọi người dân. Mọi người đều được hưởng thụ, nghe nhìn, cảm nhận, hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của dân tộc qua các sản phẩm du lịch văn hóa. Từ đó, người Việt Nam sẽ hiểu sâu về truyền thống dân tộc mình, nâng cao ý thức và tự hào tự tôn dân tộc và có đời sống tinh thần phong phú hơn. Mặt khác, việc phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa thông qua việc sản xuất các chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch còn kiến tạo được làn sóng yêu thích văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Hiện nay, việc tổ chức các hội chợ triển lãm về thời trang, ẩm thực, nông sản, điện ảnh, kiến trúc, liên hoan du lịch, tuần lễ văn hóa Việt Nam tại các nước… cùng với việc tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quốc tế không chỉ đẩy mạnh phát triển công nghiệp du lịch văn hóa trong và ngoài nước mà còn là công cụ quảng bá hiệu quả, nhanh chóng, sinh động về văn hóa, con người và đất nước Việt Nam ra thế giới.

Năm là, phát triển du lịch thành một ngành công nghiệp văn hóa còn có ý nghĩa về chính trị và ngoại giao văn hóa. Phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa còn thể hiện sự đa dạng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước ta. Đối với vai trò chính trị đối nội, ngành công nghiệp du lịch văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng nền tảng của xã hội tri thức nâng cao mối quan hệ giữa Chính phủ với người dân, giữa Chính phủ với doanh nghiệp. Về ý nghĩa đối ngoại, phát triển du lịch văn hóa Việt Nam là một ngành công nghiệp văn hóa còn là một phương cách thực hiện chiến lược ngoại giao văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế và thương hiệu quốc tế của Việt Nam. Việc phát triển du lịch văn hóa thành ngành công nghiệp văn hóa sẽ tạo được sự quan tâm, sự hiểu biết, tạo cơ sở tin tưởng và hợp tác ngoại giao quốc tế. Đồng thời phát triển công nghiệp du lịch văn hóa còn thúc đẩy sự yêu thích các sản văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và góp phần nâng tầm hình ảnh quốc gia. Bởi vì đặc thù của một sản phẩm công nghiệp văn hóa khác với sản phẩm văn hóa thông thường, nó được sản xuất, lưu thông và tiêu dùng thông qua hệ thống thông tin, truyền thông điện tử như máy tính, điện thoại thông minh… Nhờ các phương thức và phương tiện mới như internet mà du khách quốc tế nhanh chóng trong tìm kiếm, quyết định tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam.

Tạm kết

Nhìn chung lại, du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thác các giá trị của di sản văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa của du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội, chính trị cho địa phương, quốc gia và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Phát triển du lịch văn hóa còn góp phần xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Việc phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa sẽ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, chính trị và văn hóa cho đất nước ta hiện nay cũng như lâu dài thông qua việc kết nối và thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa khác. Tuy nhiên, để phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa từ nay đến năm 2030 theo chủ trương của Chính phủ và các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương thì chúng ta còn nhiều việc cần làm. Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng vai trò của nó trong hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Đặc biệt là ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải xây dựng chiến lược, ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể, nguồn lực tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu lựa chọn, quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm, hình thành các trung tâm sáng tạo, thành phố sáng tạo phát triển công nghiệp du lịch văn hóa tiêu biểu như thành phố Hà Nội, thành phố Hạ Long, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ./.

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Thúy Anh (chủ biên), Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr. 7.

[2]. Nguyễn Văn Bốn, “Văn hóa du lịch Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 335, Hà Nội, 2012.

[3]. Lê Hồng Lý (chủ biên), Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010, tr. 24.

[4]. Luật Du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội, 2017, tr. 7.

[5]. Dương Văn Sáu, Văn hóa du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội, 2017, tr. 41.

[6]. Nguyễn Phạm Hùng, Văn hóa du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017, tr. 261.

[7]. Đặng Hoài Thu và Phạm Bích Huyền, Các ngành công nghiệp văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội, 2012, tr. 9.

[8]. Hạ Vân, Năm 2018, Du lịch Việt Nam đạt nhiều thành tựu, chúng tôi ngày 15/7/2020.

[9]. Hà Giang, Nhà hát múa rối Thăng Long, sáng tạo là mệnh lệnh sống còn, chúng tôi ngày 15/8/2020.

[10]. http://hueworldheritage.org.vn , ngày 15/8/2020.

[11]. Đinh Thị Vân Chi, Nhu cầu trong của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004.

[12]. Đổng Ngọc Minh – Vương Đình Lôi (chủ biên), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

[13]. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội, 2016.

[14]. Phạm Hồng Thái (chủ biên), Sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015.

Bài viết và hình ảnh: TS. Nguyễn Văn Bốn