Top 7 # Du Lịch Việt Nam Phát Triển Như Thế Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Top 5 Địa Điểm Du Lịch Việt Nam Phát Triển Như Thế Nào?

Trong vòng 2 thập kỷ qua du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về doanh thu và chất lượng. Cùng xem bảng thống kê doanh số qua các năm để biết Du lịch Việt Nam phát triển ra sao.

Nhìn vào bảng thông kê doanh thu trên ta thấy rằng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng phát triển rất nhanh chóng, đó là một minh chứng cho thấy du lịch Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Nằm trong top 5 địa điểm du lịch Việt Nam phát triển như thế nào thì Đà Nẵng tự hào là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, đồng thời cũng được cho là địa điểm “xịn” từ sân bay cho đến thành phố.

Thành phố Đà Nẵng còn nổi tiếng với cầu tình yêu đem đến một không gian lãng mạn với những khung cảnh xung quanh như vô vàn ổ khóa được treo trên thành cầu hay những tán lá cây hình trái tim…

Đặc biệt hơn Đà Nẵng có những bãi biển rất đẹp và dài, cát mịn, sạch sẽ như biển Nam Ô, bãi biển Mỹ Khê hay bãi tắm Non Nước… Hay ai thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ thì có Cù Lao Chàm là lựa chọn vô cùng tuyệt vời.

Ngoài ra, còn có những điểm “HOT” mà bạn không thể bỏ qua như: Bán đảo Sơn Trà cùng với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, cung văn hóa thiếu nhi được thiết kế lạ mắt hay chùa Linh Ứng Non Nước linh thiêng…

Có rất nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài đến với Hội An để khám phá tình hình phát triển du lịch Việt Nam. Điều đặc biệt là nếu khách du lịch đến Đà Nẵng thì chắc chắn sẽ ghé qua Hội An bởi các bạn có thể kết hợp trên cùng 1 chuyến đi.

Cùng với khung cảnh rêu phong được nhuốm màu theo thời gian nên Hội An đủ sức quyến rũ và gây nhớ nhung cho bất cứ khách du lịch nào đã đặt chân đến đây.

Hội An tọa lạc bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn đó là dòng sông rất quan trọng đối với người dân xứ Quảng. Chùa Cầu chính là biểu tượng đặc trưng của Hội An, ngôi chùa nằm trên một chiếc cầu được bắc qua con lạch nhỏ. Đặc biệt hơn nếu Phố cổ Hội An nếu thiếu những chiếc đèn lồng giăng khắp chốn thì sẽ bớt đi vẻ lung linh, huyền ảo.

Để trả lời cho câu hỏi ” Du lịch Việt Nam phát triển như thế nào?” thì hãy khám phá thành phố sương mù Sapa một trong những địa điểm du lịch phải nói là tuyệt đẹp.

Sapa thuộc huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho những núi rừng hùng vĩ, vô cùng bí ẩn bởi những dãy núi mập mờ trong làn sương trắng xóa.

Khí hậu ở nơi đây cực kỳ mát mẻ, trong lành. Nếu bạn đến đây vào đúng mùa hoa mơ nở thì bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào thiên đường vậy.

Tuy rằng lặng lẽ, khiêm nhường nhưng nó lại chứa nhiều thử thách. Đặc biệt hơn đến đây bạn sẽ được trải nghiệm thêm nhiều văn hóa của các vùng dân tộc, những đặc sản, ẩm thực. Có thể nói đây sẽ là một trong những tiềm năng du lịch Việt Nam mà bạn cần khám phá.

Để hiểu rõ hơn về tình hình du lịch Việt Nam và những địa điểm du lịch nổi tiếngthìkhông thể không nhắc đến Phú Quốc. Nó không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà nó còn là thiên đường biển đảo đối với du khách quốc tế.

Góp phần trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến thành phố mộng mơ Đà Lạt. Với những làn sương trắng nhè nhẹ bay ngang qua rừng thông bạt ngàn đó chính là vẻ đẹp mơ mộng của thành phố Đà Lạt.

Đặc biệt nổi bật đó là ở đây không có đèn giao thông nên cuộc sống thật thanh bình, chậm rãi. Nếu ai đã từng đặt chân lên vùng đất này thì chắc chắn sẽ không hề muốn về. Bởi, không khí trong lành, mát mẻ cùng với khí hậu se se lạnh, đồ ăn thì tươi ngon vô cùng hấp dẫn.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết được Top 5 địa điểm du lịch Việt Nam phát triển như thế nào rồi phải không?

Ẩm Thực Có Vai Trò Như Thế Nào Trong Phát Triển Du Lịch Việt Nam?

Tổng cục Du lịch xác định ẩm thực là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch nhằm thu hút khách, tạo doanh thu, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.

: Hội thảo xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nghề chế biến món ăn là một trong những sự kiện quan trọng của VITM Hà Nội 2020. Tại Hội thảo, đã có nhiều ý kiến được đưa ra nhằm hoàn thiện khung tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm xếp hạng đầu bếp du lịch Việt Nam.

Tổng cục Du lịch xác định ẩm thực là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch nhằm thu hút khách, tạo doanh thu, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.

Học giả Maslow khi nghiên cứu và đưa ra mô hình về tháp nhu cầu của con người đã chỉ ra, ăn uống là nhu cầu tối thiểu, chỉ khi được thỏa mãn trọn vẹn, con người mới quan tâm tới các nhu cầu khác. Đối với du lịch, dịch vụ ăn uống là yếu tố cấu thành, có vai trò quan trọng để làm nên thành công, tạo sức hấp dẫn và là yếu tố để quảng bá điểm đến, đôi khi còn là động cơ và mục đích du lịch của khách.

Ẩm thực Việt Nam tại Hội chợ Triển lãm quốc tế lần thứ 9 về Du lịch và Ẩm thực HORECA ở Hy Lạp. (Ảnh: ĐSQVN tại Hy Lạp cung cấp).

Tại các trung tâm du lịch, vai trò của dịch vụ này càng lớn. Nơi nào có dịch vụ ăn uống độc đáo, đặc sắc, có bản sắc, chất lượng…, nơi đó có những dấu ấn tốt đối với du khách, qua đó tạo niềm tin và giúp họ thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của địa phương, đồng thời giúp điểm đến thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho địa phương. Trong nhiều trường hợp, dịch vụ ăn uống còn làm thay đổi thói quen của chính người dân bản xứ. Đời sống kinh tế được nâng lên, văn hóa tiêu dùng thay đổi, khả năng thanh toán và các điều kiện thuận lợi khác đã làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ ăn uống, khiến nó ngày càng trở nên tinh tế hơn.

Với khách du lịch, ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu mà cần được nâng lên thành nghệ thuật. Ẩm thực là một nghệ thuật đặc biệt. Nếu các môn nghệ thuật khác như tranh ảnh, nhạc họa đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người thì ẩm thực lại có cái đích đầu tiên là để thỏa mãn… cái dạ dày. Sau đó mới đến nhu cầu thưởng thức: món ăn ngon, trình bày đẹp…

Ẩm thực ngày nay là tổng hòa của những yếu tố như món ăn ngon, thực phẩm an toàn, vệ sinh, thú vui của người thưởng thức và hứng khởi của người chế biến. Nhiều khách quốc tế đánh giá cao món ăn của Việt Nam qua trải nghiệm của bản thân hoặc thông tin từ bạn bè. Trong các lễ hội, du khách tới dự từ nhiều nơi, tạo ra cầu cao đối với ẩm thực. Hoạt động thi nấu ăn những món ngon truyền thống, pha chế đồ uống độc đáo hay tìm ra những món ngon vật lạ, dâng lễ vật (thường là các món ăn đặc sản của vùng miền) là cách để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương.

Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Trịnh Xuân Dũng: “Các nhà kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm 1,5%. Điều quan trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm. Giá 1kg cà chua khi bán trên thị trường chưa được 1 USD, nhưng khi đem vào nhà hàng, khách sạn chế biến thành món salat sẽ tăng gấp chục lần. Giá một kg thịt gà khoảng 5 USD, nhưng khi được chế biến thành món ăn trong khách sạn sẽ tăng lên gấp gần mười lần. Sản phẩm của cà phê Trung Nguyên có mặt trên các nước trong không chỉ là Trung Nguyên mà là Việt Nam. Giá 1 kg cà phê hạt là 1 USD, nhưng chế biến 1 kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì giá sẽ lên tới 600 USD. Theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ phục vụ ăn, uống làm gia tăng giá trị của các sản phẩm trên tới 300% và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu”.

Nghệ thuật nấu ăn và cách ăn uống của người Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên bạn bè năm châu khen món ăn Việt Nam ngon, nhiều nhà hàng của người Việt Nam mở ra ở các nước thu hút đông đảo thực khách bản xứ. Tại các festival quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, gian hàng ẩm thực Việt Nam luôn là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn nhất.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người dân Việt Nam đã sáng tạo và để lại một kho tàng đồ sộ các món ăn, đồ uống đặc sắc, phong phú. Nguyên liệu, gia vị, thực phẩm chế biến rất đa dạng và đều là sản vật của thiên nhiên… Với ưu đãi về khí hậu, điều kiện tự nhiên, sự đa dạng của các dân tộc cùng sinh sống nên Việt Nam có một nền ẩm thực khá phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp khẩu vị nhiều đối tượng khách, trừ những món có đặc trưng vùng miền như ăn cay theo thói quen người Huế, ăn ngọt theo thói quen người Nam Bộ. Món ăn của Việt Nam ít dầu, mỡ hơn món Trung Quốc, ít cay hơn món Thái Lan và Hàn Quốc, ít thịt hơn các món của châu Âu – châu Mỹ và dễ tiêu hoá sau khi ăn. Trong chế biến cũng như trang trí, sự kết hợp gia vị đã ứng dụng nguyên lý điều hoà Âm-Dương. Nhiều món ăn có tác dụng chữa một số bệnh của thời đại như: béo phì, gút, tiểu đường, mỡ trong máu…

Mỗi miền đất, mỗi vùng quê đều có những đặc sản và phong cách ẩm thực riêng.

Ẩm thực miền Bắc: thường không đậm vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều rau và các thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến, không có quá nhiều thịt, cá trong mỗi món ăn … Khu vực vùng núi cao có nhiều món sử dụng được dài ngày như thịt gác bếp, lạp xường. Khu vực đồng bằng có phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm, bánh cuốn… cùng rau muống, quả cà hay gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng đã đi vào thơ ca từ ngàn đời xưa

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Ẩm thực miền Trung: thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc phong phú, thiên về màu đỏ và nâu sậm, nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng món ăn, tuy mỗi món chỉ được bày một ít trên đĩa nhỏ.

Ẩm thực miền Nam: có những nét tương đồng với ẩm thực Campuchia, Thái Lan, sử dụng nhiều đường, sữa dừa, các loại mắm khô (mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.), nhiều hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc. Những món ăn dân dã đặc thù của một thời mở cõi, đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, cá lóc nướng trui, lẩu mắm… Sự trù phú của đồng bằng Nam Bộ đã tạo ra những miệt vườn cung cấp nhiều cây trái, làm đa dạng thực đơn phục vụ khách.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của ngành Du lịch, hệ thống cơ sở ăn uống, đặc biệt là nhà hàng và quán bar ngày càng được củng cố, phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, loại hình phục vụ, trong đó tăng mạnh nhất là tại các khu du lịch, khu đô thị và các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Nam. Giao thông đang từng bước phát triển, những đường bay thẳng mới mở, những chuyến bay tăng thêm tới các tỉnh như Quảng Bình, Phú Yên, Quy Nhơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Điện biên, đã tạo ra những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao, góp phần đưa khách đến và mở ra cơ hội cho các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch.

Hàng ngàn các nhà hàng, quán bar, quán cà phê… quy mô lớn từ 100-1000 chỗ, chất lượng cao ra đời phục vụ du khách, cùng với đó, dịch vụ ẩm thực trong các cơ sở lưu trú du lịch được nâng cấp và mở rộng quy mô, sáng tạo về trang trí thiết kế. Tính đến hết năm 2020, cả nước có hơn 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng gần 1000 cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên, trong đó đều có ít nhất một nhà hàng, quầy bar đạt chuẩn, nơi thực khách có thể dễ dàng tìm kiểu đồ ăn mình ưa thích. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội được chiêu đãi trong các chương trình ẩm thực đặc trưng tổ chức hằng năm do ngành du lịch và các địa phương tổ chức như: Liên hoan ẩm thực, món ngon các nước, lễ hội trái cây, lễ hội trà, cà phê, rượu vang…

Ngoài nhà hàng, Việt Nam còn có thế mạnh về ẩm thực đường phố với nhiều món ăn hấp dẫn tại bất kỳ vùng miền nào, được thực khách quốc tế đánh giá cao, giới thiệu trên các trang ẩm thực và các kênh thông tin nổi tiếng của nước ngoài. Năm 2018 CNN đã vinh danh 23 khu ẩm thực đường phố đặc sắc nhất thế giới, trong đó Việt Nam có đại diện là phở, bánh mỳ, cơm sườn, bánh tôm, bánh xèo. Năm 2017, New York Times, trang WEEK giới thiệu top 10 tour du lịch ẩm thực đường phố hấp dẫn trên thế giới cũng có Việt Nam. Năm 2016 bánh xèo của Việt Nam từng lọt top những món ăn được yêu thích tại Đại hội ẩm thực đường phố thế giới. Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm Việt Nam cũng đã dành thời gian để trải nghiệm bún chả, món ẩm thực đường phố nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh đó, do sự giao thoa văn hóa và thuận tiện trong giao thông vận chuyển, các địa danh du lịch của Việt Nam không chỉ cung cấp đặc sản của địa phương mà trở thành nơi hội tụ ẩm thực của các vùng miền trong nước và trên thế giới, vừa khai thác tinh hoa vừa có thêm nhiều sáng tạo mới.

Trong quá trình hội nhập, ẩm thực quốc tế du nhập ngày càng nhiều vào Việt Nam. Nhiều nhà hàng Âu (Italia, Pháp), Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…) mở tại các thành phố lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…) và các khu du lịch với các đầu bếp và quản lý là người nước ngoài. Bên cạnh nỗ lực của các nhà đầu tư và quản lý trong nước, sự hiện diện của các chủ đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quản lý hàng đầu thế giới, với mô hình kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống mang các thương hiệu như Pizza, KFC, Lotteria, Jollibee… đã góp phần đưa dịch vụ ăn uống của Việt Nam ngang tầm với các nước du lịch phát triển trong khu vực, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước với nhiều loại hình khác nhau. Thực khách có thể ngồi một chỗ để thưởng thức những sơn hào hải vị của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, từ susi, thịt bò Kobê ở xứ mặt trời mọc, cá hồi, cá tuyết của vùng biển Nauy, trứng cá Nga, rượu vang Pháp, nho Ý, táo Mỹ hay phở, nem, gỏi cuốn, tôm hùm, trà xanh của Việt Nam…

Rất nhiều món ăn đồ uống dân dã ở các góc chợ như bánh đúc, tào phớ, bún, nước vối của miền Bắc, các loại bánh lọc, chè của miền Trung, các loại gỏi, mắm, lẩu, sinh tố của miền Nam… được đưa vào thực đơn phục vụ khách nhưng nâng lên thành nghệ thuật thông qua cách bài trí và phong cách phục vụ đặc biệt. Ông đầu bếp trứ danh Didier Courlou và nhiều vị khác đã kết hợp nguyên liệu, gia vị, cách chế biến của Việt nam và Pháp để sáng tạo ra rất nhiều món mới, được các thực khách tán thưởng. như kem ớt, bánh trưng nhân tôm, gỏi đu đủ ô liu… Bên cạnh đó, các đơn vị cũng xây dựng thực đơn riêng cho những khách có chế độ ăn đặc biệt như món ăn chay, món ăn đạo hồi, món ăn đạo Hindu… Những bếp bánh Âu mở ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu khách châu Âu, châu Mỹ.

Nhận thức được tầm quan trong của ẩm thực đối với du lịch, Tổng cục Du lịch đã có nhiều chương trình tuyên truyền quảng bá về ẩm thực Việt Nam bằng nhiều hình thức, tập trung tại các thị trường trọng điểm như Nhật, Pháp, Úc, Đông Nam Á, gần đây là Đài Loan và sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, trong các sự kiện của ngành du lịch tổ chức, cũng như các diễn đàn về ẩm thực quốc tế.

Ẩm thực luôn cần đến sự sáng tạo. Con đường mòn vốn có sẵn, nhưng mỗi người đầu bếp luôn tìm tòi tạo phong cách, hướng riêng để khai phá, sáng tạo ra những lối đi mới. Nhờ sự góp sức của từng cá nhân, ẩm thực thêm phong phú. Những nghệ nhân chế biến món ăn giỏi, những bartender lành nghề đã được tôn vinh, trao giải trong các kỳ thi tài ở các địa phương, các trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế.

“Việt Nam nên là bếp của thế giới” – câu nói của chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới Philip Kotler tại buổi hội thảo ” Marketing mới cho thời đại mới” ngày 17/8/2007 trong chuyến đi thăm Việt Nam lần đầu tiên đã cho thấy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, cần tập trung đầu tư, khai thác, phát triển nhằm quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng.

Theo cách tiếp cận này, không ai giỏi mọi thứ. Mỗi quốc gia nên khai thác thế mạnh của mình để tiếp thị hình ảnh, tạo sự phồn vinh cho doanh nghiệp, cho quốc gia. Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới, Ấn Độ được coi là văn phòng của thế giới. Và Việt Nam, với danh tiếng về nghệ thuật ẩm thực, với nguồn thực phẩm dồi dào, hoàn toàn có thể trở thành nhà bếp hay kho lương thực thế giới. Đó là tương lai không xa của du lịch Việt Nam.

Sự Phát Triển Của Du Lịch Hiện Đại Như Thế Nào ?

Nguyên nhân phát triển nhanh chóng của du lịch hiện đại

Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, tình hình chính trị quốc tế tương đối ổn định, kinh tế thế giới đang được khôi phục và phát triển, việc tăng thu nhập và nâng cao khả năng chi tiêu của mọi người đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và phổ cập du lịch. Sau chiến tranh, dân số thế giới tăng lên nhanh chóng, sự mở rộng cơ sở dân số thế giới trở thành cơ sở tăng số người du lịch đại chúng sau chiến tranh. Sự tiến bộ phương tiện giao thông sau chiến tranh đã rút ngắn khoảng cách không gian của lữ hành, tăng nhanh tốc độ phát triển của lữ hành và du lịch, có lợi cho việc tăng số người du lịch và tăng hành trình.

Sự nâng cao trình độ tự động hóa sản xuất sau chiến tranh, khiến chế độ nghỉ phép có lương của người lao động được phổ biến hóa, đi du lịch đã có sự bảo đảm về thời gian, khoảng cách đi du lịch và thời gian lưu lại ở bên ngoài đã tăng lên nhiều. Sau chiến tranh, mức độ đô thị hóa của Trung Quốc tăng nhanh chóng và phổ biến, nhân dân thành thị làm các công việc mang tính lặp đi lặp lại đơn điệu, cần phải thư giản thể lực và tinh thần căng thẳng, muốn hướng về thiên nhiên không bị ô nhiễm của thành phố và ô nhiễm công nghiệp.

Đặc điểm của du lịch hiện đại

– Sự phát triển của du lịch hiện đại càng có xu hướng đại chúng hóa. Sau Chiến Tranh Thế Giới thứ hai, kinh tế thế giới được khôi phục và phát triển nhanh chóng, sự nghiệp giáo dục cũng ngày càng phát triển, khiến thu nhập cá nhân và tố chất văn hóa của toàn thể loài người được phổ biến nâng cao, từ đó làm cho hoạt động du lịch phát triển thành một hoạt động mang tính quần chúng. Nếu nói rằng người chủ của lữ hành và du lịch cổ đại và cận đại, là người giàu có, thế thì trong giai đoạn du lịch hiện đại, quản chúng lao động đã trở thành người tham gia chủ yếu của hoạt động du lịch. Hình thức “du lịch đại chúng” này là đặc điểm nổi bật nhất của du lịch hiện đại, du lịch đại chúng đã trở thành đại danh từ của du lịch hiện đại.

– Sự phát triển của du lịch hiện đại ngày càng đa dạng hóa. Hoạt động du lịch thời kỳ đầu là du lịch thương mại, lấy kinh tế làm mục đích là chính, du lịch tiêu khiển và du lịch du học lấy giáo dục làm mục đích cũng đã có lịch sử tương đối lâu đời, nhưng vẫn không có sự phát triển đáng kể. Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh vật chất, văn minh tinh thần của loài người , du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính tiêu khiển dần dần trở thành chủ thể của hoạt động du lịch hiện đại. Đồng thời các hình thức du lịch với mục đích khác, đặc biệt là hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của mọi người như du lịch văn hóa, du lịch thăm viếng di tích, du lịch điều dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch khảo sát, du lịch biển, … ngày càng đa dạng, nội dung của hoạt động du lịch ngày càng phong phú.

– Tính liên tục của sự phát triển du lịch hiện đại. Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, hoạt động du lịch ngày càng phổ biến và đang trở thành một bộ phật hoạt động tất yếu trong đời sống mọi người. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, sự phát triển của du lịch thế giới (bao gồm du lịch quốc tế và du lịch trong nước) vẫn được duy trì, xu thế chung là đi lên. Chỉ cần không xảy ra đại chiến thế giới mới, không xảy ra khủng hoảng kinh tế trầm trọng mang tính toàn cầu thì sự tăng trưởng liên tục của du lịch thế giới khẳng định sẽ được tiếp tục.

– Tính thời vụ của du lịch hiện đại. Nguyên nhân hình thành tính thời vụ của du lịch là ở hai mặt quốc gia đón khách du lịch và quốc gia có nguồn du lịch. Ở quốc gia đón khách du lịch, điều kiện khí hậu ở đó có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành tính thời vụ du lịch. Đặc biệt là các nhân tố hấp dẫn du lịch khác ở nơi đó trên mức độ lớn, bị thay đổi theo sự thay đổi của thời tiết, thì ảnh hưởng đó càng nặng nề. Ở quốc gia có nguồn du lịch thì mục đích du lịch và việc sắp xếp thời gian kỳ nghỉ có lương của mọi người sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tính thời vụ của hoạt động du lịch.

Phân loại du lịch hiện đại

– Phân chia theo mục đích du lịch

Theo sự phân loại về mục đích thăm viếng của du khách ở Hội Nghị Du Lịch Quốc Tế La Mã của Liên Hiệp Quốc, du lịch được chia ra du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch việc gia đình (thăm viếng người thân), du lịch tôn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác.

– Phân chia theo phạm vi khu vực

Căn cứ vào phạm vi khu vực có thể chia du lịch thành : du lịch trong nước và du lịch quốc tế. Du lịch trong nước là chỉ du lịch do cư dân trong nước rời khỏi nơi thường trú của mình, tới một nơi khác trong nước để du lịch. Du lịch một nơi nào đó trong nước còn có thể gọi là du lịch khu vực. Du lịch quốc tế là chỉ cư dân của một nước vượt đường biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du lịch. Du lịch quốc tế bao gồm du lịch nhiều nước, du lịch xuyên châu lục, và du lịch vòng quanh thế giới. Du lịch quốc tế có thể chia ra hai loại : một là cư dân nước khác tới Trung Quốc du lịch gọi là du lịch nhập cảnh, hai là cư dân Trung Quốc ra nước ngoài du lịch gọi là du lịch xuất cảnh. Trong du lịch trong nước và du lịch quốc tế, lại chia ra du lịch đường dài và du lịch ngắn. Bất kể du lịch trong nước hay du lịch quốc tế, thì du lịch đường dài nói chung chỉ du lịch qua đêm một hoặc nhiều đêm. Đối với hoạt động du lịch một ngày, quay về ngay trong ngày, không qua đêm ở ngoài thông thường gọi là du lịch chặng ngắn. Loại du lịch chặng ngắn cũng có thể chia ra du lịch chặng ngắn trong nước và du lịch chặng ngắn quốc tế.

– Phân chia theo nội dung du lịch

Du lịch công vụ : khách nước ngoài nhận lời mời tới Trung Quốc thăm viếng việc quốc gia, đàm phán, ngoại giao, thăm viếng hữu nghị, … trong tình hình chung các tham quan du lịch công vụ đó được sắp xếp một hoặc vài hoạt động du lịch. Loại du lịch này tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong lợi ích kinh tế của ngành du lịch quốc tế, nhưng cùng với sự tăng lên của sự giao lưu quốc tế, số người tới sẽ ngày càng nhiều, cần được coi là một hình thức du lịch quan trọng.

Du lịch thương mại : thương nhân nước ngoài tới Trung Quốc tìm hiểu tình hình thị trường, kết giao với các nhân sĩ, đàm phán mậu dịch, trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn đã trở thành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch hiện đại ngày nay.

Du lịch du ngoạn : tới nước khác để thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, và phong thổ nhân tình, thông qua lữ hành đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ nghỉ ngơi. Đó là hình thức du lịch chủ yếu nhất hiện nay, cũng là loại hình cơ bản nhất trong tiếp đãi du lịch của Trung Quốc.

Du lịch văn hóa : những người tiến hành du lịch văn hóa phần lớn là những người có học. Họ tới một nơi khác để tìm hiểu văn vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa, có lợi cho việc mở rộng tầm mắt, tăng cường kiến thức, giao lưu thành quả. Nó mang tính tri thức, tính mới lạ, phản ánh xu thế phát triển của du lịch hiện đại.

Du lịch hội nghị : một số nước hoặc khu vực tận dụng dịp tiếp đãi hội nghị, gắn hội nghị và du lịch với nhau, tức là vừa hội nghị vừa du lịch, đã thu được lợi ích kinh tế nhất định. Đặc điểm của loại du lịch này là địa vị của du khách cao, thời gian lưu lại dài, khả năng mua mạnh, số nhân viên đi theo nhiều, lượng thông tin lớn, thu lợi kinh tế của ngành du lịch tốt. Hình thức du lịch này đang phát triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận ưu tú của thị trường du lịch quốc tế.

Du lịch tôn giáo : đây là hình thức du lịch cổ xưa vẫn tiếp tục đến nay, chủ yếu là kết quả của sự tồn tại và ảnh hưởng của tôn giáo phản ánh trên tư tưởng con người. Ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có rất nhiều chùa chiềng cổ, ở Châu Âu có nhiều nhà thờ lịch sử lâu đời và hình thức kiến trúc phong phú đa dạng của chúng đã thu hút được các tín đồ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, đồng thời cũng thu hút nhiều du khách tới tham quan du ngoạn.

– Phân chia theo hình thức tổ chức du lịch

Du lịch tập thể : là chỉ với số người nhất định tổ chức lại tiến hành hoạt động du lịch với hình thức tập thể. Trước mắt phần lớn là thông qua hãng du lịch, những người mua hàng cùng tuyến du lịch, cùng mục đích du lịch tổ chức thành đoàn du lịch tiến hành hoạt động tập thể. Đặc điểm của nó là thoải mái, tiện lợi, an toàn, nhưng thiếu tính tự chủ, mọi hoạt động đều tiến hành theo kế hoạch.

Du lịch lẻ : cũng còn gọi là du lịch cá thể, hay du lịch tự túc. Du lịch lẻ, so với du lịch tập thể chủ yếu là chỉ du lịch cá nhân, gia đình hoặc 15 người trở xuống tự kết bạn. Đặc điểm là tự chủ linh hoạt, nội dung phong phú, lần đầu tiên ra nước ngoài du lịch dễ có cảm giác xa lạ, cảm giác không an toàn, chi phí có thể cao có thể thấp tùy theo tình hình mỗi người.

– Phân chia theo hình thức tiếp đón du lịch

Du lịch ủy thác, làm thay : thực hiện các ủy thác du lịch thay du khách, chia ra hai loại ủy thác một khoản và ủy thác liên tuyến. Ủy thác một khoản là chỉ thay mặt, du khách đặt phòng, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, thay mặt mua, ký vé hóa đơn giao thông, … ủy thác liên tuyến là chỉ du khách ở trạm xuất phát ủy thác làm thủ tục lữ hành qua một số nơi. Ngoài ra, còn ủy thác lấy và gửi hành lý, làm thay passport du lịch.

– Phân chia theo không gian hoạt động của du lịch

Du lịch trên không : hiện nay đi máy bay, twownglai có thể đi các phương tiện bay khác, từ trên không nhìn xuống mặt đất và biển cả, khiến du khách có cảm giác đa chiều đối với cảnh quan, càng có tính kích thích lớn.

Du lịch trên biển : bao gồm các hình thức du lịch bờ biển, du lịch hải đảo, du lịch gần bờ, du lịch biển khơi, du lịch đáy biển, … Các nước ven biển trên thế giới đều rất coi trọng khai thác tài nguyên du lịch trên biển, khiến du lịch biển đã trở thành một trong các điểm nóng của hoạt động du lịch hiện đại.

Du lịch lục địa : hình thức hoạt động du lịch lục địa muôn hình muôn dạng, tài nguyên du lịch lục địa là đối tượng chủ yếu để con người khai thác, và tận dụng. Trình độ phát triển của du lịch lục địa có ảnh hưởng sâu đối với sự phát triển của du lịch trên không và du lịch trên biển.

Đổng Ngọc Minh & Vương Lôi Đìnhhttps://www.tampacific.net

du lịch hiện đại là gì

thực trạng du lịch việt nam hiện nay

tổng quan về ngành du lịch việt nam

việt nam nên phát triển loại hình du lịch nào

phát triển ngành du lịch

khái niệm các loại hình du lịch

tiềm năng du lịch việt nam

các lĩnh vực trong ngành du lịch

Du Lịch Mùa Mưa Ở Việt Nam Thú Vị Như Thế Nào?

Khi nào là mùa mưa ở Việt Nam?

Mùa mưa đến Việt Nam vào các thời điểm khác nhau theo vùng. Ở miền Nam Việt Nam, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hoặc tháng 10, trong khi tháng 6, tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa kỷ lục nhất.

Lượng mưa trung bình trong giai đoạn này bằng với lượng mưa ở các khu vực khác trong cả năm. Bên cạnh đó, ở miền Bắc Việt Nam, tháng 5 đến tháng 10 trời nóng và mưa.

Sự khác biệt đáng kể nhất giữa miền Bắc và miền Nam là nhiệt độ. Nó thay đổi rất nhiều ở miền Bắc đến nỗi bạn có thể dễ dàng phân biệt các mùa, trong khi đó, nó luôn nóng và ẩm quanh năm ở miền Nam.

May mắn thay, cơn mưa không kéo dài cả ngày nhưng nó chỉ đơn giản là mưa lớn trong vài giờ. Vì vậy, nếu trời bắt đầu mưa vào đầu giờ chiều, phần còn lại của ngày sẽ đẹp.

Mùa mưa ở Việt Nam có gì thú vị?

Thứ nhất, vì có nhiều người nghĩ rằng mưa sẽ phá hỏng kỳ nghỉ của họ nên bạn có thể tìm chỗ ở với giá thấp hơn. Hơn nữa, các địa điểm du lịch sẽ không quá đông đuc, thật sự là cơ hội lý tưởng để bạn có thể tận hưởng chuyến thăm của mình một cách trọn vẹn nhất.

Khi du khách ít, nên các nhân viên có thể chăm sóc bạn cẩn thận hơn. Bạn sẽ có thể trò chuyện với họ để khám phá sâu sắc văn hóa địa phương.

Thứ hai, bạn có thể tránh được thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ở đất nước nhiệt đới này. Bạn có thể nhìn thấy những khuôn mặt hạnh phúc trên đường phố khi mùa mưa ở Việt Nam bắt đầu. Đó là bởi vì họ đã quá mệt mỏi với cái nóng mùa hè và cơn mưa đã cứu họ!

Mặc dù mùa hè là mùa cao điểm, nhưng nó không phải là một ý tưởng tuyệt vời để đi bộ dưới 40 độ C và mức độ UV cao ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thể tận hưởng những nơi vô cùng lãng mạn hơn dưới mưa và thử một số hoạt động trong nhà thú vị.

Đi đâu vào mùa mưa ở Việt Nam?

Thư giãn trong quán cà phê

Việt Nam đã quá nổi tiếng với thức uống đậm đà hương vị mang tên cà phê. Thưởng thức một tách cà phê bên cửa sổ, ngắm nhìn mưa rơi sẽ là một trải nghiệm khó quên cho bạn.

Tất cả những căng thẳng của bạn sẽ biến mất với mưa. Hơn nữa, có một số cửa hàng cà phê acoustic nơi bạn có thể rơi vào các buổi biểu diễn trực tiếp hài hòa các bài hát indie-pop Việt Nam.

Tham quan bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật

Phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng chứa một phần lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Vì vậy, nếu bạn muốn biết thêm về đất nước đáng yêu này, bạn có thể dành thời gian cho những điểm này.

Một lợi thế của mùa mưa ở Việt Nam là không có nhiều người xung quanh nên bạn không cần phải chen lấn để xem một tác phẩm nghệ thuật.

Bạn nên mang theo những thiết bị du lịch nào cho những ngày mưa?

Có một số yếu tố bạn nên cân nhắc khi lựa chọn thiết bị du lịch để sử dụng trong mùa mưa ở Việt Nam. Nó cần phải được chống thấm và khô nhanh.

Bạn nên mang theo những thứ đồ dùng nhanh khô, quần áo thoáng, bền để tránh việc phải mặc đồ ướt vì quần áo không khô. Mùa mưa sẽ khiến quần áo bạn bốc mùi khó chịu nếu không khô.

Những đôi vớ giữ ấm, dễ giặt, dễ khô giúp giữ cho bàn chân của bạn khô ráo, tránh nguy cơ bị nhiễm nấm khó chịu.

Áo mưa: Vì người Việt Nam sử dụng chủ yếu là xe máy, nên áo mưa khá phổ biến ở đây vào mùa mưa. Hoặc, nếu bạn thích đi bộ, một chiếc áo mưa cũng rất thoải mái cho bạn.

Thuốc chống muỗi: Mặc dù muỗi Việt Nam aren nguy hiểm như những con trong rừng mưa nhiệt đới, bạn vẫn nên cảnh giác với chúng. Có lẽ bạn không muốn đối phó với cơn ngứa hay thậm chí là bệnh sốt rét.

Nến, đèn dầu, đèn pin: mùa mưa ở Việt Nam có thể kèm theo gió mạnh dễ gây mất điện. Bạn cần chuẩn bị sẵn đèn ở trong nhà để đề phòng trường hợp này.

Du lịch vào mùa mưa ở Việt Nam sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm mới mẻ và độc đáo. Đừng để mưa làm ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn vì mưa sẽ mang lại nhiều điều thú vị hơn nữa mà không phải ai cũng được trải qua. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ thấy du lịch vào ngày mưa thú vị đến nhường nào.