Top 4 # Du Lịch Việt Nam Sau Khi Gia Nhập Wto Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Samthienha.com

Du Lịch Hà Nội Sau Một Năm Gia Nhập Wto

Du lịch Hà Nội sau một năm gia nhập WTO

Ngày 7/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Cùng với những thuận lợi đặc biệt là vị thế ngoại giao, khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, tăng cường xuất khẩu tại chỗ, thu hút đầu tư nước ngoài, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Hà Nội nói riêng sẽ gặp phải những thách thức đáng kể khi gia nhập tổ chức này với những ảnh hưởng trực tiếp từ các cam kết của Việt Nam trong WTO.

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU

Năm 2007, Hà Nội đón 6.670.000 lượt khách du lịch, trong đó 1.270.000 lượt khách quốc tế (tăng 14%) và 5.400.000 lượt khách nội địa. Mức chi tiêu trong chuyến đi của khách quốc tế cũng tăng khoảng 5-10%. Kim ngạch xuất khẩu tại chỗ của ngành Du lịch Hà Nội năm 2007 tăng khoảng 20%. Theo chiều hướng này, lượng khách có nhu cầu vào Hà Nội tăng cao vào những năm tới. Vấn đề của ngành Du lịch Hà Nội cần làm là tổ chức tốt cơ sở hạ tầng và khả năng đón khách.

Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực du lịch năm 2007 đã trở nên sôi động sau nhiều năm phát triển chậm. Hiện nay, có hơn 30 dự án đầu tư trong lĩnh vực khách sạn từ 3-5 sao đang được triển khai. Một số dự án xây dựng khách sạn có quy mô nhỏ từ 12-25 phòng do các chủ đầu tư trong nước xây dựng tại khu vực trung tâm Thành phố với khoảng 300 phòng và khách sạn Inter Continental với khoảng 350 phòng (có chất lượng tương đương 5 sao) đã đi vào hoạt động trong năm 2007. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành Du lịch bằng nguồn vốn ngân sách như  Dự án xây dựng đường từ quốc lộ 35 vào ranh giới dự án khu du lịch Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn ; Dự án cải tạo đường từ chợ Sa (Cổ Loa) đi chợ Tó (Đông Anh) ; Dự án xây dựng cảng du lịch Bát Tràng (Gia Lâm)… đang được đẩy nhanh tiến độ để phấn đấu hoàn thành vào năm 2010. Các dự án đầu tư vào khu vui chơi giải trí cũng được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Một số dự án khu vui chơi giải trí đã được Thành phố cấp phép hoặc đồng ý cho nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư như: khu vui chơi giải trí công viên Tuổi trẻ, công viên Mễ Trì, công viên Thống Nhất, khu vui chơi giải trí Long Biên…

Lãnh đạo Thành phố đã ký quyết định cho phép các chủ đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư với quy mô lớn (5 dự án tổng số vốn khoảng 1242 triệu USD, với 2200 phòng khách sạn 5 sao). Các chủ đầu tư đã cam kết đưa các dự án khách sạn nói trên vào khai thác trong năm 2010 để kịp tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến nay có 3 dự án đã khởi công xây dựng, đó là dự án do các Công ty Charmvit, Keangnam (Hàn Quốc), Công ty Trần Hồng Quân (Việt Nam) làm chủ đầu tư. Ngày 13/11/2007, UBND Thành phố có Thông báo số 379/TB-UBND chấp thuận một số chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch đối với 2 dự án tổ hợp khách sạn 5 sao – văn phòng – căn hộ cao cấp tại 281 Đội Cấn và dự án khách sạn 5 sao – văn phòng cao cấp tại số 10 Trấn Vũ của Công ty Du lịch Xúc tiến đầu tư (Tổng cục Du lịch). Ngày 27/11/2007 UBND Thành phố có văn bản chấp thuận phương án đầu tư khách sạn 5 sao Marriot tại khuôn viên Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình của Công ty Bitexco. Năm 2007, TP. Hà Nội tiếp tục kêu gọi đầu tư vào 76 dự án, trong đó có trên 10 dự án xây dựng khách sạn, sân golf và khu vui chơi giải trí cao cấp, đến nay số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký tham gia đầu tư các dự án này đã lên đến hơn 40.

Đến nay, các doanh nghiệp đã nắm rõ những cam kết của ngành Du lịch trong WTO để từ đó xây dựng kế hoạch của đơn vị trước bối cảnh hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Năm 2007, một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động, lập chi nhánh tại các quốc gia có thể khai thác thị trường trực tiếp như Thái Lan, Trung quốc, Nga… Nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã triển khai bán hàng qua mạng để khai thác khách trực tiếp. Vì vậy, hoạt động đón khách quốc tế vào Việt Nam đã có sự chủ động và hiệu quả hơn.

ĐỂ DU LỊCH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN TRONG HỘI NHẬP

Nguồn nhân lực du lịch vẫn là một trong những hạn chế cần quan tâm nhất của ngành Du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO, vì thiếu nhân sự có khả năng làm việc độc lập, có ngoại ngữ tốt và có chuyên môn. Theo điều tra của Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam, lực lượng nhân viên đáp ứng yêu cầu trong tất cả các lĩnh vực đều dưới 50% cả về chuyên môn và ngoại ngữ, đặc biệt những sinh viên mới ra trường hầu như các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại, vì các trường đào tạo du lịch đều thiên về lý thuyết, thiếu kiến thức thực tế, chưa đào tạo được lực lượng nhân sự cao cấp.

Từ nay đến năm 2010 ngành Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ:  hoàn thành rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030 để có cơ sở định hướng phát triển du lịch trong những năm tiếp theo; cùng với Ủy ban Du lịch vùng Ile-de-France nghiên cứu, xây dựng Đề án bảo tồn, khai thác và quản lý khách du lịch tại các khu di sản của Hà Nội, thí điểm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám; xây dựng Chương trình thực hiện Kế hoạch 84/KH-UBND của UBND TP. Hà Nội triển khai Đề án 19/TU của Thành ủy về «Phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 – 2015 ».

Có thể nói, trong khuôn khổ WTO, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức luôn song hành, đan xen. Sau một năm triển khai, thời gian chưa nhiều, kết quả đạt được là hệ quả của một quá trình chuẩn bị từ nhiều năm trước. Muốn phát triển trong sự cạnh tranh của tiến trình hội nhập, Du lịch Hà Nội cần nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả cạnh tranh, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, linh hoạt, thích ứng với xu thế mở cửa, chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài, tránh rơi vào thế bị động có thể dẫn tới hậu quả khó lường.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Bên cạnh việc cùng với các cấp, các ngành triển khai thực hiện những biện pháp, kế hoạch của UBND Thành phố, ngành Du lịch Hà Nội cần phải:

1- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Nội tới năm 2020, tầm nhìn 2030, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và quy hoạch phát triển tổng thể du lịch cả nước; tích cực học tập, tiếp thu kinh nghiệm tốt của các nước trong khu vực và thế giới về phát triển du lịch.

3- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, phấn đấu tăng thêm từ 8.500 đến 10.000 phòng khách sạn từ 3 – 5 sao vào năm 2010 để đảm bảo có đủ phòng đón khoảng 2 triệu khách du lịch quốc tế; kêu gọi đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm triển lãm đạt tiêu chuẩn quốc tế vào những năm tiếp theo.

4- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch, tiếp tục thực hiện Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 27/2/2007 của UBND Thành phố quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố theo hướng tăng cường phân cấp cho cơ sở;

5- Về sản phẩm du lịch:

Khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Hà Nội, vị thế và thế mạnh là Thủ đô của cả nước, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội để tạo các sản phẩm đặc thù hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái tại tất cả các quận huyện trên địa bàn

Tập trung đẩy mạnh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các khu du lịch cấp quốc gia tại Sóc Sơn, khu du lịch chuyên đề Cổ Loa, Hoàng thành, thành cổ, khu phố cổ…

Nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình và các hoạt động du lịch. Trong đó, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trình du lịch trong TP. Hà Nội, các chương trình du lịch liên tỉnh, liên quốc gia. Phát triển đồng bộ các loại hình du lịch, trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch MICE, du lịch sinh thái, các tuyến, điểm du lịch và các  khu vui chơi giải trí… phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế

6- Tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường du lịch trong nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các thị trường trọng điểm, mục tiêu trong khu vực và thế giới, trên cơ sở nhu cầu, thị hiếu của từng loại thị trường để xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp. Xây dựng kế hoạch dài hạn đối với chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế với quy mô lớn, trình độ chuyên nghiệp

7- Tăng cường đầu tư để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Du lịch Hà Nội. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

8- Đẩy mạnh sự phối hợp, hợp tác liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của du lịch; khai thác triệt để các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch, kêu gọi các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài cho một số lĩnh vực Hà Nội còn yếu kém như: quy hoạch, quảng bá sản phẩm, xây dựng hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực…

Với sự quyết tâm cao của Lãnh đạo và nhân dân Thành phố, chúng ta tin tưởng rằng ngành Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục có những bước phát triển, chuyển biến rõ rệt trên bước đường hội nhập kinh tế thế giới.

                                     CAO THỊ NGỌC LAN

                             Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội

Du Lịch Việt Nam Hội Nhập Asean

Du lịch Việt Nam hội nhập ASEAN

Tháng 1/2016, tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (AFT) tổ chức ở Philippines, Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025 (ATSP) đã được các Bộ trưởng Du lịch ASEAN chính thức công bố. Để hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), chiến lược đã tập trung phát triển du lịch ASEAN theo định hướng phát huy những giá trị độc đáo và đa dạng của từng nước thành viên, nhưng vẫn đảm bảo tính trách nhiệm, bền vững và cân bằng.

Theo chiến lược, tầm nhìn cho ngành du lịch ASEAN trong thập kỷ tiếp theo đến năm 2025 là: “Đến năm 2025, ASEAN sẽ là một điểm đến du lịch chất lượng, cung cấp trải nghiệm về một ASEAN đa dạng và độc đáo, với cam kết phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng, góp phần đáng kể vào sự thịnh vượng về kinh tế xã hội của người dân ASEAN”.

Để hiện thực hóa tầm nhìn này, chiến lược xác định hai định hướng chính là tăng cường năng lực cạnh tranh của ASEAN như một điểm đến du lịch duy nhất và đảm bảo tính bền vững, toàn diện của du lịch ASEAN.

Nếu các chương trình và dự án chiến lược được thực hiện và cung cấp đầy đủ nguồn lực thì dự kiến đến năm 2025 đóng góp GDP của ngành du lịch ASEAN sẽ tăng 12-15%, thị phần du lịch trong tổng cơ cấu việc làm sẽ tăng từ 3,7-7%; chi tiêu bình quân trên đầu người của khách du lịch quốc tế sẽ tăng từ 877 USD lên 1.500 USD; tăng độ dài lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế từ 6,3 đêm đến 8 đêm…

Theo đó, định hướng chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh của ASEAN như một điểm đến du lịch duy nhất sẽ được thực hiện nhờ việc tăng cường xúc tiến và tiếp thị, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, nâng cao khả năng và năng lực về đầu tư cho nhân lực; thực hiện và mở rộng tiêu chuẩn du lịch ASEAN về trang thiết bị, dịch vụ và điểm đến, thực hiện, mở rộng kết nối và cơ sở hạ tầng điểm đến, tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch.

Ngoài ra, định hướng chiến lược đảm bảo tính bền vững và toàn diện của du lịch ASEAN sẽ được thực hiện nhờ các hành động chiến lược bao gồm đẩy mạnh sự tham gia của khối công tư và của cộng đồng địa phương vào chuỗi giá trị du lịch, đảm bảo an toàn, an ninh, ưu tiên bảo vệ và quản lý các di sản và tăng khả năng ứng phó đối với bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh hội nhập ASEAN, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn. Như sự tăng trưởng nhanh của các thị trường gửi khách, sự hình thành AEC và khu vực ASEAN trở thành điểm đến hấp dẫn, tác động tích cực từ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Tiểu vùng Mê kông…

Mặt khác, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam hiện được đánh giá khá khả quan. Du lịch Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN, là điểm đến an ninh, an toàn, thân thiện, tài nguyên du lịch đặc sắc, sản phẩm du lịch đa dạng, nhiều hình thái, nguồn lao động trẻ dồi dào, có khả năng cạnh tranh về giá, khu kinh tế tư nhân phát triển…

Tuy nhiên, những điểm yếu của du lịch Việt Nam cũng được chỉ rõ như trình độ phát triển du lịch mức trung bình; tính sáng tạo, hấp dẫn, đặc thù và đổi mới của sản phẩm, dịch vụ chưa cao, giá trị gia tăng của sản phẩm hạn chế; thiếu dịch vụ vui chơi giải trí, các tổ hợp dịch vụ đẳng cấp; kinh phí xúc tiến hạn chế; chưa có hỗ trợ mạnh mẽ về cơ chế, chính sách…

Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập AEC, Tổng cục Du lịch cho biết, đã xác định một số mục tiêu chính như: sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm thành viên qua việc triển khai các hoạt động hợp tác du lịch chung ASEAN, cũng như trong phạm vi các nhóm nước thuộc ASEAN hoặc giữa ASEAN với các nước, khu vực, tổ chức và đối tác phát triển; Chủ động đề xuất sáng kiến và hoạt động hội nhập du lịch ASEAN trên cơ sở thế mạnh của du lịch Việt Nam; sớm giải quyết những điểm yếu nội tại, tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách và vấn đề mang tính liên ngành; Đồng thời có giải pháp ứng phó với thách thức của quá trình hội nhập du lịch trong AEC trên cơ sở phát huy tối đa những điểm mạnh và tận dụng tốt cơ hội mà AEC mang lại,…

Du Lịch Việt Nam Và Hội Nhập Quốc Tế

Các yếu tố quốc tế

Bối cảnh quốc tế 10 năm tới có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành Du lịch Việt Nam trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế.

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện, đặc biệt là trong hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng sâu rộng trong kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Đây là thách thức đồng thời cũng là cơ hội lớn cho Du lịch Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Đi liền với hợp tác là cạnh tranh. Cạnh tranh quốc gia, nhất là giữa các quốc gia trong cùng khu vực đang ngày càng trở nên gay gắt hơn. Kinh nghiệm quản l‎ý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao là công cụ cạnh tranh chủ yếu trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động du lịch.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực, các nước và vùng lãnh thổ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất, tinh thần của xã hội. Các yếu tố trên tác động rộng, lớn đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia vào phân công lao động toàn cầu; đồng thời mỗi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các nền kinh tế, nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ hội nhập và trình độ thích ứng của nền kinh tế mỗi nước. Hoạt động du lịch của bất cứ quốc gia nào, bất kể khu vực nào trên thế giới cũng không nằm ngoài những tác động đó.

Giao lưu và hội nhập quốc tế đang diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình du lịch; đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện và công nghệ truyền thông, của công nghệ giải trí cũng tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội và công chúng, kéo theo những tác động mạnh về sự phát triển nhân lực du lịch.

Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng rộng và sâu, trong đó các hoạt động kinh tế liên kết giữa các quốc gia tạo thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Để tránh tụt hậu và hưởng lợi nhiều hơn từ kết quả toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các nước buộc phải tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Trong một “thế giới phẳng”, “nhỏ dần và chật chội hơn”, mọi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều có thể tiếp cận, tham gia trực tiếp vào các khâu, các chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu nếu có nguồn nhân lực được chuẩn bị và đào tạo tốt. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực du lịch vì tự thân du lịch đã mang tính quốc tế.

Sự phân chia, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới đang diễn ra. Sự tranh giành lợi ích quốc gia giữa các nước về lãnh thổ, lãnh hải, nguồn tài nguyên với mức độ ngày càng lớn và tính chất ngày càng quyết liệt và gay gắt tác động đến mọi lĩnh vực, trong đó du lịch sẽ chịu tác động đầu tiên, toàn diện và sâu sắc. Quan hệ Á – Âu ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, ngày càng đảm bảo cho sự ổn định, an ninh của khu vực và phát triển kinh tế. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác ASEAN ngày càng tăng cường cả bề rộng lẫn chiều sâu. Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn, đang từng bước thu hẹp chênh lệch giữa các nước thành viên thông qua các sáng kiến hợp tác mới. Nhiều nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ hướng ưu tiên vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi sự chung vai, gánh sức của các nước, các dân tộc trên toàn thế giới giải quyết nhằm gìn giữ “trái đất chung của toàn nhân loại”.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự hình thành nền kinh tế tri thức, sự cách trở về không gian địa lý từng bước thu hẹp lại. Cuộc cách mạng 3T (Transport – Telecommucation – Tourism) đã thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển trên nhiều điểm hơn của trái đất. Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhân lực du lịch sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tác động này, vừa có cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức, không một ngành Du lịch của quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Internet đã kết nối cả thế giới lại với nhau và ảnh hưởng sâu sắc đến phương thức sản xuất và sinh hoạt của loài người, làm cho bất cứ người nào, bất kể ở đâu đều có thể xây dựng được mối liên lạc với nhau. Đời sống xã hội được toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, kể cả trong lĩnh vực du lịch. Đây là yếu tố vừa tạo cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với phát triển du lịch của mỗi quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ.

Nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong du lịch là tăng cường quan hệ để phát triển; tiếp thu kinh nghiệm; xác lập vị thế trên trường quốc tế; phát triển du lịch và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hội nhập quốc tế trong du lịch sẽ theo các bước: tham gia các tổ chức quốc tế; thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin; tăng c­ường toàn cầu hóa trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển du lịch; đơn phương tuyên bố tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch; cam kết và mở cửa thị trường dịch vụ du lịch. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực du lịch phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi; có thể di chuyển và tìm được việc làm trong và ngoài khu vực; vươn tới tham gia chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho Du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới.

Suy thoái kinh tế và khủng khoảng tài chính dẫn tới tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, các vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ tái cấu trúc lại trên hai mặt công nghệ – kỹ thuật, các ngành nghề và sự phân bố lại tương quan lực lượng giữa các nước. Các ngành, nghề biến đổi liên tục, một số ngành, nghề cũ nhanh chóng mất đi, nhiều ngành, nghề mới xuất hiện, yêu cầu kỹ năng tổng hợp thay cho kỹ năng hẹp. Chu kỳ vòng đời của mỗi loại sản phẩm du lịch ngày càng ngắn lại, sản phẩm mới liên tục xuất hiện, khu vực dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn về giá trị giá tăng và việc làm.

Trong quá trình này, nước nào nắm được xu hướng phát triển công nghệ – kỹ thuật, nước đó sẽ tăng cường được sức mạnh kinh tế và năng lực cạnh tranh. Những nước đang phát triển cần có giải giải pháp khôn khéo hơn, dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống mang tính độc đáo và nguyên bản, giá trị tự nhiên với tính nguyên sơ, giá trị sáng tạo và công nghệ cao thể hiện tính hiện đại, tiện nghi. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch và là tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá sự phát triển du lịch.

Muốn có du lịch chất lượng cao cần phải chuẩn bị yếu tố đầu vào cho phát triển nhân lực ngành Du lịch. Vì vậy, cần nhận thức được vai trò, vị trí hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ; đẩy mạnh đổi mới giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ du lịch để có thể đáp ứng năng động hơn, hiệu quả hơn và trực tiếp hơn nhu cầu nhân lực cho sự phát triển du lịch nói riêng và của đất nước nói chung.

Các yếu tố trong nước

Bối cảnh trong nước với những khó khăn và thuận lợi lớn đan xen đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải khai thác được những điểm mạnh chuyển đổi thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển và hội nhập, hợp tác quốc tế.

Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sẽ được xây dựng, thể chế được hoàn chỉnh dần, phát triển nhân lực ngành Du lịch sẽ được quan tâm hơn, sẽ tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch phát triển. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ được phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững. Việt Nam sẽ là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước, điều này sẽ tác động theo hướng thuận lợi hơn cho du lịch phát triển và hội nhập quốc tế với tư thế mới. Cuộc sống công nghiệp được hình thành, tăng áp lực công việc, cần phải có sự cân bằng nhịp điệu cuộc sống, kéo theo sự hình thành nhu cầu du lịch, đây cũng là cơ hội nhưng cũng là một thách thức đối với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.

Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên sẽ có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nhiều công ty xuyên quốc gia đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch; các nhà đầu tư Việt Nam cũng sẽ triển khai mạnh mẽ việc đầu tư du lịch ra nước ngoài. Điều đó đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là phải xây dựng được một đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng, trong đó có một bộ phận nhân lực chất lượng cao để đảm trách được những vị trí quan trọng

Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng phải được tiến hành trong lĩnh vực du lịch, nên đòi hỏi phải có được đội ngũ nhân lực lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu và hoạch định chính sách giỏi, tác động sâu sắc đến sự nghiệp phát triển ngành Du lịch, nhất là cán bộ công chức hành chính, viên chức du lịch và liên quan đến du lịch. Đây là nút thắt quan trọng cần phải tháo gỡ của Du lịch Việt Nam trong tiến trình phát triển.

Những thành tựu của công cuộc đổi mới và quá trình CNH, HĐH đất nước là cơ sở quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách cho ngành Du lịch Việt Nam. CNH, HĐH làm cho xã hội ở Việt Nam biến đổi sâu sắc và toàn diện, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của quê hương, đất nước và di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể, giữ gìn môi trường, nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của nhân dân; đồng thời phát triển đời sống văn hóa, nhu cầu du lịch thích ứng với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yếu tố này đòi hỏi ngành Du lịch phải đổi mới cả về lượng và chất để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong 10 năm tới.

Phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới điều kiện hội nhập quốc tế ngày một sâu và toàn diện làm cho những yếu tố tích cực của xã hội được phát huy, các hoạt động du lịch cùng với các dịch vụ ở những lĩnh vực này trở nên năng động, đa dạng và phong phú hơn, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro, phức tạp. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến từng gia đình, các quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng, quan hệ doanh nghiệp đòi hỏi sự đổi mới về công tác quản lý và tổ chức hoạt động du lịch để đảm bảo phát triển du lịch đúng định hướng, bền vững trong cơ chế thị trường.

Tín ngưỡng, tôn giáo là một thành tố của văn hóa, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Tín ngưỡng ngày càng phát triển, các hoạt động du lịch tâm linh ngày càng mở rộng và được công nhận trên bình diện rộng ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thông qua hoạt động du lịch. Yếu tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển du lịch của Việt Nam, đến tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế trong du lịch và đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp.

Bên cạnh các yếu tố nêu trên, những nhân tố mang tính chuyên ngành như số lượng khách; cơ cấu và tần suất khách đến, đi; thời vụ du lịch; các yếu tố ảnh hưởng đến tiền công, tiền lương của nhân lực du lịch; xu hướng cạnh tranh trên thị trường lao động du lịch, sự thay thế giữa các loại lao động khác nhau; xu hướng phân cực của nhân lực du lịch; xu hướng di chuyển và chuyển dịch cơ cầu nhân lực tăng nhanh; xu hướng tăng đầu tư vào đào tạo nhân lực du lịch; xu hướng thích ứng nhanh của hệ thống đào tạo du lịch; xu hướng sử dụng các rào cản kỹ thuật trong bảo hộ… tác động nhiều mặt đến sự phát triển du lịch, đến hội nhập quốc tế của Du lịch Việt Nam.

Nhìn chung, trong cơ chế tác động riêng biệt hoặc đan xen của các yếu tố quốc tế và yếu tố trong nước nêu trên đặt ra nhiệm vụ phải đẩy mạnh phát triển ngành Du lịch, có chất lượng cao, vừa mang đậm bản sắc văn hóa, vừa phát triển bền vững, giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và toàn vẹn lãnh thổ, đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế./.

TS. Nguyễn Văn Lưu

(Nguồn: Tạp chí Du lịch)

Dịch Vụ Visa Nhập Cảnh Việt Nam Cho Người Nước Ngoài

Dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài, làm công văn nhập cảnh có nhanh chỉ sau 1 tiếng kể từ lúc chúng tôi nhận được yêu cầu của bạn. Hỗ trợ dán visa tại sân bay các loại visa Việt Nam mục đích du lịch, công tác, thăm thân,.. cho người nước ngoài và Việt kiều. 

Nếu bạn cần có công văn nhập cảnh gấp, cấp tốc cho người nước ngoài vào Việt Nam ngay, bạn vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn, hỗ trợ giải quyết khẩn cấp mọi trường hợp, bất kỳ thời gian nào của VISANGON theo số:

Hotline hỗ trợ 24/7: 0904 386 229 – 0917 163 993.

Email: cskh@visangon.com

Mỗi ngày chúng tôi nhận đều được rất nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn trò chuyện trực tuyến, email gửi về và các câu hỏi trực tiếp từ người Việt Nam và người ở nước ngoài, doanh nghiệp và cơ quan du lịch trong và ngoài nước để tìm kiếm thông tin về thị thực nhập cảnh Việt Nam, giấy phép, lao động, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực,… có giá trị cư trú lâu dài tại Việt Nam.

Ngoài ra, mỗi ngày chúng tôi cũng xử lý số lượng lớn những yêu cầu về công văn nhập cảnh, thị thực lưu trú ngắn hạn, dài hạn Việt Nam cho hầu hết người quốc tịch nước ngoài ở mọi quốc gia. Trong đó thời gian giải quyết ưu tiên đáp ứng theo yêu cầu của khách bao gồm nhanh trong tháng, trong tuần hoặc gấp trong ngày.

VISANGON – Đơn vị đại diện hợp pháp xin thị thực nhập cảnh Việt Nam

VISANGON là thành viên thương hiệu thuộc về Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực Visa thuộc về CÔNG TY TNHH GREENCANAL VIỆT NAM.

Được thành lập từ năm 2006 bởi những người sáng lập là chuyên gia về thị thực xuất nhập cảnh. Với trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Lào Cai, và các trung tâm bổ sung tại các tỉnh, thành phố quan trọng của quốc gia. VISANGON cùng Greencanal Travel là một trong những tên tuổi lớn nhất và có uy tín nhất trong lĩnh vực Thị thực ở Việt Nam. Với lịch sử hoạt động lâu dài, VISANGON đã gây dựng và có được một đội ngũ chuyên gia tận tâm, sẵn sàng đưa ra nhiều phương án để giải quyết tốt nhất vấn đề mà người nước ngoài đang gặp phải.

VISANGON với tư cách là Đại diện được ủy quyền của người nước ngoài ở Việt Nam, theo luật xuất nhập cảnh của Việt Nam cho phép được đại diện cho các cá nhân là người nước ngoài trong và ngoài nước xin visa xuất nhập cảnh và các giấy tờ cư trú Việt Nam trước các cơ quan, cục xuất nhập cảnh ở tỉnh và thành phố.

Chúng tôi sử dụng kinh nghiệp và nghiệp vụ được tích lũy hơn 12 năm để điều hành dịch vụ thị thực xuất nhập cảnh tốt nhất ở Việt Nam với tiêu chí phát triển Công ty dựa trên sự an tâm và tin tưởng của khách hàng, các đối tác.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam VISANGON

Được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc miễn phí

Hotline hỗ trợ 24/7 qua (Tel/zalo/whatsapp): (+84)904 386 229 – (+84)917 163 993.

Email: cskh@visangon.com

Dịch vụ tiết kiệm chi phí:

Làm tự túc có thể khiến bạn gặp rủi ro và tốn kém chi phí không được hoàn lại. Với VISANGON, thông thường bạn trả tiền khi bạn đã nhận được kết quả trong tay, chúng tôi không tính phí cho bạn trước tất cả các khoản phí. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, yêu cầu đóng trước một khoản phí là bắt buộc để có lợi cho công việc, và chúng tôi cũng hết sức hạn chế.

Dịch vụ visa nhập cảnh cho người nước ngoài của VISANGON là trực tiếp, không qua trung gian nên bạn chỉ phải bỏ ra một chi phí rất nhỏ là có thể yên tâm và hài lòng về kết quả đạt được.

Bảo mật thông tin cá nhân

VISANGON luôn cam kết bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.

Đáp ứng thời gian nhanh gọn

Các dịch vụ đáng tin cậy, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả của chúng tôi giúp cho người nước ngoài ở nhiều quốc gia sẽ không bao giờ lỡ chuyến đi vì giấy tờ không đầy đủ hoặc không tuân thủ hầu hết các yêu cầu gần đây.

Các yêu cầu xử lý gấp về thời gian, nhanh khẩn chỉ 1-3 ngày của bạn sẽ được đáp ứng khi bạn lựa chọn sử dụng Dịch vụ cấp tốc cấp độ 1.

Dịch vụ thị thực cho người nước ngoài của VISANGON

Xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam là bắt buộc đối với người nước ngoài nằm trong số các nước không được miễn visa du lịch ngắn hạn. Việc chọn loại thị thực phù hợp, hiểu về các loại thị thực và thời gian lưu trú, hiểu quy trình cách thức xin thị thực là một vấn đề phức tạp nếu bạn chưa quen với các yêu cầu.

Mục tiêu của VISANGON là làm cho việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam của bạn trở nên đơn giản nhất có thể. Nghe tư vấn từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi là cách để bạn chọn đúng loại visa phù hợp với mục đích nhập cảnh, nhận những lời khuyên chính xác cho từng quốc tịch, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ cần thiết để đạt kết quả nhanh nhất.

Các chuyên gia của VISANGON tận tâm làm tất cả các nghiệp vụ hồ sơ, chịu trách nhiệm đối với thị thực nhập cảnh và lưu trú của bạn. Dịch vụ thị thực của chúng tôi luôn cập nhật các nghị định, chính sách thị thực  nhập cư Việt Nam mới nhất để có ngay giải pháp thiết thực hỗ trợ mọi nhu cầu.

1. Dịch vụ visa nhập cảnh Việt Nam:

Duyệt Công văn nhập cảnh.

Thời hạn visa Việt Nam 1 tháng giá chỉ từ 18USD cho quốc tịch thường, thời hạn 3 tháng nhập cảnh nhiều lần và quốc tịch khó vui lòng liên hệ qua Tel/Zalo/whatsapp: (+84)904 386 229, hoặc gửi email tới visa@greencanal.com.

Dán thị thực khi đến (Vietnam Visa on arrival). Các loại visa cho người Việt Nam và nước ngoài về thăm thân, du lịch, công tác, kinh doanh, đầu tư,… với thời hạn từ 1- 3 tháng, nhập cảnh 1 lần, nhiều lần.

Miễn thị thực 5 năm dành cho người Việt Nam sống ở nước ngoài và vợ, chồng con, cái mang quốc tịch nước ngoài của người đó.

2. Dịch vụ visa cho người nước ngoài đi các nước:

Visa cho người nước ngoài đi các nước trong khu vực châu Á, Trung Đông, Châu Âu, Mỹ, Anh, Úc, Canada, v..v …

Yêu cầu cần có visa Việt Nam còn hạn, hoặc thẻ tạm trú, hoặc Work Permit còn hạn.

3. Dịch vụ thị thực lưu trú ở Việt Nam.

Giấy phép lao động.

Thẻ tạm trú.

Visa cho thuyền viên người nước ngoài.

4. Dịch vụ gia hạn visa Việt Nam.

Gia hạn thị thực nhập cảnh Việt Nam loại du lịch, công tác, thăm thân.

Gia hạn giấy phép lao động.

Gia hạn thẻ tạm trú.

Gia hạn miễn thị thực 5 năm.

5. Xử lý quá hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài.

Xin visa xuất cảnh

Xử lý gia hạn visa Việt Nam quá hạn.

Cam kết của chúng tôi.

Chịu trách nhiệm cho visa nhập cảnh vào Việt Nam và xuất cảnh, thị thực lưu trú Việt Nam ngắn hạn và dài hạn, chúng tôi rất coi trọng nhiệm vụ của mình. Cam kết của chúng tôi là cung cấp cho bạn dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, hiệu quả cao dựa trên kế hoạch của bạn tới Việt Nam. Chúng tôi sẽ thường xuyên liên lạc và cập nhật cho bạn tình trạng hồ sơ và tiến trình giải quyết đơn xin thị thực của bạn khi được nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Việt Nam.

VISANGON là một công ty chuyên giúp bạn lấy visa. Chúng tôi không phải là Đại sứ quán và chúng tôi không cấp thị thực. Chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc xử lý đơn xin thị thực của bạn để đạt kết quả mong muốn theo cách đơn giản dễ dàng nhất.